Giáo viên GV kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của HS, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực của người học, góp phần đạt được các mục tiêu
Trang 1Lý do lựa chọn biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng vào đổi mới phương pháp giáo dục, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học "Học thông qua Chơi" (HTQC) là hướng tiếp cận giáo dục ở đó học sinh (HS) được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ Giáo viên (GV) kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của HS, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực của người học, góp phần đạt được các mục tiêu đặt ra của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Là một GV giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1, việc lựa chọn, vận dụng những biện pháp dạy học nào để dạy tốt môn Toán cho các em HS luôn là điều trăn trở, buộc bản thân tôi phải suy nghĩ Mặc dù nội dung chương trình môn Toán lớp 1 mới được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực Tuy nhiên ở giai đoạn này, năng lực nhận thức của HS tiểu học được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tư duy cụ thể Các em chưa có khả năng nắm bắt nội dung bài học một cách hệ thống và phân tích bài toán một cách có ý thức Vì thế, sự nhàm chán, mất tập trung của các em hoàn toàn có thể xảy ra trong tiết học Do vậy, phương pháp giảng dạy của GV là yếu tố quyết định, là vấn đề được đặt lên hàng đầu Để có một tiết học toán hiệu quả, tạo cho HS có hứng thú tiếp thu bài học thì người GV phải có những phương pháp sáng tạo, độc đáo, mới lạ và hấp dẫn Từ thực tế đó tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và thực nghiệm biện pháp HTQC vào quá trình dạy học của mình
Thông qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc Khi GV đưa ra được các hoạt động trải nghiệm, trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì HS sẽ hứng thú hơn với môn học, các em sẽ có kết quả học tập tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức, lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp của nhà giáo, tôi đã nghiên cứu và tìm ra: “Một số biện pháp áp dụng Họcthông qua Chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 1D trườngTiểu học Vĩnh Lâm”
PHẦN II NỘI DUNG1 Đánh giá thực trạng
1.1 Về phía học sinh
Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1D với sĩ số 25 em, đây là mộ sĩ số lí tưởng, phù hợp để tổ chức các hình thức dạy học Nhìn chung các em ngoan, lễ phép, độ tuổi đồng đều nhau.
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy các em là con nông thôn nên thiếu mạnh dạn, tự tin, một số kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề còn hạn chế.
Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 nên 1 phần cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em ở Mầm non Nhiều em chưa nhận diện được các chữ số từ 0 đến
Trang 210 Một số em trong giờ học chưa tập trung cao còn tự do trong các hoạt động học tập khi GV tổ chức.
1.2 Về phía giáo viên
Bản thân có kinh nghiệm dạy học Sẵn sàng đối mặt với các thách thức trong chuyên môn để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng.
Được tham gia khóa tập huấn về HTQC do SGD tổ chức vào ngày 12.7 2021 nên đã hiểu rõ bản chất, đặc điểm, lợi ích và cách thức áp dụng HTQC vào
Cơ bản phụ huynh trẻ tuổi và trên địa bàn nên quan tâm đến các con Tuy nhiên bên cạnh đó, trong lớp có 7 HS bố mẹ li dị, một số phụ huynh phải đi làm ăn xa nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình Mọi việc học tập của của
các em còn nhờ vào ông bà và phó mặc cho GV Từ thực trạng trên trên tôi tiến
hành khảo sát 2 nội dung: Thông qua phiếu hỏi về phẩm chất thích học môn Toán và năng lực học môn Toán có kết quả như sau:
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT THÍCH HỌC MÔN TOÁN
Năm học Sĩ số HSHS thích học ToánHS không thích học Toán
Từ thực trạng trên bản thân tôi đã đưa ra biện pháp cụ thể áp dụng HTQC trong môn Toán góp phần giúp HS nâng cao chất lượng học tập
2 Biện pháp được áp dụng
2.1 Thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng HTQC
Song song với việc thực hiện theo hướng dẫn của văn bản 2345/BGDĐT Trước mỗi bài học tôi luôn chú trọng việc xác định yêu cầu cần đạt của bài học để lựa chọn nội dung, hình thức, phướng pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp, đảm bảo 5
Trang 3đặc điểm của học thông qua chơi (vui vẻ, có ý nghĩa, tham gia tích cực, cơ hội thử nghiệm, tương tác xã hội) Tôi nhận thấy việc làm này vô cùng quan trọng, bởi nó giúp học sinh hứng thú học tập, tham gia tích cực các hoạt động từ đó lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, tạo không khí lớp học sôi nổi, thân thiện.
2.2 Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa.
Tính có ý nghĩa thể hiện ở việc HS kết nối kiến thức bài học với thực tiễn
cuộc sống hàng ngày Để làm cho hoạt động dạy học trở nên có ý nghĩa đối với các
em, khi thiết kế và tổ chức hoạt động HTQC, tôi thường:
2.2.1 Tạo cơ hội cho học sinh được vẽ, viết, phát biểu để bộc lộ những kiếnthức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân nhằm kết nối với nội dung của bàihọc/chủ đề.
Khi dạy bài: Luyện tập chung (Trang 38) Ở bài tập 1, để củng cố khắc sâu
thêm cho các em các số từ 0 đến 5 Tôi đã tổ chức cho HS hoạt động nhóm Tôi in cho mỗi nhóm 1 bức tranh có ẩn các số Yêu cầu các nhóm hãy thảo luận tìm ra các
số bị ẩn và tô màu Ở bài tập 3 Số? Để Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10,
đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, óc quan sát, tinh thần đồng đội cho HS Tôi Phát cho mỗi nhóm 1 hình yêu cầu các nhóm sẽ thảo luận để nối các điểm với nhau theo thứ tự từ 1 đến 10 Sau thời gian 5 phút nhóm nào tìm được nhiều số và tô màu xong thì nhóm đó sẽ chiến thắng
2.2.2 Thao tác thực hành với những đồ vật, hình ảnh gần gũi
Nội dung, đối tượng học tập trong bài học/chủ đề cần được “hiện thực hoá”, gắn với những đồ vật, hình ảnh gần gũi với HS để giúp các em dễ hiểu và hiểu sâu sắc bài học.
Khi dạy học chủ đề: Các số từ 0 đến 10 để hình thành biểu tượng số cho HS,
thay vì việc GV giới thiệu cho HS về các số và cho các em nói nói: “1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10” thì có thể đưa cho HS số lượng các vật như cái kẹo hoặc cái bút hoặc cục tẩy… và yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu đồ vật Từ việc giải quyết các nhiệm vụ học tập qua đồ vật thực tế, HS sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của các số.
2.2.3 Thiết kế các nội dung bài tập gắn với thực tiễn cuộc sống để phát triểnphẩm chất và năng lực cho học sinh.
Để giúp học sinh củng cố kiến thức phép cộng, trừ trong phạm vi 10 Hình thành kĩ năng nói lời cảm ơn khi người khác giúp một việc gì đó Khi dạy bài
Luyện tập chung (Tiết 2), tôi tổ chức cho các em trò chơi “Bác shipper”
Chuẩn bị: Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số : 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7, 8; 9 là kết quả của của
Trang 4“Bác shipper ơi Nhà cháu có hàng không ạ? Đưa giúp cháu nhà số 5 ạ!”
Lúc này nhiệm vụ của “Bác shipper” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương tương ứng giao cho chủ nhà Chủ nhà nhận hàng và nói lời cảm ơn Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác shipper” lại tiếp tục đưa hàng cho các nhà khác.
2.3 Tạo không khí học tập vui vẻ, tích cực, trong hoạt động HTQC
2.3.1 Xây dựng bài toán có yếu tố dự đoán, đố vui và gắn với nội dung bài họcKhi dạy bài 18: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 (tiết 1)
trang106, mục tiêu để học sinh thực hành cộng trừ trong phạm vi 10 Tôi tổ chức
cho HS trò chơi “Tính số người trên xe buýt” Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 HS + Đặt 10 chiếc ghế thành 2 hàng ngang, mỗi hàng 5 ghế
+ GV kể một câu chuyện: 3 bạn đang ở trên xe buýt (3 học sinh ngồi vào chỗ) Họ đang lái xe đến bãi biển! Trên đường đi, họ đang đón thêm 4 bạn nữa (thêm 4 học sinh ngồi vào chỗ) Vậy bây giờ có bao nhiêu bạn trên xe buýt? Xe buýt dừng lại để nghỉ, có 2 bạn đi vệ sinh (2 học sinh rời khỏi chỗ ngồi) Vậy, bây giờ có bao nhiêu bạn trên xe buýt? v.v HS tham gia câu chuyện của giáo viên.
+ Sau đó, các nhóm có thể tự tạo ra câu chuyện riêng và cùng thực hành trong nhóm của mình
2.3.2 Áp dụng trò chơi vui nhộn có tính thi đua theo đội, nhóm
Vui vẻ trong HTQC được hiểu theo nghĩa rộng: là niềm vui, sự thích thú,
động lực, hồi hộp và cảm xúc tích cực Với HTQC, GV có thể tạo ra sự vui vẻ bằng
các hoạt động tập thể, lồng ghép những bài hát hoặc nhảy để hâm nóng bầu không khí.
Khi dạy so sánh các số trong phạm vi 10 cụ thể ở bài Luyện tập trang 30, thay vì việc cho học sinh thực hành làm bài tập 1 và 2 trên giấy hoặc phiếu, tôi tổ chức hoạt động mang tính chất vui vẻ như sau:
Trò chơi: “Xây nhà”
Chia lớp thành 3 đội chơi (tương ứng với 3 tổ)
Mỗi tổ sẽ được nhận một ngôi nhà và một chiếc bút dạ màu Các em sẽ chuyền tay nhau ngôi nhà từ đầu đến cuối tổ Mỗi em khi cầm được ngôi nhà phải nghĩ ra một số để điền vào một ô trống ở hai bên cột có dấu >, <, =; mỗi số các em điền sẽ là một viên gạch xây nhà Mỗi em chỉ được điền một lần Các em có 5 phút để xây Khi ngôi nhà đến tay bạn cuối cùng thì em đó phải nhanh chóng mang ngôi nhà của mình dán lên bảng.
Tổng kết trò chơi: Tổ nào điền đúng và nhanh nhất tổ đó thắng cuộc.
2.4 Tổ chức các hoạt động để tăng cường tương tác xã hội và có nhiều cơ hộithử nghiệm cho học sinh
2.4.1 Tương tác xã hội
Trong quá trình DH tôi luôn:
Trang 5+ Rèn luyện cho HS cách bày tỏ ý kiến cá nhân, nhận xét, tranh luận, cách tương tác cùng cô, cùng bạn,…
+ Thay đổi bối cảnh, hình thức học tập mới mẻ, khác lạ như tổ chức cho các em học ngoài trời, đi thực tế Các hình thức này giúp mở rộng kết nối HS với xã hội và xóa bỏ rào cản giữa các cá nhân và các nhóm Những cơ hội này thúc đẩy các kĩ năng giao tiếp cho HS
VD: Khi dạy bài Vị trí định hướng trong không gian (Trang 96) Ở hoạt động
thực hành vận dụng, tôi tổ chức cho cả lớp ra ngoài sân trường và quan sát một số sự vật trong không gian và nêu câu hỏi để HS trả lời (có thể thực hành theo nhóm 2) tìm ra vị trí của các vật để so sánh các vị trí (Trước, sau, trên, dưới, ở giữa, trái, phải…)
2.4.2 Tạo nhiều cơ hội thử nghiệm cho HS
Tạo nhiều cơ hội thử nghiệm có nghĩa là các hoạt động được thiết kế để HS làm nhiều lần, bằng nhiều cách khác nhau, liên tục thử nghiệm và khám phá những con đường để đi đến đích, như vậy HS sẽ hiểu nội dung bài học sâu hơn.
Khi dạy bài: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (Trang 94) Ở hoạt động luyện
tập GV yêu cầu HS dùng bộ đồ dùng học tập của mình, hãy xếp các chữ T, H, C Sau đó đếm và so sánh khối lập phương ở mỗi chữ HS tự xếp và có thể so sánh cách xếp với bạn, từ đó giải quyết được yêu cầu của bài tập.
2.5 Quản lý lớp học hiệu quả và sắp xếp không gian học tập tích cực cởi mở2.5.1 Quản lý lớp học hiệu quả
Khi áp dụng HTQC, GV sẽ thấy lớp học trở nên sôi động hơn HS có thể di chuyển nhiều hơn, nói chuyện và tương tác nhiều hơn Điều đó không có nghĩa là lớp học trở nên mất trật tự
Muốn quản lý lớp học một cách hiệu quả bản thân GV cần:
+ Tạo không khí an toàn, thân thiện và quan tâm trong lớp học
+ Áp dụng kỉ luật tích cực trong lớp học.
+ GV đưa ra trò chơi thì phải có luật chơi và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng + GV cần có khả năng bao quát lớp học tốt.
+ GV cần lưu ý các HS đặc biệt trong lớp như HS tăng động, giảm chú ý, học chậm… để hỗ trợ nhiều hơn sao cho HS tham gia được các hoạt động trong lớp học
2.5.2 Sắp xếp không gian lớp học tích cực, cởi mở
Việc sắp xếp không gian lớp học tích cực, cởi mở sẽ trở thành một yếu tố kích thích sự tò mò của HS, tạo môi trường học tập thân thiện từ đó khuyến khích HS tham gia học tập.
2.6 Công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
Trong cuộc họp phụ huynh tôi dành một thời gian của cuộc họp để giới thiệu cho PH biết về ý nghĩa, tầm quan trọng của áp dụng Học thông qua chơi vào các tiết học trên lớp cũng như một số hoạt động mà phụ huynh cùng thực hành với con
Trang 6ở nhà để từ đó cha mẹ hiểu về HTQC để hỗ trợ, đồng hành cùng GV áp dụng HTQC tại lớp học và cùng con trong quá trình học ở nhà.
Trong một số bài học tôi thường yêu cầu các em về nhà sưu tầm một số đồ vật phục vụ cho tiết học hoặc về nhà thực hành với phụ huynh Qua đó các em có cơ hội trải nghiệm cùng với phụ huynh để thực hiện nhiệm vụ học tập.
Khi dạy học trực tuyến, tôi thường tổ chức trò chơi khởi động, củng cố ôn
tập các kiến thức trên ứng dụng Kahoot! Quizizz, Blooket, … Thông qua các ứng
dụng này không chỉ HS tham gia mà phụ huynh cũng có thể hỗ trợ cùng với các con để tạo ra những thử thách vui vẻ, thú vị khi tham gia học tập.
PHẦN III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONGTHỰC TẾ DẠY HỌC
Qua một năm học áp dụng biện pháp trên, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 1D nói riêng đạt được kết quả cao:
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT THÍCH HỌC MÔN TOÁN
HS tham gia sân chơi giải toán qua mạng 8 em đạt chất lượng cao Cấp trường: 8 giải (5 giải Vàng và 3 giải Bạc); Cấp Huyện: 3 giải (1 giải Vàng và 2 giải KK)
PHẦN IV: KẾT LUẬN1 Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp
Trang 7Qua việc lồng ghép tổ chức hoạt động HTQC vào trong dạy học Toán lớp 1, tôi đã nhận thấy sự chuyển biến rất rõ về ý thức, kết quả học tập của học sinh và mang lại ý nghĩa rất thiết thực:
+ HTQC đã làm thay đổi hình thức hoạt động học tập HS trở nên độc lập chủ động tiếp thu kiến thức; tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng Các em
thấy vui vẻ, cởi mở, thư thái và khoẻ mạnh hơn Thông qua việc “Học mà chơi,Chơi mà học”, các em có cơ hội hình thành và rèn luyện những phẩm chất, năng
lực cần thiết của con người thế kỉ XXI Thực hành, vận dụng có hiệu quả những phẩm chất, năng lực đó vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống.
+ Bản thân tôi nhận thấy khi áp dụng hình thức HTQC vào dạy học toán, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, GV giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng khi truyền thụ kiến thức cho HS Bởi vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động, tích cực thông qua hoạt động chơi Giờ dạy toán luôn sinh động, gây nhiều hứng thú cho HS + Qua quá trình tích lũy, nghiên cứu, áp dụng biện pháp HTQC vào dạy học các môn học nói chung và môn Toán cho HS lớp 1D ở Trường Tiểu học Vĩnh Lâm đã nêu trên đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập của HS là một hoạt động không thể thiếu với lớp học đầu cấp và ngày càng phải được tổ chức thường xuyên ở các lớp trên Việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật HTQC tại trường tiểu học sẽ góp phần thúc đẩy GV đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới lấy người học làm trung tâm và tăng tính tự chủ của HS trong quá trình học tập Đây cũng là định hướng phát triển năng lực GV và cán bộ quản lý mà Bộ GD-ĐT chú trọng, đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thành công.
2 Kiến nghị, đề xuất
2.1 Đối với nhà trường, tổ CM
Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, đổi mới sinh hoạt chuyên môn về áp dụng học thông qua chơi vào các môn học để nâng cao chất lượng dạy học.
Bổ sung thêm một số thiết bị để tổ chức hoạt động HTQC.
2.2 Đối với giáo viên
Thường xuyên tìm hiểu và áp dụng HTQC trong quá trình dạy học để việc áp dụng HTQC trở thành một tư duy, một thói quen trong giáo dục của mỗi GV.
Làm tốt công tác truyền thông về học thông qua chơi đến phụ huynh thông qua nhiều kênh thông tin để có sự phối hợp tốt nhất.
2.3 Đối với phụ huynh
Phụ huynh luôn quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng con trong quá trình học tập.
Trên đây là biện pháp áp dụng học thông qua chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 1D trường Tiểu học Vĩnh Lâm Kính chúc Ban giám khảo sức khỏe Chúc hội thi thành công tốt đẹp Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 8
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Lâm, ngày 21 tháng 10 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Thái Thị Thời