các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm trong thời kỳ cmcn 4 0 của sinh viên

37 0 0
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm trong thời kỳ cmcn 4 0 của sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ý nghĩa của nghiên cứu Đánh giá được các nhân tố tác động đến khả năng kiếm việc làm cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.. Nghiên cứu thu thập thông tin về các nhân tố ản

Trang 1

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

Đánh giá được các nhân tố tác động đến khả năng kiếm việc làm cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Nghiên cứu thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên để thấy được chương trình giảng dạy, môi trường học tập của Nhà Trường đối với sinh viên, qua đó cũng đánh giá được mức độ đáp ứng của sinh viên đối với nhu cầu nhà tuyển dụng Từ kết quả nghiên cứu giúp Nhà Trường có cái nhìn thực trạng về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên để có giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nhằm tối ưu hoá lợi ích tạo môi trường nghiên cứu, giảng dạy và học tập để hỗ trợ người học có việc làm sau tốt nghiệp và tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội

Cung cấp thông tin cần thiết: Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm trong thời kỳ CMCN 4.0 của sinh viên Đồng thời, nghiên cứu giúp làm rõ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên

Hỗ trợ quyết định nghề nghiệp: Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố mà họ cần xem xét khi tìm kiếm việc làm Nó có thể giúp sinh viên đưa ra quyết định thông minh và có căn cứ hơn về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu và sở thích cá nhân của họ

Đóng góp vào cải thiện môi trường làm việc và học tập: Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích cho trường học và các tổ chức, doanh nghiệp về cách cải thiện môi trường học tập và làm việc để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên Nó có thể gợi ý những chính sách, quy trình hoặc thay đổi cần thiết để tạo ra môi trường học tập làm việc thu hút và đáng mơ ước đối với sinh viên

Qua nghiên cứu này, sinh viên của Trường ĐHCNHN có thể thấy rõ được những vấn đề cần giải quyết để tăng khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Từ đó sinh viên sẽ cố gắng khác phục, hoàn thiện mình ngay từ bây giờ

Trang 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hàng năm có hơn 400.000 cử nhân ra trường Tuy nhiên, con số thất nghiệp là gần 20% [3] Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường Chất lượng của sinh viên phản ánh hiệu quả công việc thông qua 3 trụ cột là: kiến thức, kỹ năng và thái độ

Theo Wise (1975) nhấn mạnh rằng kết quả học tập của sinh viên có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của sinh viên, là một lợi thế khi tuyển dụng [6] Đa số nhà tuyển dụng sử dụng điểm trung bình như là một tiêu chí để đánh giá ứng viên khi phỏng vấn [7] Các yếu tố điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp và điểm tiếng Anh, xếp loại bằng tốt nghiệp có tác động tích cực tới các xuất có việc làm của sinh viên sau khi ra trường Các điểm này càng cao thì xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao [8] Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kiến thức chuyên môn là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp [9]

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019), kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm việc làm của sinh viên, cụ thể là kỹ năng ứng dụng thay đổi một đơn vị thì tình trạng việc làm có sự biện thiên nhiều nhất và kỹ năng cơ bản thay đổi một đơn vị thì tình trạng việc làm cũng tăng theo [10]

Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác động tích cực đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường [9] Việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác [8] Sinh viên tốt nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm khác như lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phân tích để có thể đảm bảo tìmd dược việc làm [11]

Theo AAGE (2012) và Oliver (2011), kinh nghiệm làm việc có liên quan trong quá trình học đại học là một tiêu chí lựa chọn chính cho sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp và cũng chính là một yếu tố tích cực để dự báo kết quả việc làm [12] Kinh nghiệm được hình thành từ những hình thức khác nhau, từ ghế nhà trường, từ công việc thực tập, những công việc làm thêm, công việc thiện nguyện [13] Thông qua đó, kiến thức sẽ được mở rộng là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm trong tương lai

Trang 3

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019), ngoài các yếu tố kỹ năng cứng, kỹ năng mềm thì vai trò của các yếu tố quan hệ xã hội đối với việc tìm kiếm việc làm cũng là một yếu tố quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao [10]

Trang 4

PHẦN 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng

hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận [14]

Đồng thời Bộ luật lao động năm 2019 tại điều 9 có giải thích khái niệm việc làm là

gì, cụ thể: Điều 9

“Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm

Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”

Từ đó có thể thấy rõ dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố :

- Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Vì vậy người có việc làm thông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định

- Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập

- Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm Tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng pháp lý của việc làm [14]

Kỹ năng tìm kiếm việc làm là khả năng sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, tận dụng

nhiều nguồn thông tin nhằm tìm kiếm và sàng lọc đúng việc làm phù hợp nhất, mang lại lợi ích cao nhất trong số hàng nghìn đầu việc đăng tuyển [15]

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4:

Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011 Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo Sự ra đời của

Trang 5

Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình

Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành

phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn

Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua

Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối

vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS)

Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,

Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây

Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử

Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số” Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo

Trang 6

sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này [16]

3.2 Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

- Lý thuyết Kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm

Các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn việc làm dựa trên mức độ thoả dụng về kinh tế của người lao động Lý thuyết cho rằng người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm Lúc này, người lao động quan tâm đến sự thuận lợi của loại hình công việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình huống [17] - Lý thuyết về Vốn con người (Human Capital)

Vốn con người (Human Capital) là những gì liên quan đến tri thức, kỹ năng và những thuộc tính tiêu biểu khác của một cá nhân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế (OECD, 1998) Vốn con người được hình thành thông qua việc đầu tư cho người lao động, bao gồm các khoản chi cho giáo dục, bồi dưỡng kỹ thuật, bảo vệ sức khỏe, lưu chuyển sức lao động trong nước, di dân nhập cảnh và các phúc lợi xã hội khác Trong đó, quan trọng nhất là đầu tư vào giáo dục và bảo vệ sức khỏe Việc đầu tư này có lợi cho tố chất sức lao động, nâng cao năng lực công tác, trình độ kỹ thuật, mức độ lành nghề, sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, điều chỉnh sự thừa thiếu sức lao động hiện có trong nước, tận dụng sức lao động nước ngoài và tiết kiệm chi phí giáo dục Lý thuyết về chuyển giao học tập xen kẽ (ILT) giải thích rằng, các trao đổi tích cực giữa các bên xảy ra bởi vì các cá nhân xem kiến thức và kỹ năng được tạo ra ở một vai trò đặc biệt có giá trị để thực hiện khác (Marshall và cộng sự, 2018) Các cá nhân được hướng dẫn trong một khuôn mẫu về sở thích, năng khiếu, thành tích và đặc điểm tính cách; điều này dường như gợi ý rằng, một cá nhân có thể có một số khả năng kiểm soát số phận của họ nếu được hướng dẫn đúng cách (Christie, 2016) Giáo dục đại học là trọng tâm để đạt được các mục tiêu bền vững [18]

- Lý thuyết Phát triển cá nhân của Abraham Maslow (1954)

Lý thuyết Phát triển cá nhân của Abraham Maslow là một khung tư duy quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học và phát triển con người Được công bố vào năm 1954 trong bài báo mang tựa đề "Motivation and Personality" (Động lực và Nhân cách) Theo Maslow,

Trang 7

con người có một loạt nhu cầu cơ bản được sắp xếp theo một cấu trúc phân cấp, được gọi là "pyramid nhu cầu" Pyramid này gồm năm cấp độ nhu cầu, từ cấp độ cơ bản nhất cho đến cấp độ cao nhất: Nhu cầu sinh lý: Bao gồm nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ, và sinh sản Nhu cầu an toàn: Bao gồm nhu cầu cảm thấy an toàn và bảo vệ, như an ninh vật chất và tình cảm Nhu cầu tình yêu và thuộc về: Bao gồm nhu cầu gắn kết xã hội, tình bạn, tình yêu và quan hệ tình dục Nhu cầu công nhận và sự thừa nhận: Bao gồm nhu cầu được công nhận, tôn trọng và đánh giá cao từ người khác Nhu cầu tự thực hiện: Đây là cấp độ cao nhất, bao gồm nhu cầu tìm kiếm sự phát triển cá nhân, thực hiện tiềm năng và đạt đến mức độ cao nhất của bản thân Lý thuyết của Maslow cho rằng con người sẽ tiếp tục tiến đến đáp ứng những nhu cầu cấp cao hơn khi những nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng Nếu một cấp độ nhu cầu không được đáp ứng, sự phát triển cá nhân có thể bị hạn chế Lý thuyết Phát triển cá nhân của Maslow đã có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tâm lý học, quản lý và giáo dục Nó đã thúc đẩy sự quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu cá nhân 15 và phát triển con người trong các lĩnh vực này và cung cấp một khung tư duy hữu ích cho việc hiểu và nâng cao sự phát triển cá nhân Đối với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế cũng như các yếu tố khác của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao Đối với mỗi sinh viên, khao khát cũng như áp lực phát triển bản thân của họ ngày càng lớn Xu hướng trẻ hóa người giàu đang gia tăng nhanh trong xã hội, vận dụng lý thuyết Phát triển cá nhân của Maslow để quan sát nhu cầu phát triển bản thân của mỗi sinh viên khi muốn tìm việc làm [19]

Trang 8

PHẦN 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng

4.1.1 Nghiên cứu định tính

Được sử dụng ở thời kì đầu của nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó, thảo luận nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu

Giai đoạn được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu một số sinh viên của trường ĐHCNHN về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường của sinh viên

- Các thông tin cần thu thập

• Sinh viên trường ĐHCNHN có quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường trong thời đại CMCN 4.0 không? • Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi

tốt nghiệp?

• Yếu tố nào ảnh hưởng nhất tới khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường? Vì sao? • Các yếu tố đó ảnh hưởng gì đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên trong thời

đại CMCN 4.0 sau khi ra trường? - Quy trình phỏng vấn sinh viên

• Phỏng vấn các sinh viên để họ có thể nêu ra quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường

• Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp, so sánh các nội dung từ đó làm cơ sở cho thiết kế bảng hỏi đưa vào nghiên cứu, phân tích chính thức Bảng câu hỏi sau khi được hoàn chỉnh, bổ sung, hoàn thiện được đưa vào nghiên cứu chính thức

4.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất

Về dữ liệu nhóm sử dụng trong nghiên cứu: nhóm sử dụng hai nguồn dữ liệu chính gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Trang 9

- Dữ liệu thứ cấp

• Qua tìm hiểu sách, các trang web trên Internet, các báo chí và tạp chí

• Một số khóa luận, luận văn của các sinh viên, giáo sư liên quan đến đề tài trên Internet - Dữ liệu sơ cấp

• Thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn thông qua sử dụng bảng hỏi với số lượng người tham gia nhiều và thời gian trả lời nhanh Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên

4.2 Thiết kế nhiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu mô tả kết hợp với nghiên cứu giải thích tiến hành qua nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ định tính: được tiến hành thông quá quá trình phỏng vấn cùng sinh viên trường ĐHCNHN

Mục đích chủ yếu nhẳm tổng hợp các lý thuyết liên quan, từ đó phân loại hệ thống hóa, phân tích và khái quát lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo Từ đó rút ra kết luận khoa học làm cơ sở cho bảng hỏi

4.3 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Cách chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện, thuận tiết nhất cho nhà nghiên cứu mà không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu 94 người tham gia khảo sát là sinh viên khóa 15 đến khóa 18 trường ĐHNCNH Bảng câu hỏi được gửi sinh các sinh viên

❖ Thiết kế thang đo bảng hỏi • Cấu trúc bảng hỏi gồm:

• Giới thiệu tên đề tài nghiên cứu

• Giới thiệu thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát

• Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự, các khía cạnh mục tiêu nghiên cứu Sử dụng thang đo theo cấp độ với sự lựa chọn bao gồm “hoàn toàn không đồng ý”, “không đồng ý”, “trung lập”, “đồng ý”, “hoàn toàn đồng ý”

❖ Thang đo

- Kiến thức chuyên môn

1 Sinh viên có kiến thức chuyên môn càng cao thì càng dễ tìm kiếm việc làm

Trang 10

2 Kiến thức chuyên môn đi đôi với kinh nghiệm thực tiễn giúp sinh viên nâng cao năng lựuc cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm

3 Chương trình đào tạo từ trường đại học phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành nghề đang hướng tới

- Kinh nghiệm làm việc

1 Sinh viên càng nhiều kinh nghiệm làm việc thì càng có cơ hội tuyển dụng 2 Người có kinh nghiệm thì có CV càng tốt

3 Kinh nghiệm làm việc là bắt buộc phải có khi tìm kiếm việc làm trong thời kỳ 4.0 - Định hướng nghề nghiệp

1 Thông tin nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để một cá nhân quyết định đến công việc tương lai

2 Định hướng nghề nghiệp càng sớm thì khả năng tìm kiếm công việc phù hợp càng cao

3 Định hướng nghề nghiệp giúp xác định đúng công việc - Kỹ năng mềm

1 Người có càng nhiều kỹ năng thì khả năng tìm kiếm việc làm càng cao 2 Kỹ năng mềm là yếu tố bắt buộc có để tìm kiếm được việc làm

3 Mỗi ngành nghề khác nhau yêu cầu các kỹ năng khác nhau - Quan hệ xã hội

1 Người có nhiều mối quan hệ xã hội thì càng dễ tìm kiếm công việc 2 Quan hệ xã hội giúp sinh viên có được cơ hội tìm kiếm việc làm tốt 3 Quan hệ là yếu tố bắt buộc để tìm kiếm việc làm

- Trình độ ngoại ngữ

1 Ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc phải có của sinh viên để tìm kiếm công việc trong thời đại CMCN 4.0

2 Biết được càng nhiều ngoại ngữ thì khả năng xin được việc tốt càng cao 3 Người tuyển dụng sẽ ưu tiên người biết ngoại ngữ trong lúc phỏng vấn

4 Người có trình độ ngoại ngữ cao sẽ có nhiều cơ hội làm ở các công ty lớn và nước ngoài

- Bằng cấp

1 Bằng cấp là yếu tố bắt buộc phải có khi tìm việc làm trong thời đại CMCN 4.0

Trang 11

2 Người có bằng cấp sẽ dễ dàng xin việc hơn 3 Người có bằng cấp cấp sẽ tìm được công việc tốt

4.4 Phương pháp xử lí số liệu

❖ Xử lý dữ liệu điều tra bảng hỏi

Các dữ liệu khảo sát qua điều tra bảng hỏi theo quy trình thực hiện đảm bảo việc thu thập dữ liệu là đảm bảo chất lượng, làm sạch dữ liệu,mã hóa dữ liệu và nhập liệu trước khi đưa dữ liệu vào phân tích

- Bước 1: Kiểm tra dữ liệu thô

• Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin: loại bỏ các phiếu hỏi không đảm bảo chất lượng hoặc các phiếu hỏi thiếu quá nhiều các thông tin

• Kiểm tra tính hợp lệ của mỗi phiếu hỏi Các phiếu hỏi được cho là trả lời cho xong hoặc tỷ lệ câu hỏi không được trả lời cao đều lên là phiếu trả lời không hợp lệ và cần được loại bỏ

• Qua kiểm tra số phiếu thu về 94 phiếu hợp lệ - Bước 2: Mã hóa phiếu hỏi

• Số hóa mỗi phần trả lời của mỗi câu hỏi - Bước 3: Nhập liệu, kiểm tra và làm sạch dữ liệu

• Dữ liệu do máy tính tự tập hợp vì khảo sát qua biểu mẫu Google form

• Kiểm tra thông qua đối chiếu thủ công và xác định các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất để tránh những sai sót xảy ra trong quá trình nhập liệu

❖ Phân tích dữ liệu điều tra bảng hỏi - Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Là phương pháp để tổng hợp các phương pháp đo lường, trình bày số liệu điều tra, thể hiện được đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những số liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng, phương pháp của sinh viên trường ĐHCNHN

- Phương pháp so sánh

Sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều kiện khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác nhau ) để đưa ra kết luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đối với sinh viên trường ĐHCNHN

Trang 12

4.5 Giả thuyết nghiên cứu

Để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một vài giả thuyết nghiên cứu như sau:

• Giả thuyết 1 (H1): Kiến thức chuyên môn ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 2 (H2): Kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 3 (H3): Kĩ năng mềm ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 4 (H4): Định hướng nghề nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 5 (H5): Quan hệ xã hội ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 6 (H6): Trình độ ngoại ngữ có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

• Giả thuyết 7 (H7): Bằng cấp có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

4.6 Mô hình nghiên cứu

Sau khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như trên, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình như

Kiến thức chuyên môn Kinh nghiệm làm việc

Trang 13

Trong đó:

+ Biến độc lập: Kiến thức chuyên môn (H1), Kinh nghiệm làm việc (H2), Kỹ năng mềm (H3), Quan hệ xã hội (H4), Định hướng nghề nghiệp (H5), Trình độ ngoại ngữ (H6), Xếp loại tốt nghiệp (H7)

+ Biến phụ thuộc: Khả năng tìm kiếm việc làm trong thời kỳ CMCN 4.0 của sinh viên trường ĐHCNHN

Trang 14

PHẦN 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Kết quả nghiên cứu định lượng

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi các mẫu khảo sát đến các sinh viên trường ĐHCNHN thông qua các hội nhóm trên Facebook và các nhóm Zalo lớp, nhóm tôi đã khảo sát 94 sinh viên

Khoa Quản lí kinh doanh 45 47,9% Khoa Kế toán – Kiểm toán 12 12,8% Khoa Công nghệ thông tin 8 8,5% Trường Ngoại ngữ - Du lịch 12 12,8%

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu)

5.1.1 Phân tích nhóm đối tượng

Nghiên cứu tiến hành xem xét trên 2 đối tượng là sinh viên đã có việc làm (bao gồm sinh viên làm đúng chuyên ngành và không đúng chuyên ngành) và sinh viên chưa có việc làm để thu được kết quả khách quan nhất về khả năng tìm kiếm vệc làm của sinh viên

Hình 5 1 Biểu đồ thể hiện số sinh viên làm có việc làm và chưa có việc làm

Trang 15

Kết quả trên cho thấy sinh viên có việc làm hoặc chưa có việc làm đang có tỷ lệ gần bằng nhau Có thể hiểu, việc sinh viên chưa có việc làm gồm 48 sinh viên (chiếm 51,1%) do một số rào cản và nguyên nhân khi tìm kiếm việc làm, đa số do đối với các sinh viên chường trình học và các kì thực tập đang tốn khá nhiều thời gian Đối với các sinh viên đã có việc làm, số sinh viên làm việc không đúng chuyên ngành đang khá cao gồm 34 sinh viên (chiếm 36,2%) Ngày nay, việc làm không chỉ dừng lại ở những công việc đúng với chuyên ngành đang theo học mà còn có thể mở rộng sang những công việc không đúng chuyên ngành nhưng vẫn phù hợp với thể chất, năng lực và sở thích cá nhân của sinh viên

5.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên trường ĐHCNHN sau khi ra trường

Để có nhận định chính xác hơn về những yếu tố ảnh hưởng đén nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, nhóm nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi, phỏng vấn sâu 8 bạn và thu được ý kiến:

Trang 16

Từ kết quả phỏng vấn và thảo luận thì nhóm rút ra 5 yếu tố ảnh hưởng tác động tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên

5.1.2.1 Kiến thức chuyên môn

Hình 5 2 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của kiến thức chuyên môn tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Trang 17

Như biểu đồ trên ta thấy phần lớn sinh viên đều hoàn toàn đồng ý với các ý kiến:

• “Sinh viên có kiến thức chuyên môn càng cao thì càng dễ tìm kiếm việc làm” với 42 sinh viên

• “Kiến thức chuyên môn đi đôi với kinh nghiệm thực tiễn giúp sinh viên nâng cao năng lực cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm” với 43 sinh viên

• “Chương trình đào tạo từ trường đại học phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành nghề bạn đang hướng tới” với 42 sinh viên

Có thể thấy rằng, nhận thức của sinh viên đối với kiến thức chuyên môn khá cao Kiến thức chuyên môn là điều cần thiết và bắt buộc phải có khi xin vào một vị trí nào đó trong doanh nghiệp Kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản vào một ngành nghề lĩnh vực nào đó Những kiến thức này không tự xuất hiện mà phải được trau đồi liên tục, và khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên sẽ được học hỏi và rèn luyện chắc chắn nhất Chính vì vậy, hiện nay đa số sinh viên dành thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn rất nhiều Nhiều sinh viên không tìm kiếm việc làm thêm chính là để dành thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn

5.1.2.2 Kinh nghiệm làm việc

Hinh 5 3 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của kinh nghiệm làm việc tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Trang 18

Theo biểu đồ:

• 40 sinh viên hoàn toàn đồng ý và 35 sinh viên đồng ý với ý kiến “Sinh viên càng nhiều kinh nghiệm làm việc thì càng có cơ hội tuyển dụng”

• 42 sinh viên hoàn toàn đồng ý và 31 sinh viên đồng ý với ý kiến “Người có kinh nghiệm thì có CV càng tốt”

• 40 sinh viên hoàn tồng đồng ý và 29 sinh viên đồng ý với ý kiến “Kinh nghiệm làm việc là bắt buộc phải có khi tìm kiếm việc làm trong thời kỳ 4.0”

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố rất quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người Nó giúp cho chúng ta trở nên nổi bật trong công việc và cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ cùng lĩnh vực Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc là “lá bài” giúp cho chúng ta nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác NHững ứng viên giỏi sẽ biết cách dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để khỏa lấp những hạn chế về bằng cấp, giới tính Nhờ đó, cơ hội được nhà tuyển dụng để mắt đến và tăng cơ hội trúng tuyển Cách để sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc đó là đi làm part-time, tham gia các hoạt động từ các câu lạc bộ, kỳ thực tập hay các hoạt động trên lớp,

5.1.2.3 Định hướng nghề nghiệp

Hình 5.4 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp tới khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan