1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cth tiểu luận cth

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự hình thành và phát triển của văn hóa chính trị ở Việt Nam qua từng thời kỳ
Tác giả Phan Thị Ngọc Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Với sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, việc tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa chính trị của đất nước là hành động thiết thực, cấp thiết để có c

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC -

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 3

1 Khái niệm văn hóa chính trị 3

1.1 Khái niệm văn hóa 3

1.2 Khái niệm chính trị 5

1.3 Khái niệm văn hóa chính trị 6

2 Đặc điểm của văn hóa chính trị 8

3 Chức năng của văn hóa chính trị 10

II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ 13

1 Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống 13

1.1 Văn hóa chính trị thời Văn Lang – Âu Lạc 13

1.2 Văn hóa chính trị thời kỳ độc lập tự chủ 16

2 Văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại 20

2.1 Cơ sở hình thành 20

2.2 Đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam 22

2.3 Định hướng nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay 25

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

sử, các giai cấp cầm quyền đã thay nhau sử dụng quyền lực đặc biệt này đểduy trì sự thống trị và phát triển của xã hội Văn hóa chính trị không chỉ tácđộng đến việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ

xã hội mà đồng thời còn thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chínhtrị Mặt khác, văn hóa chính trị còn là một nhân tố không thể thiếu để đảmbảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị

Trải qua hơn 4000 năm lao động miệt mài, đấu tranh dựng nước và giữnước, giao lưu, tiếp thu với nhiều nền văn minh trên thế giới, con người ViệtNam đã xây dựng nên một nền văn hiến lâu đời Văn hóa chính trị Việt Nam

là toàn bộ những thái độ, lòng tin, chủ nghĩa yêu nước, tình cảm của conngười Việt Nam với tư tưởng cốt lõi là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.Văn hóa chính trị thời đại hiện nay được kế thừa, tiếp biến trên nền tảngtruyền thống tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, yêu nước, thương nòi trongtiến trình dựng nước và giữ nước của nền văn hóa chính trị tuyền thống, dầntrở thành ngọn đuốc thắp sáng, tiên phong, dẫn lối cho tương lai dân tộc Với

sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, việc tìm hiểu, nghiên cứu về quátrình hình thành và phát triển nền văn hóa chính trị của đất nước là hành độngthiết thực, cấp thiết để có cái nhìn sâu sắc về văn hóa chính trị trong thời kỳhiện nay so với văn hóa chính trị thuở sơ khai của đất nước và để bảo tồn,phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trước sự hội nhập củathế giới

Trang 5

Chính vì vậy, tôi chọn “Sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị

ở Việt Nam qua từng thời kỳ” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận kết thúc học

phần

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích: Có cái nhìn sâu sắc về sự hình thành và phát triển của văn

hóa chính trị Việt Nam từ xưa đến nay và góp phần bảo tồn, phát huy nhữnggiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trước sự hội nhập toàn cầu

- Nhiệm vụ: Nắm vững các khái niệm về văn hóa chính trị và sự hình

thành và phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam từ thuở sơ khai đến thời đạingày nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Các quan điểm, quan niệm, lý luận về văn hóa chính trị và

quá trình hình thành và phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam

- Phạm vi: Những tư liệu từ giáo trình, sách báo, tài nguyên internet về

vấn đề văn hóa chính trị ở Việt Nam

4 Kết cấu của tiểu luận:

Gồm 2 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận của văn hóa chính trị

- Chương II: Sự hình thành và phát triển của văn hóa chính trị ở Việt Nam qua từng thời kỳ.

Trang 6

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1 Khái niệm văn hóa chính trị.

1.1 Khái niệm văn hóa.

Bàn tới văn hóa chính trị là bàn tới một phương diện của văn hóa Vìvậy, để hiểu được văn hóa chính trị, ta cần có một quan điểm thống nhất vềvăn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khácnhau, liên quan đến mọi mặt trong đời sống xã hội của con người Nó thường

có những nội dung khác nhau tùy thuộc vào thời gian, không gian, đặc điểmcủa xã hội và thời đại cũng như tùy thuộc vào những cách tiếp cận khác nhau.UNESCO cho rằng: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nétriêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách củamột xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệthuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (UNESCO, 2001) Chủtịch Hồ Chí Minh nêu ra quan điểm rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụsinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”(2) Trong đời sống xã hội,văn hóa không thể là một lĩnh vực riêng biệt mà phải xuyên suốt “cơ thể” xãhội, thẩm thấu vào mọi lĩnh vực, hoạt động, mọi quan hệ của con người Trình

độ văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội trên tất cả các lĩnh vực củađời sống

Theo nghĩa gốc, từ “văn hóa” bắt nguồn từ tiếng La-tinh là “cuntura”,nghĩa là cày cấy, vun trồng Như vậy, khi mới xuất hiện, văn hóa chủ yếu biểuhiện quan hệ giữa người với tự nhiên Sau này, thuật ngữ trên được mở rộngnhờ quá trình phát triển sản xuất Nó không chỉ biểu hiện quan hệ giữa ngườivới tự nhiên mà còn mở rộng thêm ở lĩnh vực xã hội, nói về quan hệ giữa con

Trang 7

4người với con người, phản ánh trình độ được vun trồng, được giáo dục… cóhọc vấn, sự mở mang trí tuệ và năng lực bản chất của con người “Trong tínhhiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”(3) Theo quan niệm của phương Đông, văn hóa tiếng Hán là “Wén hoa”.Trong đó, Wén – Văn là cái đẹp, vẻ đẹp do đường nét, màu sắc tạo nên, Hoa –Hóa là giáo hóa, giáo dưỡng, giáo dục Cho nên, Văn hóa là làm cho trở nênđẹp, trở nên sáng, trở nên hiện dung, văn hóa là sự giáo hóa thành cái đẹp,hay theo quy luật của cái đẹp Đối với con người, “văn hóa” là làm đẹp cuộcsống và thực hiện những mục đích đẹp của cuộc sống Vậy giá trị văn hóa ởđây chủ yếu được kết tinh từ yếu tố tinh thần.

Theo định nghĩa của E.B Tylor: “Hiểu theo nghĩa dân tộc học rộng rãicủa nó, Văn hoá hay Văn minh là cái toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tínngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất kỳ một khả năng,tập quán nào khác mà con người thu nhận được trong tư cách là thành viên

tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tínngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật,…

F Boas lại có định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần,thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thànhnên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan

hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với nhữngthành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”(5) Địnhnghĩa này chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quantrọng trong việc hình thành văn hóa con người

Và còn vô vàn những khái niệm, quan niệm khác nhau về văn hóa đãđược đưa ra từ xưa đến nay Tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau, ta có thể

đi tới một khái niệm về văn hóa: Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhấtđịnh của xã hội, trình độ phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của conngười biểu hiện trong các phương thức tổ chức đời sống xã hội và hoạt độngcủa con người, cũng như toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài

Trang 8

5người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộcsống Văn hóa phản ánh tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, bản sắc, truyền thống,sức sống, sức sáng tạo của mỗi dân tộc

1.2 Khái niệm chính trị.

Tương tự văn hóa, chính trị được cấu thành từ rất nhiều quan điểm, tưtưởng khác nhau Theo Hê-rô-đốt: “Chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp củacác chỉnh thể quân chủ, quý tộc và dân chủ” Theo Platon: “Chính trị là

“nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thôngminh Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thầnhữu ái” Theo Aristotle: “Chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên- làhình thức giao tiếp cao nhất của con người; con người là động vật chính trị;quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tưpháp”

Ở phương Đông cổ đại, ta bắt gặp những quan điểm nổi bật như củaKhổng Tử “Chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạochính danh”, của Hàn Phi Tử với quan niệm để thực hiện hoạt động chính trịcần thiết phải xây dựng và ban hành pháp luật, của Lão Tử với quan điểm "vô

vi nhi trị" - không làm gì mà mọi người tự thuần phục, tự tìm đến với conđường chính đạo thì đó là cái gốc của nghệ thuật trị nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Chính trị là lợi ích, làquan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp Cái cănbản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vàocông việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nộidung, nhiệm vụ của Nhà nước Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàngtriệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa lànghệ thuật”

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chính trị

đó là: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng

Trang 9

6như các dân tộc và quốc gia với vấn đề tranh giành, gìn giữ, tổ chức và sửdụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc Nhànước và xã hội, hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chínhtrị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối vànhững mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Nó là một lĩnh vực hoạt độngrộng lớn và hết sức quan trọng và bản chất, lý tưởng, trình độ hoạt động chínhtrị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, vì sự phát triển và tiến bộ của xãhội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị.

1.3 Khái niệm văn hóa chính trị.

Từ những khái niệm về văn hóa và chính trị, ta có thể hiểu khái quát vềvăn hóa chính trị Nó là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xãhội có giai cấp Văn hóa chính trị biểu hiện khả năng, năng lực của con ngườitrong việc giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, trong việc tổ chức, hoànthiện hệ thống tổ chức quyền lực, nhằm hiện thực hóa lợi ích giai cấp hay lợiích nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và sự tiến bộ của xã hội Nó cònbiểu hiện khả năng, mức độ điều chỉnh những quan hệ chính trị, phù hợp vớitruyền thống và những chuẩn mực giá trị xã hội do đời sống cộng đồng củacon người đặt ra Văn hóa chính trị phản ánh trình độ tự do, dân chủ, côngbằng, văn minh, vì sự tiến bộ của xã hội Tập thể tác giả cuốn Từ điển chínhtrị rút gọn của Liên Xô (cũ) cho rằng: Văn hóa chính trị là trình độ và tínhchất của những hiểu biết chính trị, những nhận định, những hành vi của côngdân, cũng như nội dung, chất lượng của những giá trị xã hội, của những chuẩnmực xã hội và sự hoàn thiện của hệ thống tổ chức quyền lực, phù hợp vớiphát triển và tiến bộ xã hội, góp phần điều chỉnh những hành vi và quan hệ xãhội (6)

Theo quan niệm của phương Đông, cụ thể là Trung Quốc, thời Tây Hán,Lưu Hướng viết trong sách Thuyết Uyển bài Chi Vũ: “Bậc thánh nhân cai trịthiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực Phàm dùng vũ lực đều

để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hoá không thay đổi được thì sau đó sẽchinh phạt” Nho giáo đã mở đầu cho truyền thống tiếp cận văn hoá chính trị

Trang 10

7trong lịch sử tư tưởng nhân loại khi đưa đạo đức trở thành vấn đề trung tâmtrong học thuyết chính trị của mình Người Trung Hoa hay nói “văn trị”, từ đórút ra rằng: Văn hóa chính trị là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thốngtrị dùng “văn hóa” và “giáo hóa”, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảmhóa con người “Văn” đối lập với “vũ”, “vũ công”, “vũ uy” dùng sức mạnh đểcai trị Như vậy văn hóa chính trị đã được đề cập trong cách cai trị của ngườiTrung Quốc ngay từ rất sớm.

Ở phương Tây, quan niệm về văn hóa chính trị rất đã dạng Theo SidneyVerba, văn hóa chính trị là một hệ thống các niềm tin có tính kinh nghiệm, cácbiểu tượng, các giá trị xác định những tình huống khi tiến hành một loạt hoạtđộng chính trị Tương tự, Lucian Pye cho rằng: “Văn hóa chính trị là hệthống thái độ, niềm tin và tình cảm, nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quátrình chính trị, nó đưa ra tiền để cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệthống chính trị, nó bao gồm lý tưởng chính trị và các quy phạm vận hành củamột chỉnh thể”(7) Bởi vậy văn hóa chính trị là biểu hiện hình thức tập hợp tâm

lý chính trị

Trên cơ sở quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu lýluận Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệmvăn hóa chính trị

PGS.TS Hoàng Chí Bảo có quan niệm: Văn hóa chính trị là chất lượngtổng hợp tri thức và kinh nghiệm hành động, là tình cảm và niềm tin chính trịcủa mỗi cá nhân tạo thành ý thức chính trị công dân, làm thúc đẩy họ tớinhững hoạt động chính trị tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị sáng tạo ra.GS.TS Phạm Ngọc Quang cũng đưa ra khái niệm: “Văn hóa chính trị

là một phương diện của văn hóa xã hội có giai cấp, nói lên tri thức, năng lựcsáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệchính trị hiện thực cùng những thể chế chính trị tiến bộ được lập ra để thựchiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sựphát triển lịch sử Văn hóa chính trị nói lên phẩm chất và hình thức hoạt

Trang 11

8động chính trị của con người cùng những thể chế chính trị mà họ lập ra đểthực hiện những lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng” (8)

Từ những cách tiếp cận trên, có thể rút ra khái niệm chung về văn hóachính trị như sau: Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệtcủa văn hoá của loài người trong xã hội có giai cấp, phản ánh trình độ pháttriển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức

hệ thống tổ chức quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điềuhoà các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầmquyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội

2 Đặc điểm của văn hóa chính trị.

Văn hóa chính trị có ba đặc điểm chính: tính giai cấp, tính lịch sử và tính

đa dạng

Đầu tiên, văn hóa chính trị luôn mang tính giai cấp

Văn hóa chính trị hình thành, phát triển trong quá trình đấu tranh giaicấp, dân tộc, phục vụ cho lợi ích, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của mỗi giaicấp Do đó, cơ sở của văn hóa chính trị là hệ tư tưởng của một giai cấp.Không bao giờ tồn tại những giá trị chính trị chung chung Văn hóa chính trịđược hình thành và phát triển trên cơ sở một giai cấp nhất định Hệ tư tưởng

đó phản ánh lợi ích và bảo vệ quyền lực của giai cấp mình Mặt khác, văn hóachính trị còn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tích cực và tiến bộ mang tínhphổ quát của toàn xã hội, phản ánh xu thế phát triển của xã hội và dân tộc.Những giá trị chính trị, đạo đức, pháp luật tiến bộ được bao hàm trong vănhóa chính trị, không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn bảo vệlợi ích của toàn xã hội và dân tộc

Văn hóa chính trị trong thời đại ngày nay đã ảnh hưởng đến sự vận độngđời sống chính trị, cụ thể là phản ánh trình độ, năng lực ứng xử, giao tiếp, xử

lý các mối quan hệ chính trị trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế Lợi íchdân tộc và lợi ích giai cấp cầm quyền luôn được ưu tiên giải quyết hài hòatrong các chính sách đối nội và đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thếgiới Đồng thời, các thể chế chính trị cũng chủ trương lựa chọn mục tiêu

Trang 12

9chính trị theo hướng nhân văn, tiến bộ, chống lại mục tiêu phản nhân văn,phản tiến bộ; xây dựng hệ thống chính trị được vận hành khoa học, hiện đại,trong sạch với phương thức tổ chức và ứng xử chính trị phù hợp tiến bộ xãhội, thực hành đạo lý, tôn trọng dân chủ Đây được coi là cách ứng xử phổbiến trên thế giới hiện nay và cũng là tiêu chí để đánh giá sự vận hành và pháttriển của các nền chính trị quốc gia; nó phản ánh sự thống nhất giữa tính giaicấp với tính dân tộc trong đời sống chính trị, tạo nên một diện mạo hoàn toànmới của văn hóa chính trị trong thời đại hiện nay.

Thứ hai, văn hóa chính trị mang tính lịch sử

Tính giai cấp của văn hóa chính trị cũng đã khẳng định tính lịch sử của

nó Bởi tương ứng với mỗi giai cấp, mỗi hệ tư tưởng có một kiểu văn hóachính trị khác nhau Sự thay đổi vai trò của một giai cấp trong việc năm quản

lý chính trị kéo theo sự thay đổi của văn hóa chính trị Trong lịch sử văn minhloài người, ta từng chứng kiến văn hóa chính trị chủ nô, văn hóa chính trịphong kiến, văn hóa chính trị tư sản và ngày nay là văn hóa chính trị vô sản.Không có văn hóa chính trị nào là phi giai cấp và phi lịch sử Do sự truyềndẫn văn hóa chính trị từ thế hệ này sang thế hệ khác được thực hiện theo mộtkhuôn mẫu và định hướng nhất định sao cho thích hợp với nhận thức và nhucầu của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong đời sống chính trị ở mỗi giai đoạnlịch sử nên văn hóa chính trị còn cần phải phụ thuộc vào khả năng tạo lập, kếthừa và sử dụng những giá trị văn hóa chính trị của một chủ thể nào đó tronggiai đoạn lịch sử nhất định Tính lịch sử, cụ thể của văn hóa chính trị thểhiện cả ở chỗ: trong các điều kiện lịch sử khác nhau, tính chất, nội dung, mức

độ phát triển của văn hóa chính trị không giống nhau Mặt khác, điều đó cũngcho thấy rằng, giá trị của văn hóa chính trị không phải là bất biến mà nó luôn

có sự vận động và phát triển không ngừng Điều đó ảnh hưởng lớn đến nhữngthay đổi trong nhân cách xã hội của con người

Cuối cùng, văn hóa chính trị mang tính đa dạng

Trong văn hóa chính trị, hệ tư tưởng là nhân tố cốt lõi Hệ tư tưởng củagiai cấp thống trị chi phối, quyết định việc hình thành văn hóa chính trị Trong

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w