1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương chi tiết học phần tiếng anh iii tiếng anh ngành dược

36 5 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

HỌC PHẦN: TIẾNG ANH III: TIẾNG ANH NGÀNH DƯỢC

- Tổng số tín chỉ : 3 LT - Tổng số giờ tín chỉ : 45 LT

- Hình thức đào tạo : Chính quy

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

(Kèm theo Quyết định số 322/QĐ-ĐHKTYDĐN, ngày 19/06/2020 của Hiệu trưởng TrườngĐại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng)

1 Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Tiếng Anh III: Tiếng Anh ngành Dược

Thực hành, thực tập (ở phòng lab, cơ sở, thực địa, ) : 00 giờ TC

- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Ngoại Ngữ – Khoa Khoa học cơ bản

2 Mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra của học phần 2.1 Mục tiêu học phần:

Kiến thức:

-Về từ vựng: Các nhóm từ chuyên ngành đã được phân loại rõ ràng và cụ thể trongtừng đơn vị bài học.

+ Bài 1: Từ vựng chỉ các bộ phận và ngành nghề trong công ty sản xuất dược phẩm, + Bài 2: Từ vựng liên quan việc khám phá các loại chất và phát triển sản phẩm thuốc.

Trang 3

+ Bài 3: Từ vựng liên quan công tác đảm bảo chất lượng dược phẩm.+ Bài 4: Từ vựng liên quan việc thử nghiệm lâm sàng.

+ Bài 5: Từ vựng liên quan các quy định đảm bảo an toàn về thuốc.+ Bài 6: Từ vựng liên quan công đoạn đóng gói sản phẩm dược.

-Về ngữ pháp: Các loại cấu trúc được sử dụng trong giao tiếp cũng được chia theotừng mục đích sử dụng khác nhau:

+ Bài 1: Cấu trúc dùng để cung cấp thông tin và tự giới thiệu.+ Bài 2: Cấu trúc dùng để hỏi và đưa ra ý kiến.

+ Bài 3: Cấu trúc câu hỏi trong quá trình kiểm tra thuốc và câu đề nghị.+ Bài 4: Cấu trúc dùng để miêu tả một quy trình và câu đề yêu cầu lịch sự.+ Bài 5: Cấu trúc câu tường thuật, câu lời khuyên và câu cảnh báo.

+ Bài 6: Cấu trúc câu chỉ dẫn và câu thuyết trình.

-Về phát âm: Các kiến thức liên quan việc nhấn ở từ, câu trong sử dụng văn nói đối vớicác câu dài.

Kỹ năng:

- Reading: Sử dụng từ vựng để đọc được các tài liệu liên quan các quy trình nghiêncứu, chế tạo và sản xuất thuốc mới

- Listening: Nghe và lấy được thông tin từ các hội thoại, các đoạn ghi về quy trình sảnxuất và kiểm nghiệm thuốc mới

-Speaking: Sử dụng các mẫu câu để hỏi và đáp các thông tin liên quan việc sản xuấtthuốc mới, liên quan đến cách chỉ dẫn hay yêu cầu lịch sự

-Writing: Sử dụng từ vựng và cấu trúc để viết được lý lịch nghề nghiệp, báo cáo thửnghiệm thuốc và miêu tả một quy trình

Thái độ, chuyên cần:

- Có thái độ cầu tiến, ham học hỏi trong suốt quá trình học tập.

- Hình thành được ý thức tự học và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đáp ứngchuẩn đầu ra của nhà trường theo khung ngoại ngữ Châu Âu.

2.2 Chuẩn đầu ra học phần

Sau khi hoàn thành học phần này, SV có khả năng: Chủ đề CĐR Ct (Cđr1) Sử dụng được các nhóm từ chuyên ngành để giải thích được các quy

trình sản xuất và kiểm nghiệm thuốc mới và hỏi và đáp được các thôngtin liên quan sự an toàn của thuốc mới.

CĐR 4, 5, 8,10

Trang 4

(Cđr2) Sử dụng được các cấu trúc câu chỉ dẫn, câu tường thuật, câu yêu cầu

lịch sự để giao tiếp và viết tường thuật liên quan vấn đề đảm bảo chấtlượng và an toàn của thuốc mới

CĐR 4, 5,10

(Cđr3) Vận dụng được các từ vựng và cấu trúc câu đã học để đọc hiểu đượccác tài liệu liên quan ngành sản xuất dược phẩm và giao tiếp hiệu quảvới bệnh nhân và đồng nghiệp bằng Tiếng Anh

CĐR 8, 9,10

(Cđr4) Có thái độ yêu thích học tiếng Anh và cải thiện kỹ năng nhằm nâng caohiệu quả sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp với bệnh nhân và đồng

* Diễn giải: 0: Không liên quan, 1: Đóng góp ít, 2: Đóng góp nhiều

Ma trận phân bổ việc đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần

Trang 5

3 Tóm tắt nội dung học phần (viết tóm tắt nội dung học phần trong khoảng 150 từ)

Đây là học phần III: Tiếng Anh chuyên ngành Dược bao gồm hệ thống tính từ, danh từ và động từ được sử dụng để giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu, sản xuất và kiểm nghiệm thuốc mới và các cấu trúc hỏi đáp về lời khuyên, yêu cầu và chỉ dẫn để giao tiếp thích hợp với đối tác làm việc Ngoài ra với thời lượng 45 tiết trong học phần này người học sẽ được luyện tập các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết tiếng Anh liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất và kiểm nghiệm thuốc mới Học phần còn cung cấp cho người học kỹ năng giao tiếp lịch sự, hợp lý với bệnh nhân và đồng nghiệp.

Trang 6

4 Nội dung chi tiết học phần (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1) và phân bổ thời gian (ghi số giờ TC trong các cột (2), (3), (4), (5), (6) và (7)

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

Starter: Departments in a pharmaceutical company (p.5) Reading: - Fab Pharmaceuticals (part 1, p.6)

- Job profile (part 4 & 5, p.8-9)

Vocabulary: Pharmaceutical categories (part 2, p.7 & part 15, p.16) Language spots: - providing information (part 3, p.7)

- Introducing yourself (part 8, p.11)

- Summarizing action points (part 11, p.13) Listening: - Project team (part 6 & 7, p.10)

- Summarizing the decision taken at the meeting (part 10, p.12) Speaking: Introducing yourself (part 9, p.12)

Writing: - Fab pharmaceuticals (part 11 & 12, p.13) - A job advertisement (part 13 & 14, p 14-15)

Further practice: Cross-cultural differences in market drugs internationally (p.16)

Trang 7

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

Starter: Research and development (p.17)

Reading: - Caduceus pharmaceuticals Ltd (part 1, p.18) Vocabulary: - Drug information (part 3, p.20)

- Forms of drug (part 7, p.22 & part 10, p.24)

Language spots: - Asking about drug discovery and development (part 2, p.19)

Listening: - Minutes of Tuesday’s brainstorming meeting (part 4, p.20 & part 5, p.21) - Hospital in-patient dosage form survey results (part 8 & 9, p.23-24) Speaking: - Talking about time periods (part 6, p.21)

- Discussing the development of an NICE (part 12, p.25) Writing: - Asking for and giving information (part 11, p.25) Further practice: How many drug categories do we need? (p.26)

Starter: Good practice (p.27)

Reading: - Berner Pharmaceuticals Ltd (part 1, p.28-29) - A memo (part 3, p.30)

1,5

Trang 8

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

- An internal audit report (part 11, p.35) - Warning signs (part 13, p.36)

Vocabulary: - GMC (Google Merchant Center) (part 2, p.29) - Laboratory safety procedures (part 7, p.33) Language spots: - Suggesting corrective action (part 12, p.36)

- SOPS – processes, procedures, documentation and timing (part 14, p.37) Listening: - Preparation for an internal audit of laboratory safety procedures (part 6, p.33)

- An audit of safety procedures in a laboratory (part 9, p.34) Speaking: - Informing (part 4, p.31)

- Asking and answering audit questions (part 10, p.35) Writing: - A memo (part 5, p.32)

- Questions about laboratory safety systems and procedures (part 8, p.34)

Further practice: Drug contamination: lessons to be learned? (p.38)

Starter: Preclinical and clinical trials (p.39)

Reading: - Preclinical and clinical testing (part 1 & 2, p.40-41; part 5, p.42) - A summary of the meeting (part 10, p.45)

0,5

Trang 9

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

- Getting a close insight into precinical testing (part 13, p.46) Vocabulary: - Preclinical and clinical testing (part 3 & 4, p.41-42) - Confused words (part 18, p.49)

Language spots: - Describing a process (part 6, p.42-43)

- Getting information and making suggestions (part 8, p.44) Listening: - An impromptu lab meeting (part 7, p.43)

- A mock inspection (part 14, p.47) Speaking: - Making suggestions (part 9, p.44)

- Requesting information and responding directly (part 15, 16 & 17, p.48-49) - Reading out the definitions (part 19, p.49)

Writing: - A short summary of the situation (part 11 & 12, p.45-46) Further practice: Experimental Drugs on Trial (p.50)

Starter: - Drug safety and regulatory affairs (p.51)

Reading: - Additional effects of taking drugs (part 1& 2, p.52-53) - An email from the Head of Regulatory Affairs (part 9, p.59) Vocabulary: - The information required by the drug authorities (part 8, p.58) Language spots: - Health authorities and useful terms (part 5, p.56)

Trang 10

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

- Discussing causes of SAE (part 7, p.57)

- Giving general advice and strong warnings (part 11 & 12, p.61) Listening: - Discussing SAE (part 6, p.56)

- The Regulatory Affairs department (part 10, p.60) Speaking: - Symptoms related to a drug (part 13, p.610

Writing: - A case report (part 3, p.53)

- Reporting severe adverse events to health authorities (part 4, p.54) Further practice: Fatal fakes – counterfeit medicines (p.62)

1 1

Starter: -Warning signs (p.63)

Reading: - The production process (part 9, p.67-68) - Childhood packaging (part 19, p.72) Vocabulary: - Warning signs (part 4, p.65)

- Risks involved in the packaging area (part 15, p.70) - Types of packaging (part 16, 17 & 18, p.71-72) Language spots: - Expressing moments in time (part 2 & 3, p.64) - Passive sentences (part 10, p.68)

Listening: - RRB Pharmaceuticals (part 1, p.63)

Trang 11

Nội dung

(Ghi chi tiết đến từng bài dạy của từng chương)

Hình thức tổ chức dạy học học phần

- The protection clothing items (part 5, 6 & 7, p.65-66) - Giving prsentation (part 11 & 12, p.69)

Speaking: - Giving instructions (part 8, p.66)

- The productiona and packaging facilities (part 20, p.72) Writing: - Preparing a short presentation (part 13 & 14, p.70) Further practice: Boy killed by potent pain patch (p.73)

Trang 12

5 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

1 Sử dụng được các câu tự giới thiệu bản thân và công viêc cũng như câu cung cấp thông tin trong các cuộc họp.

2 Vận dụng từ vựng về nghề nghiệp, việc phát triển thuốc mới và giới thiệu thuốc mới để có thể tóm tắt được các điểm chính trong cuộc họp.

3 Vận dụng từ vựng và cấu trúc để viết được mẫu quảng cáo tuyển nhân sự 4 Vận dụng từ vựng và cấu trúc để đọc hiểu được văn bản về sự khác nhau trong văn hóa giới thiệu thuốc mới.

1 Vận dụng được từ vựng về các thể thức thuốc và các loại thuốc để hỏi và trả lời về việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới.

2 Vận dụng các cấu trúc nêu ý kiến và nói về thời gian để thảo luận về sự phát triển thuốc mới

3 Đọc hiểu được các văn bản liên quan các loại danh mục thuốc.

1 Hiểu được các hình thức viết tắt liên quan chất lượng thuốc.

2 Vận dụng được từ vựng về các quy định kiểm tra chất lượng thuốc và hệ thống an toàn tại phòng thí nghiệm để hỏi và trả lời về việc kiểm tra.

Trang 13

Bài họcMục tiêu bài họcChuẩn

3 Vận dụng được mẫu câu đề nghỉ để nêu các đề nghị và lời khuyên liên quan vấn đề đảm báo chất lượng và an toàn sản xuất.

4 Đọc hiểu được các quy trình sản xuất tiêu chuẩn.

1 Nhận biết được thuật ngữ chuyên ngành liên quan quy định của cấp có thẩm quyền về thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng.

2 Vận dụng được từ vựng và cấu trúc để diễn giải được các quy trình thử nghiệm và đưa ra các đề nghị, lời khuyên liên quan quy định nhà nước về thử

1 Sử dụng từ vựng liên quan các quy định về an toàn sản xuất thuốc để nói về các ảnh hưởng của thuốc bao gồm tác dụng phụ nguy hiểm.

2 Vận dụng các cấu trúc lời khuyên và cảnh báo để thảo luận về nguyên nhân của các tác dụng phụ nguy hiểm.

3 Đọc hiểu được các quy định về sử dụng thuốc an toàn và thuốc giả.

1 Hiểu được các cảnh báo an toàn trong khâu sản xuất và đóng gói.

2 Vận dụng các từ vựng và cấu trúc chỉ dẫn để hướng dẫn các quy trình sản Cđr 3,4

Trang 14

Bài họcMục tiêu bài họcChuẩn

xuất theo quy định.

3 Đọc và nói được về các khó khăn trong khâu đóng gói sản phẩm dược.

7 Ôn tập Vận dụng được toàn bộ kiến thức ngôn ngữ của học phần để đạt được các kỹ năng ngôn ngữ theo yêu cầu của học phần.

8 Kiểm tra - Kiểm tra kỹ năng Nghe – Nói áp dụng kiến thức của học phần - Kiểm tra kỹ năng Đọc – Viết áp dụng kiến thức của học phần

Trang 15

6 Tài liệu học tập

* Tài liệu chính:

English for pharmaceutical industry (2010), Michael Bucheler, Kathy Jahnig,

Gloria Matzig and Tanya Weindler, Oxford University Press.

* Tài liệu tham khảo:

1 Check your English vocabulary for medicine – third edition, Oxford University

2 Oxford handbook of clinical pharmacy, Philip Wiffen, Marc Mitchell, Melanie

Snelling and Nicola Stoner, Oxford University Press

7 Các phương pháp giảng dạy và học tập của học phần

Các bài học được giảng dạy bằng các phương pháp:

+ Thuyết trình (Lecture): bằng phấn bảng, thuyết trình bằng file powerpoint trên máy chiếu có hình ảnh trực quan sinh động

+ Trình chiếu video có phụ đề Tiếng Anh và thiết kế các bài tập liên quan + Tự học (Self-study): tra cứu tài liệu

+ Dạy học E-learning: tham gia các khóa học trực tuyến.

+ Dạy học theo nhóm (Group-based learning): thảo luận, học nhóm, thuyết trình bằng Tiếng Anh các chủ đề liên quan đến bài học

+ Phương pháp đóng vai (Role playing) + Động não (Brainstorming)

+ Dạy học qua nghiên cứu tình huống (Case study)

BẢNG MÔ TẢ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Trang 16

* Diễn giải: 0: Không liên quan, 1: Đóng góp ít, 2: Đóng góp nhiều

8 Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên

- Kết quả đánh giá môn học/học phần là thông tin mang tính cá nhân đối với SV, không

công khai

- Sinh viên vắng kiểm tra (có phép hoặc không phép) mà không xin phép và không thực hiện làm bài kiểm tra bù thì mặc nhiên nhận điểm 0 cho bài kiểm tra đó.

- Sinh viên tham gia các nhóm trình bày trước lớp phải tích cực tham gia các hoạt động theo yêu cầu Sinh viên nào không đạt yêu cầu này phải nhận điểm thấp hơn các bạn trong nhóm.

- Về bài tập (gồm có bài tập trình bày và bài tập riêng cá nhân): Theo yêu cầu cụ thể của giảng viên

9 Thang điểm đánh giá

Thực hiện đánh giá bài kiểm tra (từ vựng, cấu trúc câu, thuyết trình) của các cột điểm

quá trình và thi kết thúc học phần cuối kỳ theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) làm tròn đến 1chữ số thập phân (theo Quy định về đánh giá học phần đào tạo đại học theo tín chỉ hiện hànhcủa nhà trường).

Phòng Đào tạo đại học sẽ tính điểm tổng kết học phần, quy đổi sang thang điểm chữ (A,B,C,D,F,I) và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình chung tích lũy và xét học kỳ.

Các cột điểm đánh giá bao gồm: 1) 1 cột điểm chuyên cần

2) 4 cột điểm kiểm tra lý thuyết giữa học phần 3) 1 cột điểm thi kết thúc học phần cuối kỳ

10 Đánh giá kết quả học tập học phần

10.1 Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số 30%, bao gồm các cột điểm là

các điểm đánh giá bộ phận như sau:

Trang 17

- Điểm chuyên cần, thái độ học tập (CCTĐ)

- 04 cột điểm kiểm tra lý thuyết: 02 bài kiểm tra viết, 02 bài kiểm tra kỹ năng Nghe,

Nói, Đọc và Viết.

*Mô tả cách thức kiểm tra – đánh giá quá trình

- Điểm thái độ, chuyên cần:

Cách đánh giá điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc)

Số tiết nghỉ học so với số tiết quy

- Thuyết trình nhóm: chia lớp thành các nhóm, số thành viên nhóm 7–8 SV, giao nội dung vềchủ đề cần thuyết trình liên quan đến nội dung của 6 bài học trong học phần, chấm theo Rubrics

(phụ lục 2).

- Bài kiểm tra trắc nghiệm (Từ vựng và cấu trúc), (Mã LT, 1.2, 1.3): phát đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, mỗi đề khoảng 15 – 20 câu, gồm các câu hỏi MCQ, case study, câu hỏi ngắn SV làm trực tiếp lên đề, GV chấm điểm, công bố sau 1 tuần

- Bài kiểm tra viết (kỹ năng Đọc – Viết): đề kiểm tra bao gồm 1 bài đọc hiểu và 1 bài viết theo chủ đề Sinh viên làm trực tiếp trên đề, GV chấm, công bố đáp án và kết quả sau 1 tuần.

- Bài kiểm tra vấn đáp (kỹ năng Nghe – Nói): GV hỏi kiểm tra vấn đáp trực tiếp với sinh viên và ghi điểm.

BẢNG MÔ TẢ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNHVÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ

Phương pháp giảngdạy

CĐR CTĐT (PLO)

CĐR1 CĐR2 CĐR3 CĐR4 CĐR5 CĐR6 CĐR7 CĐR8 CĐR9 CĐR10

Trang 18

1 Thuyết trình nhóm 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 2 Bài kiểm tra trắc

4 Bài kiểm tra vấn

* Diễn giải: 0: Không liên quan, 1: Đóng góp ít, 2: Đóng góp nhiều

10.2 Đánh giá kết thúc học phần: Điểm kết thúc học phần có trọng số 70%

- Hình thức thi: trắc nghiệm

- Thời lượng thi: 60 phút, 80 câu

-Sinh viên không được tham khảo tài liệu khi thi.

Ma trận nội dung kiểm tra cuối kỳ và trọng số: (Mã Thi – xem Phụ lục 3)

11 Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

11.1 Đánh giá chất lượng học phần

SV đã hoàn thành học phần được yêu cầu đánh giá học phần qua hệ thống online của nhà trường Nội dung đánh giá: (1) quá trình giảng dạy, đánh giá học tập của GV, (2) nội dung của học phần (SV nào hoàn thành đánh giá học phần mới được xem kết quả học tập của mình trên hệ thống).

11.2 Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật, cải tiến học phần

Cuối mỗi năm học, cán bộ chuyên trách ĐBCL của Bộ môn Ngoại Ngữ - Khoa Khoa học cơ bản tiến hành tổng hợp thông tin, báo cáo về các nội dung phản hồi của các bên liên quan.

Trước mỗi năm học mới, Hội đồng Khoa học – đào tạo của Khoa tiến hành họp xem xét các nội dung phản hồi, đề xuất các cải tiến cần thiết cho chương trình đào tạo, bao gồm học phần này Các nội dung cần cải tiến (nếu có) sẽ được áp dụng vào chỉnh sửa, cập nhật, cải tiến học phần và trình nhà trường xem xét phê duyệt.

12 Thông tin về giảng viên tham gia giảng dạy

Giảng viên 1: ThS Lê Thị Lệ Trinh

Địa chỉ liên lạc: 27 Thủ Khoa Huân, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Số điện thoại: 0905 388 202

E-mail: ltltrinh@dhktyduocdn.edu.vn

Hướng nghiên cứu chính: Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành Y-Dược

Giảng viên 2: ThS Nguyễn Thị Lê

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w