Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC: GVHD:
Nhóm Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy Vy 21126283 Ngô Kỳ Duyên 21126261 Huỳnh Vân Anh 21126103
Vũ Quốc Huy 20142342 Hải Đăng
Hồ Khánh Huy 21145146
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
Trang 2DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2021-2022 Tên
đề tài : Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Sài Gòn – Saigontourist
ST
T
HỌ VÀ TÊN
SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
TỶ LỆ % HOÀN THÀNH
5
Ghi chú:
Tỷ lệ % = 100%
Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Thúy Vy
Trang 3Nhận xét
Ngày tháng năm 2022
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 4
1.1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 4
1.1.1 Những tiền đề tư tưởng – lý luận 4
1.1.2 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn 7
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 8
1.2.1 Vấn đề dân tộc thuộc địa 8
1.2.2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp 13
1.3 Ý nghĩa luận điểm 15
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA HIỆN NAY 16
2.1 Tổng quan về biển đảo nước ta hiện nay 16
2.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 17
2.2 Chính sách Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay 18
Trang 52.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay 21 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác Nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có những nội dung cần được nhấn mạnh hơn, nhất là thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt là mối quan hệ không thể tách rời giữa độc lập dân tộc và thống nhất đất nước
Khu vực biên giới, vùng biển, đảo nơi biên cương Tổ quốc có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là "tuyến đầu", "cửa ngõ", là bức tường vững chắc của lãnh thổ quốc gia chở che cho đất nước ta hàng nghìn năm sinh tồn, phát triển Bởi vậy, cần phải có phương lược, kế sách biên phòng chặt chẽ, chu đáo để luôn giữ bình yên cho đất nước phát triển Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo quốc gia Người thường xuyên nhắc nhở: "Tăng cường quan
hệ, hữu nghị với các nước láng giềng bằng nhiều hình thức ngoại giao nhà nước đến việc thiết lập quan hệ với chính quyền và nhân dân các địa phương sống chung cùng đường biên giới, giải quyết xung đột bằng đàm phán thương lượng", để xây dựng biên giới, vùng biển, đảo hòa bình, hữu nghị vững chắc lâu dài
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta đã coi trọng và chủ động thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước có chung đường biên giới, vùng biển đảo với nước ta Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng, an ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng giải quyết tốt vấn
đề dân tộc và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh Tuy nhiên, trong thực tiễn việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nhiều nơi vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm sự ổn định chính trị và gia tăng nguồn lực cho sự phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới
Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ
ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội
Về kinh tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những bước phát triển tiến bộ rõ rệt, đời sống đồng bào được nâng lên, diện mạo vùng dân tộc thiểu số khởi sắc với hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện Các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, đường tuần tra biên giới được làm mới, mở rộng và nâng cấp
Về chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo quy định của Hiến pháp được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các dân tộc chung sống hòa hợp, đồng thuận, tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và đều tích cực tham gia vào quá trình phát triển đất nước
Về văn hóa, sự nghiệp phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số thu được nhiều kết quả Thiết chế văn hóa ngày càng hoàn thiện
Về phát triển xã hội, sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số
có bước phát triển mới Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nâng cấp, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được củng cố, phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động Các chính sách về giáo dục, đào tạo, chế độ cho giáo viên và học sinh được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng
Trang 8Về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu
số cơ bản được bảo đảm, quan hệ giữa các dân tộc được củng cố Các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch kịp thời được ngăn chặn, việc truyền đạo trái pháp luật được kiểm soát, an ninh được duy trì, biên giới được bảo vệ
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc, đã tăng cường phối hợp với các đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số Hoạt động tuyên truyền đối ngoại, tổ chức giao lưu, kết nghĩa giữa nhân dân, chính quyền và lực lượng bảo vệ biên giới của nước ta với các nước láng giềng được chú trọng, góp phần tăng cường đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển
3 Phương pháp nghiên cứu
Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh vì độc lập dân tộc, song người cũng
là hiện thân của khát vọng hoà bình Đó là tư tưởng độc lập dân tộc trong hoà bình chân chính của Người Tinh thần “chúng ta muốn hoà bình” đã dẫn dắt nhân dân ta chiến đấu
và chiến thắng mọi thế lực xâm lược ngoại bang Có thể nói, tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới Vì lẽ đó, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20” Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Trang 9
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
a Cơ sở lý luận
Một là, trước khi đến với chủ nghĩa Mác_Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm, tìm hiểu những tư tưởng dân chủ tư sản Pháp và Mĩ: Các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã tác động mạnh đến tư tưởng Hồ Chí Minh Chính người đã từng nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ tự do, bình đẳng, bác ái… thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu sau những từ ấy”
Hồ Chí Minh đã từng nhắc đến bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1791) về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc” Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp cũng chỉ rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn tự
do và bình đẳng về quyền lợi”
Hai là, Tư tưởng tiểu tư sản như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”
Ba là, chủ nghĩa Mác_Lênin là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của Hồ Chí Minh Nhờ
có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac_Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hoá những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưỏng, văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình
b Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản được dấy lên nhưng đều bị thất bại Dân tộc Việt Nam đứng trước tình trạng, khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước
Thứ hai, xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911 – 19920) qua nhiều châu lục, nghiên cứu một cách sâu sắc xã hội tư bản, xã hội thuộc địa, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cuộc cách mạng tư sản Mỹ, cách mạng tư sản Pháp (1971), nhất là những năm lăn lộn trong phong trào lao động ở Pháp và hoạt động với những nhà cách mạng từ những nước thuộc địa Pháp Hồ Chí Minh đã hiểu được bản
Trang 10chất của chủ nghĩa đế quốc: Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản đâu đâu cũng tàn bạo,“ độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức bóc lột, đầy đoạ”
Thứ ba, xuất phát từ xu thế của thời đại, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi trên toàn thế giới được mở ra từ cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tư duy của Người về mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam, nhất là khi Người được tiếp cận với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại Đại hội Tua (12- 1920) đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac_Lênin, từ người yêu nước thành người cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình Người khẳng định:
“Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”
Như vậy, bằng một cuộc khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận trên bình diện rộng lớn ở trong nước và trên thế giới, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mac_Lênin, nhận rõ con đường cứu nước, con dường cách mạng của dân tộc, Người kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 1.2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa bao gồm:
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề chống chủ nghĩa thực dân, vấn đề độc lập dân tộc Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị
áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được
+ Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
Để giải phóng dân tộc, cần xác định phương hướng phát triển của dân tộc, đề ra quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định
Trang 11Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẻ Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau Trong Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh viết: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách quan, không nhập hai nhiệm vụ chống đê quốc và chống phong kiến vào một cuộc cách mạng tư sản dân quyền Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa
tư bản ở phương Tây
- Độc lập tự do, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Cách tiếp cận từ quyền con người
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được"
Nhưng từ quyền con người Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
+ Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập, tự do là khát vọng; lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm: gắn với bình đẳng dân tộc: hoà bình chân chính: thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước: cơm no, áo ấm, hạnh phúc của mọi người dân
Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc “Không có
gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động cùa dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Vì thế Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng
giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”
Trang 12* Chủ nghĩa dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở Phương Đông, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” Vì thế, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người
An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ"
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Người cho đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
+ Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đại đoàn kết dàn tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhản, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân: gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
+ Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội
Khác với các con đường cứu nước của ông cha gắn độc lập dân tộc với chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX) con đường cứu nước của
Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với phương hướng xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người Chỉ có xóa
bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột: thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân vì dân bảo đảm cho người lao động có quyền làm chủ, thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người