Nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự được thể hiện qua nhiều khía cạnh như xử lý tội phạm, hình phạt, áp dụng hình phạt và những ưu tiên nhất định giành cho các đối tượng đặc biệt p
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài tiểu luận nhằm hướng tới việc nêu bật lên được các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật Hình sự cũng như vấn đề áp dụng án tử hình với phạm nhân Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan việc thi hành án tử hình của các nước trên thế giới để từ đó xem xét, nêu ra quan điểm cho vấn đề cần hay không việc thi hành án tử hình ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Hơn thế nữa, chủ đề cũng nhằm mục đích đem đến cho mọi người cái nhìn sâu sắc,nhân văn hơn về các nguyên tắc nhân đạo trong luật Hình sự bằng việc hạn chế và xa hơn nữa là tiến tới xóa bỏ án tử hình.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học để khai thác và tiếp cận vấn đề và đi theo đúng mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra Các phương pháp nghiên cứu được dùng là:
- Phương pháp giải thích, phân tích
Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận “Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam” ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 2 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung về nguyên tắc nhân đạo trong luật Hình sự Việt
Chương 2: Tử hình và nguyên tắc nhân đạo trong luật Hình sự Việt Nam.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Khái niệm
“Nhân đạo” là một giá trị thể hiện tình yêu thương với ý thức tôn trọng và là đức tính tốt của mỗi con người Cùng với các giá trị xã hội khác như tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ,…thì nhân đạo có giá trị cực kì quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, quốc gia và dân tộc Nhân đạo còn được hiểu là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người kém may mắn trong xã hội, là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội Ngoài ra, nhân đạo còn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được truyền từ đời này sang đời khác, là một đạo lý tốt đẹp, là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội.
Pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu giúp quản lý các vấn đề phát sinh trong xã hội Đây cũng là phương tiện quan trọng để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Vậy pháp luật được hiểu như thế nào?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị Từ định nghĩa trên, có thể thấy pháp luật chứa đựng những yếu tố sau:
Thứ nhất, pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ hai, pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Vì vậy, luôn đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của người dân bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể
Thứ ba, pháp luật được hình thành là do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn, những mối quan hệ nảy sinh trong thực tế và được nâng lên thành pháp luật.
Thứ tư, bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của Nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước; thông qua pháp luật, Nhà nước đặt ra những quy định mà người dân được làm, không được làm hay quyền hạn và trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật
“Nhân đạo” và “pháp luật” có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau Các nguyên tắc nhân đạo được pháp luật áp dụng để điều chỉnh và hoàn thiện làm nguyên tắc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Và ngoài ra mối liên hệ đó còn được lý giải như sau:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất là nhân tố chi phối cơ bản, nên cả nhân đạo và pháp luật đều có nội dung vật chất do phương thức sản xuất tương ứng quyết định. Đây là đặc điểm lý giải vì sao mà pháp luật trước đây không có tính nhân đạo thực sự và vì sao mà pháp luật hiện nay có bản chất nhân đạo thực sự sâu sắc
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích mà trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó Nhân đạo và pháp luật chỉ có thể trở thành những đại lượng chung cho những trường hợp riêng cụ thể hay là trở thành chuẩn mực cho từng cá thể trong xã hội chỉ khi lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội phù hợp với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội, đặt biệt là phù hợp với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động Chính vì vậy, để xác lập nên hệ tư tưởng nhân đạo, giai cấp thống trị chẳng những phải biểu hiện lợi ích của mình thành lợi ích chung của toàn xã hội mà còn phải gắn cho hệ tư tưởng của mình một hình thức phổ biến Đây là đặc điểm lý giải vì sao mà trong những điều kiện xã hội hiện nay, nhân đạo và pháp luật là những phương tiện hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp. Nhìn chung, cả nhân đạo và pháp luật đều phải dựa trên nền tảng tư tưởng con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của tiến bộ xã hội là ngày càng thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người
Thứ ba, những cặp phạm trù: thiện – ác, tốt – xấu, công bằng – bất công, bình đẳng – bất bình đẳng, nhân đạo và mặt đối lập của nó là vô nhân đạo, từ lâu đã trở thành những tiêu chí đánh giá hành vi của con người Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, những tiêu chí ấy còn được dùng để đánh giá nội dung và bản chất của pháp luật nhà nước ban hành Pháp luật là những quy tắt xử sự đã được chuẩn hóa cho toàn xã hội Trong khi đó, ngoài phạm vi đã được nâng lên thành luật, nhân đạo còn tồn tại dưới những hình thức khác, cho nên nó còn có khả năng hỗ trợ cho pháp luật trong những trường hợp hay là lĩnh vực không thể hay không cần thiết phải điều chỉnh Sự tồn tại song song của nhân đạo và pháp luật có tác dụng hỗ trợ cho nhau làm các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng, phức tạp phát triển lành mạnh, có trật tự, có tính người theo hướng và mục đính đã xác định trước
Thứ tư, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất Pháp luật không thể là hình thức tồn tại duy nhất của nhân đạo Ngoài pháp luật ra nhân đạo còn được thể hiện thông qua các hình thức khác nhau, mỗi hình thức tồn tại của nhân đạo có đặc trưng và phương thức tác động tới các quan hệ xã hội trong sự hỗ trợ lẫn nhau của chúng Bởi hình thức thể hiện đa dạng, bởi phạm vi thể hiện rộng, và bởi những thuộc tính của mình, pháp luật luôn là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính toàn cầu bắt buộc chung Điều này được thể hiện trong các điểu ước quốc tế phổ biển về nhân quyền Những giá trị nhân đạo đó đã tác động sâu sắc tới pháp luật quốc gia,đặc biệt là những quốc gia có chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung.
Khái quát chung về nguyên tắc nhân đạo
1.3.1 Khái niệm của nguyên tắt nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và của ngành Luật Hình sự Việt Nam nói riêng Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự là tư tưởng chủ đạo được ghi nhận trong Luật Hình sự, chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng luật hình sự mà nội dung cơ bản của nó là sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người phạm tội Mức độ, phạm vi của sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người phạm tội được quyết định bởi điều kiện xã hội và bị ràng buộc bởi các nguyên tắc khác của Luật Hình sự, mà trước hết là công lý và công bằng xã hội.
Tóm lại, nguyên tắc nhân đạo được hiểu là một trong những nguyên tắc quan trọng trong Luật Hình sự, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện tư tưởng vì con người trong hệ thống pháp luật nước ta.
1.3.2 Nội dung của nguyên tắt nhân đạo trong luật Hình sự Việt Nam
Theo Điều 3 Bộ Luật Hình sự 2015, nguyên tắc nhân đạo được quy định như sau:
“Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.”
Khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân người phạm tội như phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người già yếu, bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn,…
Pháp luật Hình sự của Việt Nam không ghi nhận những hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm của người khác.
Việc áp dụng hình phạt không chỉ đơn thuần là trừng phạt mà hướng tới mục tiêu là cải tạo, giáo dục người phạm tội và đặc biệt là tạo điều kiện cho người phạm tội lao động, học tập để trở thành người có ít cho xã hội Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ áp dụng đối với họ khi thực sự cần thiết.
1.3.3 Mục đích của nguyên tắt nhân đạo trong luật Hình sự Việt Nam
Thi hành án hình sự là thực hiện công lý, đảm bảo công bằng xã hội cho mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, mang lại hòa bình và môi trường phát triển ổn định, lành mạnh cho mọi người Thế nên, để nguyên tắc nhân đạo được thực hiện thì việc thi hành án hình sự phải được đảm bảo diễn ra có hiệu quả, hài hòa mọi yếu tố, đồng thời không gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của cá nhân, tập thể cụ thể trong xã hội
1.3.4 Ý nghĩa của nguyên tắt nhân đạo trong luật Hình sự Việt Nam
Nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện, cơ hội cho những người phạm tội nhưng thể hiện được sự phối hợp tích cực trong quá trình chấp hành mức phạt hình sự được sớm quay lại với gia đình và xã hội Thông qua nguyên tắc này đã góp phần thể hiện được những đức tính tốt của người Việt Nam, thể hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về việc giáo dục, cải tạo hành vi con người, xóa bỏ dần dần các khuyết tật xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
Điều 3 của Bộ luật hình sự 2015 quy định nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa như sau: Đối với người phạm tội a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục; e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội : a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Các quy định pháp luật thể hiện nguyên tắc nhân đạo đối với phạm nhân
1.5.1 Tính nhân đạo thể hiện trong chế độ sinh hoạt, ăn ở, học tập của phạm nhân Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019, quy định về chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như sau:
Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường Ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định nêu trên, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định (gồm người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của LuậtPhòng, chống bệnh truyền nhiễm; phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng) Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02m Đối 2 với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03m 2
Chế độ học tập học nghề của phạm nhân được quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
1.5.2 Tính nhân đạo về tình trạng sức khỏe
Trong điều 55 - Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân có quy định phạm nhân bị ốm, bị thương tích thì được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nơi gần nhất Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức cai nghiện ma túy và kinh phí xây dựng, bố trí các buồng chữa bệnh dành cho phạm nhân tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước cấp. Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Ngoài ra luật còn quy định đối với những trường hợp phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con (Theo điều 51 Luật thi hành án hình sự 2019).
1.5.3 Tính nhân đạo về tình trạng bản thân khi phạm tội
Theo Điều 66 của Bộ Luật Hình sự 2015, người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn Ngoài ra, điều luật này còn quy định người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Điều 62).
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (Điều 40).
Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, tha tù trước thời hạn
sự, tha tù trước thời hạn
1.6.1 Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảy trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự: Điều 20 Sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: A đang đi xe trên đường đúng phần đường của mình, đúng tốc độ, không may có hai người đi từ trong ngõ lao ra đâm vào A gây tai nạn và khiến 2 người bị thương Trường hợp này A không phải chịu trách nhiệm hình sự vì A không thấy trước hậu quả của hành vi đó và A không có lỗi cố ý trong việc gây ra tai nạn cho hai người này Đó chính là sự kiện bất ngờ. Điều 21 Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần bỗng nhiên lao vào đánh đập; một người mà họ cho rằng đó là người sẽ gây nguy hiểm cho họ; hay trường hợp người mắc bệnh dại bỗng nhiên có hành vi gây hỏa hoạn…đối với những người này; tuy không bị truy cứu trách nhiệm nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Điều 22 Phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Ví dụ: Một tên cướp dùng súng uy hiếp mọi người trên xe khách để đồng bọn của y lục soát lấy tài sản, đã bị một cảnh sát hình sự bắn chết Hành vi của chiến sĩ cảnh sát này được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Điều 23 Tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn hoặc thiệt hại cần ngăn ngừa.
Ví dụ: Một ngôi nhà đang cháy trong thời tiết khô hanh và nằm sát những ngôi nhà khác nếu như không dỡ bỏ các nhà ở bên cạnh thì đám cháy sẽ lan sang và gây thiệt hại trên diện rộng Trong trường hợp này việc dỡ các ngôi nhà bên cạnh là gây ra thiệt hại cho người khác tuy nhiên việc làm này là cần thiết và không có lựa chọn nào khác bởi vì nếu không đám cháy sẽ lan ra trên diện rộng và có thể gây ra thiệt hại lớn hơn. Điều 24 Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ.
Ví dụ: A và B bị người dân đuổi bắt do có hành vi trộm cắp đã rút súng ra bắn người đuổi theo Lúc này anh C đang chạy ngược chiều đã đâm vào xe A và B làm A và B ngã xuống đất để chặn hành vi của A và B Khi A và B ngã xuống A bị đập đầu xuống đất và dẫn đến bất tỉnh Trong trường hợp này anh C sẽ được áp dụng quy định nêu trên. Điều 25 Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hành vi của một người đã gây thiệt hại khi tiến hành, thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa cũng như quy định về không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm thuốc chữa bệnh ung thư nhiều lần trên động vật và thử nghiệm thuốc theo đúng như quy định của pháp luật và cho kết quả đảm bảo Để đảm bảo khả năng an toàn hơn thì thuốc cũng đã được sử dụng trên một số người (bệnh nhân) nhất định, tuy nhiên khi được đưa vào sử dụng phổ biến đã gây ra hậu quả chết người Trường hợp này, mặc dù nhà nghiên cứu đã tuân thủ đúng quy định nhưng vẫn xảy ra thiệt hại thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự Điều 26 Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên
Hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.
Ví dụ: Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát về ma túy khi thực hiện mệnh lệnh bao vây khu nhà ở có các đối tượng phạm tội đang lẩn trốn và chống cự bắn trả lực lượng công an Ông A là người chỉ huy cuộc vây bắt đã ra lệnh nổ súng nhưng B là cán bộ công an thi hành mệnh lệnh đã phát hiện trong nhà đó, ngoài đối tượng phạm tội còn có khả năng có những người khác và đã báo cáo lại cấp trên là ông A, tuy nhiên ông A vẫn ra lệnh nổ súng thì B phải chấp hành mệnh lệnh Đối tượng phạm tội đã bị tiêu diệt nhưng kéo theo chủ nhà là anh C cũng bị chết Trường hợp này ông A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của anh C.
1.6.2 Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự Điều 29 Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
TỬ HÌNH VÀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Khái niệm, các đặc điểm và thực trạng của án tử hình
Khái niệm: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đổi với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một nhóm các nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mặt con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.” (Bộ luật hình sự 2015) Các đặc điểm: Án tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất bởi đây là hình phạt tước đi quyền thiêng liêng nhất của con người đó là quyền được sống, không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này Áp dụng án tử hình đối với người phạm tội là loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong đời sống xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng Án tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ Luật hình sự và do Tòa án có thẩm quyền quyết định Đây chính là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh của pháp luật trong việc phòng ngừa tội phạm chung Án tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án, tuy nhiên án tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án đồng thời đạt được mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân không vững vàng trong xã hội đi vào con đường phạm tội Từ đó ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất không thể thay đổi đó là hậu quả không thể khắc phục bởi sau này dù có được minh oan thì người đã tử hình rồi thì không thể sống lại cuộc sống họ đáng được có Quy định về án tử hình trong bộ luật hình sự vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo bởi tuy hình phạt này sẽ tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng sẽ bảo vệ được lợi ích chung của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng, đồng thời cũng có những quy định loại trừ không áp dụng án tử hình thích hợp.
Thực trạng của án tử hình: Án tử hình đã tồn tại trong ở nước ta với cả ngàn năm lịch sử từ khi hình thành nhà nước, khi pháp luật chưa thành văn cho đến tận bây giờ Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, chẳng những quy định hình phạt tử hình mà người ta còn nghĩ ra các hình thức thi hành án tử hình sao cho phạm nhân đau đớn nhất Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam mà các triều đại phong kiến khác trên thế giới cũng quy định hình phạt tử hình trong hệ thống luật của mình, sự tồn tại của hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt có quy luật tồn tại riêng, không thể bỗng chốc có thể xóa bỏ ngay được Cho đến ngày nay thì hình phạt tử hình vẫn được duy trì ở Việt Nam và ở một số nước khác như: Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq Tuy nhiêu hình phạt tử hình cũng đã được hủy bỏ ở gần 2 phần 3 các nước trên thế giới trong đó có 106 nước đã bãi bỏ hình phạt tử hình cho mọi tội ác Trong bối cảnh quốc tế về việc xóa bỏ hình phạt tử hình và khuyến khích bãi bỏ án tử hình đã và đang trở thành phong trào mang tính toàn cầu, các tổ chức quốc tế cũng ủng hộ xu hướng này Châu Âu đóng vai trò dẫn đầu toàn cầu về nỗ lực xóa bỏ án tử hình, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã vận động Việt Nam tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ Từ những điều đó, Việt Nam cũng đã có động thái tích cực đối với hình phạt tử hình, cụ thể trong bộ luật hình sự 2015 cũng đã có những điều chỉnh tại Điều 40 so với quy định về hình phạt tử hình tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 ở các quy định về thu hẹp phạm vi áp dụng, không thi hành án tử hình ở một số đối tượng,…
Nguyên tắc nhân đạo và mức án tử hình
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật hình sự để đảm bảo cho con người những lợi ích tối thiểu cũng như quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, tính mạng Nguyên tắc nhân đạo cũng là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Hình phạt tử hình mặc dù tước đi quyền được sống - quyền thiêng liêng nhất của con người, nhưng không phải duy trì hình phạt tử hình là không nhân đạo mà tính nhân đạo thể hiện ở việc trừng trị người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng trong xã hội, những quyền tự nhiên, cơ bản của con người như quyền được sống, quyền an toàn thân thể là việc nhân đạo cần thiết, mặt khác, hình phạt tử hình nhằm đạt đến sự công bằng trong xã hội dân chủ và ngăn chặn những hành vi tương tự có thể xảy ra, đảm bảo mục đích phòng ngừa chung đối với tội phạm đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính răn đe trước hết là người phạm tội và sau đó là các tội phạm khác Thế nên về mặt bản chất thì duy trì án tử hình trong Luật hình sự Việt
Nam hiện nay không tạo sự mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo, tuy nhiên nó cũng phần nào làm giảm đi tính tích cực và toàn diện trong chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước
Tính nhân đạo còn được thể hiện ở các khía cạnh khác, điển hình là việc thu hẹp phạm vi áp dụng tử hình ở điều 40 Bộ luật hình sự 2015 Cụ thể:
Chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định;
Loại bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh trong Bộ luật hình sự năm 2015, đó là: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252); Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều
394) và Tội đầu hàng địch (Điều 399)
Việc thu hẹp phạm vi áp dụng tử hình ở Điều 40 Bộ luật hình sự so với Điều 35
Bộ luật hình sự 1999 là cần thiết bởi lẽ thể hiện được tính nhân văn của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế về việc bãi bỏ án tử hình Thu hẹp phạm vi áp dụng tử hình cũng có thể là bước đầu tiên cho việc hạn chế và xóa bỏ hình phạt tử hình trong tương lai của Việt Nam
Ngoài ra, ở Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 có các quy định về các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình cho các đối tượng người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử Đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ nhưng sau khi kết án chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình mà hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên:
“Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm” (khoản 6 Điều 63) mà Bộ Luật hình sự năm 1999 không quy định
Với sự bổ sung các quy định theo chiều hướng tích cực liên quan đến án tử hình thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ, chú ý đến những đặc điểm của con người để xem xét, đồng thời hết sức tạo điều kiện để người phạm tội trong một số trường hợp không phải thi hành án tử hình, để họ có động lực phấn đấu, cố gắng sửa chữa lỗi lầm, hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội
Tính nhân đạo khi thực thi án tử hình còn thể hiện ở việc thi hành hình phạt tử hình sao cho tử tội ra đi nhẹ nhàng nhất, bớt đau đớn và sợ hãi hơn khi phải chấp nhận cái chết cũng như không mang tính khủng bố tinh thần đối với người khác Nếu như trước đây, ánh tử hình được thi hành bằng hình thức xử bắn, với hình thức này tồn tại nhiều hạn chế điển hình là hình ảnh xử bắn gây áp lực, ám ảnh tâm lý cho những người thực hiện thi hành án, thân nhân của người bị xử bắn khi nhận lại xác người thân về tiến hành mai táng theo phong tục thì hiện nay Việt Nam đang áp dụng thi hành án tử hình cho phạm nhân bằng phương pháp tiêm thuốc độc vào cơ thể theo quy định tại Nghị định số 47/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011) Bản chất của biện pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào người tử tội một liều thuốc độc, biện pháp này được lựa chọn bởi không tạo ra những cảnh ám ảnh như máu chảy, phạm nhân gào thét vì đau đớn Các chuyên gia y học nhận xét rằng đây là cách chết nhẹ nhàng, tựa như người tự sát bằng uống thuốc ngủ
Tóm lại, nguyên tắc nhân đạo ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hẹp áp dụng hình phạt tử hình Nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình về bản chất không những không có sự mâu thuẫn lẫn nhau mà ngược lại, nguyên tắc nhân đạo luôn là tiền đề,định hướng, chi phối đến việc áp dụng hình phạt tử hình, khiến cho việc áp dụng nó trở nên bị hạn chế.
Một số vụ án liên quan đến mức án tử hình ở Việt Nam hiện nay
Các vụ giết người đa số là do mâu thuẫn nợ nần tiền bạc, cũng có một số ít người vì một phút bồng bột nông nổi đã lầm lỡ vi phạm pháp luật, tuy nhiên pháp luật của đất nước Việt Nam rất minh bạch, anh minh, luôn chừa cho những người lầm lỡ ấy một con đường để quay đầu, làm lại một cuộc đời Dưới đây là thông tin một số vụ án đã xảy ra và sự giải quyết hợp tình hợp lý của pháp luật Việt Nam.
Chỉ mới vừa một năm báo chí và mạng xã hội xôn xao một vụ án đầy đau thương, lấy đi biết bao giọt nước mắt Theo cáo trạng, cháu N.T.V.A là con ruột của Nguyễn Kim Trung Thái và chị Nguyễn Thị Hạnh Tháng
8/2020, Thái và chị Hạnh ly hôn Thái được TAND quận 1 giao quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu A Khoảng tháng 9/2020, Nguyễn Võ
Quỳnh Trang đến chung sống như vợ chồng với Thái tại căn hộ ở chung cư Saigon Pearl Cháu A cũng ở cùng với Thái và Trang từ thời điểm này Khoảng tháng 10/2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên cháu A học trực tuyến tại nhà, Thái giao cho Trang ở nhà chăm sóc và dạy kèm cháu A Trong quá trình sống chung, từ ngày 7-
22/12/2021, Trang rất nhiều lần dùng tay, chân, cây gỗ, roi, cây kim loại (ống nối của máy hút bụi) đánh đập, hành hạ dã man cháu A. bằng nhiều cách thức khác nhau trong nhiều ngày, nhiều giờ Có những ngày Trang đánh cháu A trong tình trạng không mặc quần áo, quỳ gối và giơ hai tay lên cao Thái nhiều lần nhìn trực tiếp và chứng kiến Trang đánh cháu A nhưng không can ngăn mà còn cùng
Trang la mắng, đánh đập và hành hạ cháu A
Sau một khoảng thời gian xét xử, cuối giờ chiều 25/11/2022, sau một ngày xét xử, tòa đã tuyên án với các bị cáo trong vụ bé gái
8 tuổi bị bạo hành đến tử vong Tòa án Nhân dân TP HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang tử hình về tội “giết người”, ba năm tù về tội “hành hạ người khác”, tổng hợp hình phạt là tử hình Bị cáo
Nguyễn Kim Trung Thái bị tuyên án ba năm tù tội “hành hạ người khác”, 5 năm tù đối với tội “che giấu tội phạm” Tổng hợp hình phạt chung là 8 năm tù.
Một vụ án khác đầy thương tâm cũng chỉ mới xảy ra gần đây. Theo cáo trạng, Lê Công Minh và Phạm Thị Phục Hưng (32 tuổi) có quan hệ tình cảm với nhau Tuy nhiên, trong thời gian quen biết 2 người thường xảy ra mâu thuẫn và Minh thường đánh Hưng nên bà Trần Thị Kim Phượng (67 tuổi, mẹ Hưng) nhiều lần đuổi Minh ra khỏi nhà khi Minh đến nhà chơi Ngày 9.2.2021, Minh mượn xe máy của người khác đưa cho Hưng đi làm Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, sau khi đã uống rượu, Minh nhờ bạn chở đến nhà Hưng (tổ 1, ấp Tổng Cui Lớn, xã Phước An, H.Hớn Quản) để lấy xe máy trả cho bạn Khoảng
16 giờ 30 phút cùng ngày, Minh về tới nhà thì gặp bà Phượng trong phòng khách Bà Phượng nói “mày đi về đi, mày qua đây làm gì?”, Minh nói “con đi qua lấy xe” rồi đi xuống nhà bếp thì nghe tiếng Hưng ở trong nhà tắm nói “chìa khóa ở ngoài xe” Lúc này, bà Phượng đi theo Minh xuống nhà bếp nắm tóc kéo Minh đi ra ngoài nhưng Minh không đi Minh nói “Mẹ thả con ra” thì bà Phượng tiếp tục nắm tóc kéo Minh ra khỏi nhà Lúc này, Hưng từ trong nhà tắm chạy ra can ngăn, gỡ tay của bà Phượng đang nắm tóc Minh ra nhưng không được Bà Phượng tiếp tục nắm tóc và đánh vào vùng đầu và mặt của Minh Bị bà Phượng đánh, Minh sau đó lấy 1 con dao bấm trong túi quần đâm liên tiếp nhiều nhát vào người bà Phượng. Hưng trong lúc can ngăn cũng bị Minh cầm dao đâm thấu ngực, bụng khiến cả 2 tử vong Sau khi gây án, Minh lấy xe máy cùng con dao rời khỏi hiện trường Sau khi về nhà, Minh điện thoại cho 2 người bạn việc mình đã dùng dao đâm 2 mẹ con Hưng Cùng ngày, Minh bị Công an H.Hớn Quản bắt giữ và khai nhận hành vi phạm tội.
Lê Công Minh từng có 3 tiền án về các tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đánh bạc (2 lần), bị can đã thi hành bản án và 1 bản án ngày 14.8.2020 của TAND H.Chơn Thành về cố ý gây thương tích với mức án 2 năm 6 tháng tù nhưng bị can chưa thi hành bản án Xét các tình tiết tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt
Lê Công Minh mức án tử hình về tội “giết người” Gộp chung bản án trước đó bị can chưa thi hành án 2 năm 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích là tử hình.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Pháp luật Việt Nam công bằng, nghiêm minh, luôn căn cứ vào các tình tiết để kết án tội phạm một cách đúng đắn, rõ ràng để tội phạm không lọt khỏi vòng pháp luật, gây hại cho xã hội Việt Nam cũng luôn bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chính vì thế, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ quyền sống còn của con người Sau đây là một số vụ án thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật của Việt Nam
Vụ án về Đặng Văn Hiến tuy đã lâu nhưng có lẽ vẫn còn đọng lại trong trí nhớ của rất nhiều người Theo bản án sơ thẩm, sáng ngày 23-10-2016, gia đình ông Đặng Văn Hiến thức dậy chuẩn bị công việc như mọi ngày Lúc này, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn đã đưa hàng chục công nhân, bảo vệ và máy ủi, máy cày xuống khu vực rẫy điều của gia đình ông Hoàng Văn Thắng, Đặng Văn Hiến để “cưỡng chế, thu hồi đất lấn chiếm” Tại đây, nhóm công nhân đã ủi hàng trăm cây điều của các gia đình (sau này cơ quan chức năng xác định thiệt hại hơn 73 triệu đồng).
Dưới sự chỉ đạo của ông Phạm Công Thiện, nhóm công nhân đã chia thành nhiều tốp chặn các con đường để ngăn người dân lên phản đối việc san ủi vườn cây Một tốp khác tiến hành hủy hoại tài sản người dân Thấy vậy, ông Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình đã dùng súng bắn vào nhóm công nhân, bảo vệ hàng chục phát đạn Hậu quả, các anh Dương Văn Tiến, Điểu Tào, Điểu Vinh chết tại chỗ, 13 người khác bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu, thương tật từ 6 đến 54% Sau khi thực hiện hành vi, ông Hiến bỏ trốn nhưng sau khi được sự động viên của mọi người, ông Hiến đã ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng Ông Hiến bị tuyên phạt mức án cao nhất: tử hình, Ninh Viết Bình 20 năm tù giam, Hà Văn Trường (em vợ và làm công trong gia đình ông Hiến) 12 năm tù giam (do có hành vi tiếp đạn cho ông Hiến), Đoàn Văn Diện 9 tháng tù giam về hành vi che giấu tội phạm. Các bị cáo Nghiêm Thiên Xuân Sửu (giám đốc Công ty Long Sơn) bị tuyên phạt 6 năm tù giam và Phạm Công Thiện (con kêu Sửu bằng dượng) 4 năm tù giam cùng về tội hủy hoại tài sản hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản người khác Đặng Văn Hiến đã viết đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá, giảm án tử hình Trong đơn gửi Chủ tịch nước, ông Hiến có nhắc đến việc từ năm 2008 Công ty Long Sơn nhiều lần càn quấy, phá hoại vườn cây của người dân tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, trong đó có đất rẫy gia đình ông Ông Hiến kính xin Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân Tối cao xem xét hoàn cảnh phạm tội của mình trong tình thế bị thúc ép, dồn nén quá lâu Hơn nữa, lúc xảy ra vụ án, hàng chục công nhân - bị hại trong vụ án - dùng hung khí đe dọa ông và gia đình vào lúc tờ mờ sáng Vậy nên, lúc phạm tội, ông đang trong tình trạng bị kích động, không kiểm soát được bản thân Trong đơn, ông Hiến đã tha thiết: “Nếu được một lần tái sinh trong cuộc đời, tôi hứa sẽ là một công dân tốt, để con không mất bố, vợ không mất chồng”.
Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, ngày 12/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định ân giảm án tử hình cho 21 bị án, trong đó có 2 bị án là người nước ngoài xuống tù chung thân Đặng Văn Hiến là một trong số 21 bị án được giảm án. Ân giảm án tử hình là thẩm quyền của Chủ tịch nước giảm hình phạt tử hình theo bản án đã có hiệu lực pháp luật xuống tù chung thân, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Chính sách này nhằm tạo cơ hội cho những người có án tử ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong thời hạn bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm án tử hình lên Chủ tịch nước Nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình được giảm xuống tù chung thân Nếu đơn xin ân giảm bị bác thì bản án tử hình được thi hành Đối với ân giảm án tử hình, pháp luật không quy định cụ thể những điều kiện để được xét ân giảm như đối với đặc xá. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến sinh mệnh của con người và tính nghiêm minh của pháp luật nên việc xét đơn xin ân giảm án tử hình được thực hiện hết sức thận trọng. Đặc xá và ân giảm án tử hình thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với người phạm tội, nhằm động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để nhanh chóng được tái hòa nhập cộng đồng, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật Mỗi chúng ta nên suy nghĩ kỹ càng đúng sai trước khi hành động việc gì để tránh rơi vào vòng lao lý, phải tích cực học tập để trau dồi bản thân, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.