Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội nước ta hiện nay

216 0 0
Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYEN THỊ THỦY

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2018

Trang 2

NGUYEN THỊ THỦY

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp Mã số : 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VU HONG ANH

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Tác giả xin cam đoan luận án nay là do tự ban thân thực hiện

và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác dé làm sản phẩm của riêng mình Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dan rõ ràng Tác giả hoàn

toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên ban của luận an.

Tác giả luận an

Nguyễn Thị Thủy

Trang 4

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc doi với PGS.TS Vũ Hong Anh là thay hướng dan khoa học đã tận tình định hướng, chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức khoa học vô cùng quý báu, bồ ich.

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các Thây, Cô Khoa Hành chính Nhà nước, Khoa Sau đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội luôn tạo điễu kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tác giả học tập, nghiên cứu.

Cảm on đồng nghiệp, gia đình, anh, chị, em và bạn bè da động viên khích lệ, tạo điều kiện, giúp đỡ, quan tâm, đóng góp ý kiến quỷ báu để tác giả hoàn

thành bản Luận an này.

Ha Nội, ngày 18 thang 6 năm 2018Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thủy

Trang 5

Trang MỞ ĐÂU 2-55-2552 22E211271271211211711 11.211 T11 T11 1 1 111kg |

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án - 2-2 5252x252 7 1.1.1 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan chức năng, nhiệm

vu, quyén han cua Quốc HỘI - G E121 11123111 231 11 931 1n vn ng ngu 7 1.1.2 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động ban

hành nghị quyết của Quốc hội - 2 + s£+E£EE£EEE+EEeEEetrkerkerred 11 1.1.3 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quy trình, thủ

tục ban hành nghị quyết Quốc hội 2-2-2 + x+E++E£EE++Eerserred 12 1.2 Sự kế thừa, phát triển và những van đề cần tiếp tục nghiên cứu 16 1.2.1 Những kết qua nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa va phát trién 16 1.2.2 Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu -2- + 5e+xerxzxsrxerreee 22 1.3 Hướng nghiên cứu của luận án - - 5c 5c S133 E SE EEEsrrerrerrrrrrrrrrrree 24 Kết luận chương l -2 2 SE EEEEEEEXEE1121111E111211 1111111111111 1111111 25 Chương 2: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUY TRÌNH THỦ TỤC

BAN HANH NGHỊ QUYET CUA QUOC HỘII - 55cccccccccee 26 2.1 Khái quát về nghị quyết của Quốc hội -22ccccc+cccxverrcrrrree 26

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nghị quyết của Quốc hội 2- 2 5z ©5+¿ 26 2.1.2 Phân loại nghị quyết của Quốc hội 2-22 2 +22 ++£E++Eezrxerxeee 33 2.2 Quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội - - 39 2.2.1 Khái niệm quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội 39 2.2.2 Đặc điểm của quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của

6)i090,0201777 42

2.2.3 Vai trò của quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội 43 2.2.4 Phân loại quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết - +: 47 2.2.5 Yêu cầu đối với quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của

Trang 6

2.3.1 Hoạt động ban hành nghị quyết của Nghị viện ở một số nước trên

THỂ SOT no ch ntgĩnh axons atc cava ata, sas SEs TURAN SHR Vs ah 301018 54 2.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình ban

hành nghị quyêt của QUOC hội - - c3 3321 **1££EE£veeeeeeressres 61

Kết luận chương 2 - 2 S229 E2E12E152112117112111171121111111.11 11.1111 64

Chương 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE QUY TRÌNH,

THỦ TỤC BAN HANH NGHỊ QUYẾT CUA QUOC HỘI NƯỚC TA 65 3.1 Hoạt động ban hành nghị quyết của Quốc hội 2- 2 5c se+zxecxcez 65 3.1.1 Nghị quyết quy phạm pháp luat oo eeccccesecseeseessesseessessesssessessessesseeaees 65 3.1.2 Nghị quyết áp dụng pháp luật -2- s2 setE+E£EEeEESEEEEErrkerkerkree 67 3.2 Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết

của Quốc hộii - ¿52s E19E1221121121112112111111111.1111111 211111111 68 3.2.1 Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết

quy phạm pháp luật theo thủ tục thông thường - - -++<+2 68

3.2.2 Quy định của pháp luật về ban hành nghị quyết quy phạm pháp

luật cua Quoc hội theo quy trình, thủ tục rút øọn -«+-«+ 84

3.2.3 Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết

áp dụng pháp luật của Quôc hội 5 S25 * +2 *+++vrsseeessesee 85

3.3 Đánh giá quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội 105 3.3.1 Những kết quả đạt được trong quy trình, thủ tục ban hành nghị

quyết của Quốc hội - 2 + ẻ+E+EE£+EE+EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrree 105 3.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về quy

trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội, nguyên nhân

của hạn ChẾ -¿-¿- + +t+ExSEE+E2EEEESEESEEEEEE2E121111121121121212112111 11515 xe 109 Kết luận chương 3 2-2 s12 EEEE2E197112112117112111121111 112111111111 e6 121 Chương 4: QUAN DIEM VA GIẢI PHAP HOÀN THIỆN QUY TRINH,

THỦ TỤC BAN HANH NGHỊ QUYET CUA QUOC HỘI NƯỚC TA 122 4.1 Quan điểm hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của

Quốc hội nước ta hiện nayy - 2-52 SE EEEE12E1211211211 21111 te 122 4.1.1 Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

cần được tiến hành đồng thời với việc đôi mới tô chức và hoạt

động của Quốc hội -2- 2 2+ 2+EE£EEE2EEEEE2E12E1211211712211 1122 122

Trang 7

nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân - 124

4.1.3 Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

phải góp phan nâng cao giá trị pháp lý của nghị quyết - 126 4.1.4 Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

phải bảo đảm nâng cao chất lượng nghị quyết 2-5 2 5z: 127 4.1.5 Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và

phù hợp với xu thế của các NUGC ¿- + sz+xk+EkeEE+EEEEEEExerkerkret 128 4.1.6 Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

phải bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng - ‹- 5-5 129 4.2 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục

ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta 22 2 sexz+rxerxee 130 4.2.1 Hoàn thiện quy định về thấm quyền ban hành nghị quyết của

Quốc hội; phân định giữa nội dung của nghị quyết với nội dung

của các văn bản quy phạm pháp luật khác - - «+5 «<< <>+s 130

4.2.2 Hoàn thiện quy định về tinh chất pháp lý nghị quyết của Quốc hội 131 4.2.3 Tăng cường và nang cao trách nhiệm cua những người tham gia

vào quy trình, thủ tục ban hành nghị quyêt của Quôc hội 134

4.2.4 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành

nghị quyêt QUOC hộII - c3 13133111311 1E 1211 1 ke rrke 135

4.2.5 Nghiên cứu mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật - - + +52 + + £+*EE+eEeeseeeseererrreerrke 144

4.2.6 Nghiên cứu xây dựng luật điều chỉnh quy trình, thủ tục ban hành

nghị quyết sửa đôi hiến pháp -. 2-2 52+ 2+EEeEEE2EEeEEeEEEerxrrkrre 145 Kết luận chương 4 2° s9 EEEEE1118111211211111111 11111111 1111101111111 147 KẾT LUẬN ©2 2 Ss2EE2E12711211211211211 11211 1111.1111111 11 11x E1eerre 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN 8 H6 151

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 22-22 5522E£2£E2EEeEEerxeerxed 152

PHU LỤC -2cc22cccc2222221111121tE1222122111 11 tt 1 eerrre 164

Trang 8

ADPL : Áp dụng pháp luật

BHVBQPPL : Ban hành van bản quy phạm pháp luật

CATANDTC : Chánh án Toà án nhân dân tối cao ĐBQH > Đại biéu Quốc hội

QPPL : Quy phạm pháp luật

TANDTC : Toà án nhân dân tôi cao UBPL : Ủy ban pháp luật

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VBQPPL : Văn ban quy phạm pháp luật

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dan tối cao

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

Tại các văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn xác định rõ về tầm quan trọng của Quốc hội trong Bộ máy nhà nước Đồng thời ban hành nhiều văn bản xác định những nhiệm vụ và phương hướng nhắn mạnh, mang tính chiến lược về đổi mới tổ chức và

hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Quốc hội Trong báo cáo chính

trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đôi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” [22] Đại hội Dang lần thứ XII khang định:

Tiếp tục đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biéu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các van đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quan lý, sử dung các nguồn lực của đất nước [24].

Thê chế hóa đường lối của Dang ta, kế thừa va phát triển quy định của các Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Quốc hội là co quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các van dé quan trong của đất nước và giám sát tối cao đôi với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69).

Thực hiện chức năng mà Hiến pháp quy định, trong những năm qua, Quốc hội đã phát huy được vai trò của mình trong hoạt động lập pháp và đạt được những kết quả cao trong hoạt động này Bên cạnh đó, việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng được chú trọng và đôi mới nhằm bảo đảm cho các quyết định của Quốc hội kip thời, chính xác, dap ứng tốt nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội Nội dung nghị quyết của Quốc hội tập trung vào nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, chất lượng nghị quyết của Quốc hội càng được đảm bảo Đề dat được những thành công đó, một trong những lí do chính là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội vẫn còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập Một trong nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết

Trang 10

quyết chưa kịp thời

Dé nâng cao chất lượng, hiệu qua ban hành nghị quyết của Quốc hội, đòi hỏi cần nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết dé từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về nghị quyết, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội Trong bối cảnh đó, tác giả Luận án chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình, thi tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta hiện nay” làm luận án tiễn sĩ có ý nghĩa cả về lý

luận và thực tiễn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta Trong đó, tập trung nghiên cứu những van đề lý luận về quy trình thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội.

Phạm vi nghiên cứu được xác định là những quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta từ khi có Luật BHVBQPPL năm 2008 Trong đó chủ yếu nghiên cứu quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết được

quy định trong Luật BHVBQPPL năm 2008, Luật BHVBQPPL năm 2015, Nội quy

kỳ họp của Quốc hội (ban hành kèm theo Nghị quyết 07/2002/QHII ngày 16/12/2002 và Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội).

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình, thủ tục đó nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ban hành nghị quyết của Quốc hội

nước ta.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào những nhiệm vụ

sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghị quyết bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại nghị quyết Quốc hội; nghiên cứu kinh nghiệm ban hành nghị quyết của một số

nước trên thê giới.

Trang 11

quyết, các yêu cầu đối với quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội;

- Đánh giá thực trạng về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội ở nước ta; chỉ ra bất cập, hạn chế trong quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết.

- Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.

4 Phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp chung

Nhăm phục vụ cho việc nghiên cứu một cách khoa học, luận án có sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành: Đây là nhóm các phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được vận dụng trong nghiên cứu luật học (phương pháp tiếp cận của chuyên ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính, Lý luận nhà nước và pháp luật ).

- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Phương pháp được tiễn hành thông qua tong hợp và phân tích số liệu, cụ thé là các số liệu sơ cấp.

- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Trên cơ sở tham khảo những công trình

khoa học của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, những người phụ trách nghiên

cứu lĩnh vực chính tri, pháp luật dé thu nhận những thông tin, đặc biệt là các quan điểm, cách tiếp cận và sự lập luận có giá trị cho luận án.

4.2 Phương pháp cụ thể

Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích, được sử dụng trong qua trình xây dựng khái niệm,

phân tích đặc điểm, nghị quyết của Quốc hội; phân tích quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội nước ta Phân tích sơ cấp bao gồm các Văn kiện của Đảng và VBQPPL của Nhà nước Phân tích thứ cấp bao gồm phân tích các bài báo, tạp chí

chuyên ngành.

- Phương pháp tổng hợp, gồm tông hợp những quan điểm khoa học về nghị quyết và quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; tổng hợp các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội, đánh giá những

Trang 12

đề xuất.

- Phương pháp so sánh, được sử dụng trong quá trình làm rõ sự khác nhau giữa các nghị quyết Quốc hội và giữa nghị quyết với luật khi quy định về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội Phương pháp này được vận dụng trong việc

xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành

nghị quyết Quốc hội nước ta.

- Phương pháp chuyên gia, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án, phương pháp này được tác giả sử dụng đối với các chuyên gia pháp lý ở trong nước nhằm thu thập thông tin và lay ý kiến Tác giả liên hệ, gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện thoại trao đôi với các chuyên gia, nhà khoa học, ĐBQH và gián tiếp trao đôi thông qua thư điện tử (Email) với các nhà khoa học, ĐBQH khi không có điều kiện gặp trực tiếp Các nhà nghiên cứu khoa học mà tác giả có gặp gỡ, trao đổi gồm: GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Thái Vĩnh Thang, PGS.TS Tô Văn Hòa, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan Đồng thời, phương pháp chuyên gia được sử dụng đối với các nhà nghiên cứu khoa học, vừa đồng thời là những người đã và đang hoạt động trong thực tiễn như Ông Phan Trung Lý (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội), ông Dang Đình Luyén (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội), Ông Lương Phan Cừ (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội), Ông Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) và Ông Vũ Hồng Anh (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp), ĐBQH Trần Hồng Nguyên, Nguyễn Văn Lợi,

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh.

- Phương pháp mô tả và phân tích quy phạm, chủ yêu được sử dung trong qua trình mô tả những quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, thẩm quyền của Quốc hội, quy định của pháp luật về nghị quyết, quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội Luận án chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

5 Đóng gop mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về nghị quyết, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.

Trang 13

của các VBQPPL khác (luật của Quốc hội); hoàn thiện tính chất pháp lý nghị quyết của Quốc hội; tăng cường và nâng cao trách nhiệm của những người tham gia vào quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; hoàn thiện lý luận về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta như: về quy trình, thủ tục lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng nghị quyết và đánh giá tác động chính sách; hoạt động soạn thảo dự thảo nghị quyết, về hoạt động thấm định, thâm tra; công bố và đăng công báo nghị quyết của Quốc hội

Về thực tiên: Dựa và quy định của pháp luật, vận dụng đúng quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết trong thực tiễn hoạt động của Quốc hội.

5.1 Những nội dung kế thừa và hệ thong hóa

- Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây về một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về nghị quyết của Quốc hội; kế thừa kết quả nghiên cứu về quy trình Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết; quy trình, thủ tục ban hành các nghị quyết của Quốc hội về kinh tế xã hội, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

- Luận án hệ thống hóa các quan điểm về tính chất, nội dung nghị quyết của Quốc hội; quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

5.2 Những nội dung nghiên cứu, khảo sat, phat hiện

- Phân tích khái niệm, đặc điểm quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; phân loại quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết; làm rõ vai trò và yêu cầu đối với nghị quyết và quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.

- Phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.

- Luận giải quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội, cụ thể đó là: xác định rõ tính chất pháp lý nghị quyết của Quốc hội; hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị

quyét của Quoc hội.

Trang 14

dung luận án được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án

Chương 2: Những van đề lý luận về quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

Chương 3: Thực trạng quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành

nghị quyét của Quoc hội nước ta

Trang 15

1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án

Từ trước đến nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, trong đó nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta Đây cũng là nguồn tài liệu quý báu dé tác giả luận án tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nghị quyết của Quốc hội, quy trình, thủ tục và hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội là nội dung mới, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, cụ thể, công phu, đầy đủ Trong quá trình khảo sát tài liệu để xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu, tác giả đã hệ thống một cách tổng quát các tài liệu nghiên cứu từng được thực hiện có liên quan đến đề tài như sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan chức năng, nhiệm vu,

quyên hạn của Quốc hội

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm VU, quyên hạn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam” của TS Ngô Đức Mạnh đưa ra hai cơ sở dé nghiên cứu: lý luận và thực tiễn để đánh giá về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; nghiên cứu vi trí, vai trò của Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước; nghiên cứu các đặc điểm của Quốc hội với tính chất là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; nghiên cứu các căn cứ dé xác định chức năng, thâm quyền của Quốc hội trong bộ máy nhà nước trên quan điểm đổi mới.

- “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyên” của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung năm 2007 là cuốn sách có giá trị rất lớn trong quá trình tác giả luận án nghiên cứu Trong cuốn sách này, việc nghiên cứu bắt đầu từ những yêu cầu chung đối với Quốc hội theo những tiêu chí đặt ra của Nhà nước pháp quyền Từ đó đòi hỏi

Quốc hội Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện tô chức và hoạt động nhằm đáp ứng

yêu cầu của một Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Đồng thời, đưa ra những phương cách giúp Quốc hội thực hiện tốt sự uỷ quyền

của Nhân dân Khi nói đên hoạt động của Quôc hội, cuôn sách khăng định: “Xét cho

Trang 16

nhau, nhưng quyết định cuối cùng phải thể hiện được đa số ý chí của các ĐBQH, cũng là ý chí và quyền lợi của Nhân dân Vì thế, các quyết định của Quốc hội chỉ đạt chất lượng tốt khi chúng được ban hành theo đúng quy trình, thủ tục, có sự phù hợp

giữa nội dung với hình thức, tên gọi của văn bản.

- “Một số vấn đề về đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đinh Xuân Thảo (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 1/2011) đề cập trực tiếp đến chức năng lập pháp của Quốc hội Ngoài những ghi nhận mà Quốc hội đã và đang làm được trong thời gian qua như ban hành một khối lượng lớn các VBQPPL, chất lượng văn bản được chú trọng, tác gia cũng đặt ra một số van dé cần đổi mới dé nâng cao chất lượng trong hoạt động lập pháp của Quốc hội Bao gồm: nâng cao năng lực lập pháp nhăm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo chiều sâu, tăng cường pháp chế trong hoạt động lập pháp, nâng cao trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

- Soạn thảo luật pháp và tiễn bộ xã hội dân chủ, Robert B Seidman, Ann Seidman, Nxb Kluwer Law International, sách dich năm 2003 của Nha xuat ban Chính trị quốc gia Nội dung chủ yếu tập trung vào phương pháp và kỹ thuật lập

pháp trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của những người soạn thảo pháp luật,

đặc biệt là các yếu tô trọng tâm như quy trình, thủ tục lập pháp, quy trình xây dựng các dự án luật một cách toàn diện, khoa học Đồng thời, công trình nghiên cứu này đã đưa ra những kỹ năng soạn thảo văn bản cụ thể, từ đó giúp các nhà làm luật có cơ sở dé ban hành văn bản có chất lượng.

- How congress works (Quốc hội Mỹ hoạt động như thé nào) của Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, sách địch được xuất bản năm 2003; đây là tài liệu quý giá có kết cau thành 3 chương Chương 1, sách nghiên cứu đến việc lãnh đạo các đảng phái ở Quốc hội Ở nước Mỹ có nhiều đảng phái, nhưng chỉ có hai đảng gồm Đảng dân chủ và Dang cộng hòa là hai đảng mạnh nhất luôn chiếm ưu thế, thay nhau cam quyền và tác động sâu rộng đến nền chính trị Mỹ Trong bộ máy lập pháp ở cả Thượng viện và

Hạ viện thì việc thông qua các điều luật lại bị chỉ phối bởi sự phân chia về các đảng

phái Trong cuộc đấu tranh của các đảng phái, đảng đa số luôn giữ vai trò đặc biệt

Trang 17

đảng ở Quốc hội, có một người có chức vụ đo hiến pháp lập ra đó là chủ tịch Hạ viện; chương 2, nghiên cứu tiến trình lập pháp và chương 3, nghiên cứu về hệ thống ủy ban của Quốc hội.

- “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên thế giới” do TS Nguyễn Sĩ Dũng chủ biên và Hoàng Minh Hiếu đồng chủ biên xuất bản năm 2014 Cuốn sách là thành quả nghiên cứu rất công phu về nghị viện của một số nước trên thé giới như: Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điền, Trung Quốc Một trong những nội dung được cuốn sách tập trung nghiên cứu như: bản chất, vai trò, chức năng, cơ cau tô chức của Nghị viện một SỐ nước, quy trình, thủ tục hoạt động của nghị viện một SỐ nước; tổ chức, hoạt động của các co quan mô hình tô chức và hoạt động của cơ quan giúp việc nghị viện Trong đó, làm rõ mối quan hệ giữa tính chất của nghị viện với quy trình và thủ tục làm việc của nghị viện như: tính chất làm việc tập thể của nghị viện yêu cầu phải xây dựng những quy trình, và thủ tục làm việc hợp lý [132, tr.226]; hoạt động lập pháp của nghị viện có vai trò quan trọng đối với quốc gia, nên yêu cầu công việc của nghị viện phải được tổ chức theo những quy trình và thủ tục chặt chẽ [132, tr.227]; quy trình và thủ tục làm việc của nghị viện được xây dựng dé đảm bao

tinh dan chu cua nghi vién.

- “Mô hình tô chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ”, của GS.TS Trần Ngọc Đường xuất bản năm 2008; nội dung cuốn sách này nghiên cứu 3 phan lớn, trong mỗi phần được kết cấu thành các chương Phan 1 bao gồm cơ sở lý luận của việc đôi mới mô hình tô chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; phần 2 nghiên cứu về thực trạng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ ở nước ta và phần 3 nghiên cứu việc cần hoàn thiện mô hình tô chức, phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN hiện nay.

- Quốc hội Việt Nam, Tổ chức, hoạt động và đổi mới của tác giả Phan Trung Lý xuất bản năm 2010 Cuốn sách là công trình khoa học nghiên cứu công phu về

nghiên cứu về tô chức và hoạt động cua Quôc hội; đặc biệt chương 2 nghiên cứu đên

Trang 18

hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội Trong đó đặt ra yêu cầu cơ bản nhằm đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội như: đòi hỏi hoạt động lập pháp của Quốc hội phải vươn lên hơn nữa để một mặt tạo nên cơ sở pháp lý đầy đủ để các cơ quan, tổ chức hoạt động, mặt khác, vạch ra hành lang pháp lý dé công dân yên tâm làm ăn, sinh sống [49]; nâng cao chất lượng, tăng cường tinh kha thi của chương trình xây dựng Luật pháp lệnh; phải tiếp tục cải tiến quy trình lập pháp để nhanh chóng có được hệ thống pháp luật đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [49] Đồng thời, đánh giá những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta.

- Hội thảo: “7: 6 chức và hoạt động của Quốc hội, kinh nghiệm của Việt Nam và Quốc té” do Viện Nghiên cứu Lập pháp phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24-25 tháng 4 năm 2014 Trên cơ sở 12 tham luận và nhiều ý kiến thảo luận, Hội thảo đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng, trong đó có các nội dung cơ bản về mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt nam và một số nước như Canada, Đức, Myanmar Trong đó nhắn mạnh các nội dung liên quan đến chức năng quan trọng là quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam và nghị viện của một s6 nước.

- Lê Thanh Vân là tác giả luận án Tiến sĩ “Cơ sở ly luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003); tac giả luận án phân tích những quan điểm, nhận thức chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đánh giá thực trạng về tô chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra các nội dung VỀ cơ cở lý luận của việc đôi mới cơ cau tô chức và hoạt động của Quốc hội nước ta Những cơ sở lí luận này rất cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tế của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

- Luận án “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2007) của Trần Hồng Nguyên; tác giả luận án đã làm rõ chức năng lập pháp của Quốc hội là chức năng quan trọng nhất, được quy định xuyên suốt trong các Hiến pháp của Việt nam Theo luận án, mặc dù pháp luật quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp nhưng trên thực tế và lý luận đang đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ dé có quy định cụ thé, khoa học hơn.

Trang 19

1.1.2 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động ban hành nghị quyết của Quốc hội

- Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Quốc hội trong hoạt động lập pháp và quyết định các vấn dé quan trọng của đất nước ” do GS TS Hồ Trọng Ngũ làm chủ nhiệm Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn dé khang định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu vào đời sống quốc tế, xây dựng nén kinh tế thị trường, xây dựng nha nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; chứng minh nhu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong hoạt động lập pháp, quyết định những van dé quan trọng của đất nước Đồng thời, xác định phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động lập pháp, quyết định các van dé quan trọng của đất nước Trong đó, dé tài nhắn mạnh sự tăng cường, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội chính là để củng cố, nâng cao sức mạnh của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

- “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn xây đựng và thực hiện nghị quyết của Quốc hội” của PGS.TS Vũ Hồng Anh xuất bản năm 2013 Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến nghị quyết của Quốc hội như: lý luận về tính pháp lý, hiệu lực hiệu quả thực hiện nghị quyết, các tiêu chí để đánh giá hiệu lực hiệu quả nghị quyết của Quốc hội, xác định những yếu tô tác động của nghị quyết Công trình cũng đánh giá thực trạng về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, đưa ra những quan điểm và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội Việt Nam gồm: giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của những chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, các chủ thê tham gia vào quá trình thông qua nghị quyết; nâng cao chất lượng nghị quyết; nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết.

- “Tính chất, nội dung nghị quyết của Quốc hội trong mối tương quan với luật” của tác giả Hoàng Thị Ngân là bài viết quan trọng liên quan đến nghị quyết của

Quoc hội, trong đó xác định rõ về tính chat và nội dung của nghị quyết Tác giả có sự

Trang 20

phận tích kỹ lưỡng và đánh giá sâu sắc về tính chất của nghị quyết Quốc hội sau khi

phân loại chúng.

- “Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 203, 9/2011 của tác giả Phan Trung Hiền Tác giả đã tiếp cận các khái niệm có liên quan đến hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước có thâm quyên; xác định nội dung nào được ban hành bởi luật hay nghị quyết Đặc biệt, tác giả đánh giá tính chất về các nghị quyết Quốc hội và đề xuất một vài giải pháp về cách xác định tính chất nghị quyết Quốc hội.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội

- Tác giả Vũ Mão có công trình “Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của UBTVOH” (1999 - 2003) và được viết thành sách năm 2004 với tên gọi “Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội” nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình lập pháp của Quốc hội và pháp lệnh của UBTVQH Từ đó, đưa ra nhóm giải pháp cần chú trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội như: việc chuẩn bị, quyết định, thảo luận thông qua các dự án luật tại kỳ họp Quốc hội, nâng cao chất lượng đại biểu Nội dung chủ yếu được tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quy trình lập pháp nói chung mà không trực tiếp nghiên cứu đến quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

- TS Ngô Đức Mạnh chủ nhiệm đề tài khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiền hoàn thiện hệ thong văn bản pháp luật về quy trình và thủ tục làm việc tại kỳ họp Quốc hội (2007- 2009)” Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như: lý luận và các yêu cầu đối với hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp; đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp cũng như việc áp dụng các văn bản này trên thực tế; đề tài còn đưa ra những quan điểm và các nguyên tắc nhằm đổi mới quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội Quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội còn quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tại kỳ họp của Quốc hội Vì vậy, các giải pháp được đặt ra nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội.

Trang 21

- TS Hoàng Văn Tú là tác giả của công trình nghiên cứu: “Ủy ban thường vu Quốc hội (UBTVOH) xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội- thực trạng và kiến nghị” năm 2011 Tác giả nghiên cứu một cách hệ thông cơ sở pháp lý về thâm quyền của UBTVQH trong việc xem xét, cho ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, xác định giá trị pháp lý việc xem xét, cho ý kiến của UBTVQH về dự án luật, dự thảo nghị quyết Đề tài còn nghiên cứu và xác định các yêu cầu xem xét, cho ý kiến của UBTVQH về dự án luật, dự thảo nghị quyết là một trong những giai đoạn của quy trình lập pháp của Quốc hội Đồng thời hệ thông hóa một số vấn dé cơ bản trong quy trình lập pháp của Quốc hội, trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu quy định của pháp luật về vị trí, vai trò của UBTVQH trong quy trình lập pháp Công trình đánh giá tổng kết thực tiễn hoạt động của UBTVQH trong việc xem xét, cho ý kiến dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, đánh giá những mặt được, những mặt hạn chế và đưa ra một số nhận xét, đánh giá khoa học bước đầu, góp phần đưa ra một số kiến nghị để sửa quy trình trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL); đề xuất các giải pháp dé UBTVQH thực hiện thiết thực và hiệu quả hơn nhiệm vụ trên, cũng là góp phan nâng cao chất lượng lập pháp của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội trong giai đoạn mới.

- Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Quốc Thang: “Hoàn thién quy trình xem xét, quyết định các van dé quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ” năm 2001 đã giải quyết được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện quy trình xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như những van đề về bản chất, nội dung, vai trò của quy trình này Ở chương 2, luận văn được tác giả đánh

giá thực trạng của quy trình và thực hiện quy trình theo các giai đoạn quy định của

pháp luật từ Hiến pháp 1946 cho đến Hiến pháp 1992 Chương 3 của luận văn đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quy trình, đổi mới hình thức thông qua quy trình.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban công tác lập pháp có công trình nghiên cứu: “Quy trinh, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội ” được xuất bản năm 2005 do

Trang 22

Đặng Văn Chiến chủ biên Hướng nghiên cứu của công trình là tiếp cận toàn bộ quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội Phạm vi nghiên cứu rất rộng, từ quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp, trong hoạt động giám sát, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước đến quy trình thủ tục khác trong hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH Nội dung quy trình này đã cụ thể hóa được những vấn đề cơ bản trong hoạt động của Quốc hội dựa trên quy định của Luật BHVBQPPL năm 1996 sửa đổi 2002 Tuy nhiên, phần về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết QPPL của Quốc hội được cuốn sách nhắc đến mang tính giới thiệu; đặc biệt cuốn sách không đánh giá những ưu điểm, hạn chế của quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội; không đề xuất giải pháp nào nhằm hoàn thiện các quy trình trên.

- Báo cáo nghiên cứu “Đánh gid quy trình xây dựng Luật, pháp lệnh - Thực trạng và giải pháp ” do TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên năm 2008 nghiên cứu về quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội và UBTVQH Nội dung tài liệu xác định rõ từng bước tiễn hành trong quy trình, thủ tục ban hành luật, pháp lệnh Tuy nhiên, trong báo cáo không nhắc đến quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

- Sách chuyên khảo “VBQPPL và quy trình ban hành VBOQPPL” cua tắc giả

Phan Trung Lý Cuốn sách nghiên cứu vào những nội dung cơ bản như khái niệm, đặc điểm của VBQPPL, nguyên tắc xây dựng VBQPPL Bên cạnh đó, cuốn sách đã

đi sâu vào nghiên cứu những quy định mới của Luật BHVBQPPL năm 2008, xác

định và phân tích thâm quyền của các cơ quan ban hành VBQPPL, làm rõ quy trình

xây dung, ban hành từng loại VBQPPL, đặc biệt là quy trình xây dựng, ban hành luật,

pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội.

- Ở bài viết “7i iép tuc hoan thién quy trinh, thu tuc lam viéc cua Quốc hội ”, của tác giả Ngô Đức Mạnh nghiên cứu ở hai van dé cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội Một là, cơ sở pháp lý cho hoạt động của Quốc hội, tác giả liệt kê các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của Quốc hội Đồng thời, chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành Hai là, tác giả đề xuất những giải pháp dựa trên những nguyên tắc nhất định như phải đảm bảo tính dân chủ, bình đăng, tính công khai, đảm bảo tính khoa học trong quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội.

Trang 23

- Tác giả Vũ Hồng Anh có bài viết: hoàn thiện quy trình, thủ tục tiến hành phiên họp toàn thể của Quốc hội đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Bài viết có hướng tiếp cận sâu về quy trình, thủ tục tiến hành phiên họp theo quy định tại nội quy kỳ họp Quốc hội và vai trò của quy trình, thủ tục phiên họp toàn thé Bao gồm 4 vai trò: sự đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp cho các quyết định của Quốc hội, đảm bảo chất lượng cho các quyết định của Quốc hội Bên cạnh đó, tác giả cũng phân loại thành 5 quy trình, thủ tục phiên họp toàn thé như quy trình thủ tục quyết định cơ cau và tô chức nhân sự; quy trình, thủ tục thông qua dự án luật; quy trình, thủ tục thông qua dự thảo nghị quyết Đồng thời đánh giá những điểm bất hợp lý trong quy trình tiến hành phiên họp toàn thé của Quốc hội và đưa ra 5 giải pháp cần thiết nhằm hoàn

thiện quy trình, thủ tục này.

Tính đến thời điểm hiện nay, những thông tin mà tác giả có được trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động của Nghị viện (Quốc hội) các nước cho thấy chưa có công trình khoa học nao của nước ngoài nghiên cứu day đủ và có tính hệ thống về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội Điều này chứng tỏ nghị quyết của Quốc hội là vẫn đề còn bỏ ngỏ cần được nghiên cứu vì nghị quyết có vai trò nhất định trong hoạt động của Quốc hội các nước Thực tế cho

thấy, Quốc hội một số quốc gia vẫn sử dụng nghị quyết nhăm thực hiện nhiệm vụ

của Quốc hội Một số tài liệu sau đây có liên quan luận án như: Bài viết của tác giả Jacob E.Gersen va Eric A.Posner khi viết về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội cho răng: quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội là một sự lai ghép giữa luật mềm và luật cứng bởi bản thân các thủ tục hoạt động của Hạ viện và Thượng viện là các thé thức phù hợp với Hiến pháp nhưng không có hiệu

lực bên ngoài, không có hiệu lực tư pháp và cũng không được coi là luật lệ rang

buộc bởi các cơ quan pháp lý khác [142, tr.573; 582] Xuất phát từ các nhìn nhận của tác giả, bài viết đã có cách tiếp cận rất thực tế trong hoạt động của Quốc hội các quốc gia là Quốc hội có thé đặt ra những chuẩn mực, quy tắc cho hoạt động của mình mà không nhất thiết Hiến pháp có quy định hay không Chính vì thế mà việc ban hành và sử dụng nghị quyết dường như dễ dàng hơn so với luật Ngoài ra còn

có các công trình như:

Trang 24

- Nghị quyết của Nghị viện được sử dụng như thế nào? Jim Jarrase,

http:/www.lefigaro.fr/politique/2010/01/22/0100220100122ARTFIGO00682 quoI- sert

- une - resolution - parlementaire-.php.

- Edward V Schneir, Bertram Gross Congess Today St Martin’s Press.N.Y 1993

- The United States Federal Budget Making Process, Nel M, 2016.

- Soft Law: Lessons from Congressional practice, Geersen, Jacob E; Posner,Eric A, Stanford Law Review; December 2008; 61,3; ProQuest Central.

1.2 Sự kế thừa, phát triển và những van đề cần tiếp tục nghiên cứu

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu về nghị quyết Quốc hội, đặc biệt là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội ở trong nước và nước ngoài đã nêu,

tác gia luận án có những nhận xét, đánh giá sau:

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và phát triển

Thứ nhất, mặc du đã có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nhưng chưa nghiên cứu có chiều sâu, mang tính hàn lâm Có thé nói, các công trình nghiên cứu nêu trên là những công trình nghiên cứu trên diện rộng và chưa khai thác đến vấn đề trọng tâm của luận án.

Thứ hai, chủ yêu nghiên cứu về van đề đôi mới tô chức và nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội trên tất cả các chức năng của Quốc hội, trong đó có chức năng lập pháp và quy trình lập pháp mà chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp đến quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội Hiện nay, một số công trình có nội dung gần với đề tài chúng tôi đang nghiên cứu, nhưng không trùng với đối tượng nghiên cứu của luận án Đối với quy trình, thủ tục ban hành và các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội là nội dung mới mà các công trình nghiên cứu trên rất ít được đề cập đến.

Thứ ba, nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho luận án của chúng tôi là:

- “Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội” như đã trình bày ở trên, được Ban công tác lập pháp của UBTVQH ấn hành là nguồn tài liệu quý giá Trong tài liệu này, các tác giả chia làm 3 nội dung lớn bao trùm lên tất cả các hoạt động của Quốc hội Bao gồm cơ sở lý luận về quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam như quy trình lập hiến, quy trình lập pháp, quy trình trong hoạt động giám

Trang 25

sát, quy trình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quy trình trong việc quyết định vấn đề về tổ chức bộ máy Trong quy trình, thủ tục của hoạt động lập pháp, tài liệu có đề cập đến quy trình soạn thảo, thẩm tra, cho ý kiến, thông qua và công bố luật Đồng thời đề cập nghị quyết có chứa QPPL của Quốc hội và diễn giải quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội giống với luật Tuy nhiên,

trong tài liệu này chỉ đưa ra theo phương pháp liệt kê các quy trình cơ bản quy định

tại Luật BHVBQPPL 1996 (sửa đổi bổ sung 2002) mà không đưa ra nhận xét, đánh giá nào về quy trình, thủ tục trên Đồng thời cũng không đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp của Quốc hội nói chung và hoạt động ban hành nghị quyết của Quốc hội nói riêng Mặt khác, Quốc hội Việt Nam không chỉ ban hành nghị quyết có chứa QPPL mà còn ban hành các nghị quyết không chứa QPPL hay còn gọi là nghị quyết áp dụng pháp luật (nghị quyết cá biệt) Vấn đề đặt ra là các nghị quyết không chứa QPPL do Quốc hội ban hành sẽ thực hiện theo

quy trình, thủ tục nào? Có phải là quy trình lập pháp hay không? Do đó, chúng tôi

cho rằng trong tài liệu này không trùng với nội dung mà chúng tôi đang nghiên cứu - Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiên để xây dung nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng nam” do Lê Như Tiến chủ nhiệm đã nghiên cứu trực tiếp vào một loại nghị quyết cụ thể của Quốc hội - nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm Đề tài đi sâu nghiên cứu các nội dung quan trọng như: sự cần thiết phải xây dựng nghị quyết, tính khả thi của nghị quyết, nội dung của nghị quyết và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung của nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm Khi tiếp cận khái niệm nghị quyết của Quốc hội chỉ ở một góc độ theo quy định của Luật BHVBQPPL, nghị quyết “là VBQPPL được Quốc hội ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc XỬ su chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội” [111, tr.11] mà không tiếp cận ở góc độ rộng hơn theo tính chất và nội dung nghị quyết của Quốc hội Đề tài có đánh giá quy trình xây dựng nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm nhằm hoàn thiện những hạn chế trong Luật BHVBQPPL năm 1996 (sửa đổi năm 2002) và đã được khắc phục cơ bản trong Luật BHVBQPPL năm 2008 Tác giả luận án cho rằng, nghị quyết về nhiệm vụ kinh

tê xã hội hàng năm của Quôc hội chỉ là một trong sô rât nhiêu loại nghị quyêt do

Trang 26

Quốc hội ban hành Vì thế, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết cũng cần xem xét một cách thấu đáo dựa trên nội dung và tính chất của văn bản.

- “Một số van dé lý luận và thực tiễn xây dựng và thực hiện nghị quyết của Quốc hội” là cuén sách quan trọng giúp tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án, đặc biệt là phần về lý luận Tài liệu tiếp cận khái niệm nghị quyết của Quốc hội ở phạm vi rộng hơn và có chung quan điểm với tác giả luận án khi xác định nghị quyết của Quốc hội không chỉ có một loại duy nhất là văn bản QPPL mà nghị quyết của Quốc hội có nhiều loại Bao gồm nghị quyết QPPL là nghị quyết có nội dung chứa đựng QPPL mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương [4, tr.20]; nghị quyết áp dụng pháp luật “là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, vì vậy nội dung của nghị quyết bao giờ cũng là mệnh lệnh cụ thể với đối tượng xác định” [4, tr.28]; và nghị quyết chủ đạo “là hình thức thé hiện các quyết định của Quốc hội được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức do luật định nhằm đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính chiến lược quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia” [4, tr.32].Với cách phân loại dựa trên tính chất pháp lý và nội dung của nghị quyết cho thấy không thể sử dụng chung một quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết, “chỉ khi Quốc hội ban hành nghị quyết có nội dung là quy phạm pháp luật thì thủ tục, trình tự và hình thức mới tuân theo quy định của Luật, còn nghị quyết ADPL không phải tuân theo quy định của luật này” [4, tr.23] Ở chương 2 của cuốn sách, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng ban hành nghị quyết về số lượng, chất lượng, tính chất pháp lý của nghị quyết, thực trạng thực hiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Theo đó, tác giả cuốn sách khang định Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định trình tự, thủ tục ban hành nghị quyết là văn bản pháp luật được thực hiện như đối với trình tự thủ tục ban hành luật Tại chương 2, cuốn sách còn đề cập đến thực trạng tô chức thực hiện nghị quyết của Quốc hội; chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động ban hành và tô chức thực hiện nghị quyết của Quốc hội như từ quy định của

pháp luật chưa rõ ràng; do trình độ nhận thức của cán bộ, công chức, do năng lực của

đại biéu Quốc hội, đặc biệt là chưa tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục ban hành nghị quyết Ở Chương 3, cuốn sách đề xuất yêu cầu, quan điểm, giải pháp nâng cao

chất lượng ban hành va nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết như: Xác định rõ tính

Trang 27

chất pháp lý của nghị quyết do Quốc hội ban hành; nâng cao năng lực của đại ĐBQH trong quá trình thảo luận, cho ý kiến, biéu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội; xác định trách nhiệm của các chủ thé trong việc tuân thủ nghiêm minh quy định của pháp luật về xây dựng nghị quyết của Quốc hội Tuy nhiên, công trình khoa học này không nghiên cứu chuyên sâu và chưa chú trọng đến việc nhìn nhận một cách tông thé các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; chưa có sự đánh giá, phân tích dé tìm ra những hạn chế trong quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

- Báo cáo khoa học “Đánh giá quy trình Quốc hội xem xét thông qua và giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội” của Viện Nghiên cứu Lập pháp nghiên cứu về thực trạng quy trình xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội; xác định một số bất cập trong quy trình xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội như sau: Chưa đủ cơ sở lý luận nghiên cứu về hình thức văn bản QPPL là nghị quyết của Quốc hội [133, tr.33]; quy định về thâm quyền, nội dung, hình thức cũng như quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội còn chưa rõ ràng, hoàn chỉnh [133, tr.34]; việc xác định hình thức văn bản, thâm quyền ban hành còn chưa có sự thuần thục; sự tuân thủ quy trình xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội chưa thực sự nghiêm túc, chưa đúng các bước trong quy trình Từ đó, báo cáo đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quy trình xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội Đặc biệt báo cáo xác định rõ: cần xác định cụ thể về nội dung và phân loại nghị quyết của Quốc hội dé từ

đó xác định được giá trị pháp lý và loại quy trình, thủ tục phù hợp Đó là những

hướng nghiên cứu rất bồ ich mang tính định hướng quan trọng cho Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết.

- Bài báo khoa học: “Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: Nghị quyết hay Luật?” của tác giả Nguyễn Quốc Thắng: “Tính chất, nội dung nghị quyết của Quốc hội trong mối tương quan với luật?của TS Hoàng Thị Ngân va bài viết “Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật của tác giả Phan Trung Hiền là những công trình nghiên cứu cụ thé, trực tiếp đến nghị quyết của Quốc hội Theo TS Hoàng Thị Ngân, nghị quyết của Quốc hội có nhiều loại, có nghị quyết mang tính quy phạm và có nghị quyết không mang tính quy phạm; tính chất pháp lý của các nghị quyết là khác nhau; chưa có sự rõ ràng về tính

Trang 28

chất pháp lý và chưa đi đến thống nhất về giá trị pháp lý của loại văn bản này Sự chưa rõ ràng ấy bao gồm cả nghị quyết của Quốc hội với luật và giữa các nghị quyết của Quốc hội với nhau.

Có thé xem xét tương quan giữa luật và nghị quyết của Quốc hội dưới tiêu

chí là hiệu lực và giá trị pháp lý Theo Luật BHVBQPPL, hai loại văn bản

này được đặt ở vị thế ngang băng, chỉ phân biệt về mặt nội dung do nghị quyết của Quốc hội Có những nghị quyết còn có giá trị pháp lý cao hơn luật và ban hành theo thủ tục đặc biệt như nghị quyết sửa đôi, bồ sung hiến

pháp [57, tr.6].

Do đó, quy trình, thủ tục ban hành loại văn bản này là như thế nào? Nếu xác định tất cả nghị quyết do Quốc hội ban hành đều là VBQPPL sẽ phải ban hành theo quy trình của Luật BHVBQPPL, nghĩa là ban hành theo quy trình lập pháp Nếu chỉ tuân theo quy trình, thủ tục lập pháp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phân loại nghị quyết của Quốc hội vì thực tế nội dung và tính chất nghị quyết của Quốc hội rất khác nhau Nếu chia thành nhiều loại nghị quyết, cần có quy trình ban hành riêng cho từng loại hay không cũng là vấn đề cần đặt ra Tương tự như vậy, tác giả Phan Trung Hiền đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về giá trị, thứ bậc pháp lý đối với nghị quyết của Quốc hội và lập luận khoa học về loại văn bản này Theo tác giả Phan Trung Hiền, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong khoa học luật về nghị quyết của Quốc hội Nghị quyết của Quốc hội có thể là văn bản có giá trị pháp lý

tương tự như luật:

Nghị quyết dùng để phê chuẩn các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Nhìn chung, pháp luật Việt Nam tôn trọng điều ước quốc tế và điều này gần như trở thành nguyên tắc trong tất cả các đạo luật: trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có

quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của

điều ước quốc tế Mà theo suy luận, điều ước quốc tế không thê có giá trị “thấp hơn” luật Vì vậy, văn ban dung dé phê chuẩn điều ước quốc tế cũng không thê có giá trị pháp lý thấp hơn luật [39].

Đồng thời, TS Phan Trung Hiền cũng cho rằng nghị quyết của Quốc hội là văn bản đưới luật, có thé không phải là VBQPPL mà có thé là văn bản chủ đạo hoặc văn

Trang 29

bản cá biệt Trên cơ sở đó, TS Hoàng Thị Ngân và TS Phan Trung Hiền có đề xuất một số giải pháp nhằm xác định giá trị pháp lý nghị quyết của Quốc hội rõ hơn Đặc biệt, TS Phan Trung Hiền còn dé xuất: “bên cạnh việc xây dựng Luật BHVBQPPL, nên chăng cần xây dung “Luật Ban hành văn ban chủ đạo”, “Luật Ban hành van ban cá biệt” để pháp điển hóa những quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động ban hành các văn bản này” [39, tr.3].

Qua nghiên cứu và tông hợp kết quả trong các công trình nghiên cứu khoa học về tô chức và hoạt động của Quốc hội khoảng 10 năm trở lại đây, tác giả xét thay: Mặc dù nghị quyết của Quốc hội giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của Quốc hội, gắn liền với hoạt động của Quốc hội Tuy nhiên, nghị quyết và đặc biệt là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội là nội dung chưa nhận được nhiều sự

quan tâm của các nhà khoa học Từ sự nghiên cứu các công trình khoa học trước đây

cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề này Thực hiện đề tài này, tác giả xác định những định hướng nghiên cứu cơ bản trên cơ sở tông quan tình hình nghiên cứu như sau:

- Một là, ở phần nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài, tác giả luận án có thé kế thừa một phan từ những công trình nghiên cứu trên;

- Hai là, về cơ bản chúng tôi đồng tình với quan điểm trong cuốn sách “Một số van dé lý luận và thực tiễn xây dựng và thực hiện nghị quyết của Quốc hội”; báo cáo “Đánh giá quy trình Quốc hội xem xét thông qua và giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội”; bài báo “Tính chất, nội dung nghị quyết của Quốc hội trong mỗi tương quan với luật” của TS Hoàng Thị Ngân và bài viết “Nghị quyết của Quốc hội là văn bản luật hay văn bản dưới luật” của tác giả Phan Trung Hiền khi xác định nghị quyết của Quốc hội gồm nhiều loại Tuy nhiên, tác giả có cách phân loại nghị quyết của Quốc hội đơn giản hơn so với các quan điểm của các nhà khoa học nêu trên Căn cứ quan trọng dé phân loại được nghị quyết của Quốc hội đó là tính chất, nội dung và giá trị pháp lý của văn bản Đồng thời thống nhất với các quan điểm trên về việc sử dụng nghị quyết trong những trường hop nào? Cần có cơ sở pháp lý cố định, 6n định cho việc ban hành nghị quyết của Quốc hội Nghị quyết có giá trị pháp ly thấp hơn luật, ngang bang với luật, hay có giá trị cao hơn luật khi Quốc hội nước ta van ban hành nghị quyết dé thi hành luật, đặc biệt sử dụng nghị quyết dé sửa đôi, bổ

Trang 30

sung Hiến pháp Do đó, cần phải xác định tính chất pháp lý, nội dung và giá tri pháp lý của loại văn bản này sẽ làm cơ sở quan trọng đề hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

- Ba là, phần nghiên cứu thực trạng là sự tổng hợp của tác giả về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội theo quy định của pháp luật Tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết trong Luật

BHVBQPPL năm 2008, Luật BHVBQPPL năm 2015 và các văn bản có liên quan;

đánh giá thành tựu và hạn chế trong quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội Về nội dung này, các công trình nghiên cứu có liên quan đề cập một cách mờ nhạt, chưa đề cập một cách có hệ thống về nội dung này; quy định của pháp luật về quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội hầu như không được nghiên cứu Đặc biệt là chưa có sự đánh giá toàn diện về những ưu điểm, hạn chế trong quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội

nước ta.

- Bon là, phần quan điểm và giải pháp ở chương 4, tác giả luận án một mặt kế thừa những giá trị từ các công trình đã có và trình bày những đề xuất của tác giả xuất phát từ các nghiên cứu độc lập ở các phần trên.

1.2.2 Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu

1.2.2.1 Cơ sở lý luận

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện tô chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đảm bảo nền dân chủ XHCN là cơ sở lý luận

của luận án.

Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, lịch sử được tác giả luận án vận dụng để giải quyết nhiêm vụ nghiên cứu, thé hiện ở tất cả các chương trong luận án dé hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, góp phần đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đóng góp vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân

dân, vì Nhân dân.

Tư tưởng của trường phái xã hội học pháp luật và kinh tế học pháp luật được tác giả triển khai trong quá trình nghiên cứu luận án Qúa trình ban hành nghị quyết

Trang 31

của Quốc hội va quy trình, thủ tục ban hành chúng phải dựa trên những van dé khoa học, tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu suất và đề cao lợi ích của Nhân dân.

1.2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trong hoạt động thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội sử dụng rộng rãi hình thức nghị quyết để thông qua quyết định của mình Vì vậy, có thé nói rằng, nghị quyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội.

Câu hỏi chính của luận án: Tại sao cần có sự rõ ràng về tính chất pháp lý của nghị quyết? việc ban hành nghị quyết của Quốc hội đang thực hiện theo quy trình, thủ

tục nao? có phải là quy trình lập pháp hay không? Mặc dù Luật BHVBQPPL năm

2015 khắc phục được một phần hạn chế so với Luật BHVBQPPL năm 2008 về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội, nhưng vẫn còn một số bất cập cần tiếp

tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Trên cơ sở nền tảng nghiên cứu lý luận về nghị quyết, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết và thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong những năm qua, tác giả luận án đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu và sẽ phân tích, luận giải tìm ra luận cứ chứng minh cho các giả thuyết này, cụ thể như sau:

M6ot là, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo đảm tính minh bạch, dân chủ trong hoạt động của Quốc hội Do đó, bảo đảm

chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Hai là, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật BHVBQPPL năm 2015 Tuy nhiên, những quy định hiện hành về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết chưa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm nâng cao chất lượng nghị quyết của Quốc hội nói riêng, hoạt động của Quốc hội nói chung trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, cần phải có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.

Ba là, việc sửa đôi, bố sung quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội được đặt trong bối cảnh tiếp tục đổi mới tổ chức và

Trang 32

hoạt động nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quôc hội đáp ứng yêu câu xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

1.3 Hướng nghiên cứu của luận án

Với giả thuyết khoa học đã nêu ở trên, luận án xác định hướng nghiên cứu nhằm giải quyết các luận điểm khoa học bao gồm:

- Tiếp cận chức năng: Khi nghiên cứu về cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước ta, luận án cần phải sáng tỏ chức năng và thâm quyền của Quốc hội Từ đó xác định Quốc hội nội dung, tính chất nghị quyết của Quốc hội, các yếu tô ảnh hưởng đến việc ban hành nghị quyết của Quốc hội; vai trò của quy trình, thủ tục trong bảo đảm chất lượng và hiệu quả nghị quyết của Quốc hội.

- Tiếp cận hệ thống: Làm rõ cơ sở lý luận về nghị quyết và quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội, đánh giá quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết phải được đặt trong một chỉnh thê thống nhất với những yếu tố có liên quan Trong đó là mỗi quan hệ giữa các nghị quyết của Quốc hội và giữa nghị quyết với văn bản luật.

- Tiếp cận liên ngành: Khi nghiên cứu luận án, tác giả kết hợp tri thức của nhiều ngành khoa học xã hội như triết học, hành chính học dé hỗ trợ trong quá trình

nghiên cứu dưới góc độ luật học Đặc biệt, khoa học luật hành chính, khoa học lý

luận nhà nước và pháp luật có vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ cho ngành khoa học luật hién pháp, ngành khoa học chủ đạo trong khoa học pháp lý.

- Tiép can lich su: Quan diém lich str trong luận án được thể hiện một cách nhất quán khi nghiên cứu về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội cũng như khi đánh giá thực trạng về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội Luận chứng các quan điểm và đề xuất giải pháp cụ thể, toàn diện nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội ở nước ta hiện nay; từ đó nâng cao chất lượng nghị quyết của Quốc hội.

- Tiép cận luật so sánh: So sánh là hướng nghiên cứu được luận an sử dung trong việc làm rõ sự khác nhau giữa các loại nghị quyết của Quốc hội đang được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nước ta So sánh các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội.

Trang 33

Kết luận chương 1

Thực hiện hoạt động ban hành nghị quyết là việc Quốc hội thực hiện một trong các chức năng cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp và các VBQPPL khác của Nhà nước Quốc hội nước ta thường xuyên ban hành nghị quyết sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau của Quốc hội Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung từ các công trình nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy: các công trình khoa học chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động ban

hành luật, nâng cao chất lượng văn bản luật mà chưa chú trọng đến vai trò và chất

lượng nghị quyết của Quốc hội Quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Theo quy định của Luật BHVBQPPL, không có nhiều điểm khác nhau trong quy trình, thủ tục ban hành luật và nghị quyết của Quốc hội Tuy nhiên, ngoài thực hiện chức năng lập pháp, Quốc hội còn thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Nghị quyết của Quốc hội có nhiều loại do tính chất pháp lý và nội dung của nghị quyết khác nhau Về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta là nội dung mà trong quan điểm của các nhà khoa học chưa có sự thống nhất; kết quả nghiên cứu về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết về Quốc hội không nhiều, còn mang tính dàn trải, chưa có chiều sâu Thực tế cho thấy, quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành luật chỉ có một quy trình chung duy nhất được quy định trong luật BHVBQPPL Tuy nhiên, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau Sự tuân thủ và thực hiện quy định của pháp luật trong quy trình, thủ tục ban hành luật thường nghiêm túc hơn so với nghị quyết Xuất phát từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn hiện nay, đặc biệt là quy định của hệ thống VBQPPL về quy trình thủ tục ban hành nghị quyết, tác giả cho rằng nghiên cứu một cách toàn điện về quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội là điều cần thiết, có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; góp phần nâng cao chất lượng nghị quyết của Quốc hội Do đó, luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về lý luận, quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết nhằm giải quyết về cơ sở khoa học cho loại văn bản này.

Trang 34

Chương 2

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUY TRÌNH THỦ TỤC

BAN HANH NGHỊ QUYÉT CUA QUOC HỘI 2.1 Khái quát về nghị quyết của Quốc hội

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nghị quyết của Quốc hội

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, nghị quyết là “văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc nhất trí thông qua” [137, tr.1196] Trong Tiếng Anh, nghị quyết (resolution) được hiểu là “quyết định chính thức được làm ra sau khi một nhóm người hoặc một tổ chức thực hiện biểu quyết”; “hình thức thể hiện quan điểm hoặc ý kiến tán thành từ chủ thé lập pháp hoặc những hình thức hội nghị khác sau khi biểu quyết”; “là quyết nghị tại một cuộc thảo luận về chính sách, đường lối hành động của một tổ chức theo sự biểu quyết của tập thể

những người lãnh đạo” [133, tr.4].

Với cách tiếp cận như trên, có thé hiểu nghị quyết theo nghĩa khá rộng, là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan có thâm quyền; là sản phâm hoạt động được ra đời dựa trên sự nhất trí, đồng tình một cách chính thống của nhiều người thông qua một hình thức nhất định.

Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, nghị quyết là một loại văn bản pháp luật được ban hành bởi nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan đại diện thực hiện quyền lập pháp Do đó, có sự khác nhau về nội dung của các nghị quyết Nhiều nước trên thế giới, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết là quy trình chung với quy trình lập pháp Ở nước

ta, Luật BHVBQPPL là văn bản xác định trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành các

loại VBQPPL của các cơ quan nhà nước có thâm quyền Tuy nhiên, từ khi ban hành Luật BHVBQPPL năm 1996, Luật BHVBQPPL năm 2008 va cho đến Luật

BHVBQPPL năm 2015 hiện nay không nêu định nghĩa riêng cho từng loại VBQPPL

mà chỉ đưa ra khái niệm chung nhất thế nào là VBQPPL Theo đó, VBQPPL là “văn bản do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều

chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN” [67].

Trang 35

Điều 1, Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành

hoặc phối hợp ban hành theo thầm quyên, hình thức, trình tự, thủ tục được

quy định trong Luật này hoặc trong Luật BHVBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện dé điều chỉnh các

quan hệ xã hội [77].

Kế thừa các quy định nêu trên, Điều 2, Luật BHVBQPPL năm 2015 quy định: “VBQPPL là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thâm quyền, hình

thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này” Từ những khái niệm nêu trên cho

thấy, trong quy định của pháp luật nước ta đều đưa ra cách tiếp cận thống nhất về

khái niém loại văn bản này.

Luật BHVBQPPL quy định, nghị quyết là một loại VBQPPL do nhiều chủ thể ban hành, trong đó Quốc hội Luật BHVBQPPL chỉ xác định các nội dung thuộc thâm quyền ban hành nghị quyết của các cơ quan nhà nước mà không nêu định nghĩa cụ thê thế nào là nghị quyết và nghị quyết của Quốc hội là gì.

Trên các diễn đàn khoa học hiện nay, còn những quan điểm khác nhau về khái niệm nghị quyết của Quốc hội Quan điểm thứ nhất cho răng, “Nghị quyết của Quốc hội là VBQPPL được Quốc hội ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội” [111, tr.12] Cách tiếp cận về khái niệm nghị quyết của Quốc hội như trên dựa vào những đặc điểm chung của VBQPPL, không phản ánh hết những tính chất đặc thù của nghị quyết Quốc hội không chỉ ban hành nghị quyết có chứa QPPL mà còn ban hành nghị quyết không chứa QPPL Vì vậy, việc xác định định nghĩa nghị quyết như đã nêu trên chưa phản ánh đúng thực tiễn ban hành nghị quyết trong hoạt động của Quốc hội; chưa phản ánh hết tính chất các nghị quyết của Quốc hội Quan điểm thứ hai cho rằng:

“Nghị quyết của Quốc hội” là nghị quyết do Quốc hội ban hành - một loại văn bản có tên gọi là nghị quyết và được ban hành bởi một chủ thé xác định là Quốc hội Trong hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, nghị quyết được sử dụng dé phân biệt với các loại van ban khác cùng do Quốc hội ban hành như Hiến pháp (nếu Quốc hội có quyền lập hiến), luật hoặc phân

Trang 36

biệt với các nghị quyết do các chủ thé khác ban hành như nghị quyết của UBTVQH, nghị quyết của Chính phủ hay HĐND Ở Nghị viện các nước trên thế giới, nghị quyết của Quốc hội được hiểu là biểu hiện chính thức của ý kiến hoặc ý chí của một cơ quan lập pháp thường là các tuyên bố về chính sách, nhận định hoặc đánh giá và thường sẽ không ban hành các

đạo luật hoặc pháp lệnh [133, tr.5].

Quan điểm trên có cách tiếp cận rất thực tế và có phần đơn giản về nghị quyết của Quốc hội Nhưng đã thé hiện được nội dung của nghị quyết là biểu hiện ý chí của tập thé và là căn cứ dé phân biệt với các loại văn bản khác cũng do Quốc hội ban hành hoặc đo các cơ quan khác ban hành Quan điểm thứ ba xác định nghị quyết của Quốc hội là: “Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức pháp luật quy định, trong đó chứa đựng ý chí của Nhà nước mà đại diện là Quốc hội luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện băng sức mạnh của Nhà nước” [4 tr.9] Tác giả ủng hộ cách tiếp cận trên về khái niệm nghị quyết của Quốc hội vì đã có cách tiếp cận khá đầy đủ và bao quát về nghị quyết của Quốc hội Khái niệm nghị quyết được khai thác dựa trên tính chất pháp lý của văn bản pháp luật, phản ánh được đầy đủ nội dung nghị quyết của Quốc hội Thông qua khái niệm, thấy được nghị quyết của Quốc hội có tính đặc thù, xác định nghị quyết của Quốc hội là “văn bản pháp luật” chứ không chỉ là VBQPPL Quan điểm thứ tư cho răng, “Nghị quyết của Quốc hội là các văn bản có hiệu pháp luật, có ý nghĩa bắt buộc thi hành” [57, tr.5] Tác giả có cách tiếp cận về khái niệm nghị quyết theo nghĩa hẹp của văn bản Nêu khái niệm ngắn gọn nhưng bao quát được cơ bản tính chất đặc thù của nghị quyết Tuy nhiên, khái niệm phải cụ thê hơn mới phù hợp với tính đặc thù về nghị quyết của Quốc hội nước ta.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được ban hành thông qua hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy của các chủ thé có thâm quyên Mỗi chủ thé có thâm quyền được pháp luật quy định ban hành một hoặc một số loại VBQPPL với tên gọi, hình thức và trình tự, thủ tục không giống nhau Theo quy định của Luật BHVBQPPL năm 2008 và Luật BHVBQPPL năm 2015, xác định Quốc hội có thâm quyền ban hành nghị quyết Tuy nhiên, hoạt động ban hành nghị quyết của Quốc hội rất đa dạng, sự đa dạng thể hiện cả về mặt nội dung, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết và đa dạng về quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội không chỉ

Trang 37

có nghị quyết QPPL mà Quốc hội còn thường xuyên ban hành nghị quyết ADPL Để có cách tiếp cận bao quát, toàn diện về loại văn bản này, tác giả đưa ra khái niệm nghị quyết của Quốc hội như sau: Nghị quyết của Quốc hội là văn bản pháp luật được Quốc hội ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định về các van dé thuộc thẩm quyên hoặc vấn đề mới phát sinh chưa được luật điều chỉnh, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật, thể hiện y chi cua Nhán dân, được bao dam thực hiện bằng SUC

mạnh cua Nha nước.

Đặc điểm của nghị quyết

- Nghị quyết của Quốc hội thé hiện ý chi của Nhân dân.

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, do Nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra Quốc hội thay mặt Nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các chức năng của mình được ghi nhận trong hiến pháp Quốc hội có quyền ban hành hiến pháp, luật và nghị quyết Cũng như hiến pháp và luật, nội dung của nghị quyết phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân Nội dung của nghị quyết phải là truyền tải được ý chí của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức Do đó, nghị quyết chỉ được Quốc hội thông qua khi nội dung của nghị quyết phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân, nhận được sự đồng thuận của đa số ĐBQH

và mang lại lợi ích cho Nhân dân.

- Nghị quyết của Quốc hội là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự.

Quy tắc là “những quy định trong một hoạt động, mọi người phải tuân theo” [137 tr.1381]; xử sự là “thé hiện thái độ, cách thức giải quyết, đối xử với việc và người trong xã hội” [137, tr.1880] Quy tắc xử sự trong nghị quyết của Quốc hội là tính bắt buộc phải thé hiện cách xử sự bằng những hành vi phù hợp với những nội dung được xác định trong nghị quyết Quy tắc xử sự này có thể mang tính bắt buộc chung, tác động đến nhiều chủ thé trong xã hội hoặc có thé là quy tắc xử sự riêng tác động trực tiếp đến một, một số chủ thể Nếu là quy tắc mang tính xử sự chung, đó là nghị quyết QPPL; nếu là quy tắc xử sự riêng thường là nghị quyết ADPL Thông qua nghị quyết, Quốc hội thay mặt Nhân dân thể hiện ý chí của mình bằng cách đặt ra các quy tắc xử sự tác động đến các chủ thê cần điều chỉnh băng nghị quyết Xét về hình thức của pháp luật, QPPL là yếu tố nhỏ nhất thuộc cấu trúc (bên trong) của hệ thông pháp luật QPPL là quy tắc xử sự chung, biéu hiện ra hình thức bên ngoài (nguồn của pháp luật) chủ yếu dưới dạng VBQPPL Nghị quyết nào của Quốc hội là quy tắc xử

Trang 38

sự chung thi đó là VBQPPL Do vậy, nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực bắt buộc chung, tác động đến nhiều cá nhân, tô chức khác nhau trong xã hội tùy theo tính chất, nội dung của nghị quyết, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn khi chúng còn hiệu lực pháp lí Đối với nghị quyết của Quốc hội có nội dung tác động trực tiếp đến các chủ thé cụ thé, nội dung nghị quyết đó vẫn chứa đựng quy tắc xử sự Tuy nhiên, chỉ những chủ thé đó mới xử sự cho phù hợp với quy định trong nghị quyết và loại văn bản này chỉ áp dụng một lần trong từng trường hợp nhất định.

- Nghị quyết của Quốc hội là văn bản pháp luật da dang và không cố định về

giá trị pháp lý

Quốc hội ban hành hiến pháp và luật và cả hai văn bản này đều là VBQPPL; Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp ly tối cao trong hệ thống pháp luật và tại một thời điểm chi có một hiến pháp có hiệu lực; hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản nhất Dưới hiến pháp là luật và mọi văn bản luật đều có giá trị pháp lý như nhau Trong khi đó, nghị quyết của Quốc hội lại đa dạng về giá trị pháp ly và không cô định về giá trị pháp lý Nghị quyết của Quốc hội có thé là văn ban QPPL, có thé là văn bản ADPL Sự đa dạng và không có định về giá trị pháp ly của Nghị quyết là một trong những ưu điểm của loại văn bản này Do đó, nghị quyết được Quốc hội sử dụng linh hoạt và thường xuyên dé quyết định những van đề thuộc thâm quyên trong hoạt động của Quốc hội.

- Nghị quyết của Quốc hội do Quốc hội ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong pháp luật.

Mặc dù Quốc hội là co quan có thẩm quyền ban hành các loại VBQPPL có giá trị cao nhất trong hệ thống VBQPPL nhưng trong quá trình ban hành văn bản pháp luật đòi hỏi Quốc hội phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các bước cần tiến hành được quy định trong pháp luật Xuất phát từ thâm quyền Quốc hội ban hành nghị quyết dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, nghị quyết có giá trị pháp lý và hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thé Do đó, trình tự, thủ tục, thé thức và kỹ thuật của nghị quyết được Quốc hội tuân thủ trong quá trình ban hành Tuỳ thuộc vào từng loại nghị quyết của Quốc hội mà trình tự, thủ tục có thé có những bước khác nhau Hiện nay, trình tự, thủ tục, hình thức ban hành nghị quyết của Quốc hội chủ yếu được quy định tại Luật BHVBQPPL Ngoài ra, được quy định ở một số văn bản pháp lý khác như Nghị

Trang 39

quyết số 07/2002/NQ-QH11 và Nghị quyết số 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.

- Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quy định hoặc quyết định về những van dé không thuộc nội dung do luật diéu chỉnh hoặc thí điểm những chính sách mới thuộc thẩm quyên của Quốc hội.

Ban hành nghị quyết không chi dap ứng thâm quyền về chủ thé, trình tự, thủ tục, hình thức ma còn đúng thâm quyền về nội dung Pháp luật quy định day đủ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong qua trình ban hành VBQPPL Dựa vào chức năng, thâm quyền của từng cơ quan nhà nước, pháp luật quy định rõ cơ quan nào có thấm quyền ban hành loại văn bản nào; nội dung văn bản đó là gì dé tránh sự chồng chéo về mặt thắm quyền của chủ thé ban hành VBQPPL; đảm bao sự phù hợp giữa nội dung của các loại văn bản do cùng một chủ thể ban hành.

Luật BHVBQPPL năm 2008 xác định nghị quyết của Quốc hội ban hành ra dé: “quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bồ ngân sách trung ương: điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các van đề khác thuộc thẩm quyên của Quốc hội [77].

Như vậy, Luật BHVBQPPL đã xác định cơ bản những nội dung được nghị

quyết điều chỉnh Theo đó, nghị quyết của Quốc hội được sử dụng vừa dé “quyết định” và “quy định” những nội dung thuộc thâm quyền của Quốc hội Khác với nghị quyết, Khoản 2, Điều 11, Luật BHVBQPPL năm 2008 xác định: “Luật của Quốc hội quy định các van đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân” [86] Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định Quốc hội ban hành luật dé “quy định” chứ không “quyết định” giống như nghị quyết Khoản 1, Điều 15, Luật BHVBQPPL năm 2015 quy định nội dung được ban hành bằng hình thức luật; Khoản 2, Điều 15 của Luật quy định về nội dung được ban hành bằng hình thức nghị quyết Như vậy, có sự phân định khá rõ ràng về nội dung và phạm vi chịu sự điều chỉnh của hai loại văn bản này Theo đó, Khoản 1, Khoản 2, Điều 15 Luật BHVBQPPL năm 2015 không có sự trùng

Trang 40

lắp về mặt nội dung giữa luật và nghị quyết của Quốc hội Luật BHVBQPPL năm 2015 xác định thâm quyền ban hành nghị quyết của Quốc hội dùng dé quy định:

Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương

và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thâm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc

khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp

dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quy định về tình trạng khan cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; đại xá; van đề khác thuộc thâm quyền của Quốc hội [86].

Nghị quyết của Quốc hội khác với luật ở một số điểm như sau:

+ Luật là VBQPPPL, còn nghị quyết của Quốc hội có thé là VBQPPL, có thé

là văn bản ADPL.

+ Luật được ban hành theo quy trình, thủ tục lập pháp; nghị quyết có thé được ban hành theo quy trình, thủ tục lập pháp, có thé theo quy trình riêng dựa vào tính chất pháp lý của từng loại nghị quyết.

+ Nghị quyết có thé vừa được sử dung dé quyết định và quy định; luật được sử dụng chỉ để quy định những vấn đề thuộc thẩm quyên của Quốc hội Nghị quyết có đối tượng điều chỉnh thường hẹp hơn so với luật.

+ Có sự phân biệt khá rõ ràng về thâm quyền và nội dung ban hành luật với thâm quyền và nội dung ban hành nghị quyết của Quốc hội Theo đó, quan hệ xã hội nào được luật điều chỉnh thì sẽ không được nghị quyết điều chỉnh Quốc hội ban hành Luật theo thâm quyền quy định tại Điều 70, Hiến pháp năm 2013; Khoản 2, Điều 11, Luật BHVBQPPL năm 2008; Khoản 1, Điều 15, Luật BHVBQPPL năm 2015 Nghị quyết của Quốc hội được ban hành theo thâm quyền chủ yếu dé quyết định các nội dung tại Điều 70, Hiến pháp 2013; Khoản 3, Điều 11, Luật BHVBQPPL năm 2008 và Khoản 2, Điều 15, Luật BHVBQPPL năm 2015 Trong đó bổ sung thắm quyền Quốc hội ban hành nghị quyết dé: “Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thâm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với

quy định của luật hiện hành”.

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:32