1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen Phong Mỹ nhà máy xi măng Đồng Lâm

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Cho Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Và Khai Thác Mỏ Đá Sét Đen Phong Mỹ - Nhà Máy Xi Măng Đồng Lâm
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (7)
    • I.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (7)
    • I.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (7)
    • I.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
      • I.3.1. Công suất của dự án đầu tư (9)
      • I.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (9)
      • I.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (14)
    • I.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (15)
      • I.4.1. Nguồn cung cấp điện, nước, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng (15)
      • I.4.2. Nhu cầu sử dụng (15)
    • I.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (16)
      • I.5.1. Hồ sơ pháp lý của Dự án (16)
      • I.5.2. Hiện trạng các công trình của Dự án (17)
  • CHƯƠNG II (22)
    • II.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG (22)
    • II.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (22)
  • CHƯƠNG III (25)
    • III.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (25)
      • III.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (25)
      • III.1.2. Thu gom, thoát nước thải (25)
      • III.1.3. Xử lý nước thải (29)
    • III.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI (30)
    • III.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG (31)
      • III.3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (31)
      • III.3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp (32)
    • III.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI (32)
      • III.4.1. Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (32)
      • III.4.2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại, (32)
    • III.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ (33)
      • III.5.1. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư (33)
      • III.5.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư (34)
    • III.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH (34)
    • III.7. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC (35)
    • III.8. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHI CÓ HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (NẾU CÓ) (35)
    • III.9. KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC (36)
      • III.9.1. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt (36)
      • III.9.2. Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt (38)
      • III.9.3. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (41)
    • III.10. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (NẾU CÓ) (41)
      • III.10.1. Các nội dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt (41)
      • III.10.2. Các nội dung thay đổi so với Đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt (42)
  • CHƯƠNG IV (59)
    • IV.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (59)
      • IV.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (59)
      • IV.1.3. Dòng nước thải (59)
    • IV.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI (60)
      • IV.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải (60)
      • IV.2.2. Dòng bụi, khí thải xin cấp phép (60)
    • IV.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ (60)
      • IV.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (60)
      • IV.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (60)
      • IV.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (61)
  • CHƯƠNG V (62)
    • V.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN (62)
    • V.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (62)
      • V.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (62)
      • V.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (62)
      • V.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (63)
    • V.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM (63)
  • CHƯƠNG VI (64)
    • VI.1. CAM KẾT TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (64)
    • VI.2. CAM KẾT XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG (64)
      • VI.2.1. Cam kết xử lý chất thải đáp ứng các QCVN, QCĐP (64)
      • VI.2.2. Cam kết các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (64)

Nội dung

Khối lượng đất bóc ở khai trường sẽ được đổ bỏ vào các khoảnh đã khai thác trước đó đối với cả hai thân quặng nhằm hoàn phục môi trường song song với quá trình khai thác, như vậy vừa giả

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm

- Địa chỉ văn phòng: Thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Phan Lê

Dũng - Giám đốc Công ty

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3300384306 ngày 06/12/2005 (đăng ký lần đầu), đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 20/5/2021.

TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen

Phong Mỹ - Nhà máy xi măng Đồng Lâm

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Diện tích khu vực khai thác mỏ đá sét đen Phong Mỹ thuộc địa phận xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Cách thành phố Huế khoảng 30 km về phía Tây Bắc, cách nhà máy xi măng Đồng Lâm khoảng 16 km về phía Đông Nam Tọa độ các điểm góc khu vực thăm dò đá sét đen Phong

Mỹ được thể hiện theo Bảng 1.1

Bảng 1.1 Toạ độ các điểm góc khai trường khai thác mỏ Điểm Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến

Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến

Diện tích khu vực khai thác: 914.000 m 2

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ hoạt động của dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Thừa Thiên

Công văn số 814/SXD-QLXD tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 05/05/2017 về việc thông báo kết quả thẩm định bản vẽ thi công xây dựng công trình mỏ đá sét đen Phong Mỹ - nhà máy xi măng Đồng Lâm thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản và khai thác mỏ đá sét đen Phong Mỹ

- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Quyết định số 182/QĐ-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11/10 năm 2013 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen Phong Mỹ - Nhà máy xi măng Đồng Lâm

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Tổng vốn đầu tư của Dự án là 114,81 tỷ đồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư công 2019, Dự án thuộc nhóm C.

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Công suất khai thác đá sét đen nguyên khai: 327.295 tấn/năm

I.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1) Quy mô diện tích: Tổng diện tích chiếm đất khoảng 34,03 ha, trong đó khai trường với diện tích là 26,06 ha (Khai trường thân TQ2 là 13,11ha; thân TQ1 là 12,95ha), diện tích xây dựng các công trình 7,97ha (Hào vận tải, khu phụ trợ, đê bao, hố lắng khai trường ) Các công trình mỏ tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và Đông Nam của khu mỏ

Biên giới của mỏ được trình bày ở Bảng 1.2

Bảng 1.2 Biên giới khai trường

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

I Biên giới trên mặt của mỏ

- Diện tích khai trường ha 13,11

- Diện tích khai trường ha 12,95

II Biên giới phía dưới của mỏ

- Thân khoáng TQ1: Cao độ m +00

- Thân khoáng TQ2: Cao độ m +00

(Thuyết minh báo cáo ĐTM của Dự án, 2013 )

3) Trữ lượng đá sét đen theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1576/GP-BTNMT

Trữ lượng địa chất: 10.900.000 tấn đá sét đen;

Trữ lượng khai thác: 9.810.000 tấn đá sét đen;

Công suất khai thác: 327.000 tấn đá sét đen/năm;

Thời gian khai thác: 30 năm kể từ ngày ký Giấy phép, trong đó giai đoạn xây dựng mỏ là 01 năm

I.3.2.2 Công nghệ sản xuất của dự án

Công nghệ sản xuất của Dự án là khai thác lộ thiên, khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp

Sơ đồ mở mỏ, trình tự khai thác mỏ được lựa chọn theo nguyên tắc sau:

- Do đặc điểm thân khoáng TQ2 có điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình thuận lợi cho công tác mở vỉa hơn thân khoáng TQ1 Mặt khác, trữ lượng thân khoáng TQ2 đảm bảo cung cấp đá sét đen làm phụ gia cho nhà máy xi măng Đồng Lâm trong một thời gian dài (khoảng 16 năm) Vì vậy, sẽ tiến hành mở vỉa và khai thác thân khoáng TQ2 trước Sau khi khai thác hết thân khoáng TQ2 sẽ tiến hành mở vỉa và khai thác thân khoáng TQ1

- Trình tự khai thác: Trữ lượng được khai thác theo hình thức cuốn chiếu tại mỗi thân quặng theo từng khoảnh, khai thác từ trên xuống dưới hết tầng này đến tầng khác Bắt đầu khai thác từ thân quặng TQ2, mở vỉa từ phía Đông Nam dần về phía Tây

Sau đó khai thác ngược lại từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam đối với thân quặng TQ1

+ Đối với thân quặng TQ2: Đất đá thải những năm khai thác đầu tiên của thân quặng TQ2 được đổ tại bãi thải tạm, những năm còn lại đất thải được sử dụng để hoàn phục các khoảnh đã khai thác trong thân quặng TQ2

+ Đối với thân quặng TQ1: Đất đá thải những năm khai thác đầu tiên của thân quặng TQ1 được đổ tại khoảnh khai thác cuối cùng của thân quặng TQ2, những năm còn lại đất đá thải được sử dụng để hoàn phục các khoảnh đã khai thác trong thân quặng TQ1

+ Đất đá thải sẽ được bóc dọc theo thân khoáng mở rộng về hai bên (do góc cắm thế nằm thân khoáng là dốc đứng)

* Bóc tầng phủ: Do tầng phủ có chiều dày nhỏ nhất khoảng 0,5 và lớn nhất khoảng 7,5m, bao gồm các thành tạo tàn - sườn tích phân bố phân bố rộng khắp trên diện tích mỏ, thành phần chủ yếu gồm sét, bột, cát pha chứa dăm sạn màu nâu phớt vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng Chúng là sản phẩm phong hóa từ các đá của phân hệ tầng Long Đại 2 Trên cơ sở đó, tiến hành sử dụng máy xúc dung tích gầu 1,5 - 2,0 m 3 kết hợp với máy ủi có động cơ 200HP gạt xuống bãi xúc mức +45m Tại đây, tiến hành xúc bốc lên ô tô tự đổ trọng tải 20

- 25 tấn đổ vào bãi thải

* Bóc đá vây quanh: Đá vây quanh bao gồm các đá trầm tích thuộc phân hệ tầng Long Đại 2 có thành phần gồm cát kết dạng quarzit, cát bột kết phân

11 lớp mỏng đến trung bình xen đá phiến thạch anh - serisit - chlorit Do các loại đá này nằm dưới lớp đất phủ và chưa bị phong hóa hoặc phong hóa yếu nên có cường độ kháng nén, kháng cắt khá cao nên được bóc bằng phương pháp khoan nổ mìn sử dụng lỗ khoan lớn

* Khai thác đá sét đen: Thân đá sét đen nằm sâu trong lòng đất, nên ảnh hưởng của quá trình phong hóa là không lớn Mặt khác theo kết quả phân tích mẫu đá phiến sét cho các giá trị đăc trưng của cường độ kháng nén tự nhiên

(Rn) là 530kG/cm 2 , cường độ kháng nén bão hòa (Rbh) là 481 kG/cm 2 , cường độ kháng kéo (Rk) là 29kG/cm 2 Vì thế, phần lớn đá sét đen sẽ được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sử dụng lỗ khoan lớn Phần phía trên phong hóa có thể khai thác bằng phương pháp xúc bốc trực tiếp

Bảng 1.3 Tổng hợp các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 10

2 Chiều cao tầng kết thúc khai thác Hkt m 10

3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác t độ 75

4 Góc nghiêng sườn tầng khi kết thúc khai thác

5 Góc nghiêng bờ công tác t độ 55-65

6 Góc nghiêng bờ kết thúc kt độ 55-65

7 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 35

9 Chiều dài tuyến công tác tối thiểu Lxmin m 30-50

(Thuyết minh báo cáo ĐTM của Dự án, 2013 )

* Sơ đồ công nghệ hệ thống khai thác

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ hoạt động của dự án I.3.2.2 Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ

- Khối lượng nguyên liệu đá sét đen vận tải hàng năm về trạm đập nhà máy là 327.295 tấn Cự ly vận chuyển trung bình đến trạm đập khoảng 16.000m Vận chuyển bằng ô tô tự đổ tải trọng 23 tấn Khối lượng vận tải:

+ Vận tải đá sét đen là: 168 tấn/ngày

+ Vận tải đất bóc là: 731 tấn/ngày

- Số lượng ô tô tải cần thiết để đảm bảo khối lượng vận tải: 13 chiếc + Vận tải đá sét đen: 10 chiếc

+ Vận tải đất bóc: 3 chiếc

Theo kết quả được nêu trong báo cáo thăm dò mỏ đá sét đen Phong Mỹ thì đất đá thải ở đây chủ yếu là lớp phủ hữu cơ và đá vây quanh thân đá sét đen Khối lượng đất đá thải được theo như thiết kế cơ sở của Dự án là:

Tổng lượng đất đá thải của Dự án là: 5.062.402 m 3 (13.870.981 tấn)

- Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng cơ bản, khối lượng đất bóc được đổ vào bãi thải tạm có kích thước 220m x 35m, dung tích 32.000 m 3 Khối lượng đất bóc này sẽ được sử dụng để san nền các công trình xây dựng cơ bản

13 mỏ như khu phụ trợ, nền đường nâng cấp từ tỉnh lộ 11 vào mỏ,vv

- Trong giai đoạn tiếp theo, chủ dự án sẽ sử dụng bãi thải trong cho quá trình khai thác Khối lượng đất bóc ở khai trường sẽ được đổ bỏ vào các khoảnh đã khai thác trước đó đối với cả hai thân quặng nhằm hoàn phục môi trường song song với quá trình khai thác, như vậy vừa giảm chi phí đổ thải vừa giảm các tác động đến môi trường trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường

Bên cạnh đó, căn cứ theo Công văn số 588/ĐCKS-KS ngày 10/3/2021 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (nay là Cục Khoáng sản Việt Nam) về việc thu hồi đất đá thải tại mỏ đá sét đen phong Mỹ, tỉnh Thừa Thiên Huế của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý về nguyên tắc, cho phép thu hồi, sử dụng và tiêu thụ đất đá thải khi bóc tầng phủ trong quá trình khai thác mỏ đá sét đen làm phụ gia xi măng tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1576/GP-BTNMT ngày 19/6/2015 (phần đất tầng phủ của mỏ đá sét đen Phong Mỹ giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ, mở moong khai thác được tập kết tại bãi thải tạm và không sử dụng cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường) để phục vụ các dự án trọng điểm đang có nhu cầu san lấp trên địa bàn tinh Thừa Thiên Huế

NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.4.1 Nguồn cung cấp điện, nước, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng

+ Phương án cung cấp nước cho sinh hoạt sẽ được sử dụng từ nguồn nước khoan qua hệ thống bể lọc xử lý

+ Nước dùng cho sản xuất phục vụ công tác tưới đường, rửa xe… sẽ được lấy từ suối chảy quanh khu vực mỏ Trong đó, nước được bơm về qua bể lọc để lọc bùn cặn, tạp chất xuống bể chứa nước sạch

- Xăng dầu được Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm ký kết với các Công ty cung cấp xăng dầu trên địa bàn để cung cấp xăng, dầu chứa trong các téc chuyên dụng phục vụ nhu cầu nhiên liệu cho các máy móc, thiết bị khai thác mỏ hoạt động

- Nguồn cung cấp điện: Nhu cầu sử dụng điện cho dự án chủ yếu là điện chiếu sáng văn phòng và bơm thoát nước được lấy từ đường điện cao thế 22

KV được nâng cấp từ đường dây 10KV thuộc tuyến 972 của trạm trung gian Phò Trạch tới nhà máy xi măng Đồng Lâm

1) Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

- Khối lượng dầu phục vụ cho các hoạt động của dự án khoảng 450.000 lít đến 500.000 lít/năm

- Nhu cầu về nhớt và mỡ máy từ 13.500 lít đến 15.000 lít/năm

2) Nhu cầu sử dụng nước

- Tổng nhu cầu sử dụng nước của Dự án là khoảng: 8,4 + 10,5 = 19 m 3 /ngày đêm, tương ứng khoảng 0,8 m 3 /h (trong đó lượng nước cho mục đích cứu hỏa là 10,5 m 3 /ngày)

3) Nhu cầu sử dụng điện

- Lượng điện dùng cho khu phụ trợ và chiếu sáng: 120 kWh/ngày, lượng điện dùng năm với 300 ngày làm việc là: 36.000 kWh/năm

- Tổng công suất yêu cầu của trạm bơm là: Pyc = 2 x 630 + 200 = 1.460 kWh

- Điện dùng cho sản xuất: 1.314 KWh

4) Nhu cầu về thiết bị

Nhu cầu sử dụng các thiết bị của khu mỏ được thể hiện ở Bảng 1.4

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng thiết bị của Dự án

STT Tên thiết bị và các thông số kỹ thuật chủ yếu Đơn vị Số lượng

6 Ô tô tự đổ 23,5 tấn Chiếc 13

7 Máy bơm công suất 1500 m 3 /h Chiếc 2

8 Máy bơm công suất 500 m 3 /h Chiếc 1

9 Máy biến áp 160 KVA Chiếc 1

10 Máy biến áp 2000 KVA Chiếc 1

(Thuyết minh báo cáo ĐTM của Dự án, 2013 )

CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.5.1 Hồ sơ pháp lý của Dự án

I.5.1.1 Hồ sơ pháp lý về tài nguyên

- Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1031/GP-BTNMT ngày 31/05/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Quyết định số 882/QĐ-HĐTLKS ngày 07/11/2012 của của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản về việc Phê duyệt đánh giá trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò đá sét đen làm phụ gia xi măng khu vực xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” - Quyết định số 129/QĐ- UBND ngày 15/01/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò và chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 1576/GP-BTNMT ngày 19/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 17/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đất tầng phủ tại bãi thải mỏ đá sét đen xã Phong Mỹ Theo đó, khối lượng đất 32.000 m3; Tổng số tiền phải nộp: 28.588.000 đồng Số lần nộp: 01 lần.;

- Công văn số 588/ĐCKS-KS ngày 10/03/2021 cho phép Công ty thu

17 hồi, sử dụng và tiêu thu đất đá thải khi bóc đất tầng phủ trong quá trình khai thác mỏ đá sét đen xã Phong Mỹ để phục vụ các dự án trọng điểm đang có nhu cầu đất san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

I.5.1.2 Hồ sơ pháp lý về đầu tư

- Quyết định số 11/2014/QĐ/ĐLHN/0100 ngày 21 tháng 03 năm 2014 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen - Nhà máy xi măng Đồng Lâm

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen làm phụ gia xi măng số 31131000266 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 07/07/2014 và thay đổi lần thứ nhất ngày 04 tháng 12 năm 2020

I.5.1.3 Hồ sơ pháp lý về môi trường

Quyết định số 182/QĐ-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11/10 năm 2013 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen Phong Mỹ - Nhà máy xi măng Đồng Lâm

Quyết định 2956/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm thuê đất để đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen làm phụ gia xi măng (giai đoạn 1) tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Hợp đồng thuê đất số 71/HĐTĐ ngày 06/12/2021 về việc thuê đất để đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét đen làm phụ gia xi măng (giai đoạn 1) Diện tích 215.602,2 m 2 Thời hạn thuê đất đến ngày 07/7/2044

I.5.2 Hiện trạng các công trình của Dự án

Công văn số 932/2019/CV/ĐLHU/0200 ngày 26/08/2019, thực hiện thông báo và đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho cơ quan cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và UBND các cấp

I.5.2.1 Các hạng mục công trình của Dự án

Bảng 1.6 Tổng hợp hiện trạng các công trình của Dự án

STT Hạng mục/công trình Đơn vị Diện tích Ghi chú

- Khai trường 1 (thân TQ2) ha 13,11

- Khai trường 2 (thân TQ1) ha 12,95 Đã hoạt động

2 Tuyến đường hào ha 4,59 Tuyến hào mở vỉa,

18 tuyến đường vận tải nâng cấp từ tỉnh lộ 11 vào mỏ, tuyến hào di chuyển thiết bị

3 Mặt bằng khu phụ trợ Ha 0,42 Chưa xây dựng

4 Bãi thải tạm ha 0,81 Đã hình thành

5 Hố lắng khai trường khu 2 ha 0,79 Chưa xây dựng

6 Đê ngăn nước ha 0,19 Chưa xây dựng

7 Mương nắn dòng ha 0,17 Chưa xây dựng

8 Hố tiêu năng ha 0,1 Chưa xây dựng

9 Bãi xúc mức +45m ha 1,01 Đã xây dựng

10 Hố lắng khai trường khu 1 ha 0,9 Đã xây dựng

11 Bóc phủ ha 4,1 Đã bóc 1 phần

I.5.2.2 Hiện trạng các công trình/biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt theo ĐTM

Bảng 1.7 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

STT Hạng mục công trình Thông số Ghi chú

I Công trình biện pháp thu gom, thoát nước mưa và thu gom, XLNT

1 Công trình biện pháp thu gom, thoát nước mưa chảy tràn

Các rãnh thoát nước dọc đường giao thông nối khu vực dự án với đường TL 9, dọc tuyến đường mở vỉa và dọc tuyến đường lên bãi thải tạm là rãnh đào

Tại chân taluy dương nền đào của tuyến đường đổ thải có rãnh để thoát nước: Chiều rộng rãnh thoát nước (rộng mặt x rộng đáy x chiều sâu):

0,5x0,3 x0,4m chiều dài 52,4 m Đã xây dựng

Tuyến đường mở vỉa: rãnh thoát nước dọc hai bên tuyến đường mở vỉa với kích thước chiều rộng rãnh thoát nước (rộng mặt x rộng đáy x chiều sâu): (0,5x0,3) x0,4m, chiều dài tuyến là 351,4 m Đã xây dựng

Rãnh thoát nước dọc tuyến đường nối khu vực dự án với TL9 và nhà máy: Chiều rộng rãnh thoát nước (rộng mặt x rộng đáy x chiều sâu):

0,5+0,3 x0,4m; dốc dọc tuyến đường: i/max = 7,66%, i/min = 00%; chiều dài toàn tuyến là Đã xây dựng

STT Hạng mục công trình Thông số Ghi chú

2 Công trình biện pháp thu gom, thoát nước thải

Mương thoát nước khai trường Kích thước: 6 x 10 x 4m Chưa xây dựng do chưa khai thác tới khu vực này

Hố thu tại khai trường mỏ Không đề xuất chi tiết

Hố lắng Không đề xuất chi tiết

3 Công trình lưu giữ, XLNT

Chiều dài trung bình: 60m Chiều rộng trung bình: 30m Cao độ đáy hồ ngăn 1: +36m Cao độ đáy hồ ngăn 2: +37m Dung tích: 4.577 m 3

Kết cấu: Đê bao hố lắng khai trường lu nèn đạt hệ số nèn chặt K = 0,95 - 0,98, mái ta luy được xếp đá hộc dày

20 cm, chít vữa xi măng M150

Trong hồ lắng là nền tự nhiên Đã xây dựng

Bể tự hoại 3 ngăn Dung tích 10 m 3 /ngày đêm

Không xây dựng do không có công nhận lưu trú tại mỏ, Hiện thuê sử dụng hệ thống nhà vệ sinh của hộ gia đình gần đó

II Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải Đối với khu vực moong khai thác

Sử dụng biện pháp tưới nước thường xuyên bằng xe phun nước và thiết bị phun nước Đã thực hiện

Trong công tác khoan tạo lỗ mìn

Sử dụng máy khoan có hệ thống túi lọc bụi Chưa sử dụng

STT Hạng mục công trình Thông số Ghi chú

Sử dụng phương pháp nổ vi sai phi điện kết hợp thuốc nổ có tác dụng tích cực đến môi trường như Anfo, nhũ tương nên hạn chế được lượng bụi và khí thải

Chưa sử dung VLNCN Đường giao thông nội mỏ và đường kế cận mỏ

Tưới nước thường xuyên; che kín thùng; không chất nguyên liệu vượt thành xe, không chở quá tải, xe phải chạy theo vận tốc qui định Đã thực hiện

III Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn, CTNH

- Thùng chứa chất thải sinh hoạt

Chưa có do chưa phát sinh tại khu vực mỏ

- Hợp đồng thu gom xử lý

Giai đoạn đầu sử dụng bãi thải tạm có kích thước 220m x 35m, dung tích 32.000 m 3 Đã hình thành

Trong giai đoạn hoạt động khối lượng đất đá thải hàng năm là 147.282 m 3 Trong giai đoạn này, sẽ sử dụng bãi thải trong cho quá trình khai thác

- Thùng chứa Chưa có do chưa phát sinh,

DA mới được thuê đất

- Hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý

Hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama số 39/2023/HĐDV/ĐLMS/EME ngày 11/10/2023

IV Công trình biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Đối với tiếng ồn tức thời do nổ mìn: Công ty luôn đảm bảo vành đai an toàn với khoảng cách từ tâm nổ gần nhất đến khu dân cư là >300m

- Duy trì giờ nổ mìn vào thời điểm nhất định trong ngày và được thỏa

Mỏ chưa sử dụng VLNCN

STT Hạng mục công trình Thông số Ghi chú thuận với chính quyền địa phương để nhân dân trong vùng nắm được thời gian nổ mìn cuả mỏ

- Sử dụng phương pháp nổ hợp lý để giảm độ rung và hạn chế nổ khối lượng lớn, nổ mìn khi trời lặng gió

- Đối với công nhân lao động tại hiện trường đã được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi

- Trồng các hàng cây cây xanh xung quanh khu vực khai trường đồng thời sẽ thực hiện nghiêm ngặt theo đúng công suất thiết kế

- Thường xuyên bảo dưỡng xe, máy, gia cố, sửa chữa nền đường ở các nơi vận chuyển tạo điều kiện cho các xe vận tải ở điều kiện tốt nhất có thể

Chưa thực hiện trồng cây Dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản chưa cần sửa chữa nền đường

2 Tuyến đê ngăn nước mặt

Quy mô: Chiều dài mương 244,80m, chiều rộng đáy mương là 2m; chiều sâu trung bình mương:

3,5m; độ dốc thoát nước là 0,41%; ta luy đào 45 0 Kết cấu: nền đá tự nhiên được tạo phẳng đáy và vát mái taluy

Dự án mới được thuê đất

Quy mô: cao độ mặt đê +44m; chiều dài đê là 31,62m; chiều rộng mặt đê là 3m; chiều cao đê trung bình:

Kết cấu: Tuyến đê bao ngăn nước là nền đất đắp được lu nèn đạt hệ số K= 0,95-0,98 Mái taluy của tuyến đê bao được xếp đá hộc dày 20 cm, chít vữa xi măng

Dự án mới được thuê đất

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các kế hoạch theo Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 - Quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Cụ thể hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết, bên cạnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa ban hành quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, dự án đã triển khai từ lâu trên địa bàn, do đó không có cơ sở để đánh giá.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1) Đối với môi trường không khí của của khu vực:

Khu vực hầu như không có hoạt động sản xuất kinh doanh nào ngoài hoạt động của Dự án do đó hiện tại chất lượng môi trường không khí của khu vực tốt

Theo kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh của khu vực thực hiện dự án trong đợt 2 năm 2023 (Bảng 2.1) cho thấy:

- Nồng độ các khí NO2, SO2, CO và bụi TSP trong không khí đều có nồng độ đo được đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT

- Tiếng ồn tại các điểm quan trắc môi trường xung quanh có giá trị đạt giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT

- Mức độ rung tại các điểm quan trắc môi trường xung quanh có giá trị đạt giới hạn cho phép theo QCVN 27:2010/BTNMT

2) Đối với môi trường nước của của khu vực:

Theo kết quả quan trắc nước mặt của khu vực trong kết quả quan trắc đợt

2 năm 2023 tại các điểm đều có giá trị đo được đạt giới hạn theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT

Nước dưới đất của khu vực cũng có giá trị đo đạc, phân tích đạt giới hạn theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT

Chi tiết kết quả quan trắc chất lượng nước trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3 Theo các kết quả quan trắc có thể đánh giá sơ bộ khu vực thực hiện dự án vẫn còn có khả năng tải đối với khí, bụi thải, nước thải của Dự án

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án đợt 2 năm 2023

STT Điểm quan trắc TSP

Tiếng ồn (dBA) Độ rung (dB)

Ngoài khu vực khai thác ở phía Bắc cách khu mỏ 500m

Ngoài khu vực khai thác ở phía Đông cách khu mỏ 500m

Ngoài khu vực khai thác ở phía Bắc cách khu mỏ 500m

(Báo cáo kết quả quan trắc môi trường mỏ đá sét đen Phong Mỹ - Nhà máy xi măng Đồng Lâm đợt 2 năm 2023)

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực Dự án đợt 2 năm 2023

1 Thượng nguồn kênh nước phía

Tây và Tây Nam khu mỏ 33,1 7,8 5,3

Ngày đăng: 14/04/2024, 20:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN