1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm - Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Học Tốt Phân Môn Tập Đọc Nhạc

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi con người, mỗi cộng đồng ngày một nâng cao hơn, không những thế, để thích ứng được với môi trường xã hội không ngừng phát triển đa chiều do chính con người tạo ra, ngày nay, đòi hỏi mỗi cá thể bên cạnh sự phát triển về thể chất là sự phát triển về tinh thần, sự hài hoà, cân bằng giữa thể chất và tinh thần mà trong đó yếu tố thẩm mỹ giữ một vai trò quan trọng sẽ là nền tảng vững chắc toàn diện.

Xuất phát từ nhận thức Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình Từ nhiều năm nay, môn Âm nhạc ở trường tiểu học đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đó và thể hiện được tính tích cực, đúng đắn của một bộ môn nghệ thuật.

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mĩ cho con người Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt hơn các môn khác

Đối với mỗi giáo viên, không chỉ là giáo viên Âm nhạc luôn mong muốn mình có một hiệu quả giảng dạy tốt nhất Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi những phương pháp, biện pháp để hỗ trợ giúp đỡ cho học

Trang 2

Trong đó phân môn Tập đọc nhạc là phân môn lần đầu tiên các em được tiếp cận, vì thế mà các em gặp khó khăn khi phải xác định các nốt nhạc trên khuông, hay đọc được giai điệu, tiết tấu của một bài Tập đọc nhạc, vì ở chương trình lớp 3 các em chỉ mới được làm quen các ký hiệu Âm nhạc và nhận biết tên nốt nhạc qua khuông nhạc bàn tay và khuôn nhạc Chính vì thế đối với lớp 4 các em gặp khó khăn vì nó phải thực hiện nhiều kĩ năng cùng một lúc như:

+ Kĩ năng nhận dạng khuông nhạc, nhớ tên dòng và khe

+ Kĩ năng xác định tên nốt, vị trí các nốt trên khuông có khoá son + Kĩ năng đọc đúng tương quan cao độ

+ Kĩ năng đọc đúng tương quan trường độ

+ Kĩ năng xử lý sắc thái bài nhạc và các ký hiệu ghi nhạc khác

Các em phải vừa đọc nhạc, vừa phải xác định vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc và phải đảm bảo đúng cao độ, trường độ, tiết tấu của bài đọc nhạc Điều này sẽ làm cho học sinh không hứng thú với việc đọc nhạc vì thế, mà gây ra những hạn chế và làm cho các em chưa học tốt và chưa hứng thú với phân môn Tập đọc nhạc này.

Vì vậy, mà bản thân tôi luôn học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, và áp dụng các biện pháp, phương pháp, để giúp học sinh có được hứng thú cũng như yêu thích và học tốt phân môn Tập đọc nhạc một cách hiệu quả nhất

Qua thực tiễn giảng dạy và những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được tôi đã tìm tòi và áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học

tốt phân môn Tập đọc nhạc” vào thực tế giảng dạy, nhằm nâng cao chất

lượng học tập của học sinh ở trường tiểu học mà trước hết là tại Trường Tiểu học số 1 Trà Sơn-nơi tôi đã và đang công tác, gắn bó, yêu quý.

Trang 3

II NỘI DUNG

1 Thời gian thực hiện: Năm học 2021-2022

2 Đánh giá thực trạng học sinh Trường tiểu học số 1 Trà Sơn trong phân môn Tập đọc nhạc.

2.1 Kết quả đạt được:

Trong các tiết dạy âm nhạc ở tiểu học thực tế giảng dạy cho thấy rằng ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 chương trình nhẹ nhàng, đa số các bài Đọc nhạc đơn giản và không yêu cầu ở học sinh cao Tuy nhiên lên, lớp 4, lớp 5 độ khó trong các bài đọc nhạc dần được nâng lên, những bài Đọc nhạc có nhiều hình nốt, cao độ khác nhau học sinh vốn không có năng khiếu về âm nhạc không thể thể hiện đúng được giai điệu, tiết tấu, cao độ và cả trường độ của bài Đọc nhạc Thậm chí nhiều em không biết tên nốt nhạc, và vị trí của nốt nhạc đó trên khuông Điều đó làm cho các em vốn không yêu thích âm nhạc càng mất hứng thú và không tập trung trong tiết học Ngoài ra với trên 95% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến các em rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như học tập Có lẽ chính vì vậy mà trong các tiết học nhiều em học sinh còn khá rụt rè, không dám đọc to, thiếu tự tin khi tham gia biểu diễn cùng các bạn

Để tăng hứng thú cho học sinh trong các giờ học âm nhạc, đặc biệt là việc tiếp thu và thực hiện tốt phân môn Tập đọc nhạc, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quan tâm tìm tòi sự đổi mới trong thiết kế và phương pháp lên lớp từ đó đã phát hiện ra một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong soạn bài và giảng dạy để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình “thuyết trình”; “đọc – chép” với vai trò độc diễn của giáo

Trang 4

viên sang mô hình “cộng tác” “tư duy, sáng tạo” thân thiện giữa giáo viên và học sinh

Thực tế vào giữa học kì I năm học 2021-2022, tôi đã khảo sát đánh giá chất lượng học tập phân môn Tập đọc nhạc của học sinh lớp 4 và thu lại kết quả như sau:

Qua khảo sát, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa xác định được vị trí của nốt nhạc trên khuông, cũng như các ký hiệu ghi nhạc đã học Nhiều em còn thể hiện sự chán nản, không hứng thú khi học phân môn Tập đọc nhạc, dẫn đến tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt phân môn Tập đọc nhạc rất ít, học sinh chưa hoàn thành vẫn còn, kéo theo chất lượng giáo dục môn chưa

Trang 5

- Chưa nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng đối tượng học sinh - Việc sử dụng thiết bị dạy học chưa phù hợp và linh hoạt.

- Giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin.

* Về học sinh:

- Học sinh của trường đa số là học sinh dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn các em ít được quan tâm đến việc học tập

- Nhiều em chưa có thái độ tích cực, tự giác, trong học tập.

* Về trường:

- Trường không đủ sách giáo khoa nên việc dạy học gặp nhiều khó khăn Sách đọc thêm và tài liệu tham khảo khác rất hiếm Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học.

- Trường nhiều điểm lẻ nên việc sử dụng nhạc cụ cũng khó khăn đối với giáo viên Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở Tiểu học chưa đảm bảo

2.3 Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:2.3.1 Nguyên nhân đạt được:

- Giáo viên có chuyên môn, luôn tích cực, tìm tòi, nghiên cứu những

phương pháp đổi mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy - Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn âm nhạc

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình Tiểu học.- Được sự quan tâm của nhà trường và ban giám hiệu.

2.3.2 Nguyên nhân hạn chế:

- Học sinh, phụ huynh chưa chú tâm đến môn Âm nhạc xem đó là môn học phụ.

- Nhiều em chưa có thái độ tích cực, chú tâm trong học tập, nhiều em không có sách giáo khoa.

Trang 6

- Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo nhà trường chưa có phòng học âm nhạc riêng Nhạc cụ còn thiếu, tranh ảnh, để phục vụ cho việc dạy học bộ môn Âm nhạc đã cũ và còn thiếu nhiều.

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Căn cứ thực hiện:

- Thông tư số 22/2016/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều qui định đánh giá học sinh tiểu học ban hành theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

- Kế hoạch số 166 / KH - GDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2015 của Phòng giáo dục vào đào tạo huyện Trà Bồng về việc tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

- Nghị quyết 29 - NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Kế hoạch năm học 2021 - 2022.

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.

- Kết quả học tập học phân môn Tập đọc nhạc của học sinh, và chất lượng giáo dục môn Âm nhạc năm học 2021-2022

- Đời sống của học sinh còn nhiều khó khăn, ít quan tâm đến việc học vì thế giáo viên cần tạo một môi trường học tập tốt để các em thấy được ‘‘Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

2 Nội dung và phương pháp thực hiện:

* Nội dung:

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi

Trang 7

tiểu học Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người giáo viên Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.

Nhằm đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu của thời đại, những năm gần đây ngành giáo dục các cấp thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học, bên cạnh đó các giáo viên còn tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo, qua mạng Internet, qua Zalo, Facebook nhóm âm nhạc và tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học mới trong các tiết dạy của mình, đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường.

Cơ sở vật chất của trường ngày càng được trang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy - học có: đàn Organ, máy chiếu, Tivi, máy tính, hệ thống mạng Internet Học sinh rất hứng thú với các môn học có áp dụng các phương pháp mới đặc biệt là ứng dụng phần mềm trình chiếu vào dạy học trong đó có môn âm nhạc Vậy làm thế nào để các em học tốt Tập đọc nhạc nói riêng, đồng thời tạo được hứng thú, hăng say học tập cũng như sự tự tin trong tiết học Âm nhạc Để có được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết cách tổ chức đa dạng các hình thức học tập để đem lại hiệu quả cho tiết dạy của mình cũng như nâng cao chất lượng của môn học

Trang 8

+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá + Phương pháp vấn đáp, đàm thoại.

+ Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các loại tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến phương pháp dạy các ký hiệu ghi chép nhạc cho học sinh tiểu học.

+ Phương pháp điều tra: Điều tra, thực trạng cách đọc, viết, nói, phân biệt nhanh, đúng về các ký hiệu ghi chép nhạc của học sinh.

+ Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao

kỹ năng đọc, viết, nói đúng các ký hiệu ghi chép nhạc cho học sinh.

- Trong mỗi phương pháp giảng dạy mỗi phương pháp có mỗi tính chất khác nhau, dó đó giáo viên cần khéo léo phối hợp các phương pháp trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, việc phối hợp các phương pháp cho có hiệu quả giáo viên cần lưu ý sau:

+ Phương pháp phải tương ứng với nội dung cẩu bài day + Phải nắm vững được nội dung của bài học.

+ Giáo viên phải lựa chọn phương pháp và sử dụng phương pháp đó vào bài dạy cho chính xác

3 Giải pháp thực hiện:

Môn Âm nhạc khi học về cao độ, tiết tấu và vị trí nốt là kiến thức khó nhớ, khó học đối với học sinh, nhưng nó lại là các yếu tố quan trọng để hình thành kiến thức âm nhạc cho các em sau này Thế nhưng học sinh không nhớ vị trí nốt nhạc, không nhớ tên nốt, hình nốt nên khi đến phần Tập đọc nhạc học sinh học rất khó khăn và học một cách máy móc Để giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng và nắm kiến thức tốt nhất cũng như hứng thú trong học tập tôi có những biện pháp cụ

Trang 9

và xác định các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay và trên khuông nhạc Song vào đầu năm học lớp 4 hầu như các em đều không nhớ kiến thức cũ Chính vì thế, vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho các em ôn tập kiến thức cũ như: Về tên nốt, hình nốt cũng như xác định vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc để các em nhớ chính xác nốt nhạc trên khuông Từ đó áp dụng vào học phân môn Tập đọc trung và chú ý quan sát của các em, giúp các em nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông một cách tốt nhất.

Tôi đã sử dụng màu sắc của cầu vồng để thể hiện

cho 7 tên nốt Tương ứng: nốt Đô – màu đỏ; nốt Rê – màu cam; nốt Mi – màu vàng; nốt Pha - màu xanh; nốt Son – màu lam; nốt La – màu chàm, nốt Si – màu tím.

Hình 1: Ký hiệu nốt nhạc màu sắc

Tương tự, tôi đã sử dụng các chữ số từ 1 đến 7 để thể hiện cho 7 nốt

Trang 10

nhạc Tương ứng nốt Đô – số 1; nốt Rê – số 2; nốt Mi – số 3; nốt Pha- số 4;

nốt Son – số 5; nốt La – số 6, nốt Si – số7

Hình 2: Ký

hiệu chữ số trên khuông nhạc.

Màu sắc và các chữ số này được thể hiện trực quan trên khuông nhạc thay thế cho các nốt nhạc Ví dụ, khi tôi sử dụng màu đỏ đặt vào dòng kẻ phụ thứ nhất bên dưới khuông nhạc, các em sẽ biết đó là vị trí của nốt Đô Khi dùng màu xanh lục đặt vào khe thứ nhất trên khuông nhạc các em sẽ biết đó là vị trí của nốt pha, …

Tương tự, khi tôi sử dụng số 7 đặt vào dòng kẻ thứ ba của khuông nhạc các em sẽ biết đó là vị trí của nốt Si, … Từ việc nhớ được màu và số tương ứng với tên nốt nhạc, các em sẽ biết được vị trí của nốt nhạc trên khuông.

Hình 3,4: Học sinh xác định tên nốt và vị trí nốt nhạc qua ký hiệu

Trang 11

màu sắc và số

Hình 5,6: Học sinh thực hiện gắn nốt nhạc và ký hiệu số vào khuông nhạc

Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác để học sinh thực hành xác định vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc Ví dụ, tổ chức trò chơi giữa cá nhân hoặc nhóm, để các em thi đua gắn màu sắc hoặc chữ số lên đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc

3.2 Biện pháp 2: Sáng tạo làm đồ dùng dạy học.

Đây là bộ ký hiệu âm nhạc được dùng để giúp học sinh thực hiện.

Trong quá trình học tập học sinh sẽ được dùng các ký hiệu âm nhạc này gắn trên khuông nhạc để các em nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, từ đó rèn luyện cho các em tốt hơn việc ghi nhớ và để phục vụ cho việc các

em đọc nhạc một cách tốt nhất

Với biện pháp này, tôi nhận thấy học sinh tập trung cao độ vào việc quan sát các nốt nhạc hơn, bởi sự thu hút của màu sắc Các em nhanh chóng nhận diện được tên nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc dễ dàng hơn, từ đó xác định được vị trí nốt nhạc trên khuông chính xác hơn Khi các em

Trang 12

đã dần quen, tôi đã tháo các ký hiệu và thay vào đó là các hình nốt nhạc.

Hình7: Bộ ký hiệu Âm nhạc

Tất cả những đồ dùng trên tôi đều làm bằng chất liệu xốp cao su màu trắng hoặc Alu, có gắn nam châm hoặc keo dán ở phía sau để tiện gắn lên bảng từ, bảng sắt và sử dụng được lâu dài.Với những giáo cụ trực quan có thể sử dụng dạy các nội dung như: ôn các ký hiệu âm nhạc đã học, giới thiệu các dụng để dạy các nội dung ôn các ký hiệu âm nhạc đã học, giới thiệu các hình nốt mới, tập đọc nhạc, trò chơi…một cách hiệu quả.

Việc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp thay đổi không khí lớp học, kích thích

xạ nhanh, hoạt bát; giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của học sinh Với bộ đồ dùng dạy học trực quan này tôi có thể sử dụng để dạy các nội dung như: ôn các ký hiệu âm nhạc đã học, giới thiệu các hình nốt mới, tập đọc nhạc, trò chơi, … một cách hiệu quả

3.3 Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi Âm nhạc

Trò chơi là 1 trong những hình thức tổ chức dạy học áp dụng “Học thông qua chơi” rất được quan tâm hiện nay Việc tổ chức trò chơi sẽ tạo hứng

thú, vui vẻ cho học sinh trong tiết học Đối với phân môn Tập đọc nhạc một

trong những nội dung khô khan, tôi thường áp dụng 1 số trò chơi như: “Ai

nhanh, ai đúng”; “Rung chuông vàng”; “Gắn nhanh, gắn đúng”; …

Hình 8: Học sinh sử dụng bộ ký hiệu

Trang 13

Hình 9,10: Học sinh thực hiệntrò chơi

3.3.1 Trò chơi: “Ai nhanh aiđúng”

Giúp cho học sinh luyện tập,

thực hành ghi nhớ các hình nốt, vị trí nốt nhạc trên khuông Chuẩn bị: Bảng đen hoặc dùng bảng phụ

Tiến hành: Tổ chức cho các đội thi với nhau (Từ 2 đội trở lên ).Giáo viên nêu yêu cầu, các thành viên trong từng đội luân phiên lần lượt lên ghi nốt, hình nốt nhạc, theo yêu cầu của giáo viên, đội nào ghi đúng và nhanh nhất vị trí nốt nhạc trên khuông đội đó sẽ thắng cuộc

Ví dụ 1: Viết các nốt, hình nốt sau:

Hình nốt đen Hình nốt móc đơn Hình nốt trắng

3.3.2 Trò chơi “ Rung chuông vàng”

Mục đích: giúp học sinh nhớ lại những kiến thức về tập đọc nhạc, ghi chép nhạc…

Ngày đăng: 20/04/2024, 05:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w