1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập pháp luật đại cương lớp thứ tư tiết 10 12

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn gốc ra đời của nhà nước
Tác giả Phùng Hoàng Quý
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

chủ nghĩa xã hội đầu tiên ra đời1917 trong giai đoạn con người đã có những bước tiến về khoa học kĩ thuật sau 2 cuộc CMCN, giai cấp công nhân phát triển mạnh, nhân dân lao động là thành

Trang 1

Bài tập pháp luật đại cương lớp thứ tư tiết 10-12 Tên sinh viên: Phùng Hoàng Quý

Mã số sv: 22154042

Câu hỏi 1: Trình bày nguồn gốc ra đời của nhà nước ● Theo quan điểm phi Mac xít

- Thời kì cổ,trung đại :

+ Theo thuyết thần học, thượng đế là người tạo ra và sắp đặt trật tự cho xã hội nên nhà nước được xem là thế lực siêu nhiên mang quyền lực vĩnh cửu.(ví dụ như trong kinh thánh có nói rằng Chúa trời đã tạo dựng nên trời đất và muôn loài trong 7 ngày)

+ Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người và là kết quả phát triển của hình thức gia đình Do đó nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước căn bản giống với quyền lực của người gia trưởng trong gia đình.(ví dụ như trong truyền thuyết về sự ra đời của nước văn lăng, vua Hùng thứ nhất chính là người con cả trong 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi)

- Thế kỉ 16-18 :

+ Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước được hình thành từ khế ước được ký kết giữa những con người sống trong tình trạng tự nhiên không có nhà nước, nhà nước phản ánh lợi íchcủa các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên trong đó được quyền yêu cầu nhà nước phục vụ và bảo vệ cho lợi ích cho họ.( Theo Thomas Hobbes - người đặt nền móng cho thuyết này này conngười phải hy sinh một phần tự do để có thể chung sống hòa

Trang 2

bình với nhau, ta có thể xem sự hi sinh này giống như một bản khế ước vì nó có tình ràng buộc giữa hai bên)

+ Dựa theo thuyết bạo lực, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc với kết quả là thị tộc giành chiến thắng tạo ra một hệ thống để cai trị bên bại trận được coi là nhà nước.(ví dụ như khi xưa nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Bách Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.)

+ Thuyết tâm lý thì cho rằng, nhà nước ra đời là do nhu cầu tâmlý của con người với nhà nước là tổ chức của những người siêu phàm có sứ mạng lãnh đạo xã hội.( ví dụ như khi con người bị áp bức bóc lột họ sẽ muốn có được tự do hạnh phúctừ đó họ sẽ tìm cho mình đường lối đấu tranh lật đổ giai cấp bóc lột để lập ra nhà nước mới tiêu biểu như cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng tháng tám ở Việt Nam)

+ Quan niệm nhà nước siêu trái đất thì cho rằng nhà nước và xã hội là sản phẩm của một nền văn minh ngoài trái đất.( tương tự với thuyết thần học nhưng cho rằng chúa trời hay một thế lực siêu nhiên nào đó tạo ra con người và nhà nước thì thuyết này cho rằng nhà nước là sản phẩm của một nền văn minh khác tân tiến, cao cấp hơn từ ngoài trái đất)● Theo quan điểm chủ nghĩa Mác

- Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác- Lênin đã chứng minh một cách khoa học rằngsự xuất hiện của nhà nước mang tính khách quan không phải là hiện tượng vĩnh cửu và bất biến, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định với các tiền về kinh tế và xã hội.( ví dụ như nhà nước

Trang 3

chủ nghĩa xã hội đầu tiên ra đời(1917) trong giai đoạn con người đã có những bước tiến về khoa học kĩ thuật( sau 2 cuộc CMCN), giai cấp công nhân phát triển mạnh, nhân dân lao động là thành phần đông đảo nhưng chịu áp bức, bất công trong xã hội)

+ Tiền đề kinh tế: xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (sở hữu riêng về tư liệu SX)

+ Tiền đề xã hội: xã hội phân chia thành các giai cấp, tầng lớp khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích giữa các giai cấp không thể tự điều hòa được.(nông dân >< địa chủ,nhân dân thuộc địa >< thực dân, chế độ phong kiến, đế quốc)

- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định đó là khi xuất hiện chế độ tư hữu và có sự phân chia giai cấp có lợi ích gây mâu thuẫn đến mức không thể điều hòa được Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến, vĩnh cửu mà có quá trình vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện tồn tại không còn.( ví dụ khi nhà nước VNCH ra đời thì được ĐQ Mĩ hậu thuẫn, 1973Mĩ rút quân về sau khi thua đậm năm 1972 dẫn đến nhà nước VNCH lung lay và năm 1975 thì hoàn toàn sụp đổ)

Câu hỏi 2: Trình bày bản chất của nhà nước

- Dựa trên học thuyết Mác-Lênin, bản chất của nhà nước đượcthể hiện qua tính giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.

● Tính giai cấp của nhà nước

- Nhà nước sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ

cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.( ví dụ nhà nước của nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước của, dân do dân

Trang 4

và vì dân nên ý chí của nhà nước chính là đại diện cho ý chí của nhân dân và nhà nước là do nhân dân bầu ra)

- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp cầm quyền

nắm giữ, là công cụ tốt nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội Do được giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp khác nên nhà nước được xem là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.( ví dụ nhà nước phong kiến ra đời là để giai cấp vua chúa, quý tộc áp đặt các cách thức bóc lột, trật tự, sự phân tầng trong xã hội và nếu có ai dám chống lại giai cấp thống trị thì qua pháp luật hoặc quân đội nó sẽ đàn áp, dập tắt sự phản kháng)

- Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện

một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc đối với các giai cấp khác trong xã hội.( ví dụ như trong bộ máy nhà nước phong kiến mệnh lệnh của vua là tuyệt đối, quyền lực nhà nước trong tay vua và vua là luật pháp)

- Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này với giai cấp

khác được thể hiện ở 3 loại quyền lực: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng.( thể hiện ở giai cấp sở hữu tư liệu, công cụ sản xuất(QLKT), giai cấp cầm quyền hay nhà nước(QLCT), và giáo hội(QLTT))

- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để cũng cố quyền lực

của giai cấp thống trị và đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bốc lột, là bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về mặt kinh tế, để thực hiền quyền lực chính trị và sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng.

● Tính xã hội của nhà nước

- Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền nhưng cũng

chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội, tổ chức và quản lý các

Trang 5

lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học,

- Tính xã hội trên được thể hiện thông qua các hoạt động phục vụ

cộng đồng không mang tính vụ lợi hay "Dịch vụ công".( xe buýt công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phổ cập giáo dục, bảo hiểm xã hội)

- Từ tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước, ta thấy được rằng

nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một công cụ hiệu quả để duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị thông qua nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt.

Câu hỏi 3: Trình bày bản chất của pháp luật

- Theo học thuyết Mác – Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và

phát triển trong xã hội có giai cấp Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

● Tính giai cấp

- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông quanhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người.( ví dụ như trong nhà nước phong kiến cho dù nhà vua có ra luật bắt nộp nhiều thứ thuế vô lí nhử thế nào thì nhân dân (trừ quan lại quý tộc) cũng phảituân theo)

Trang 6

- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các

quan hệ xã hội Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tư” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

- Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng.

- Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ

- Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của

địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc dã manđể đàn áp nhân dân lao động

- Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một cách

thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm.

● Tính xã hội

- Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban

hành nên nó còn mang tính chất xã hội Nghĩa là, ở mức độ ít haynhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), phápluật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xãhội.Ví dụ như:

Trang 7

+ Pháp luật tư sản ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thắnglợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiệnnguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xãhội Trong quá trình phát triển tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể,giai cấp tư sản đã điều chỉnh mức độ thể hiện đó theo ý chí củamình để pháp luật có thể “thích ứng” với điều kiện và bối cảnh xãhội cụ thể

+ Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc pháp luật thể

hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sựlãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thểcủa mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển),cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.

- Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại

vừa thể hiện tính xã hội Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiếtvới nhau Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thểhiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉthể hiện tính xã hội.

- Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất

khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xãhội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.

- Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các

quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện,thể.hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tô điềuchỉnh các quan hệ xã hội.

Câu hỏi 4: Trình bày chức năng của pháp luật

- Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và ý nghĩa xã hội của pháp luật.

Trang 8

- Pháp luật gồm có 03 chức năng cơ bản đó là: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục Ở mỗi chức năng thì lại được thể hiện một cách khác nhau

+ Đối với chức năng điều chỉnh: Pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể nắm quyền lực nhà nước Các chủ thể nắm quyền lực nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau có thể là giai cấp chủ nô, vua, quan và các tầng lớp quý tộc phong kiến, giai cấp tư sản hoặc tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.( ví dụ như thời phong kiến thì pháp luật đặt ra chủ yếu là để thể hiện quyền lực bảo vệ cho giai cấp vua chúa và quan lại, có thể kể đến như giai cấp cầm quyền thì không cần nộp thuế được có quân đội riêng để bảo vệ bản thân và đàn áp nhân dân chống đối)

+ Đối với chức năng bảo vệ pháp luật: Pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh Quan hệ xã hội trong thực tế thì rất nhiều và đa dạng do đó các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội thường xảy ra Khi đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài pháp luật.( ví dụ như trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng pháp luật Việt Nam ngày nay chú trọng tính tự nguyện, bình đẳng và nếu có trường hợp vi phạm có thê kể đếnngoại tình, tục bắt vợ, bạo lực gia đình, thì pháp luật sẽ can thiệp và xử lí (nhưng những sự việc như vậy pháp luật muốn can thiệp thì phải có người tố cáo))

Trang 9

+ Đối với chức năng giáo dục của pháp luật: Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện qua sự tác động qua lại của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người có những xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý vi phạm từ những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự, dân sự, hành chính…) Thông qua đó nâng cao ý thức về pháp luật của những người khác và của toàn xã hội.

Câu hỏi 5: Trình bày các hình thức pháp luật (liên hệ với Việt Nam)

- Pháp luật có 03 hình thức cơ bản, tức là những hình thức được hầu hết các nhà nước sử dụng, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Ba hình thức này cũng đồngthời là ba nguồn hình thức của pháp luật.

● Tập quán pháp:

- Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận cógiá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Đối với vai trò hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tập quánpháp có các ưu điểm vượt trội sau:

+ Thứ nhất, tập quán pháp là những quy phạm pháp luật có tính

hợp lý cao được bảo đảm bởi thời gian và cộng đồng Trong

điều kiện mà trình độ phát triển của các cộng đồng còn khácbiệt thì các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao khóxâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng Vì

Trang 10

vậy, tập quán pháp sẽ đóng vai trò vô cùng cần thiết để thaycho pháp luật mà các mối quan hệ xã hội vẫn được giải quyếthiệu quả.

+ Thứ hai, tập quán pháp tạo sự hài hòa hợp lý giữa lý luận và

thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật Những tập quánpháp phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật được thực hiệnmột cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin và sựtuân thủ sẵn có của người dân đối với các tập quán.

+ Thứ ba, tập quán pháp khắc phục các khiếm khuyết của văn bản

quy phạm pháp luật Trong thực tiễn luôn tồn tại những vấn đềcụ thể mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ.Trong những trường hợp đó, áp dụng tập quán pháp có ý nghĩabổ sung cho pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội Tậpquán pháp và pháp luật thành văn có mối quan hệ qua lại vớinhau rất chặt chẽ Pháp luật thành văn sẽ định hướng, tạo nênkhung pháp lý cho luật tập quán phát triển Tập quán pháp lại cóthể tạo nên cơ sở để pháp luật thành văn điều chỉnh kịp thời cácvấn đề xã hội.

+ Tại Việt Nam, trong Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà nước ta đãthừa nhận tập quán Việc thừa nhận này trước hết thông quamột nguyên tắc tại Điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường

hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy

định tại Điều 3 của Bộ luật này” Đồng thời, Bộ luật dân sự năm2015 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quánnhư áp dụng tập quán lựa chọn dân tộc cho con (khoản 1 Điều29); giải thích giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 121); Xác địnhranh giới giữa các bất động sản (Khoản 1 Điều 175); xác lậpquyền sở hữu (Điều 211); xác định trách nhiệm dân sự (khoản 4

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w