Tính mới và sáng tạo:Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đầu tiên sẽ giúp các giảng viên và học viên, đặc biệt là ngành Ngôn ngữ Anh có cái nhìn khách quan hơn về thái độ tổng quát của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁPDỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC
TRỰC TUYẾN
Mã số đề tài: 61
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3/2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁPDỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC
Trang 3THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN - Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nhã
- Lớp: DH19AV01 Khoa: Ngoại Ngữ Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: ThS Hồ Lệ Hằng
2 Mục tiêu đề tài: Mục tiêu của đề tài trước hết là nhằm khảo sát về thái độ của
sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vào quá trình học tập, cụ thể là chương trình giáo dục bằng tiếng Anh Ngoài ra, nhóm tác giả muốn thảo luận về câu hỏi có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ giúp của CNTT kể cả khi dịch bệnh kết thúc, đồng thời đề xuất một số phương pháp học tập kết hợp CNTT hiệu quả dựa trên kết quả khảo sát của bài nghiên cứu.
3 Tính mới và sáng tạo:
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đầu tiên sẽ giúp các giảng viên và học viên, đặc biệt là ngành Ngôn ngữ Anh có cái nhìn khách quan hơn về thái độ tổng quát của sinh viên chuyên ngữ với việc áp dụng CNTT vào quá trình học tập, từ đó có rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tập áp dụng CNTT đúng đắn.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ phần nào chỉ ra những khó khăn và ảnh hưởng khi kết hợp CNTT vào học tập, đặc biệt là trong quá trình học trực tuyến Bài nghiên cứu cũng sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát dựa trên các khảo sát về kết quả học tập và thái độ nói chung của sinh viên chuyên ngữ sau 2 năm (kể từ năm 2019) áp dụng CNTT vào quá trình học tập.
Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng tổng hợp một số đề xuất về phương pháp kết hợp CNTT vào học tập nhằm giúp các bạn sinh viên có thể tìmra được phương pháp thích hợp với bản thân, từ đó có thể học tập hiệu quả.Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng có thể trở thành một cơ sở tham khảo cho các giảng viên và nhà trường, từ đó cân nhắc triển khai và áp dụng CNTT vào quá trình dạy học hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế và bản thân sinh viên,
Trang 4yêu cầu Ngoại ngữ - Công nghệ.
4 Kết quả nghiên cứu:
Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả nghiên, nhóm nghiên cứu rút ra được kết luận rằng phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát đều có thái độ tích cực đối với việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến Đa số các bạn đồng ý rằng CNTT giúp cho việc học trực tuyến trở nên hứng thú hơn, kết quả học tập cũng trở nên tốt hơn Kinh nghiệm học tập của các sinh viên cũng được tích lũy nhiều hơn khi các bạn biết cách sử dụng những trang web, ứng dụng, công cụ, để phục vụ cho việc học trực tuyến của mình Song, vẫn không thể phủ nhận việc sử dụng CNTT khi học và thi trực tuyến cũng mang lại một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ thuật Vì vậy, đa số sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng không thể hoàn toàn thay thế phương pháp học truyền thống bằng phương pháp học có sử dụng CNTT.
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốcphòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Công trình nghiên cứu này sẽ có đóng góp về mặt giáo dục Kết quả khảo sát và phân tích nghiên cứu sẽ đưa ra được thái độ chung của sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 Từ đó, những gợi ý về phương pháp dạy – học sẽ được đưa ra cho cả giảng viên và sinh viên để có thể tiếp cận dễ dàng hơn trong việc kết hợp phương pháp dạy – học truyền thống và phương pháp dạy – học có sử dụng CNTT Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo cho giảng viên biết rõ hơn về thái độ của sinh viên khi áp dụng CNTT vào việc học.
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quảnghiên cứu (nếu có):
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chínhthực hiện đề tài
Trang 5Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Nhóm nghiên cứu rất tích cực, chủ động khi tiến hành thực hiện đề tài Đềtài có tính ứng dụng cao, kết quả nghiên cứu đem lại nhiều tham khảo hữu ích cho sinh viên và giảng viên
Trang 7THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Minh Nhã
Sinh ngày: 17 tháng 10 năm 2001 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: DH19AV01 Khóa: 2019 – 2023 Khoa: Ngoại Ngữ
Địa chỉ liên hệ: 56/41 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 0767753339 Email: 1957010193nha@ou.edu.vn
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
Trang 92.2.2 Các công trình nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với CNTT62.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với CNTT7
2.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng CNTT vào việc học82.3.3 Tác dụng ngược của việc áp dụng CNTT vào việc học10
Phần 1: Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong
Phần 2: Việc sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học
Trang 10Phần 3: Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng
4.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian
5.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian
6.1.3 Những khó khăn do yếu tố chủ quan, khách quan tác động lên quá trình
6.2 Đề xuất các tiện ích CNTT dành cho sinh viên khi áp dụng vào học tập và gợi ý
6.2.2 Đề xuất các tiện ích CNTT cho giảng viên áp dụng trong quá trình giảng
6.3 Về câu hỏi “Có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ giúp
Trang 11DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 LMS Learning Management System
3 SMS Short Messaging Service
Trang 12TÓM TẮT
Trong thời kỳ đại dịch COVID – 19 bùng phát, việc duy trìtrò hình thức giáo dục truyền thống (phương pháp học trực tiếp) vô cùng khó khăn Để khắc phục được vấn đề đó mà không làm chậm tiến độ đào tạo, đồng thời cùng sự phát triển của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, thì khắp nơi trên thế giới đã triển khai hình thức học có áp dụng Công nghệ thông tin (CNTT), hay còn có thể gọi là học trực tuyến Với phương pháp học trực tuyến, sinh viên và giảng viên vẫn có thể tiếp tục công tác dạy – học thông qua các ứng dụng hoạt động dựa trên nền tảng CNTT như Google Meet, Zoom, MS Teams, Nhưng bởi vì hình thức giáo dục này còn khá mới mẻ với nền giáo dục Việt Nam, những khó khăn và vấn đề phát sinh trong suốt thời gian dạy và học trực tuyến là điều không thể tránh khỏi Vvì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện nghiên cứu thái độ của sinh viên, cụ thể là sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, về việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến Quá trình khảo sát và nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính cùng 11 sinh viên (3 nam và 8 nữ) dựa trên 3 vấn đề: Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ và kết quả học tập của sinh viên chuyên ngữ trong thời gian học trực tuyến; Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng CNTT vào việc học, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan; Những trải nghiệm và kinh nghiệm của sinh viên chuyên ngữ sau khi áp dụng CNTT trong quá trình học trực tuyến Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu rút ra được kết luận rằng phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát đều có thái độ tích cực đối với việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến Đa số các bạn đồng ý rằng CNTT giúp cho việc học trực tuyến trở nên hứng thú hơn, kết quả học tập cũng tiến bộ hơn Kinh nghiệm học tập của các sinh viên cũng được tích lũy nhiều hơn khi các bạn biết cách sử dụng những trang web, ứng dụng, công cụ, để phục vụ cho việc học trực tuyến của mình Song, vẫn không thể phủ nhận việc sử dụng CNTT khi học và thi trực tuyến cũng mang lại một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ thuật Vì vậy, đa số sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng không thể hoàn toàn thay thế phương pháp học truyền thống bằng phương pháp học có sử dụng CNTT Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một vài phương pháp dạy – học cho cả giảng viên và sinh viên để có thể lồng ghép cả phương pháp truyền thống và phương pháp có sử dụng CNTT nhằm phù hợp hơn với xu hướng đào tạo hiện nay
Trang 13Từ khóa: Công nghệ thông tin, CNTT, thái độ, sinh viên, chuyên ngữ, học trực tuyến,
Ngôn Ngữ Anh, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1Bối cảnh và lý do chọn đề tài
Với sự thành công của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng ngày mạnh mẽ, việc học tập và trau dồi năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng được quan tâm phát triển ở mọi phương diện giáo dục Song song đó, sự phát triển của công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống, học tập và làm việc đã sinh ra nhiều phương pháp học tập kết hợp với công nghệ thông tin (CNTT), nhất là từ sau khi dịch bệnh COVID – 19 bùng phát vào năm 2019 Nhờ vào các thiết bị công nghệ như laptop, tablet, điện thoại thông minh, giờ đây học sinh, sinh viên có thể tiếp thu bài học ngay cả với những khoảng cách xa nhất CNTT đã tạo ra một không gian học tập hiệu quả trong bối cảnh đại dịch, giúp cho cả việc dạy và học nói chung và học tiếng Anh nói riêng Tuy vào thời gian đầu, việc học trực tuyến đã gây rất nhiều khó khăn và bất cập so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhưng sau hai năm, đã có những kết quả khả quan về kết quả học tập dựa trên các khảo sát với đối tượng chính là sinh viên chuyên ngữ.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh dịch COVID – 19, việc dạy và học trực tuyến kết hợp sử dụng CNTT đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục Các phần mềm hội nghị online như Zoom, Google Meet, MS Teams, đã không còn xa lạ với sinh viên Ngoài ra nhiều giảng viên và học viên cũng đã khéo léo kết hợp các phần mềm hỗ trợ như Kahoot!, Quizlet, , các ứng dụng như Telegram hay Podcast, và những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube cũng rất được ưa chuộng trong quá trình học tập Nhìn chung, việc học trực tuyến đã khiến mức độ áp dụng CNTT vào quá trình học tập của sinh viên tăng mạnh hơn Tuy nhiên, việc áp dụng CNTT trong quá trình học của sinh viên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế bởi nhiều sinh viên vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với các phương tiện CNTT hay cách để áp dụng CNTT vào học tập một cách hiệu quả Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Wiyaka et al (2018) về thái độ của sinh viên về độ hữu dụng của Chương trình học Ngôn ngữ dựa trên CNTT, có 54% sinh viên cảm thấy CNTT rất dễ sử dụng trong học tập, 22% sinh viên cảm thấy ngược lại Đồng thời, 58% học sinh có thái độ tích cực đối với việc sử dụng công nghệ thông tin trong khi đó 19% không biết gì về áp dụng CNTT, 23% có thái độ tiêu cực
Trang 15Việc áp dụng hiệu quả CNTT vào học tập là một kỹ năng vô cùng quan trọng với sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng trở nên khó lường, khiến cho chương trình đào tạo trở thành kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến Nắm rõ các phương pháp sử dụng CNTT và có một thái độ hợp lý là chìa khóa giúp sinh viên tự tin hơn và chủ động hơn trong việc học tập.
Tóm lại, dựa vào tình hình học tập thực tế hiện nay với sự bùng phát của Đại dịch Covid-19 và kết quả của những nghiên cứu về CNTT và việc học tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ có liên quan, nhóm tác giả - những sinh viên chuyên ngữ Anh đã thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn về thái độ của sinh viên chuyên ngữ khi áp dụng CNTT vào việc học sau hai năm học trực tuyến, từ đó có được câu trả lời về sự hiệu quả của phương pháp này và liệu có nên tiếp tục duy trì ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc không
1.3 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài trước hết là nhằm khảo sát về thái độ của sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vào quá trình học tập, cụ thể là chương trình giáo dục bằng tiếng Anh Ngoài ra, nhóm tác giả muốn thảo luận về câu hỏi có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ giúp của CNTT kể cả khi dịch bệnh kết thúc, đồng thời đề xuất một số phương pháp học tập kết hợp CNTT hiệu quả dựa trên kết quả khảo sát của bài nghiên cứu
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đầu tiên sẽ giúp các giảng viên và học viên, đặc biệt là ngành Ngôn ngữ Anh có cái nhìn khách quan hơn về thái độ tổng quát của sinh viên chuyên ngữ với việc áp dụng CNTT vào quá trình học tập, từ đó có rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tập áp dụng CNTT đúng đắn.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ phần nào chỉ ra những khó khăn và ảnh hưởng khi kết hợp CNTT vào học tập, đặc biệt là trong quá trình học trực tuyến Bài nghiên cứu cũng sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát dựa trên các khảo sát về kết quả học tập và thái độ nói chung của sinh viên chuyên ngữ sau 2 năm (kể từ năm 2019) áp dụng CNTT vào quá trình học tập.
Trang 16Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng tổng hợp một số đề xuất về phương pháp kết hợp CNTT vào học tập nhằm giúp các bạn sinh viên có thể tìm ra được phương pháp thích hợp với bản thân, từ đó có thể học tập hiệu quả.
Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng có thể trở thành một cơ sở tham khảo cho các giảng viên và nhà trường, từ đó cân nhắc triển khai và áp dụng CNTT vào quá trình dạy học hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế và bản thân sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong thời đại yêu cầu Ngoại ngữ - Công nghệ.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu:
Những vấn đề cốt lõi của đề tài nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu tổng hợp và khái quát bằng những vấn đề sau:
1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ và kết quả học tập của sinh viên chuyên ngữ trong thời gian học trực tuyến
2 Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng CNTT vào việc học, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan
3 Những trải nghiệm và kinh nghiệm của sinh viên chuyên ngữ sau khi áp dụng CNTT trong quá trình học trực tuyến
1.6 Hạn chế của đề tài nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, có những thiếu sót khó tránh khỏi do nhiều yếu tố sau đây:
1 Số lượng người tham gia khảo sát: Do đề tài chỉ tập trung vào sinh viên chuyên ngữ, có thể kết quả khảo sát không thể nói lên góc nhìn và thái độ của sinh viên các chuyên ngành khác
2 Xuyên suốt khảo sát, có thể một số ý kiến của sinh viên chưa được khách quan 3 Bài nghiên cứu tập trung vào thái độ khi sinh viên chuyên ngữ áp dụng CNTT vào quá trình học tập, nhất là học trực tuyến, nên có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác trong thời điểm dịch bệnh
Trang 174 Đồng thời cũng vì nguyên nhân dịch bệnh, mọi khảo sát của nhóm nghiên cứu đều được thực hiện qua hình thức trực tuyến (nhắn tin, điện thoại) nên có thể không hoàn toàn nói lên được thái độ trực tiếp của sinh viên tại thời điểm phỏng vấn
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng đề tài hết sức có thể, tuy nhiên vẫn có những thiếu sót nhất định Nhóm nghiên cứu luôn mong chờ và lắng nghe góp ý, đánh giá từ hội đồng chuyên môn để nỗ lực cải tiến, mở rộng và hoàn thiện đề tài trong tương lai.
Trang 18CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU2.1 Công nghệ thông tin
2.1.1 Khái niệm của CNTT
CNTT là một lĩnh vực chuyên dụng liên quan đến các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực và khía cạnh trong cuộc sống của con người và xã hội Định nghĩa của CNTT được nêu lên trong Nghị quyết số 49 của Chính Phủ (1993) như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Thái Nguyễn Đức Minh Quân, 2014)
2.1.2 Các công trình nghiên cứu về CNTT
Ngày nay, CNTT và truyền thông đóng vai trò nền tảng trong nhiều lĩnh vực Giáo dục đang là một trong những lĩnh vực được phát triển mạnh mẽ bởi CNTT (Nourouzi et al., 2008) CNTT đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc dạy – học nói chung và dạy – học tiếng Anh nói riêng (Đào Thị Tâm, 2018) Từ năm 1997, CNTT đã bắt đầu được áp dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ và đem lại kết quả tích cực trong việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức Việc sử dụng CNTT còn giúp cho cả người dạy và người học nắm bắt dễ hơn những thay đổi xu hướng về khía cạnh ngôn ngữ (Trần Thị Thu Ba, 2016) Thậm chí CNTT đã sớm trở thành xu hướng dạy và học ngôn ngữ trong xã hội hiện đại (Nguyễn Văn Long, 2016) Công nghệ tạo ra sự tương tác giữa giáo viên và người học, đem lại kiến thức đầu vào và đầu ra, giúp sinh viên phát triển kỹ năng tư duy; lấy sinh viên làm trung tâm của việc học và dạy; thúc đẩy tính tự chủ, sự tự tin đồng thời tăng thêm động lực học tập cho sinh viên để học ngoại ngữ một cách hiệu quả (Ahmadi & Reza, 2018).
Vào năm 2016, Alsulami đã thực hiện một nghiên cứu để làm rõ những tác động của công nghệ đối với việc học tiếng Anh của nữ sinh đại học Và cũng tương tự như những nghiên cứu khác khi kết quả cho thấy rằng việc sử dụng phần mềm máy tính, các trang mạng xã hội cũng như công cụ, thiết bị công nghệ khác có thể giúp sinh viên cải thiện việc học tiếng Anh Trong khảo sát của Ngo & Eichelberger (2019), CNTT
Trang 19giúp sinh viên không chuyên ngữ phát triển kỹ năng tiếp thu tiếng Anh tốt hơn là kỹ năng truyền tải tiếng Anh.
2.2 Thái độ của sinh viên đối với CNTT2.2.1 Khái niệm của thái độ
Thái độ là quan điểm và hành động chủ quan của một cá nhân trước một vấn đề nào đó (hay còn được gọi là đối tượng của thái độ) Đối tượng của thái độ bắt nguồn từ mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần Thái độ gồm 3 yếu tố cơ bản: nhận thức, xúc cảm và hành động Trong đó, nhận thức là suy nghĩ và quan điểm trước một đối tượng nhất định; xúc cảm là những gì mà một cá nhân cảm thấy trước một sự việc, có thể là cảm giác thỏa mãn hoặc không thoả mãn về mặt vật chất và tinh thần; hành động là biểu hiện bên ngoài đối với một vấn đề (Hoàng Trường, 2016).
2.2.2 Các công trình nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với CNTT
Trong nghiên cứu với đối tượng là khả năng tự học tiếng Anh của sinh viên của tác giả Nguyễn Vũ Thanh Tuyền (2018), bên cạnh việc khẳng định các nền tảng CNTT và truyền thông đóng vai trò rất lớn và hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ thông tin nhằm phục vụ mục đích tự học và nâng cao các kỹ năng tiếng Anh, một điều đáng lưu ý là sinh viên vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng với trình độ và khả năng của mình trong quá trình tự học, đặc biệt là đối với kỹ năng nói và viết, nhưng ngược lại cảm thấy tự tin với hai kỹ năng nghe và đọc hay thậm chí là khả năng tra cứu từ vựng khi tự học ngoài giờ trên lớp
Trong bài nghiên cứu của Liton (2015), 85% sinh viên tham gia khảo sát có thái độ tích cực với việc áp dụng CNTT vào việc học và học cũng cảm thấy CNTT truyền cảm hứng học tập cho sinh viên nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng những sinh viên thiếu kỹ năng công nghệ sẽ không thích việc ứng dụng CNTT vào bài học
Sinh viên cũng thích sử dụng công nghệ nhằm nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh vì họ có thể phát triển sự sáng tạo trong quá trình học Không chỉ riêng các sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mà ngay cả các sinh viên không chuyên ngữ
Trang 20cũng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng CNTT để học tiếng Anh (Alsulami, 2016).
Theo Milonm & Hasanand (2017), trong nghiên cứu với mục tiêu là kiểm tra thái độ và nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng sử dụng công nghệ, lợi ích và thách thức đối với việc sử dụng công nghệ trong việc học tiếng Anh, các phát hiện chỉ ra rằng các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ có tác động tích cực và có thể rất hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.
Đa số các sinh viên thuộc vùng nông thôn Ấn Độ đều ủng hộ sử dụng CNTT để tham khảo các tài liệu và mong muốn thêm khóa học về đào tạo về máy tính vào chương trình học Tuy nhiên, 50% số sinh viên vẫn thích sử dụng tài liệu bằng giấy hơn (Srivastava et al, 2014).
2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với CNTT
Theo nghiên cứu từ Gürleyik & Akdemir (2018), những học sinh có trình độ tiếng Anh tốt hơn thường sẽ có thái độ và nhận thức tích cực hơn khi học trong môi trường có sử dụng công nghệ thông tin so với những học sinh có trình độ tiếng Anh thấp hơn Nhìn chung, giới tính không phải là tác động quá lớn đến nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học Tuy nhiên, nghiên cứu đã nhận thấy rằng mức độ tự tin về sử dụng CNTT của nữ sinh là cao hơn so với nam sinh.
2.3 Áp dụng
2.3.1 Áp dụng CNTT vào việc học
Việc áp dụng CNTT vào việc học không còn là một thử thách hay chướng ngại cho sinh viên bởi họ là những người đã quá quen thuộc với Internet và CNTT khi luôn dành thời gian cho việc lên mạng để phục vụ cho các nhu cầu học tập hoặc giải trí (Trần Thị Thu Ba, 2016) Việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học ngôn ngữ không chỉ giúp sinh viên trau dồi kiến thức về tiếng Anh (bằng phương pháp học qua các ứng dụng và mạng xã hội) mà còn giúp giảng viên làm tăng sự hứng thú trong các giờ học, hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động mà giảng viên đưa ra cho sinh viên (Đào Thị Tâm, 2018).
Trang 212.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng CNTT vào việc học
Khi nói đến việc áp dụng CNTT vào học tập, phần lớn các sinh viên sẽ chọn lựa điện thoại di động là công cụ công nghệ hỗ trợ chủ yếu Theo nhóm tác giả Abdul Aziz et al (2018), việc dạy và học ngôn ngữ dựa trên thiết bị di động là hoạt động cũng phổ biến và thú vị Học sinh không bao giờ cảm thấy buồn chán mà muốn học thêm nhiều từ vựng mới hơn Việc sử dụng điện thoại di động để học tiếng Anh đã trở thành một thói quen hằng ngày Edumadze et al (2019) kết luận rằng có 80,3% sinh viên trong khảo sát cảm thấy hài lòng với việc học bằng điện thoại 66,7% sinh viên khẳng định có thể truy cập các học liệu bằng điện thoại nhanh hơn so với máy tính Vì vậy, đa số họ đều có thái độ tích cực với việc học trên điện thoại và tin rằng kết quả học tập sẽ cải thiện hơn Đặc biệt, nghiên cứu cũng đề xuất việc các trường đại học nên gửi tin nhắn SMS (qua điện thoại) nhắc nhở sinh viên về hạn chót bài tập, thời gian trả sách, những sự kiện quan trọng Hầu hết các sinh viên đều tin rằng việc sử dụng điện thoại di động có thể giúp họ trau dồi các kỹ năng tiếng Anh Thêm vào đó, điện thoại di động cũng giúp sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu học dễ dàng hơn ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào, từ đó linh hoạt hơn trong việc tự học (Nuraeni et al, 2020)
Khi sử dụng điện thoại di động trong việc học tiếng Anh, các ứng dụng và nền tảng truyền thông luôn được sinh viên sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất Podcast hiện đang là một trong những ứng dụng được ưa chuộng hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực học tập và giáo dục vì đây là nơi cung cấp rất nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Bởi vì lý do đó mà Li (2010) đã thực hiện một nghiên cứu kiểm tra nhận thức của học sinh trung học về việc sử dụng Podcasts để học tiếng Anh Kết quả thu được cho thấy các học sinh rất yêu thích việc sử dụng Podcast, cụ thể là trau dồi kỹ năng nghe, và cho rằng Podcast thú vị hơn là học bằng phương pháp truyền thống (học qua sách, vở) Bên cạnh đó, Podcast có nguồn tài liệu luôn được cập nhật và thậm chí được cung cấp cả lời thoại chi tiết Tác giả cũng đã chỉ ra rằng kỹ năng nghe và nói của các học sinh có thể được cải thiện bằng việc dùng podcast như một công cụ, đồng thời khiến cho học sinh cảm thấy có động lực trong việc luyện kỹ năng nghe tiếng Anh Sinh viên biết về việc sử dụng công nghệ di động và hầu hết mọi sinh viên sử dụng mạng xã hội và Facebook ít nhất một giờ mỗi ngày Dưới sự trợ giúp của phương tiện truyền thông mạng xã hội cùng với đó là việc tích cực tham gia các hoạt động giải đố,
Trang 22vốn từ vựng của sinh viên được trau dồi và cải thiện hơn (Abdul Aziz et al, 2018) AbuSa’ aleek (2015) đã tìm hiểu về việc sử dụng Facebook làm môi trường học tiếng Anh trực tuyến, từ đó tìm hiểu mô hình học tập trực tuyến có thể nâng cao khả năng học tiếng Anh của học sinh hay không, và đồng thời khám phá nhận thức của học sinh đối với việc học tiếng Anh trên nền tảng mạng xã hội Facebook theo 4 phương pháp: cải thiện ngôn ngữ, sự tự tin, động lực và thái độ Kết quả mà tác giả đã thu được thể hiện rằng không chỉ sinh viên có thái độ tích cực đối với mô hình học tập này, mà Facebook còn được xem như một môi trường học tập trực tuyến tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích việc học tiếng Anh của sinh viên, từ đó động lực và sự tự tin của sinh viên được cải thiện
Bên cạnh đó, Abu-Ayfah (2020) đã thực hiện một nghiên cứu về thái độ của các sinh viên EFL (English as a Foreign Language) về sử dụng Telegram trong việc học tiếng Anh Telegram là một ứng dụng đám mây cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu mà không chiếm quá nhiều dung lượng trên điện thoại Kết quả thu được trong số 300 sinh viên EFL thì có 66% sử dụng Telegram để trau dồi vốn từ vựng, 62% sinh viên cho rằng Telegram hoàn toàn thích hợp cho việc luyện tập kỹ năng đọc, và ngay cả các kỹ năng khác như nghe, nói, viết cũng đều được trau dồi thông qua việc sử dụng ứng dụng Telegram
Thậm chí trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải sử dụng phương pháp dạy – học trực tuyến Biswas et al (2020) đã thực hiện khảo sát đo lường nhận thức của sinh viên về việc sử dụng điện thoại di động để phục vụ cho học tập trong thời kỳ dịch bệnh COVID – 19 Kết quả nghiên cứu cho thấy việc học trên thiết bị di động có thể giúp học sinh hoàn thành khoảng cách học tập trong thời điểm dịch COVID – 19 hiện nay, thậm chí hầu hết tất cả sinh viên ở cấp đại học có nhận thức tích cực về m-learning (mobile learning) Ứng dụng MS Teams, hay còn được gọi là Microsoft Teams, là một trong những ứng dụng dạy và học trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trong thời kỳ dịch bệnh bên cạnh những ứng dụng khác như Zoom hoặc Google Meet Vào năm 2020, Bsharat & Behak đã thực hiện một khảo sát làm rõ tác động toàn cầu của ứng dụng của MS Teams trong việc tăng cường dạy – học tiếng Anh trong đại dịch Nhóm tác giả này đã thực hiện nghiên cứu trên 25 giáo viên, trong đó 56% là nữ, 52% có độ tuổi từ 31 đến 40, và
Trang 2348% có kinh nghiệm giảng dạy trên mười năm Theo kết quả, các giáo viên này chỉ ra rằng tính năng quan trọng nhất của MS Teams là ứng dụng này cho phép học sinh chia sẻ tệp và chia sẻ nội dung Bên cạnh đó ứng dụng còn bao gồm các tùy chọn chia sẻ màn hình, cho phép giáo viên tự do hiển thị những gì họ muốn trong một lớp học, góp phần nâng cao sự tương tác giữa học sinh, giáo viên và cộng đồng trong và ngoài lớp học.
Bên cạnh các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội, các phần mềm hoạt động dựa trên khía cạnh CNTT cũng là đối tượng quen thuộc được sử dụng trong dạy – học và trong các công trình nghiên cứu khoa học về CNTT Wikaya et al (2018) đã sử dụng DEC – phần mềm hỗ trợ học tập tiếng Anh thương mại để nghiên cứu về thái độ cả sinh viên đối với sự hữu dụng của các phần mềm ngoại ngữ Khảo sát cho thấy 54% sinh viên cảm thấy sử dụng công nghệ thông tin rất dễ sử dụng trong học tập, 55% sinh viên tin rằng DEC sẽ giúp thành quả tốt hơn trong khi 26% nghĩ rằng nó không có tác dụng gì Mặt khác, 58% học sinh có thái độ tích cực đối với việc sử dụng công nghệ thông tin trong khi đó 19% không biết gì về DEC, 23% có thái độ tiêu cực.
2.3.3 Tác dụng ngược của việc áp dụng CNTT vào việc học
Mặc dù không thể phủ nhận rằng điện thoại di động cùng các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên nâng cao kiến thức lẫn kỹ năng tiếng Anh, thế nhưng việc lạm dụng điện thoại quá nhiều vào việc học sẽ gây tác dụng ngược đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên Theo Nalliveettil & Alenazi (2016) cùng nghiên cứu của họ về ảnh hưởng của điện thoại di động tới việc học tiếng Anh của các sinh viên chưa tốt nghiệp, kết quả thu được đã chỉ ra rằng cả các giảng viên và học viên đều đồng ý rằng điện thoại di động có thể tăng khả năng tiếp thu của các học viên Tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng điện thoại quá nhiều 52% học viên cho biết rằng điện thoại là nguyên nhân chính khiến kết quả học tập của họ sa sút Việc phụ thuộc hoàn toàn vào điện thoại di động trong học tập cũng là điều không thể vì điện thoại di động cũng có những bất tiện nhất định như: kết nối Internet trục trặc, kích thước màn hình nhỏ, các tính năng điện thoại không hỗ trợ được việc học tiếng Anh, dung lượng pin không cao, sinh viên sử dụng điện thoại không phải mục đích phục vụ học tập, (Nuraeni et al, 2020) Các lớp học tiếng Anh không hỗ trợ các CNTT khiến cho sinh viên cảm thấy thiếu động lực học tập (Milonm &
Trang 24Hasanand, 2017) Việc này chứng minh cho việc sinh viên đã sớm bị lệ thuộc quá nhiều vào CNTT dẫn đến sự mất linh hoạt trong việc học Các thiết bị công nghệ đắt tiền cũng là một rào cản lớn đối với những sinh viên không có điều kiện (Milonm & Hasanand, 2017).
Sau khi tham khảo các công trình nghiên trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đây, nhóm tác giả nhận ra còn khá ít nghiên cứu ở Việt Nam được thực hiện theo chủ đề bàn luận về thái độ của sinh viên khi áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng đang diễn biến phức tạp, việc dạy và học cũng chỉ có thể sử dụng phương pháp trực tuyến Vì lý do đó, nhóm tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu thái độ của các sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, còn có thể coi là bạn học của nhóm tác giả, về việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến giữa lúc dịch bệnh không thể đến trường.
Trang 25CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện Họ là những sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Tổng cộng có 11 người tham gia (3 nam và 8 nữ) đều có kinh nghiệm trong việc áp dụng CNTT vào việc học, cũng như đã học trực tuyến trong một khoảng thời gian dài nên có thể đảm bảo một phần về tính tin cậy của bài nghiên cứu này.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính để thu thập và phân tích dữ liệu “phi số” từ những cuộc phỏng vấn sâu Phương thức trên sẽ giúp cho người tham gia tự do, thoải mái và linh hoạt bày tỏ ý kiến cá nhân Không bị gò bó, đóng khung hay giới hạn, họ có thể giải thích nhiều và sâu hơn, phát triển câu trả lời của mình, tTừ đó giúp các dữ liệu được thu thập đa dạng và đáng tin cậy Tuy nhiên, phương thức trên khá tốn thời gian nên số lượng người tham gia phỏng vấn rất hạn chế Hơn thế nữa, những người tham gia đều là sinh viên chuyên ngữ nên kết quả không thể áp dụng được đối với những sinh viên chuyên ngành khác Một số ý kiến của đối tượng nghiên cứu có thể chưa được khách quan Những yếu tố khác trong dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên khi sử dụng CNTT cho việc học Các hình thức phỏng vấn trực tuyến không thể nói lên thái độ trực tiếp trong quá trình phỏng vấn.
Các câu hỏi phỏng vấn được chia làm 3 phần, được đặt ra dựa theo các câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1 và sẽ được hỏi theo thứ tự.
Phần 1: Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian học trực tuyến?
1 CNTT đã ảnh hưởng thế nào đến sự năng động của sinh viên trong các buổi học online?
2 CNTT có làm ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ở các buổi học online không? Ảnh hưởng thế nào?
3 Sử dụng CNTT có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên trong việc nắm bắt kiến thức và chủ động học tập sau giờ học (hay còn gọi là tự học)?
Trang 26Phần 2: Việc sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên?
4 Kết quả học tập khi sử dụng CNTT so với phương pháp truyền thống có thay đổi không? Đó là những thay đổi gì?
5 Những yếu tố nào tạo nên sự thay đổi về kết quả học tập khi sử dụng CNTT? 6 Bạn có hài lòng với những thay đổi đó không? Vì sao?
Phần 3: Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong quá trình học trực tuyến?
7 Áp dụng CNTT vào việc học có những bất lợi / bất cập nào với sinh viên? 8 Những bất lợi / sự cố khi sử dụng CNTT có làm ảnh hưởng đến quá trình hay
kết quả học tập của bạn không?
9 Bạn đã tìm ra cách cải thiện những bất lợi đó chưa? Bằng cách nào? 10 Sinh viên sử dụng những app hay trang web nào cho việc học?
11 Bạn đã tích lũy thêm được kinh nghiệm học tập như thế nào qua việc áp dụng CNTT vào việc học? Làm thế nào để sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến hiệu quả nhất? Đặc biệt là trao dồi các kỹ năng tiếng Anh?
12 Bạn có nghĩ nên thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống bằng CNTT? Vì sao?
3.3 Thu thập dữ liệu
Do dịch COVID – 19, tất cả các cuộc phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu tiến hành 1 – 1 đều thông qua nhắn tin hoặc họp trực tuyến qua mạng Danh tính của đối tượng tham gia khảo sát sẽ được bảo mật hoàn toàn Trước khi tiến hành phỏng vấn, các sinh viên đã được giải thích về mục đích nghiên cứu, phương thức thu thập dữ liệu và đảm bảo bảo mật về danh tính Trong suốt quá trình, người tham gia sẽ được hỏi thêm các câu hỏi phụ nếu cần thiết để giúp người nghiên cứu làm rõ các vấn đề trước đó của câu hỏi và đào sâu hơn về trải nghiệm của sinh viên
3.4 Định hướng phân tích dữ liệu
Các câu trả lời của các sinh viên tham gia sẽ được thuật lại nguyên văn và tổng hợp lại để phân tích Nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra những điểm chung nổi bật của các đối tượng, đưa ra kết luận về 3 khía cạnh theo 3 câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1:
Trang 271 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên
2 sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học tập
3 trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong quá trình học trực tuyến và đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc áp dụng CNTT vào việc học.
Trang 28CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian học trực tuyến.
Khi được hỏi về tầm ảnh hưởng của CNTT trong các buổi học trực tuyến, nhiều sinh viên tin rằng phương pháp học tập này có tác động tích cực đối với sự năng động của họ Nhờ có CNTT, việc học trực tuyến trở nên linh hoạt, có hứng thú, giúp họ tập trung vào bài học, tự tin giao tiếp với mọi người trong lớp cũng như phát biểu bài thường xuyên hơn Cụ thể, một bạn sinh viên cho biết:
“So với khi học trực tiếp, mình nhận thấy học online có sử dụng CNTT giúp mình chủ động hơn, thoải mái và dễ dàng tương tác với giảng viên cũng như các bạn trong lớp hơn.”
Hay như chia sẻ của một bạn sinh viên khác:
“Nhờ CNTT những website tạo ra các trò chơi học tập như Kahoot! đã thu hút được sự chú ý của sinh viên với nội dung bài học và kích thích sáng tạo, tăng tính tương tác qua việc tự tạo ra một trò chơi liên quan tới nội dung học tập.”
Ngoài ra, CNTT còn giúp sinh viên nắm bắt kiến thức, chủ động hơn sau giờ học Đa số các đối tượng phỏng vấn đều sử dụng CNTT để tìm kiếm, thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học trên lớp, đồng thời có thể ghi nhớ, ôn lại kiến thức nhờ vào những tiện ích, tính năng có trên các ứng dụng như Zoom, Google Meet, LMS Ví dụ như lời khẳng định của một sinh viên:
“CNTT đem tới sự đa dạng trong cách học, ngoài ra, nhờ vào các thiết bị công nghệ, các tính năng hữu ích, đặc biệt là Internet, tôi có thể chủ động hơn trong việc học khi hoàn toàn có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu, tham khảo và nghiên cứu kỹ càng các kiến thức khi không có giảng viên hướng dẫn như trong các buổi học online.”
Đồng quan điểm, một sinh viên khác cũng chia sẻ rằng:
“Các ứng dụng, phòng họp online như Google Meet, MS Team nay có chức năng ghi âm cuộc họp, buổi học nên sinh viên có thể dễ dàng tải về và hỗ trợ việc tự học, các trang web học tập của trường (LMS) cũng có diễn đàn riêng để giảng viên và sinh