1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tội giết người trong luật hình sự việt nam

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,82 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (4)
    • 1.2 Đối tượng nghiên cứu (4)
    • 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài (4)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu và thực hiện (5)
    • 1.5 Bố cục đề tài (5)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (6)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI (6)
    • 1.1 Khái niệm tội phạm (6)
      • 1.1.1 Khái niệm đặc điểm của tội phạm (6)
      • 1.1.2 Phân loại tội phạm (7)
    • 1.2 Cấu thành tội phạm giết người (8)
      • 1.2.1 Chủ thể (8)
      • 1.2.2 Mặt khách quan (8)
      • 1.2.3 Khách thể (9)
      • 1.2.4 Mặt chủ quan (10)
    • 1.3 Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm giết người (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (12)
    • 2.1 Đánh giá và nhận xét về tội phạm giết người ở nước ta hiện nay (12)
      • 2.1.1 Diễn biến (12)
      • 2.1.2. Cơ cấu (14)
      • 2.1.3. Đặc điểm (15)
      • 2.1.4. Tính chất (15)
    • 2.2 Một vài vụ án điển hình (16)
    • 2.3 Một số kiến nghị và giải pháp hạn chế (23)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Hiểu được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu về tội phạm giết người trên các phương diện như: động cơ gây án, phương thức gây án, tính chất và mức độ nguy hiểm, trách n

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Khái niệm tội phạm

1.1.1 Khái niệm đặc điểm của tội phạm

Khái niệm đặc điểm của tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” (Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Từ định nghĩa về tội phạm có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau:

- Tính nguy hiểm cho xã hội

Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm pháp luật khác Tính nguy hiểm của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất tội phạm Việc xác định đặc điểm này có ý nghĩa sau:

+ Là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác + Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm.

+ Là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt

Những căn cứ để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm như: + Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm.

+ Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội

+ Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra

+ Hình thức và mức độ lỗi

+Động cơ, mục đích của người phạm tội

+ Nhân thân người phạm tội

+ Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Hành vi của con người phải có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí Trong trường hợp một người thực hiện hành vi không tự nhận thức, không được lựa chọn và không thể thực hiện một cách thức xử sự khác với tình huống với hoàn cảnh lúc đó thì không thể bị coi là có lỗi Luật Hình sự Việt Nam không thừa nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là quy trách nhiệm hình sự cho một người chỉ căn cứ vào việc người đó gây thiệt hại mà không căn cứ vào lỗi của họ

- Tính trái pháp Luật Hình sự

Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ Luật Hình sự Nếu một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cao cho xã hội nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì không bị coi là tội phạm Đặc điểm này nhằm bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, tránh tình trạng áp dụng pháp luật một cách chủ quan tùy tiện

- Tính phải chịu hình phạt

Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự So với các loại vi phạm hác như vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, kỷ luật… thì chỉ có vi phạm hình sự mới phải chịu hình phạt Trong cấu thành tội phạm của Luật Hình sự đều quy định khung hình phạt gắn liền với một tội phạm cụ thể; hình phạt không tồn tại độc lập hay tách rời khỏi tội phạm Bốn dấu hiệu của tội phạm nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi là những dấu hiệu biểu hiện mặt nội dung, còn tính trái pháp Luật Hình sự, tính phải chịu hình phạt là những dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức của tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại sau đây:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Như vậy, khi xác định loại tội phạm theo Điều 8 của Bộ Luật Hình sự cần căn cứ vào mức tối đa của khung hình phạt chứ không dựa vào mức phạt do tòa án tuyên hoặc hậu quả của hành vi phạm tội.

Cấu thành tội phạm giết người

Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây: a) Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống

Tuy nhiên cần phân biệt:

- Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành tội này

- Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

- Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh… nhằm giết người khác. + Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác… nhằm giết người khác Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp

- Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:

+ Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông…

+ Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc… hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện…

- Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là: + Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động lên thân thể nạn nhân

Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau:

- Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ…

- Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn…

+ Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào… b) Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác) Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không

- Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng)

- Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống) Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem là hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là ngươi đó đang mang thai

- Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp)

- Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

- Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

- Mặc dù giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan để làm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:

- Gây thương tích dẫn đến giết người Trong trường hợp này người phạm tội không có mục đích giết người

- Nạn nhân bị tấn công bằng các hoá chất có độc tính mạnh (như axit, thuốc chuột) hoặc bằng các hung khí nguy hiểm (như dao nhọn, lưỡi lê…) vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể nhưng chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ (không chết) hoặc không bị thương tích, trường hợp này cần xác định mục đích tấn công là gì, nếu có mục đích nhằm giết người khác thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộc trường hợp phạm tôi chưa đạt Tuy nhiên nếu không có mục đích giết người thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi cố ý gây thương tích (nếu có)

- Nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong Trường hợp này cần phân biệt là: nếu dùng bẫy điện với mục đích để chống trộm (tức đối tượng bị tác động được nhắm tới là con người) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người; nếu dùng bẫy điện với mục đích là để diệt chuột (tức là

8 đối tượng bị tác động nhắm tới không phải là con người thì không phải chịu trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm giết người

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy (cô) giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn

Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

THỰC TRẠNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đánh giá và nhận xét về tội phạm giết người ở nước ta hiện nay

Tình hình tội phạm giết người ngày càng diễn biến thường xuyên với mức độ phức tạp hơn Diễn biến của tình hình tội phạm giết người đó là sự phản ảnh xu hướng có thể tăng, giảm hoặc là tương đối ổn định của tội phạm nói chung (có thể là một hoặc một nhóm tội phạm) xảy ra ở một địa bàn, khu vực nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm giết người có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp nhận diện tình hình tội phạm được rõ nét hơn và nó giúp cho việc dự đoán (tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong khoảng thời gian kế tiếp, từ đó giúp hình thành nên việc xây dựng biện pháp phòng ngừa, xử lý, điều tra tội phạm của cơ quan chức năng gần với thực tiễn, diễn biến của tình hình có thể là diễn biến của tình hình tội phạm giết người nói nói chung, nó có thể là một nhóm tội phạm hoặc là một tội phạm cụ thể nào đó

Diễn biến của tình hình tội phạm giết người có thể bị thay đổi do tác động của hai loại yếu tố:

- Các yếu tố xã hội: sự tăng trưởng suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn sự chênh lệch về mức sống của người dân

- Sự thay đổi về mặt pháp lý trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lý hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng vận động của tội phạm

Việc đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm giết người có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu Trên thực tế, việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm giết người thường đặt ra trong khoảng thời gian 5 năm (hoặc 10 năm), vì đây là khoảng thời gian tương đối dài, ổn định nên nhận định về nó có độ chính xác tương đối cao Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm giết người trong thời gian dài sẽ giúp cho việc tìm ra được quy luật vận động của tội phạm Để tìm ra quy luật này, trước tiên, người nghiên cứu sẽ chọn năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là năm gốc và số liệu liên quan

10 đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số liệu gốc (coi là 100%), sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của năm tiếp theo (tính theo tỉ lệ %)

Các con số phản ánh diễn biến của tình hình tội phạm cần được thực hiện trên các bảng thống kê và sau đó cần được biểu đạt bằng đồ thị Với đồ thị, diễn biến của tình hình tội phạm sẽ được thể hiện sinh động, rõ nét làm cho người đọc có thể nhận biết được ngay xu hướng tăng hay giảm của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định

Báo cáo từ Bộ Công an cho thấy, trong 6 năm (từ năm 2014 đến 2019), toàn quốc xảy ra 6.850 vụ án giết người Trong đó, có 6.571 vụ án giết người do nguyên nhân xã hội (chiếm 95,9%)

Số vụ án giết người có năm tăng, năm giảm nhưng luôn ở mức cao, trung bình hằng năm xảy ra khoảng 1.140 vụ, trung bình mỗi ngày xảy ra khoảng 3 vụ án giết người

Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: “Theo thống kê, 80% các đối tượng liên quan đến những vụ giết người là phạm tội lần đầu”

Diễn biến về tội phạm do nguyên nhân xã hội hiện nay còn nhiều tiềm ẩn, thậm chí gia tăng Mâu thuẫn gia đình, vợ tìm cách tự tử thậm chí giết con; Chồng say rượu về đánh đập vợ con, thậm chí sát hại là có xảy ra”

Hai năm 2018 - 2019, tình hình tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu phạm pháp hình sự (khoảng 2%) nhưng tính chất và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng gây hoang mang, lo lắng, bức xúc trong nhân dân, để lại những hậu quả và hệ luỵ nặng nề cho xã hội

Trong 6 năm (2014 2019), các vụ án giết người đã khiến 6 188 người chết, 2.289 người bị - thương, xảy ra 643 vụ án có từ 2 nạn nhân trở lên Tình trạng người thân trong gia đình sát hại nhau vẫn xảy ra nhiều Trên cả nước đã xảy ra trên 1200 vụ án giết người thân, chiếm khoảng 18% Các vụ án chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn kéo dài trong tranh chấp đất đai, tài sản, nợ nần kinh tế, mâu thuẫn ghen tuông tình ái hoặc xích mích trong cuộc sống hằng ngày nhưng không giải quyết kịp thời, triệt để

Cơ cấu của tình hình tội phạm giết người là tỷ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm giết người trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định Cũng trên cơ sở mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sắp xếp theo trình tự nhất định các loại cơ cấu của tình hình tội phạm giết người Cơ cấu của tình hình tội phạm giết người có thể xác định theo những tiêu chí sau:

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tên chương các tội phạm cụ thể của Bộ Luật hình sự

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh cụ thể của Bộ luật hình sự Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội phạm đó

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo phân loại tội phạm – tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng Điều 8 khoản 3 Bộ Luật hình sự

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức lỗi

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức phạm tội

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo địa bàn phạm tội

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm về nhân thân của người bị kết án

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại động cơ phạm tội

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm của công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian phạm tội

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội

Một vài vụ án điển hình

V ÁN 1: V ÁN NGUY N HỤ Ụ Ễ ẢI DƯƠNG

Nguy n Hễ ải Dương sinh năm 1991 tạ ỉi t nh An Giang, t t nghi p phố ệ ổ thông năm 2010 rồ ời i r quê, t i huy n Hóc Môn, Thành ph H Chí Minh h c ngh tớ ệ ố ồ để ọ ề ại Trường Trung cấp Công nghi p ệ Bình Dương, bỏ học một năm sau và đi làm công nhân chế biến gỗ tại một doanh nghiệp ở đây Khoảng tháng 10 năm 2013, Lê Thị Ánh Linh (sinh năm 1993 tại Bình Phước) tới học ở thành ph ố Thủ ầ D u M t r i quen bi t vộ ồ ế ới Dương qua mạng xã h i là Zalo, dộ ẫn đến có quan h tình cệ ảm và là người yêu Tháng 4 năm 2014, Dương được Linh đưa về nhà xã ở Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và giới thiệu với gia đình, một gia đình làm chủ doanh nghiệp kinh doanh gỗ, sống ở bi t thệ ự, có điều ki n khá gi , và c ệ ả ả hai được b m ng ý cho phép yêu nhau Trong thố ẹ đồ ời gian sau đó, Dương quen biết và thường xuyên ti p xúc vế ới gia đình của Linh Đến năm 2015, mẹ c a Linh bủ ắt đầu ngăn cản m i quan h tình c m giố ệ ả ữa hai người, Linh nghe l i mờ ẹ, quen người khác và chia tay Dương Trong thời điểm này, Dương sinh ra hận thù với mẹ của Linh và cô, nảy sinh ý định giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản

Diễn bi n: ế Để thực hiện âm mưu của mình, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị các công cụ gồm súng bắn bi, súng điện, dao bấm, găng tay, dây rút, côn tam khúc, bình xịt hơi cay, cất tất cả công cụ ở nhà trọ của họ hàng ở Hóc Môn và chờ đợi thời cơ Mặc dù đã chia tay với Linh, Dương vẫn giữ mối quan hệ với em họ của Linh là Dư Minh Vỹ, dự định lợi dụng Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình, bên cạnh đó, Dương mua một SIM rác điện thoại di động để liên lạc nhằm tránh bị lực lượng chức năng theo dõi Ngày 3 tháng 7 năm 2015, Dương đi xe máy Yamaha Exciter tới nhà Linh, gặp Vỹ vì đã hẹn từ trước, cho tiền và hướng dẫn Vỹ cách mở cửa biệt thự cho Dương vào mà bố mẹ Linh không biết và hẹn cuộc gặp khác, Vỹ đồng ý Hôm sau, Dương rủ một người quen là Trần Đình Thoại đến nhà Linh để thực hiện âm mưu, Thoại đồng ý và cả hai bàn bạc về việc chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội Đến khuya cùng ngày, hai người đến biệt thự, nhưng do Vỹ không ra mở cửa, nên không thực hiện được hành vi như theo kế hoạch đã bàn

14 bạc, cả hai bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến để gây án Trên đường về, Thoại bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý Đến tối ngày 5 tháng 7, Thoại đã mua dao đưa cho Dương, nhưng sau đó nói bà ngoại bệnh nên không đi với Dương nữa Ngày 6 tháng 7, Dương rủ một người bạn khác là Vũ Văn Tiến đi hành động, nói dối Tiến là đến đòi nợ bố mẹ Linh và hứa cho Tiến một khoản tiền lớn; rồi Tiến đồng ý, Dương bàn bạc và cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ, phương tiện đã chuẩn bị Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 7 tháng 7, Dương và Tiến đi vào khu vực nhà Linh, khi Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bịt miệng Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm Vỹ tử vong Tiếp đến, hai người trèo tường phía sau vào nhà, khống chế trói Linh, bố mẹ Linh và hai người em, ngoại trừ em út Gia Linh 22 tháng tuổi Dương truy hỏi về tiền trong nhà, mở két sắt nhưng không có gì, sau đó, Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao bấm lẫn dao Thái Lan, lần lượt đâm xuyên tim, đâm và rạch ngang cổ, giết chết năm người, không giết mà dỗ cho Gia Linh ngủ khi bé đang khóc Cùng với quá trình thực hiện hành vi giết người, hai người đã lục lọi và lấy các điện thoại, IPad có giá trị gần 50 triệu đồng rồi bỏ trốn, không có hành động gì với các tài sản khác như xe Audi, Toyota, xe chuyên chở hàng hóa trong nhà xe Sau khi gây án, Tiến bỏ trốn về Hóc Môn, trong khi Dương ở lại Chơn Thành, quay lại hiện trường nhiều lần và luôn tỏ ra đau khổ, khóc lóc trước người thân của gia đình nạn nhân, hành động với mục đích để không bị nghi ngờ Điều tra:

Sáng ngày 7 tháng 7 năm 2015, một người làm công trong gia đình bị hại đến làm việc cho gia đình như mọi ngày thì phát hiện cái chết của sáu người, chỉ còn Gia Linh 22 tháng tuổi sống sót, thương tích nhẹ, đã báo cho công an địa phương Sau khi nhận được tin báo, Công an, Viện kiểm sát tỉnh Bình Phước đã cử cảnh sát hình sự, điều tra viên và các đơn vị khác tiến hành bảo vệ hiện trường và triển khai công tác khám nghiệm, thu thập chứng cứ, tổ chức buổi họp báo thông báo vụ án vào buổi chiều Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đích thân đến hiện trường chỉ đạo điều tra Ngày 8 tháng 7, quá trình khám nghiệm tử thi đã hoàn thành, công an bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình tổ chức an táng, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án về tội giết người và tội cướp tài sản, phối hợp điều tra trong tiến trình tố tụng hình sự giữa viện kiểm sát, cảnh sát điều tra và ban chuyên án của Bộ Công an Ban chuyên án do Thượng tướng Lê Quý Vương

15 làm trưởng ban chỉ đạo, Trung tướng Phan Văn Vĩnh làm trưởng ban, kết hợp lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước và Tổng cục Cảnh sát Tổng cục An ninh,

Ngày 10 tháng 7, lực lượng điều tra đã xác minh được các dấu vết về dấu vân tay, vết máu, các manh mối và tình tiết được phân tích, xác định đối tượng khả nghi là Dương, truy bắt và bắt giữ Dương lẩn trốn ở Bình Phước Lúc đầu, Dương tỏ ra lì lợm, đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm, tuyên bố im lặng cho đến khi có luật sư bào chữa, tuy nhiên, sau khi cơ quan điều tra trưng ra bằng chứng rõ ràng thì Dương thú nhận, khai rằng có đồng phạm là Tiến mà không trình bày gì về Thoại, và lực lượng trinh sát đã phục kích, bắt Tiến lẩn trốn ở Hóc Môn trong cùng ngày Trong quá trình tạm giữ và khởi tố bị can, cơ quan điều tra rà soát lại toàn bộ vụ việc, phát hiện được những tin nhắn trong điện thoại của bị hại là Vỹ đến từ điện thoại của Thoại khi Dương sử dụng, lập tức phục kích và bắt giữ Thoại vào ngày 10 tháng 8 Sau đó, cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm hiện trường, rồi công bố cáo trạng vụ án, quyết định truy tố Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về tội giết người và tội cướp tài sản

Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo, và phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 18 tháng 7 năm

2016 tại số 124 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé Quận 1, trụ sở , Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh Tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo và giữ y án sơ thẩm Sáng ngày

17 tháng 11 năm 2017, Nguyễn Hải Dương được chuyển từ trại giam Bình Phước sang tỉnh Bình Dương, thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, tương tự đối với Vũ Văn Tiến vào ngày 20 tháng

Về phía cộng đồng khoa học xã hội, các chuyên gia tâm lý học, tội phạm học đánh giá toàn diện rằng vụ án xuất phát từ nguyên nhân là "cú sốc tâm lý" nặng nề của hung thủ, thay đổi hoàn cảnh và dự định trong cuộc sống, tâm sinh lý của thanh niên, nảy sinh "ham muốn trả thù bằng mọi giá, thực hiện không thương tiếc, bất chấp mọi thủ đoạn để đối phó", được xem là vụ án không phổ biến ở Việt Nam, không phải là quá hiếm có ở xã hội các nước phát triển

V ÁN 2: V Ụ Ụ ÁN LÊ VĂN LUYỆN

Lê Văn Luyện sinh năm 1993, là con trai của ông Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm, tại Sơn Đình 2 (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) Theo hàng xóm, thuở nhỏ, Luyện không phải là đứa con hư, thậm chí có người còn nói Luyện "rất hiền lành, ngoan ngoãn" Gia đình Luyện bán thịt lợn trong thôn Nhà Luyện không giàu nhưng cũng thuộc loại khá giả trong vùng vì cha mẹ Luyện chăm chỉ làm ăn

Sau khi học hết lớp 9, Luyện không thi đậu tốt nghiệp nên bỏ học Năm lớp 9, học lực và hạnh kiểm của Luyện chỉ đạt mức trung bình Vì lỡ cầm mất chiếc xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền để chuộc xe Đó là động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng

Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24 tháng 8, khi trời còn mờ tối, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2 Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện ngắt cầu dao và camera Lúc 5 giờ rưỡi, thấy anh Trịnh Thành Ngọc chủ nhà lên phơi quần áo - - tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm Anh Ngọc tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu Vợ anh Ngọc là chị Chín chạy lên bị chém thêm nhiều nhát Chủ nhà sau đó cướp được con dao nhọn Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp Anh Ngọc ngã lăn xuống tầng 2 Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh bất tỉnh

Con gái lớn là bé Ngọc Bích nghe thấy tiếng kêu bật dậy và tìm điện thoại liên lạc bên ngoài

Lê Văn Luyện sợ bị bắt nên vung dao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát Vì tưởng rằng cô bé đã chết nên Luyện bỏ đi

Cô con gái thứ 18 tháng tuổi là bé Thảo khóc to nên Luyện dùng dao phớ sát hại.

Sau đó, Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào trong rồi xuống tầng 1 Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại

Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn

Lúc chạy trốn, hành trang của Luyện chỉ có một bộ quần áo, vài bao thuốc lá với 200.000 đồng Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng Lạng Sơn Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa , về Bắc Giang

Một số kiến nghị và giải pháp hạn chế

Thực hiện Công văn số 1676/TTg NC ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ - về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người; để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể; các Sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương

- Thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 2025, định hướng đền năm 2030; lồng ghép các biện - pháp phòng ngừa tội phạm giết người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm góp phần giữ vững kỷ cương

21 pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước

- Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa với xây dựng nông thôn mới, các hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư nhằm hạn chế và loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giết người

- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở những nơi không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự, giải quyết mâu thuẫn, hòa giải ở cơ sở để xảy ra tội phạm giết người

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, gắn với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm Nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động giải quyết kịp thời, triệt để khiếu nại, tố cáo không để phức tạp kéo dài phát sinh thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự

- Tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo 138 tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể, Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng, chú trọng phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình, từ cơ sở; tập trung phòng ngừa, ngăn chặn nhóm các hành vi bạo lực, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nguyên nhân, điều kiện, trách nhiệm pháp lý và các hậu quả, hệ lụy của tội phạm giết người đối với gia đình, xã hội bằng các hình thức như: tuyên truyền trực tiếp, thông qua Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, trên các

22 fanpage, trang mạng xã hội… Thực hiện tốt công tác rà soát, nắm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để giải quyết kịp thời, dứt điểm không để kéo dài; hướng dẫn cách xử lý trong các tình huống bạo lực, tiềm ẩn bạo lực góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho người dân

- Làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tập trung đấu tranh, xóa bỏ các tụ điểm, tệ nạn xã hội Tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; duy trì chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm xử lý nhanh, giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ Tăng cường năng lực cho lực lượng Công an xã, phường, thị trấn để chủ động nắm và giải quyết tình hình ngay từ cơ sở, sớm phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hòa giải ngay từ đầu, không để kéo dài

- Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm, nhất là băng nhóm nguy hiểm, có biểu hiện hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “đâm thuê, chém mướn”, “bảo kê”, đòi nợ thuê, liên quan đến "tín dụng đen", sử dụng hung khí giải quyết mâu thuẫn

- Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng; chú trọng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đưa đi cai nghiện bắt buộc; quản lý, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không để đối tượng lợi dụng gây án Phối hợp đưa người mắc bệnh tâm thần vào các cơ sở điều trị, phối hợp quản lý chặt chẽ người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

- Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm giết người, nhất là do các mâu thuẫn trong đời sống xã hội ở khu vực biên giới, biển, đảo và trong phạm vi thuộc chức năng, nhiệm vụ Thực hiện có hiệu quả Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân

23 dân vùng biên giới, hải đảo"; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan góp phần hạn chế, khắc phục nguyên nhân của tội phạm giết người

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w