Đoàn Thị Huệ 2017, Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng Nghiên cứu trường hợp xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.subfolder=
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI HỌC LỨA TUỔI
Họ và tên: Lê Phương Anh MSSV: 2053010001 Lớp: Xã Hội Học K40
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
A BẮT BUỘC 3
1.Tài liệu liên quan đến nhóm người cao tuổi 3
2.Đề tài liên quan “Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội củangười cao tuổi tại Hà Nội hiện nay” 5
B TỰ CHỌN 5
1.Đặt vấn đề 6
2.Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2009 6
3.Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2019 11
4.Những vấn đề xã hội có thể nảy sinh 16
5.Kết luận 18
6.Tài liệu tham khảo 18
Trang 3A BẮT BUỘC
1 Tài liệu liên quan đến nhóm người cao tuổi.
1.1 Đoàn Thị Huệ (2017), Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
subfolder=10/06/74/&doc=100674466144426678450164584132160868960&bitsid=0
Tác giả Đoàn Thị Huệ thực hiện nghiên cứu “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” nhằm hướng tới việc tìm hiểu thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc; tìm hiểu hiệu quả của hoạt động trợ giúp xã hội và các yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện hợp lý các chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT, khắc phục những hạn chế trong công tác trợ giúp xã hội đối với NCT trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Mô tả các đặc điểm chung của NCT tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa; Tìm hiểu thực trạng trợ giúp xã hội đối với NCT trên địa bàn nghiên cứu; Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa; Phân tích những mong muốn hiện nay của NCT sau khi thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa; Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thực trạng trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Tràn, Khánh Hòa Khảo sát thông qua NCT sống trên địa bàn nghiên cứu, Chính quyền địa phương xã Vĩnh Ngọc và các Cán bộ chính sách xã hội đối với NCT xã Vĩnh Ngọc trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017
Đề tài nghiên cứu việc trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã Vĩnh Ngọc, trong đó bao gồm các lĩnh vực trợ giúp xã hội chính thức từ phía chính quyền, nhà nước và trợ giúp xã hội phi chính thức từ phía gia đình, người thân, cộng đồng.
Thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả luận văn đã kết hợp những phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan
Trang 4sát, thảo luận nhóm và phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp xử lý số liệu, công tác xã hội cá nhân.
Nhìn chung sức khỏe của NCT trong toàn xã rất kém và ở mức trung bình với 54,1% số NCT tự đánh giá về tình hình sức khỏe của mình là bình thường, 44,2% đánh giá là kém và chỉ có 1,7% cảm thấy tình hình sức khỏe của mình là tốt Đa phần NCT tại xã Vĩnh Ngọc đều được cấp phát thẻ BHYT với 92% NCT có thẻ bảo hiểm y tế và chỉ có 8% không có thẻ bảo hiểm y tế Tỷ lệ NCT không được hưởng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào hết từ Nhà nước chiếm 48,4%, những chính sách của Nhà nước thường chỉ hỗ trợ cho NCT từ 80 tuổi trở lên và những NCT thuộc diện đặc biệt Có nhiều nguồn trợ giúp khác nhau đối với NCT, tuy nhiên NCT xem gia đình là chỗ dựa an toàn và đáng tin cậy nhất Nhiều bộ phận NCT coi trọng quá quan hệ gia đình nên ít tham gia các hoạt động bên ngoài, gây hạn chế sự hỗ trợ bên ngoài xã hội đối với NCT Thực trạng trợ giúp chưa có hiệu quả, NCT còn gặp nhiều khó khăn nhất định Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa bàn, nhận thấy rằng hoạt động trợ giúp xã hội của địa phương chưa được diễn ra thường xuyên, chưa được nhiều người quan tâm Luận văn phân tích đề tài này dưới các góc độ, khía cạnh đã hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ban đầu Luận văn đã đề ra các kiến nghị, biện pháp để nâng cao hiệu quả hỗ trợ xã hội cho NCT cụ thể với từng đối tượng: Nhà nước, chính quyền, cộng đồng thành công hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Luận văn là nguồn tham khảo hữu ích đối với các nghiên cứu sau này có đề tài về lĩnh vực NCT.
1.2 Trần Việt Long (2017), Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
subfolder=20/83/05/&doc=20830561413305294312702069223304952023&bitsid=fe
Luận văn “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội” được tác giả thực hiện với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu trực trạng vấn đề hỗ trợ xã hội với NCT tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội, cho thấy vai trò của nhân viên công tác xã hội, qua đó đề xuất giải pháp hỗ trợ xã hội đối với NCT tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu các đặc trưng về hỗ trợ xã
Trang 5hội đối với NCT (sức khỏe – y tế, tinh thần, vật chất) tại địa bàn nghiên cứu; Tìm hiểu những yếu tố xã hội – văn hóa của NCT; Làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với NCT thông qua những sự hỗ trợ; Đưa ra các giải pháp và định hướng về hỗ trợ xã hội và vai trò của nhân viên CTXH đối với NCT Cuối cùng, luận văn đưa ra kết luận và một số khuyến nghị đối với việc hỗ trợ xã hội cho NCT, nhằm nâng cao sự trợ giúp của cộng động và xã hội với việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần cũng như vật chất cho NCT Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ xã hội đối với NCT tại địa bàn nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là NCT trong phạm vi khảo sát và điều tra tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Luận văn thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, trưng cầu ý kiến kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu và xử lý thông tin.
Khi được hỏi “Ai là người giúp đỡ ông bà nhiều nhất khi đau ốm?” thì nguồn trợ giúp được NCT nhắc đến nhiều nhất là vợ hay chồng của họ (chiếm 56,1%), nhìn chung, gia đình vẫn là nguồn hỗ trợ lớn nhất trong cuộc sống của người cao tuổi về cả vật chất, tinh thần và sức khỏe Chịu trách nhiêm chính là những người bạn đời của họ.Các mối quan hệ bên ngoài gia đình cũng có vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của NCT Nghiên cứu về thực trạng hỗ trợ xã hội đối với NCT dựa trên 3 mặt: vật chất, tinh thần và sức khỏe Để làm rõ và đi sâu hơn vấn đề này trong cuộc sống của NCT tác giả đã tách ra thành từng mục nhỏ Công tác chăm sóc NCT vẫn còn những khó khăn, bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chăm sóc NCT ở địa phương trong thời gian qua Các loại hình chăm sóc chưa đồng bộ và chưa toàn diện Luận văn phân tích đề tài này dưới nhiều góc độ, khía cạnh đã hoàn thành được mục đích và yêu cầu nghiên cứu đưa ra ban đầu Luận văn đã đề ra những chủ trương và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội cho NCT cụ thể với từng đối tượng: gia đình, chính quyền và nhân viên công tác xã hội Những thông tin thực nghiệm thu được từ luận văn trở thành nguồn tham khảo cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận công tác xã hội về NCT ở khía cạnh hỗ trợ xã hội Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về lĩnh vực này.
2 Đề tài liên quan “Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội củangười cao tuổi tại Hà Nội hiện nay”
B TỰ CHỌN
Trang 6Nhận xét về nhóm thanh niên theo các đặc trưng nhân khẩu học xã hội Vấn đềxã hội gì có thể nảy sinh qua nghiên cứu số liệu này? (so sánh giữa 2 giai đoạn2009 và 2019)
1 Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia đã nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của nguồn nhân lực với sự nghiệp phát triển xã hội Đảng ta cũng đã khẳng định: nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội Trong đó, thanh niên được đặt ở vị trí quan trọng trong việc giáo dục, phát huy tri thức và tiềm năng con người, chăm lo, đào tạo cho họ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của quốc gia Song thế giới đang diễn ra những biến động to lớn, những tác động nhiều chiều của xu thế toàn cầu hóa, quá trình giao thoa văn hóa thời kỳ hiện đại, đang đặt thanh thiếu niên trước những đòi hỏi và thách thức mới Đặc biệt, trước những mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống của thành niên có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Ở tất cả các quốc gia, thanh niên cần phải được chuẩn bị để có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội bền vững Thanh niên bước vào độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực thích hợp sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Nói cách khác, thanh niên là một nhân tố quan trọng nhất trong việc duy trì đà tăng trưởng dài hạn của đất nước Thanh niên ở đây, được định nghĩa là người ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Theo dữ liệu điều tra mẫu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy thanh niên là thành phần xã hội đông đảo nhất, chiếm tỉ lệ 19,4% trong tổng dân số 85,79 triệu người của cả nước Nhóm thanh niên này không chỉ tạo ra các thay đổi căn bản về mặt dân số mà còn là đại diện cho tiềm năng tương lai của quốc gia Nhận thấy được tiềm năng và vai trò vô cùng quan trọng của nhóm thanh niên, em đề
xuất nghiên cứu “Nhận xét về nhóm thanh niên theo các đặc trưng nhân khẩu học
xã hội xét theo năm 2009 và 2019” với mục đích tìm ra những đặc điểm, đặc trưng
của nhóm thanh niên xét theo những yếu tố nhân khẩu học từ đó chỉ ra những vấn đề có thể nảy sinh từ những số liệu trên.
2 Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2009
Đến năm 2009, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-24 trở thành nhóm dân số lớn nhất với số dân là 16.640.817 Cơ cấu dân số năm 2009 cho thấy tỷ trọng của nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) lớn hơn nhiều so với các nhóm đối tượng khác như trẻ
Trang 7em, người cao tuổi và phụ thuộc Chính điều này tạo ra cơ cấu dân số ‘vàng’ mà ở đó cứ hơn hai người trong độ tuổi lao động ‘gánh’ một người ngoài độ tuổi lao động Cơ cấu dân số này thể hiện cơ hội ‘có một không hai’ trong lịch sử dân số Việt Nam Như đã được đề cập trong phân tích chuyên khảo thì thời kỳ cơ hội dân số ‘vàng’ của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2007 và sẽ kết thúc vào cuối năm 2041.
Phân tích tháp dân số năm 2009 chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ vẫn chiếm đa số trong nhóm dân số cao tuổi thì nam giới dần dần chiếm ưu thế trong các nhóm dân số trẻ hơn, đặc biệt là các nhóm dân số từ 40 tuổi trở xuống.
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Mặc dù thanh niên chiếm tỷ trọng cao nhất trong dân số tại Tất cả các vùng trên cả nước, tuy nhiên giữa các vùng cũng có sự khác biệt khá lớn Vùng Đông Nam Bộ cũng được ghi nhận là vùng có tỷ trọng lao động trẻ độ tuổi 15-24 cao nhất đồng thời là khu vực duy nhất có tỷ lệ nữ thanh niên cao hơn nam thanh niên Điều này là do Đông Nam Bộ là nơi tập trung những ngành công nghiệp thâm dụng lao động như một số nhà máy may mặc và giày dép ở Bình Dương và Đồng Nai cho nên đã thu hút
Trang 8được lao động trẻ, đặc biệt là lao động nữ đang dịch chuyển từ các tỉnh thành và nhiều khu vực khác trên cả nước vào làm thuê Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có tỉnh Thái Bình, có tỷ lệ thanh niên thấp nhất.
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn cao hơn nhiều so với nam thanh niên ở cùng độ tuổi Tính trên bình diện cả nước, chỉ có 2,2% nam giới trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn, nhưng con số này của nữ giới ở cùng độ tuổi cao hơn nhiều, lên tới 8,5% Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn cao nhất cả nước (17,4% đối với nữ và 7,7% đối với nam), trong khi vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lại có tỷ lệ thấp nhất (tương ứng 5,3% đối với nữ và 1,1% đối với nam).
Trang 9Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Một số tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh có nhiều nhóm dân tộc ít người cư trú như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang và Lai Châu, có rất đông người kết hôn từ độ tuổi 15-19 Lai châu là tỉnh có tỷ lệ kết hôn trong lứa tuổi này cao nhất, với 18,7% đối với nam và 33,8% đối với nữ giới Rõ ràng kết hôn sớm, đặc biệt tảo hôn ở các nhóm dân tộc đang là cản trở cho nữ thanh niên tiếp tục nâng cao học vấn và sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức làm mẹ ở lứa tuổi thanh niên và vị thành niên.
Về trình độ học vấn, những vùng có trình độ phát triển thấp hơn thường có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết thấp hơn và khoảng cách giữa nam về tỷ lệ này lại lớn hơn Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết cao nhất (99,2%) và sự khác biệt giữa nam và nữ ở chỉ số này là rất nhỏ Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất (91,2%) nhưng sự khác biệt nam-nữ về tỷ lệ này lại cao nhất Đặc biệt ở một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La thì sự khác biệt giới trung bình vào khoảng hơn 10 điểm phần trăm, trong đó Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất đối với cả nam và nữ thanh niên và có khoảng cách cao nhất là 25,8 điểm phần trăm (85,7% cho nam và 59,9% cho nữ).
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Trang 10Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-19 và 20-24 ‘chưa bao giờ đi học’ chỉ chiếm tương ứng 2% và 3,1% Sự khác biệt giới về tỷ lệ ‘chưa bao giờ đi học’ trong thanh niên là không đáng kể Hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam khuyến khích thanh niên ở độ tuổi 15-19 học bậc trung học phổ thông và những thanh niên ở độ tuổi 20-24 tiếp tục học nghề, cao đẳng hoặc đại học Tuy nhiên, tỷ lệ đi học của thanh niên ở độ tuổi 15-19 tương ứng là 54,6% cho thấy gần 1/2 thanh niên ở độ tuổi 15-19 không học tiếp ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Mặc dù các kết quả đạt được của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 2 (MDG2) về tỷ lệ biết đọc biết viết và tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học của thanh niên rất ấn tượng, nhưng sự khác biệt về mặt địa lý và giới vẫn tồn tại, đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giảm bớt những khác biệt này
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Các chỉ số về việc làm từ TĐTDS năm 2009 cũng cho thấy những đặc điểm của thị trường lao động có tác động đến thanh niên ở Việt Nam Sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cho thấy sự chênh lệch về cơ hội việc làm và giáo dục giữa các tỉnh Trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 80% thì tỷ lệ này cho thanh niên ở Đồng bằng sông Hồng chỉ là 50% Hơn nữa, thanh niên có xu hướng tìm kiếm việc làm ở các khu vực thành thị hơn là ở 38 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 nông thôn Số liệu cũng cho thấy phần lớn thanh niên đang có việc làm là tự làm việc hoặc làm cho các