DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA HOÀN THÀNH TIỂU LUẬNTên đề tài: NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... Nếu như hiện tại Việt Nam
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
Khái niệm TDX đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1970 tại Mỹ Và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới Trong những năm gần đây nó càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Theo Getgreen (2012) TDX được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững TDX được thể hiện qua những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại, trong đó người tiêu dùng cần phải cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa tác động gây ô nhiễm lên môi trường và đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống - làm việc hàng ngày
Nguyễn Hữu Thụ ( 2014) cho rằng TDX là tìm kiếm mua và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của thiên nhiên giảm thiểu không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng thể hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành động của mỗi người.
Hoàng Bảo Thoa (2016) đưa ra hành vi TDX dựa trên cơ bản khái niệm SPX và khái niệm hành vi tiêu dùng để phát triển lên Đó là các hành vi như mua SPX và sử dụng một cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế khi có thể, xử lý rác thải theo quy định, không sử dụng các chất gây hại cho bản thân và môi trường xung quanh.
Vậy TDX chính là chính là một phần trong tiêu dùng bền vững Được thể hiện thông qua hành động, nhận thức của người tiêu dùng như mua SPX và sử dụng SPX một cách tối ưu nhưng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chúng ta Giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Cộng hòa NamPhi năm 2002, đã triển khai các chương trình khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển các quốc gia, hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy nhanh chuyển sang cơ cấu TDX và sản xuất bền vững, nhằm phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để giảm suy thoái, ô nhiễm môi trường
2.1.2 Khái niệm người hành vi TDX
Thứ nhất, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là những phản ứng mà các cá nhân thể hiện trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ Các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết khách hàng của mình là ai, họ muốn mua gì, tại sao chọn sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra, mua như thế nào… đề ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai, hành vi TDX là khả năng tiêu thụ các sản phẩm tốt và có ích hoặc mang lại lợi ích cho môi trường, hay nói cách khác, đó là một hoạt động của cá nhân hay tổ chức trong việc sử dụng những loại sản phẩm có tác động rất ít đến môi trường xung quanh Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi TDX mang đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng qua đó có thể khuyến khích mọi người có những suy nghĩ và hành động thân thiện với môi trường.
Cuối cùng, người TDX được định nghĩa là những người có ý thức và hành vi thân thiện với môi trường hoặc những người mua SPX với một sự lựa chọn có tiêu chuẩn Họ sẽ sẵn sàng tiếp thu những cái mới, chính điều đó giúp họ dễ dàng chấp nhận những SPX.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính đó là: văn hoá, cá nhân, xã hội và tâm lý Bên cạnh đó, các nhân tố như: ý tưởng bao bì, giá cả, quảng cáo, những ý kiến từ người tiêu dùng khác hay thông tin về chất lượng sản phẩm,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng Nhờ vào các yếu tố này sẽ giúp nhà làm Marketing đưa ra những căn cứ để đưa ra những chiến lược nhằm tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt nhất có thể.
Theo Kotler và Levy, ta có thể xác định hành vi người tiêu dùng như sau:
Hình 2.1.3 Mô hình về hành vi người tiêu dùng
Thứ nhất là những suy nghĩ và cảm nhận của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm.
- Thứ hai hành vi của người tiêu dùng các nhà kinh doanh không thể kiểm soát được bởi nó chịu tác động qua lại với môi trường Từ đó nhà chiến lược Marketing cần phải phân tích cẩn thận, rõ ràng và xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi người tiêu dùng.
- Cuối cùng hành vi của người tiêu dùng được hiểu thông qua các hoạt động mua sắm, sử dụng và xử lý những sản phẩm dịch vụ.
Khi nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, bộ phận Marketing sẽ nhận biết cũng như dự đoán được thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng cho từng phân khúc khách hàng cụ thể Từ đó đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm kịp thời và hiệu quả để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Thực trạng TDX của người dân TP.HCM
Ngày nay người dân TP.HCM đã ý thức được việc sử dụng những SPX sạch đẹp phù hợp với lối sống thân thiện với môi trường Chúng ta có thể thấy rõ được điều đó qua các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang hướng khách hàng tới TDX. Chiến Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 239 lược nhấn mạnh tới các nội dung: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.
Theo như kết quả của cuộc khảo sát do Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh thì có thể thấy rằng có tới 82.3% đang thực hiện tiêu dùng SPX; 88% người nghĩ rằng TDX sẽ tăng cao và trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn.
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Bộ môn quản lý Môi trường và Tài nguyên,Trường Đại học Bách khoa TP.HCM nói rằng TDX sẽ nâng cao đời sống và sức khỏe cộng đồng; góp phần giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, tạo ra các sản phẩm thân thiện sạch an toàn cho môi trường
Có nhiều ý kiến cho rằng hành vi TDX của người dân sống tại TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: nơi cư trú, trình độ học vấn, văn hóa, mức thu nhập, Vì vậy TDX phổ biến ở người trẻ hơn người cao tuổi Trước tình hình ngày càng gia tăng dân số ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới thì việc khuyến cáo người dân sử dụng TDX là cấp thiết Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên khắp địa bàn TP Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến lược nêu cao khẩu hiệu TDX là giải pháp thúc đẩy quá trình sử dụng những sản phẩm tái chế, giúp tiết kiệm, bảo vệ môi trường Bên cạnh đó thì trong thời gian qua đại diện sở, ngành tại TP Hồ Chí Minh đã ban hành các đề xuất cũng như giải pháp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đặc biệt là giáo dục đối với trẻ nhỏ
Chiến dịch TDX được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã thu hút được đông đảo sự tham gia của hơn 70.000 lượt tình nguyện viên, hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng TDX; mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng lên từ 40%- 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại hệ thống các siêu thị Co.opmart (Hồ, 2017) Theo như khảo sát thì có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tới những tác hại lâu dài của các sản phẩm nhân tạo; 79% họ nêu ra quan điểm sẽ sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, bà Phùng Ái Vân, Trưởng ban tổ chức chiến dịch TDX cho biết trải qua 10 năm tổ chức và năm 2020 là lần thứ 11 chiến dịch TDX được triển khai với mục tiêu nhất quán là "Làm thế nào để tăng cường nhận diện SPX Qua đó, vận động cộng đồng ưu tiên thực hiện tiêu dùng SPX Thực hiện tiêu dùng SPX là cộng đồng vận dụng quyền của người tiêu dùng và các doanh nghiệp phải tự giác thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường." Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Vũ Toàn, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho hay, Co.opmart luôn duy trì phương thức thay đổi hệ thống nhận diện sản phẩm tại các siêu thị Mặt khác, tham gia chiến dịch TDX năm nay, Saigon Co.op thực hiện nhiều hoạt động định hướng tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường như tổ chức "Ngày hội tái chế vỏ hộp sữa" tại hệ thống
Co.opmart tuyên truyền kiến thức phân loại rác ngay tại nguồn, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh (2016)
Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh (2016) thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM”, nghiên cứu này đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi TDX của người dân TP.HCM Các nhân tố được đưa vào mô hình bao gồm hai nhóm, đó là nhóm liên quan đến bản thân người tiêu dùng và nhân tố ngoại lai Trong nhóm liên quan đến nội tại bản thân người tiêu dùng chia ra các nhân tố: Sự quan tâm đối với các vấn đề về môi trường; Nhận thức các vấn đề về môi trường; Lòng vị tha; Sự nhận biết về SPX và Cảm nhận tính hiệu quả Thêm vào đó, nhân tố ngoại lai chính là ảnh hưởng của xã hội.
Hình 2.3.1.1 Sơ đồ mô hình nghiên cứu Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh
Các nhân tố liên quan đến bản thân người tiêu dùng
Sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường
Nhận thức các vấn đề về môi trường Lòng vị tha
Sự nhận biết về SPX
Cảm nhận tính hiệu quả
Cảm nhận tính hiệu quả Ý định hành vi TDX
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và cộng sự (2018)
Hồ Huy Tựu Nguyễn Văn Ngọc, và Đỗ Phương Linh (2018) thực hiện nghiên cứu với tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha
Trang” Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung khai thác 05 biến độc lập có tầm ảnh hưởng đến hành vi TDX của người dân Nha Trang, bao gồm: Thái độ TDX của người tiêu dùng; Ảnh hưởng xã hội; Kiểm soát hành vi; Rủi ro và Sự tin tưởng.
Hình 2.3.1.2 Sơ đồ mô hình nghiên cứu Hồ Huy Tựu và cộng sự
Nghiên cứu của ThS Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (Khoa Quản trị - Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại Vĩnh Long) (2020)
ThS Nguyễn Trung Tiến, ThS Nguyễn Vũ Trâm Anh và ThS Nguyễn Đình Thi
(2020) tiến hành nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ” Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát và kết quả đem lại cho thấy có 06 nhân tố, lần lượt là: Ý thức về sức khỏe; Nhận thức về môi trường; Chuẩn mực xã hội; Quan tâm an toàn thực phẩm; Chất lượng sản phẩm và Giá cả sản phẩm. Ý thức về sức khỏe
Quan tâm an toàn thực phẩm
Nhận thức về môi trường
Hình 2.3.1.3 Sơ đồ mô hình nghiên cứu ThS Nguyễn Trung Tiến và cộng sự
Nghiên cứu của TS Phạm Thị Huyền và cộng sự (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) (2020)
TS Phạm Thị Huyền - Nguyễn Thị Vân Anh - Đào Ngọc Hân - Trần Trung Kiên - Đỗ Chí Tú (2020) thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh của Millennials Việt Nam” Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố dẫn đến hành vi
TDX của thế hệ Millennials Việt Nam – những đối tượng sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2000 Theo nhóm tác giả, ý định TDX được thúc đẩy bởi các yếu tố: Trải nghiệm về sử dụng SPX thay thế cho sản phẩm sử dụng một lần; Kiến thức của người tiêu dùng; Mối quan tâm tới sức khỏe và Thái độ tích cực đối với TDX Bên cạnh đó, ý định tiêu dùng SPX thay thế đồ dùng một lần có tác động tích cực tới hành vi tiêu dùng SPX thay thế đồ dùng một lần.
Hình 2.3.1.4 Sơ đồ mô hình nghiên cứu của TS Phạm Thị Huyền và cộng sự
Hiện nay nhiều người dân trên thế giới đang chuyển sang sử dụng các SPX, sạch thân thiện với môi trường Họ sẵn sàng trả một cái giá cao để lựa chọn ra những hàng hóa chất lượng.
Nghiên cứu của Sun và cộng sự (2019)
Theo Sun và cộng sự (2019) có rất nhiều nghiên cứu về TDX dưới các góc độ khác nhau, chủ yếu tập trung vào bốn khía cạnh: lý thuyết về TDX, mô hình TDX, chiến lược tiếp thị TDX là các yếu tố ảnh hưởng đến TDX Ngoài ra trong số các yếu tố nhân khẩu
Mối quan tâm đến sức khỏe
Thái độ tích cực Ý định TDX Hành vi
Chiến lược tiếp thị TDX
Yếu tố ảnh hưởng hành vi đến TDX
Nhận thức về môi trường
Vị trí địa lý của hộ gia đình
(thành thị hoặc nông thôn) học, giáo dục ảnh hưởng đến TDX thông qua nhận thức về môi trường, tuổi và vị trí địa lý của hộ gia đình (thành thị hoặc nông thôn) cũng ảnh hưởng đến hành vi TDX
Hình 2.3.2.1 Sơ đồ nghiên cứu của Sun và cộng sự
Laroche và cộng sự (2001); Dainantopoulos và cộng sự (2003) đưa ra các đặc tính về dân số như tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ; qua các nghiên cứu thì Chan (2001) cho rằng hiểu biết của cá nhân về môi trường; Ramayah và cộng sự (2010) đề xuất thái độ của cá nhân đối với môi trường và định hướng giá trị cá nhân cũng ảnh hưởng tới TDX Nghiên cứu của Li và cộng sự (2016) đã chỉ ra những người dân Trung Quốc trên
55 tuổi rất sẵn sàng trả thêm khoản phí phụ trội cho việc tiêu dùng SPX, bởi họ muốn bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu của Rylander và Allen (2001) và Zrnikau (2003)
Một số nghiên cứu khác như của Rylander và Allen (2001) và Zrnikau (2003) đề cập tới mối liên hệ giữa các nhân tố khách quan (bên ngoài) tới TDX Ví dụ, lãi suất kinh doanh hoặc lãi suất của nhà sản xuất có thể có mối quan hệ thuận chiều với TDX. Hay vị trí địa lý của cửa hàng kinh doanh được đưa vào để đo lường niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và theo hướng những người tiêu dùng này lan tỏa hành động của họ tới thái độ của những chủ thể khác tham gia thị trường (Leary và cộng sự, 2014).
Hình 2.3.2.2 Sơ đồ mô hình nghiên cứu của Rylander và Allen (2001) và Zrnikau (2003)
Nghiên cứu của World Bank (2003) nói rằng khi mà GDP đầu người của một quốc gia đạt trên 3.000 USD/năm thì TDX tại quốc gia đó sẽ tăng Tuy nhiên, không có nghĩa là TDX tăng thì nền kinh tế tăng Vì nghiên cứu TDX tại 04 thành phố lớn của TrungQuốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán và Thâm Quyến, Li và cộng sự (2016) chỉ ra mối quan hệ của GDP với TDX là cùng chiều nhưng khẳng định mối tương quan là không lớn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi TDX của người dân trên địa bàn TP.HCM, nhóm tác giả đã tiến hành xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu các nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung nghiên cứu Từ cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra các mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính
3.2.1 Tổ chức nghiên cứu định tính
Dựa vào cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: tổng hợp, phân tích dữ liệu kết hợp tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các yêu cầu về mặt thống kê toán học đã được đáp ứng dựa vào một bộ thang đo hoàn chỉnh.
Phương pháp Kỹ thuật Định tính Thảo luận nhóm Định tính Phỏng vấn nhóm
Thảo luận nhóm và phỏng vấn nhóm là hai phương pháp chủ yếu để thực hiện nghiên cứu định tính.
Nhóm tác giả tiến hành thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến các chuyên gia, là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực mà nhóm tác giả đang nghiên cứu với mục
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo đề Thảo luận nhóm Điều chỉnh thang đo
Hoàn thiện thang đoKết luận đích điều chỉnh thang đo và đánh giá những ảnh hưởng của hành vi TDX của người dân tại TP.HCM theo quan điểm của những người cung cấp thông tin.
Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ lấy kết quả nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh các thang đo, phát hiện ra các nhân tố mới cũng như mô hình nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho thích hợp, từ đó lập ra bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Quá trình nghiên cứu định tính được nhóm tác giả tiến hành thực hiện như sau:
- Nhóm tác giả mời tất cả các thành viên đến phòng họp để thảo luận và phỏng vấn nhóm.
- Trong buổi thảo luận, nhóm tác giả nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi TDX của người dân tại TP.HCM trong mô hình nghiên cứu để các chuyên gia góp ý kiến. Nhóm tác giả tham khảo và lắng nghe học hỏi những lời góp ý và những ý tưởng mới.
- Cuối buổi thảo luận, nhóm tác giả chuyển thang đo cho cá chuyên gia đánh giá, bổ sung biến mới và loại bỏ những nhân tố biến quan sát không phù hợp Sau đó tổng hợp lại các ý kiến và đề xuất một số gợi ý điều chỉnh.
3.2.2 Kết quả khảo sát định tính
Tại đây nhóm tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các ý kiến của các thành viên và các đối tượng đã tham gia khảo sát để cùng thảo luận.
Bảng mã hóa và thang đo
Bảng 3.3 Các thang đo thuộc nhân tố trong mô hình nghiên cứu
STT Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
Thái độ của người TDX đối với môi trường
GS1 1 SPX mang lại nhiều lợi ích hơn sản phẩm thông thường
Kai Chen và Ting Deng (2016); Uddin và cộng sự (2018); Paul và cộng sự (2016).
2 GS2 2 Khi mua một loại sản phẩm nào đó anh/chị sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của nó tới môi trường
3 GS3 3 TDX vô cùng cần thiết vì nó giúp bảo vệ môi trường
4 GS4 4 Sử dụng các SPX là ý tưởng tuyệt vời
KC1 1 Hiện nay chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm từ TDX
Liobikiene và cộng sự (2016); Kai Chen và Ting Deng (2016); Hoàng Trọng Hùng (2018).
6 KC2 2 Anh/ chị nghĩ rằng TDX phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
7 KC3 3 Các phương tiện truyền thông như TV, báo, đang đưa tin khích lệ người dân TDX
8 KC4 4 Những người thân xung quanh anh/chị nói rằng TDX là đang bảo vệ môi trường
9 Kiểm soát hành vi nhận thức
1 Anh/ chị đồng ý rằng các SPX dễ bắt gặp tại các cửa hàng.
10 SC2 2 Anh/ chị đồng ý rằng dễ dàng phân biệt các SPX với các sản phẩm khác.
11 SC3 3 Có rất nhiều cơ hội để anh/chị mua các
Nhậ n thức về giá cả
GC1 1 Anh/ chị đồng ý rằng các SPX rất đáng đồng tiền.
Liobikiené và cộng sự (2016); Tan và cộng sự (2019); Justin Paul và cộng sự (2016)
13 GC2 2 Anh/ chị sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các tỉnh năng độc đáo trên SPX.
14 GC3 3 Anh/ chị đủ nguồn lực tài chính để mua các SPX.
15 GC4 4 Anh/ chị cảm thấy rằng việc mua các
SPX hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của tôi.
HG1 1 Dự định tìm hiểu về TDX, SPX.
17 HG2 2 Anh/ chị sẽ cố gắng nỗ lực mua các sản phẩm TDX.
18 HG3 3 Anh/ chị sẽ khuyến khích người thân, gia đình, bạn bè mua các SPX.
19 HG4 4 Luôn luôn ưu tiên lựa chọn các SPX vào giỏ đồ 20
Mối quan tâm về môi trường
PU1 1 Anh/ chị có am hiểu về vấn đề môi trường.
Kai chen và Ting Deng
21 PU2 2 Anh/ chị có thường xuyên cập nhật những sản phẩm thân thiện với môi trường.
22 PU3 3 Anh/ chị có tìm hiểu các ký hiệu bảo vệ môi trường trên bao bì sản phẩm.
23 PU4 4 Khi mua sản phẩm anh/ chị có đọc kỹ hướng dẫn trên đó.
24 Nhận thức về sức khỏe AE1 1 SPX giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh Uddin và cộng sự (2018); Mohd Suki, N
25 AE2 2 Khi sử dụng các SPX sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, béo phì,
26 AE3 3 Giúp chúng ta trở nên năng động dẻo dai hơn.
27 AE4 4 Giúp đào thải các độc tố có trong cơ thể.
Hành vi tiêu dùng thực phẩm xanh
1 Anh/ chị thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm được coi là an toàn với môi trường.
29 TC2 2 Anh/ chị luôn mua các sản phẩm có bao bì, nhãn mác thân thiện với môi trường.
30 TC3 3 Khi phải so sánh lựa chọn giữa sản phẩm thông thường và SPX, anh/ chị chọn SPX.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái niệm TDX đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1970 tại Mỹ Và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới Trong những năm gần đây nó càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Theo Getgreen (2012) TDX được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững TDX được thể hiện qua những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại, trong đó người tiêu dùng cần phải cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa tác động gây ô nhiễm lên môi trường và đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống - làm việc hàng ngày
Nguyễn Hữu Thụ ( 2014) cho rằng TDX là tìm kiếm mua và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của thiên nhiên giảm thiểu không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng thể hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành động của mỗi người.
Hoàng Bảo Thoa (2016) đưa ra hành vi TDX dựa trên cơ bản khái niệm SPX và khái niệm hành vi tiêu dùng để phát triển lên Đó là các hành vi như mua SPX và sử dụng một cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế khi có thể, xử lý rác thải theo quy định, không sử dụng các chất gây hại cho bản thân và môi trường xung quanh.
Vậy TDX chính là chính là một phần trong tiêu dùng bền vững Được thể hiện thông qua hành động, nhận thức của người tiêu dùng như mua SPX và sử dụng SPX một cách tối ưu nhưng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chúng ta Giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Cộng hòa NamPhi năm 2002, đã triển khai các chương trình khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển các quốc gia, hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy nhanh chuyển sang cơ cấu TDX và sản xuất bền vững, nhằm phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để giảm suy thoái, ô nhiễm môi trường
2.1.2 Khái niệm người hành vi TDX
Thứ nhất, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là những phản ứng mà các cá nhân thể hiện trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ Các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết khách hàng của mình là ai, họ muốn mua gì, tại sao chọn sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra, mua như thế nào… đề ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai, hành vi TDX là khả năng tiêu thụ các sản phẩm tốt và có ích hoặc mang lại lợi ích cho môi trường, hay nói cách khác, đó là một hoạt động của cá nhân hay tổ chức trong việc sử dụng những loại sản phẩm có tác động rất ít đến môi trường xung quanh Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi TDX mang đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng qua đó có thể khuyến khích mọi người có những suy nghĩ và hành động thân thiện với môi trường.
Cuối cùng, người TDX được định nghĩa là những người có ý thức và hành vi thân thiện với môi trường hoặc những người mua SPX với một sự lựa chọn có tiêu chuẩn Họ sẽ sẵn sàng tiếp thu những cái mới, chính điều đó giúp họ dễ dàng chấp nhận những SPX.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính đó là: văn hoá, cá nhân, xã hội và tâm lý Bên cạnh đó, các nhân tố như: ý tưởng bao bì, giá cả, quảng cáo, những ý kiến từ người tiêu dùng khác hay thông tin về chất lượng sản phẩm,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng Nhờ vào các yếu tố này sẽ giúp nhà làm Marketing đưa ra những căn cứ để đưa ra những chiến lược nhằm tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt nhất có thể.
Theo Kotler và Levy, ta có thể xác định hành vi người tiêu dùng như sau:
Hình 2.1.3 Mô hình về hành vi người tiêu dùng
Thứ nhất là những suy nghĩ và cảm nhận của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm.
- Thứ hai hành vi của người tiêu dùng các nhà kinh doanh không thể kiểm soát được bởi nó chịu tác động qua lại với môi trường Từ đó nhà chiến lược Marketing cần phải phân tích cẩn thận, rõ ràng và xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi người tiêu dùng.
- Cuối cùng hành vi của người tiêu dùng được hiểu thông qua các hoạt động mua sắm, sử dụng và xử lý những sản phẩm dịch vụ.
Khi nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, bộ phận Marketing sẽ nhận biết cũng như dự đoán được thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng cho từng phân khúc khách hàng cụ thể Từ đó đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm kịp thời và hiệu quả để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2 Thực trạng TDX của người dân TP.HCM
Ngày nay người dân TP.HCM đã ý thức được việc sử dụng những SPX sạch đẹp phù hợp với lối sống thân thiện với môi trường Chúng ta có thể thấy rõ được điều đó qua các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang hướng khách hàng tới TDX. Chiến Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 239 lược nhấn mạnh tới các nội dung: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.
Theo như kết quả của cuộc khảo sát do Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh thì có thể thấy rằng có tới 82.3% đang thực hiện tiêu dùng SPX; 88% người nghĩ rằng TDX sẽ tăng cao và trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn.
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Bộ môn quản lý Môi trường và Tài nguyên,Trường Đại học Bách khoa TP.HCM nói rằng TDX sẽ nâng cao đời sống và sức khỏe cộng đồng; góp phần giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, tạo ra các sản phẩm thân thiện sạch an toàn cho môi trường