1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn hai soan 2022 2023 sua lan 2 f67c8

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Tổ Chức Dạy Học Môn Toán Thông Qua Trò Chơi Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1A3 Trường Tiểu Học Đoàn Kết - Thành Phố Lai Châu
Tác giả Vương Thị Mỹ Soan, Hoàng Thị Thanh
Người hướng dẫn P. Hiệu trưởng Trường TH Đoàn Kết
Trường học Trường Tiểu học Đoàn Kết
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 52,04 KB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận phạm vi ảnh hưởn

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG

VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp

dụng sáng kiến cấp cấp cơ sở

Chúng tôi ghi tên dưới đây:

Số

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Ghi chú

1 Vương Thị Mỹ

Trường TH Đoàn Kết

P Hiệu trưởng Đại học

2 Hoàng Thị Thanh

Trường TH

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp tổ

chức dạy học môn Toán thông qua trò chơi học tập cho học sinh lớp 1A3

trường Tiểu học Đoàn Kết - thành phố Lai Châu.”

* Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường Tiểu học Đoàn Kết,

thành phố Lai Châu

* Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học

* Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2022

* Mô tả bản chất của sáng kiến

+ Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã thực hiện các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Áp dụng trò chơi

* Nội dung: Dựa vào bản chất của các trò chơi, chúng tôi thường chia trò

chơi thành 2 loại: Nhóm trò chơi vận động (Tìm chỗ đứng, Hãy tìm bạn cho tôi,

Xếp hàng nhanh, ) và trò chơi phát triển tư duy (trò chơi Bingo; Ong tìm hoa,

…) Những trò chơi này thường được chúng tôi áp dụng chung vào nhiều dạng

bài khác nhau như số và phép, hình học và đo lường

Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi

* Nội dung: Khi tiến hành trò chơi trên lớp, chúng tôi thường chia nhóm

ngẫu nhiên; các nhóm cùng thực hiện một nội dung kiến thức, số lượng bài tập,

Trang 2

thời gian như nhau.

* Ưu điểm: Một số học sinh tích cực tham gia trò chơi, chủ động lĩnh hội

kiến thức Không khí lớp học diễn ra tương đối sôi nổi Đa số các đội chơi đã thực hiện được các yêu cầu của bài tập

* Hạn chế: Khi áp dụng trò chơi chỉ dựa vào bản chất của trò chơi không

dựa trên mạch kiến thức, dạng bài cụ thể nên áp dụng trò chơi vào các dạng bài khác nhau chưa phù hợp (hiệu quả đạt được về phát triển năng lực cụ thể, kiến thức cụ thể của bài học không cao) Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú

ý vào nội dung học tập của trò chơi Một số học sinh còn thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức Nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia chơi, thao tác còn chậm

* Nguyên nhân: Giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc thiết kế,

sưu tầm các trò chơi phù hợp để tổ chức cho học sinh học mà chơi - chơi mà học Trò chơi với hình thức chưa hấp dẫn, chưa tạo được sự khám phá và cuốn hút của học sinh, nhiều học sinh ỷ lại; nội dung kiến thức chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả của trò chơi chưa cao; học sinh chưa lĩnh hội được kiến thức thông qua các trò chơi

Kết quả khảo sát (tháng 9 năm 2022)

Tổng

số học

sinh

Rất hứng thú, chủ

động tích cực tham

gia hoạt động học

tập

Hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập khi có sự khích lệ của giáo viên

Chưa hứng thú tích

cực, chủ động tham gia hoạt động học tập

Qua bảng khảo sát tôi thấy số học sinh rất hứng thú, chủ động tích cực tham gia hoạt động học tập còn thấp (chiếm 21,4%) Số học sinh có hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập khi có sự khích lệ của giáo viên chưa cao (Chiếm 3,8%) Số học sinh chưa hứng thú tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập còn nhiều (Chiếm 42,8%)

* Sự cần thiết của việc đề xuất các giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại của giải pháp cũ.

Ở bậc Tiểu học môn Toán là một trong những môn học có vị trí vô cùng quan trọng Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học được quan tâm hàng đầu của giáo dục và của phụ huynh Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện có thể nói Toán học đóng vai trò hết sức quan trọng Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán, mà chủ yếu là năng lực

tư duy Có tư duy sâu sắc các em mới có thể nhạy bén hơn trong nhiều môn

Trang 3

học khác Rèn luyện Toán học không có nghĩa đơn giản là kỳ vọng các em trở thành nhà Toán học mà chính là rèn tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận nhưng vấn đề trong nhà trường, trong cuộc sống tương lai Vì thế việc tổ chức dạy học môn toán thông qua trò chơi học tập là việc làm cần thiết

và quan trọng

Cũng như môn Toán ở các lớp tiểu học, môn Toán lớp 1 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về toán học; hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành để các em áp dụng vào thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày Để học sinh học tốt môn Toán thì mỗi Giáo viên không chỉ dạy theo sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết kế bài giảng mà phải tìm ra các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, say mê học toán ở học sinh Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, học sinh giữ vai trò trung tâm, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức dưới sự theo dõi, hướng dẫn của giáo viên Vì vậy, giáo viên phải gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Tổ chức trò chơi học tập là hoạt động thu hút sự chú ý của các em hiệu quả nhất

Trong quá trình điều tra và theo dõi thực trạng việc tổ chức trò chơi học Toán của Trường mình chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức trò chơi trong các tiết học Toán còn nhiều bất cập, chưa thực sự quan tâm đúng mức, người giáo viên

sợ mất thời gian, ngại tìm tòi sáng tạo và tổ chức trò chơi Hình thức tổ chức chưa phong phú Học sinh chưa mạnh dạn, chưa nhiệt tình trong quá trình chơi, còn đứng ngoài cuộc chơi Chưa phát triển năng lực (hợp tác, giao tiếp, tư duy logic, tính toán, )

Trên tinh thần “học mà chơi - chơi mà học”, “Chơi vui-học càng vui” nhằm thỏa mãn nhu cầu trong khi vui chơi Với ưu thế như vậy, trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu giúp các em lĩnh hội kiến thức dễ dàng; củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc; tạo cho các em hứng thú trong học tập, niềm say

mê học toán Cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 1 Chúng

tôi mạnh dạn nghiên cứu “Một số giải pháp tổ chức dạy học môn Toán thông qua trò chơi học tập cho học sinh lớp 1A3 trường Tiểu học Đoàn Kết - thành phố Lai Châu.”

* Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Dựa vào những tồn tại của các giải pháp trên nhóm chúng tôi nghiên cứu,

áp dụng các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng

Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm trò chơi học tập môn Toán

Trang 4

* Điểm mới

Thay đổi hình thức hoạt động học tập Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác

và tích cực hơn, trong các hoạt động đa dạng, hứng thú Học sinh thấy vui hơn, cởi mở và thư thái, dễ chịu và lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn Giúp cho các em phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên Các em có sự tương tác và trao đổi lẫn nhau

* Cách thức thực hiện:

Bước 1:

Để giúp học sinh Học thông qua chơi bằng cách sử dụng các trò chơi học tập có ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả môn Toán cho học sinh khối lớp 1A3 trường Tiểu học Đoàn Kết, Chúng tôi tiến hành như sau:

Nghiên cứu cấu trúc cơ bản của các trò chơi học tập, nắm vững điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi Trò chơi khi sử dụng phải gắn với mục tiêu từng tiết học hoặc từng hoạt động Luật chơi rõ ràng, cách chơi đơn giản, dễ thực

hiện, đánh giá được kết quả đồng thời kích thích được sự hứng thú của học sinh

Với mục đích sử dụng các trò chơi ứng dụng, lồng ghép trong các tiết học từ các hình thức tổ chức học bằng chơi, chúng tôi đã tập trung vào sưu tầm các trò chơi học tập qua sách tham khảo, internet, học hỏi, chia sẻ của đồng nghiệp

Khi tổ chức trò chơi, giáo vên phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực Cố gắng giúp học sinh sửa chữa những khuyếm khuyết, tích cực khuyến khích động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực trong học tập

* Đánh giá kết quả thực hiện

Giáo viên đã dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, lựa chọn, thiết kế và sưu tầm các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó áp dụng, tổ chức từng trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức cuốn hút học sinh tham gia, học sinh lĩnh hội được kiến thức thông qua các trò chơi Tạo cho không khí lớp học vui tươi sôi nổi

Giải pháp 2: Xây dựng, lựa chọn trò chơi phù hợp với các đối tượng học sinh.

* Điểm mới:

Lựa chọn, xây dựng trò chơi tỉ mỉ, cặn kẽ; dựa trên nguyên tắc: Sôi nổi, hấp dẫn; vừa sức, dễ thực hiện, đạt được mục tiêu của bài học

* Cách thức thực hiện:

Bước 1: Lựa chọn trò chơi cũng là bước không thể thiếu trong hoạt động

tổ chức trò chơi:

Trang 5

Lựa chọn chơi phù hợp với mạch kiến thức, dạng bài để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán

Ví dụ: Cho học sinh tham gia các trò chơi toán học trong vườn

Chúng tôi muốn kết nối và cung cấp những gì các em đang học trong khái niệm toán học với đời sống thực tế của từng học sinh bằng cách đi vào khu vườn

để học sinh thực sự khám phá mọi thứ ở đó, Với những con số khái niệm toán học đều có ở xung quanh

Để tiết toán học thú vị và có ý nghĩa với học sinh ta mang kiến thức toán học ở cuộc sống hàng ngày đến với các con bằng cách áp dụng Toán học trong vườn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho các con

Ví dụ: Khởi động:

GV chia lớp thành 4 nhóm đặt tên 4 nhóm thành 4 hình vuông Tròn, Tam giác, chữ nhật khi đó giúp các em ôn lại kiến thức của hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, lúc này học sinh được di chuyển được vận động, được trở về với nhóm một cách tự nhiên

Bước 2: Vận dụng vào các hoạt động trong tiết học

GV tiến hành phát cho hs các hình ngẫu nhiên, hs quan sát hình và di chuyển khi thấy hiệu lệnh của cô về nhóm của mình

Hoạt động 1: Khởi động kết nối

GV cho hs chơi trò chơi kết chùm

GV hô: Kết chùm, kết chùm, học sinh hỏi kết mấy kết mấy?

GV kết 2, kết 3, kêt 5

Với hoạt động kết chùm chúng tôi đã ôn tập lại cho học sinh của mình về

số đếm mà các em đã được học,

Hoạt động 2: Khám phá kiến thức

- Tổ chức trò chơi tiếp sức: Thu hoạch đậu

Giúp học sinh học tiếp các số tự nhiên

- Với hoạt động này học sinh rất tò mò tại sao mình lại ra ngoài vườn để học lúc đó các bạn ấy sẽ tập trung hơn trong tiết học, lắng nghe tốt hơn và tích cực tham gia khi học ở không gian bên ngoài các em đã tham gia các hoạt động mà tôi đưa ra, các con có cơ hội trải nghiệm kết nối với đời sống thường ngày Vì thế sẽ giúp các con nhớ sâu hơn do được sử dụng rất nhiều các giác quan trong học tập, giúp các em lưu giữ , ghi nhớ tốt các kiến thức đã được học tập và trải nghiệm

GV hướng dẫn hs cách chơi thu hoạch ……

GVchia lớp làm 4 đội xếp hàng dọc:

Trang 6

- Khi nghe gv yêu cầu 2 hs đầu hàng của hai đội chạy lên lấy kéo cắt quả

đỗ và cho vào rổ rồi chạy về đập tay vào tay bạn tiếp theo bạn đó chạy lên thu hoạch tiếp cứ lần lượt như vậy cho đến khi gíao viên hô hết giờ

Gv cho hs đếm lại số quả đỗ mà học sinh đã thu hoạch và ghi lại số quả mình đã thu hoạch vào bảng của nhóm mình, Qua đó ôn lại các số từ 1 đến 10 cho học sinh

- Với hoạt động này các con rất tuân thủ luật chơi lần lượt qua đó rèn cho

hs tính kỉ luật và cẩn thận, gọn gàng giúp các con phát triển nhiều kĩ năng, làm vệc nhóm, phát triển kĩ năng vận động, đưa ra quy định khi tham gia hoạt động nào đó Bản thân tôi muốn làm đó là giúp các em đếm từ thực tế, đó là một khởi

đầu tốt, dựa vào đó giúp các con đi vào bài so sánh các con số, các con học

thêm được nhiều hơn ít hơn, cái gì cao nhất, đội nào hái nhiều nhất từ đó có thể bắt đầu so sánh chúng với nhau Các con học toán mà như đang được chơi

Khi các con đi vào khu vườn với các phép toán của mình các con có thể

so sánh, hay học thêm về đại lượng dài, ngắn, khám phá để phát hiện mọi thứ xung quanh mình

Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

- Tổ chức trò chơi: Tinh mắt nhanh tay

Giúp học sinh quan sát khu vườn để tìm số lượng đồ vật bằng với số mà mình vừa tìm và vẽ lại Hs đếm bông hoa, chậu hoa hay cái lá có số lượng của nhóm để vẽ vào bảng con giúp các con vui vẻ, có nhiều hoạt động để giúp các

em tương tác với nhau, tham gia tích cực, được quan sát được vẽ lại phát huy khả năng sáng tạo, giúp các em có nhiều cơ hội thử nghiệm có ý nghĩa

Với tên gọi là toán học trong vườn nhưng không nhất thiết là phải tổ chức trong vườn mà bất kì không gian mở nào xung quanh ta đều có thể áp dụng, ta phải tìm các bài học có mục tiêu và nội dung phù hợp đẻ tổ chức sẽ giúp các em phát huy được tính tích cực của học sinh

Hoạt động 4: Vận dụng-trải nghiệm

Giúp các em củng cố lại các số trong toán học giúp các con nhớ lại các số

đó học sinh báo cáo kết quả số đồ vật tương ứng

- Toán học là một phần của đời sống thường ngày thông qua những trải nghiệm đời sống thú vị thông qua các học trở lên có ý nghĩa hơn giúp cho các

em tham gia một cách chủ động hơn, phát triển các kĩ năng thể chất, nhận thức,

xã hội, cảm xúc, sáng tạo, các kĩ năng đó bổ xung và tương tác lẫn nhau trong giờ học

Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì cần xây dựng trò chơi rất tỉ mỉ, cặn kẽ; dựa trên nguyên tắc: Sôi nổi, hấp dẫn; vừa sức, dễ thực hiện, đạt được mục

Trang 7

tiêu của bài học theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc sôi nổi, hấp dẫn: Trò chơi được thiết kế phải là trò chơi tạo

ra không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh; tạo ra không khí chơi mà học, học

mà chơi Để tổ chức trò chơi có tính sôi nổi, hấp dẫn học sinh thì mỗi giáo viên cần học hỏi bồi dưỡng cho mình về kĩ năng tổ chức trò chơi từ giọng nói, cách dẫn dắt học sinh vào các trò chơi một cách tự nhiên, cách động viên khích lệ học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, cách tuyên dương những học sinh thắng cuộc để hình thành ở học sinh những phản ứng như: vui vẻ khi thắng cuộc, buồn rầu khi chưa hoàn thành nhiệm vụ và ý thức cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện: Các trò chơi phải đảm bảo không quá

nặng đối với học sinh, phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh Để đảm bảo học sinh thực hiện trò chơi một cách nhẹ nhàng, hiệu quả tôi tiến hành phân chia đội chơi theo nhóm đối tượng (Nhóm đối tượng nhận thức và tính toán nhanh, nhóm đối tượng nhận thức và tính toán trung bình; nhóm đối tượng nhận thức và tính toán chậm); xây dựng nội dung kiến thức phù hợp với từng đội chơi; phù hợp với quỹ thời gian Mỗi trò chơi chỉ được tiến hành từ 3 - 5 phút Để đảm bảo thời gian, một tiết học chỉ nên sử dụng 1- 2 trò chơi Khi thực hiện trò chơi, chúng tôi tiến hành tổ chức thi giữa các đội trong cùng một nhóm đối tượng với nhau để đảm bảo tính vừa sức, dễ thực hiện đối với học sinh

* Đánh giá kết quả thực hiện

Qua thực hiện giải pháp giáo viên đã biết lựa chọn các trò chơi phù hợp với các đối tượng học sinh, thông qua quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi, hấp dẫn Tất cả các em đều được tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, sáng tạo từ đó các em tiếp thu bài tự giác, tích cực và chủ động

Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động trong tiết học toán theo hình thức gameshow

* Điểm mới:

Các em sẽ được khám phá và vận dụng kiến thức như một chương trình

“Trò chơi truyền hình thực tế” Tiết học sẽ diễn ra từ bất ngờ này đến bất ngờ

khác mà các em không nhận ra mình đang học nhưng dưới hình thức chơi Học sinh được giáo viên khéo léo vận hành tiết học một cách nhẹ nhàng, gây hứng khởi ngay từ đầu tiết học Giúp học sinh tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng tính toán, kỹ năng nhận diện các hình khối, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp thông qua trò chơi Xây dựng các trò chơi phù hợp với các mạch kiến thức như: Số và phép tính, hình học và đo lường, giải toán có lời văn ở mức cơ bản, vận dụng thực hành

Trang 8

trải nghiệm

* Cách thức thực hiện: Dựa vào các mạch kiến thức cụ thể để áp dụng các

trò chơi

Bước 1: Tiến trình tổ chức:

+ Hoạt động khởi động, kết nối:

Hoạt động khởi động bài học có thể sử dụng bằng cách đưa ra tình huống

có vấn đề liên quan; qua trò chơi vận động, để củng cố

các kiến thức đã học và khám phá kiến thức mới

Các trò chơi có thể vận dụng: “Ai làm đúng”, “Vượt chướng ngại vật”,

“Tôi cần”, “ô cửa bí mật?”, “ Game đại dương cá”.

+ Hoạt động thực hành, luyện tập:

Nhằm khắc sâu kiến thức hoặc vận dụng vào thực tế thông qua hệ thống trò chơi tiếp nối Quá trình tổ chức, cần linh hoạt, diễn ra liên tục, thời gian phù hợp đủ để giải quyết đối tượng kiến thức hoặc yêu cầu đưa ra

Các trò chơi có thể vận dụng: “Ai là triệu phú”, “Xây tường”, “Nắm tay nhau xếp hình”, “Nhanh như chớp”,“Đoàn Kết”,“Hãy chọn giá đúng”.

+ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

Đây là một nội dung cần được giáo viên chú ý đưa vào kế hoạch và kiểm tra hiệu quả sau khi thực hiện Giáo viên tiếp tục đưa trò chơi vào để các em vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế đơn giản xung quanh trong cuộc sống

Các trò chơi có thể vận dụng: “Đua tài thông minh nhanh trí”, “Thợ săn hạt dẻ”, “Rung chuông vàng”, “Trò chơi Qri”, “ Ai nhanh hơn”.

* Bước 2: Các bước tiến hành tổ chức trò chơi.

- Một trò chơi khi được tổ chức hiệu quả cần phải đảm bảo đủ các bước

cơ bản sau:

+ Nêu tên trò chơi, thời gian chơi

Giáo viên sẽ nêu tên trò chơi phù hợp với nội dung của hoạt động hoặc bài tập và thời gian dự kiến diễn ra trò chơi

+ Phổ biến cách chơi luật chơi và cách tổng kết trò chơi

Giáo viên nói chậm rãi, to, rõ ràng về cách chơi, luật chơi và cách tổng kết sau khi trò chơi kết thúc

+ Tổ chức cho học sinh chơi thử và chơi thật (tùy từng trò chơi)

Sau khi đã phổ biến cách chơi và luật chơi, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử để học sinh nắm được cách chơi Sau đó, giáo viên tổ chức trò chơi chính thức

+ Tổng kết trò chơi, rút kinh nghiệm sau trò chơi

Khi trò chơi kết thúc, giáo viên cùng học sinh tổng kết trò chơi bằng cách

Trang 9

đối chiếu kết quả của các phép tính cũng như số lượng của các đáp án đúng để

từ đó tính điểm, sao (hoa, lá, cờ, sticker, ) để biểu dương, khen thưởng

* Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập trong tiết Toán lớp 1A3:

Ví dụ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”

- Mục đích: Tạo cơ hội học tập qua các câu hỏi liên quan đến các phép

tính và bài toán đã học

- Thời gian chơi: 5 - 7 phút

- Chuẩn bị:

+ GV: Hệ thống câu hỏi, đáp án trên các slie, máy tính, loa, điều khiển + HS: Bảng, phấn, khăn lau Hoa xoay đáp án

- Cách chơi như sau: Cô sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi Các con suy nghĩ

trong vòng 15 giây và trả lời vào bảng bằng cách viết chữ cái đứng trước các đáp án đúng (A - B hoặc C) Cứ như thế đến câu hỏi cuối cùng

- Tổng kết, đánh giá trò chơi: Tuyên dương những học sinh trả lời đúng

tất cả các câu hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau Động viên khích lệ những học sinh còn lại để lần sau các em chơi tốt hơn

Lưu ý: Cũng với trò chơi này, ở tiết học khác giáo viên cần linh hoạt thay đổi hình thức, nội dung phù hợp như: điền khuyết, tìm câu trả lời trực tiếp hoặc đưa ra các dự đoán có thể xảy ra,…

Ví dụ 2: Trò chơi Tôi là hình gì? (Áp dụng các dạng bài về Hình Học)

- Mục đích: Củng cố các dạng hình đã học

- Chuẩn bị: Các hình đã học, bút dạ, bảng

- Cách chơi: Một bạn làm quản trò xem hình và nêu ra các đặc điểm của hình đó nhưng không được nói tên hình; các nhóm dựa vào các đặc điểm đã nêu viết tên hình ra bảng con; nhóm nào viết xong tên đúng nhất và nhanh nhất thì nhóm đó là đội thắng cuộc

Ví dụ 3: Trò chơi: Tìm chỗ đứng

- Mục đích: Củng cố kiến thức về so sánh các số, sắp xếp các số theo thứ tự

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa có ghi các số cần so sánh, các tấm bìa ghi ( <, >, = )

- Cách chơi: Giáo viên phát các tấm bìa ghi các số cần so sánh cho đội 1 Các bạn đội 1 cầm bìa và đứng vào vị trí theo quy định Giáo viên phát tấm bìa ghi dấu ( <, >, = ) cho đội 2 Khi giáo viên hô “Bắt đầu” các bạn đội 2 nhanh chóng đứng vào giữa 2 bạn đội 1 cầm tấm bìa ghi số cần so sánh Lần chơi thứ 2 đổi các bạn đội 1 cầm các tấm bìa điền các dấu, các bạn đội 2 cầm tấm bìa ghi

Trang 10

các số cần so sánh Các bạn đội 1 tìm chỗ đứng đúng Giáo viên theo dõi, giúp

đỡ, ghi thời gian và nhận xét kết quả Đội nào có nhiều kết quả đúng sử dụng hết ít thời gian nhất đội đó là đội thắng cuộc

Trò chơi này có thể áp dụng dạy trong các bài: So sánh các số có một chữ

số, hai chữ số, số tròn chục

(Phụ lục 1: Hình ảnh học sinh chơi trò chơi trong giờ học toán)

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên:

+ Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi có sự logic giữa các mảng kiến thức nhằm phát huy được tính tích cực, vận dụng sáng tạo của các em để lựa chọn trò chơi phù hợp

+ Các phương tiện máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử

- Học sinh:

+ Nắm chắc kiến thức đã học, luôn đủ đồ dùng học tập như: bảng, phấn, khăn lau, hoa xoay đáp án

* Đánh giá kết quả thực hiện

Khi thực hiện giải pháp này chúng tôi nhận thấy học sinh được chơi trò chơi phù hợp với từng dạng bài sẽ giúp các em vận dụng tốt kiến thức toán học vào trong thực tế

* Khả năng áp dụng của sáng kiến

Sáng kiến này đã được áp dụng tại lớp 1A3 trường Tiểu học Đoàn Kết và trường Tiểu học Quyết Tiến Từ kết quả trên cho thấy chất lượng của Môn Toán ngày càng được nâng lên rõ rệt…Các giờ học Toán đều diễn ra nhẹ nhàng Học sinh rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các em mong muốn mỗi giờ đến lớp được chơi, trổ tài với nhau Những học sinh chậm về kĩ năng tính toán, thụ động tiếp thu kiến thức nay đã mạnh dạn, tự tin khi trình bày

ý kiến và hứng thú học hơn trong giờ học Toán

* Những thông tin cần được bảo mật: Không

* Đánh giá lợi ích thu được do sáng kiến đem lại

Lợi ích về kinh tế:

So với các năm học trước, Học sinh được phát huy tư duy, năng lực khi học Nâng cao chất lượng học tập của học sinh Giáo viên không phải phô tô phiếu bài tập không tốn kém về kinh tế, tiết kiệm được tiền: 1.404.000đồng (Trong kì I: 3 phiếu/tuần/em; 500 đồng/phiếu)……

Lợi ích về kỹ thuật:

Ngày đăng: 15/04/2024, 17:10

w