1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai”

325 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai
Tác giả Chu Thị Mai Hương
Thể loại Báo cáo đề xuất cấp GPMT
Định dạng
Số trang 325
Dung lượng 14,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (0)
    • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư (10)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (10)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (0)
      • 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư (11)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (11)
      • 1.3.2. Sản phẩm của dự án đầu tư (18)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư (18)
      • 1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng (18)
      • 1.4.2. Giai đoạn đi vào vận hành (22)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan tới dự án đầu tư (30)
      • 1.5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án (30)
      • 1.5.2. Khoảng các từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (33)
      • 1.5.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án (34)
      • 1.5.4. Biện pháp thi công (40)
      • 1.5.5. Tiến độ, tổ chức quản lý và thực hiện dự án (41)
  • CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, (44)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (44)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường (45)
      • 2.2.1. Hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải (45)
      • 2.2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (46)
  • CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (48)
    • 3.1. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật (48)
      • 3.1.1. Hiện trạng về môi trường (48)
      • 3.1.2. Hiện trạng về tài nguyên sinh vật (49)
    • 3.2. Môi trường tiếp nhận nước thải (52)
      • 3.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất (52)
      • 3.2.3. Hệ thống sông, suối, kênh rạch khu vực tiếp nhận nước thải (61)
    • 3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường (61)
      • 3.3.1. Chất lượng môi trường không khí (64)
      • 3.3.2. Chất lượng môi trường nước (64)
      • 3.3.3. Chất lượng môi trường đất (65)
  • CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (68)
    • 4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (68)
      • 4.1.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng (68)
      • 4.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng (103)
    • 4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (115)
      • 4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động (116)
      • 4.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường (156)
    • 4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (199)
    • 4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo (0)
  • CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (0)
    • 5.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải (0)
    • 5.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải (0)
    • 5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (0)
      • 5.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn (0)
      • 5.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (0)
      • 5.3.3. Giới hạn giá trị đối với tiếng ồn, độ rung (0)
      • 5.3.4. Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (0)
    • 5.4. Nội dung yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (0)
      • 5.4.1. Quản lý chất thải (0)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (0)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (0)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (0)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (0)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (0)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (0)
      • 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường khác (0)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (0)
  • CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (0)
    • 1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (0)
    • 2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (0)

Nội dung

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư * Quy trình chăn nuôi lợn: Do tính chất đặc thù riêng về hoạt động chăn nuôi khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác nên quy trình chăn nuôi lợn thị

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án đầu tư: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương

- Địa chỉ văn phòng: xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Chu Thị Mai Hương Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 27/SKHĐT-ĐKKD ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Thái Nguyên

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 17D8003820 do Phòng Tài chính

Kế hoạch huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cấp Đăng ký lần đầu ngày 03/06/2022.

Tên dự án đầu tư

- Tên Dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn và xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Nhóm C

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường của Dự án: dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (quy định tại Cột 16, Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) Do đó, Dự án thuộc nhóm II (số thứ tự số 1 Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 28 Luật BVMT số 72/2020/QH14 Vì vậy, căn cứ vào Khoản 1 Điều 41 Luật BVMT số 72/2020/QH14, Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Từ Quý III/2024 đến Quý III/2025, Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục phục vụ hoạt động chăn nuôi.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, trong đó:

- Đầu tư xây dựng chăn nuôi lợn thịt với quy mô công suất là 4.800 con/lứa

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

* Quy trình chăn nuôi lợn:

Do tính chất đặc thù riêng về hoạt động chăn nuôi khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác nên quy trình chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tại dự án được trình bày như sau:

Hình 1 1 - Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn

Bướ c 1: Nh ậ p l ợ n n ộ i con gi ố ng

Chủ dự án sử dụng con giống lợn nội địa

* Chọn giống để nuôi lợn thịt

Lợn sau cai sữa được chọn là những con có da mỏng, lông mượt hoặc thưa, dáng đi nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh, đuôi to, trường mình, lưng thẳng, mông vai nở, bụng gọn, bốn chân vững chắc Trọng lượng lợn giống vào chuồng 7 - 10 kg/con

Lợn giống khoảng 30 ngày tuổi (khoảng 7 - 10 kg) Lợn giống đưa về trang trại phải

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 10 vaccine; thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có) Nếu không có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì không được nhập vào trang trại

Bước 2: Chăm sóc đặ c bi ệ t

+ Lợn con sau khi nhập về được đưa sang khu vực chăm sóc đặc điệt (chuồng cai sữa) khoảng 8 tuần Tại đây lợn được phân loại có khối lượng tương đối đồng đều để nuôi trong cùng ô, đặc biệt lưu ý phải nuôi riêng lợn có khối lượng nhỏ, yếu hơn trong ô chuồng riêng để có chế độ chăm sóc đặc biệt

Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay và đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi (chuồng cai sữa) Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi

Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như: lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…

Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh

Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu Quy mô chăn nuôi của trang trại là 4.800 con/lứa Dự án có 8 chuồng nuôi sẽ chia làm các giai đoạn khác nhau, luân phiên nhập lợn Lợn được nhập về theo từng chuồng và theo dõi tại chuồng nuôi Nhà cách ly chỉ để cách ly lợn bị bệnh và nghi có bệnh hoặc những con bị tổn thương do cắn nhau Tỷ lệ lợn cách ly rất ít, diện tích chuồng hoàn toàn đảm bảo công năng sử dụng

Lợn con được chăm sóc, theo dõi dịch bệnh nghiêm ngặt

+ Chế độ ăn và dinh dưỡng

Lợn con được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn dành cho lợn con, trong đó có thức ăn lợn con và thức ăn cai sữa (thức ăn lợn con dành cho lợn từ 28-35 ngày tuổi; thức ăn cai sữa dành cho lợn con từ 35-70 ngày tuổi)

Khi chuyển loại thức ăn sẽ được thực hiện chuyển dần dần trong vòng 4 ngày, trong đú mỗi ngày thay ẳ lượng thức ăn giai đoạn trước bằng ẳ lượng thức ăn giai đoạn sau, ngày thứ 4 cho lợn ăn 100% thức ăn giai đoạn sau Việc chuyển đổi dần thức ăn để

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 11

Tùy theo tình trạng sức khỏe đàn lợn mà tăng dần lượng thức ăn, đảm bảo không để lợn bị tiêu chảy

Trong quá trình nuôi lợn sau cai sữa, phải quan sát kỹ hàng ngày (sáng, chiều) để phát hiện lợn bị tiêu chảy, xác định nguyên nhân, điều chỉnh thức ăn hoặc bổ sung thuốc vào thức ăn, nước uống cho lợn

+ Trong quá trình chăn nuôi sẽ phát sinh các khí thải, mùi hôi, nước thải và lợn chết (tỷ lệ khoảng 1%) Toàn bộ số lợn chết (không do dịch bệnh) được thu gom vào lò đốt (sử dụng khí gas từ hầm biogas hoặc dầu DO), tro thải phát sinh được thu gom trộn với phân thải và xuất bán

- Thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt, do đơn vị có chức năng cung cấp

- Thuốc thú y, lựa chọn giống, phương thức chăm sóc, kỹ thuật do đơn vị có chức năng cung cấp

Bước 3: Chăm sóc, nuôi dưỡ ng

+ Công tác chăn nuôi: Lợn con sau khi nuôi dưỡng tại chuồng cai sữa (khoảng 6-

8 tuần) sẽ được cho sang khu vực chuồng hâu bị Lợn có khối lượng từ 25-40kg sẽ được ăn thức ăn lợn con; lợn có khối lượng từ 40÷60kg sẽ được ăn thức ăn lợn choai; lợn có khối lượng từ 60kg trở lên sẽ được ăn thức ăn lợn choai và thức ăn xuất chuồng (tùy theo từng thời kỳ, loại cám cụ thể thay đổi theo quy định về sử sụng cám của chủ đầu tư) Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên từng dãy, từng chuồng, từng ô Sau khi lợn đạt khối lượng khoảng 90÷100kg sẽ xuất bán Trong quá trình nuôi dưỡng, lợn được chăm sóc và theo dõi dịch bệnh nghiêm ngặt

- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất

2 tuần/lần Phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh Phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất

- Máng ăn, núm uống được vệ sinh hàng ngày và có biện pháp để kiểm soát côn

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 12 định về tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định

- Tất cả các phương tiện vân chuyển khi vào hộ kinh doanh đều phải đi qua khu vực khử trùng và phải phun thuốc sát trùng Mọi công nhân trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của chủ đầu tư Trước khi vào các chuồng nuôi phải đi ủng hoặc giầy dép và sát khuân dung dịch khử trùng

+ Trong quá trình chăn nuôi sẽ phát sinh các khí thải, mùi hôi, nước thải và lợn chết (tỷ lệ khoảng 1%) Toàn bộ số lợn chết (không do dịch bệnh) được thu gom vào lò đốt (sử dụng khí gas từ hầm biogas hoặc dầu DO), tro thải phát sinh được thu gom trộn với phân thải và xuất bán

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư

1.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng Để đảm bảo dự án được triển khai thi công xây dựng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Chủ dự án sẽ đảm bao huy động các nguồn lực để thực hiện dự án

Do đặc tính của hoạt động thi công xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế (tiến độ thi công thực tế của từng hạng mục công trình, nguồn kinh phí thực hiện cho từng thời điểm, quy mô nhà thầu thực hiện sau công tác đấu thầu, thời tiết,…) nên không thể xác định chính xác số lượng máy móc trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án

Vì vậy, chỉ có thể liệt kê các loại thiết bị phương tiện cần sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng cơ bản và một số thiết bị phụ trợ cho cơ sở hạ tầng được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 1 2 - Dự kiến nhu cầu máy móc, thiết bị cho giao đoạn thi công xây dựng

STT Tên máy Đơn vị Số lượng Nguồn gốc

1 Máy cắt uốn cốt thép 5kW Chiếc 1

Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 Đầm bánh hơi tự hành 16T Chiếc 2

6 Máy trộn bê tông 250 lít Chiếc 1

7 Máy trộn vữa 80 lít Chiếc 3

11 Cần trục bánh hơi 6T Chiếc 2

14 Máy hàn xoay chiều, 23kW Chiếc 8

15 Máy đầm đất cầm tay, 60kg Chiếc 2

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án)

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 17

Hệ thống san nền bám theo các đường đồng mức tự nhiên, giảm thiểu khối lượng đào và đắp và giảm độ dốc cho các tuyến đường Hướng dốc và độ dốc san nền đảm bảo việc thoát nước mặt san nền và thoát nước về hướng có hệ thống thoát nước tự nhiên

Căn cứ vào hiện trạng khu vực và phân khu chức năng, cao độ san nền được tổ chức cho phù hợp và giảm thiểu chi phí thấp nhất có thể

Bảng 1 3 - Bảng khối lượng đất đào, đắp hạng mục của dự án

STT Tên hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng

Các hồ xử lý môi trường, các hạng mục hạng mục công trình phụ trợ: hồ chứa nước mưa, bể dự trữ nước, v.v m 3 6.240,25

- Taluy để đảm bảo an toàn môi trường m 3 1.204,82

- Khu chuồng trại chăn nuôi m 3 4.320,00

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án)

Bảng 1 – Bảng tổng hợp khối lượng san lấp HẠNG MỤC SAN NỀN CÁC LÔ

STT Tên hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Khối lượng (m 3 )

1 LO AB S đào S đắp V đào V đắp

HẠNG MỤC VÉT XỬ LÝ TRUNG BÌNH 0,00M

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP -204.144 204.300

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án) Nhu c ầ u nguyên v ậ t li ệ u thi công

Khối lượng vật liệu xây dựng của dự án được tính toán dựa vào khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án Ước tính khối lượng vật tư của dự án được trình bày trong các bảng sau:

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 18

TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng

Hệ số quy đổi Đơn vị Khối lượng

4 Cấp phối đá dăm m 3 401,46 1,47 Tấn/m 3 590,146

5 Cột chống thép ống kg 204,14 0,001 Tấn/kg 0,20

6 Dây điện các loại kg 1.300,3 0,001 Tấn/kg 1,30

7 Dây thép kg 583,30 0,001 Tấn/kg 0,583

13 Gạch đất sét nung viên 27.094,31 0,0019 Tấn/m 3 51,48

15 Gạch bê tông Viên 260.200 0,0014 Tấn/m 364,28

16 Que hàn kg 311,10 0,001 Tấn/kg 0,31

17 Sơn các loại lít 169,11 0,0015 Tấn/lít 0,25

18 Xi măng các loại kg 757.576,19 0,001 Tấn/kg 757,576

19 Thép các loại kg 101.603,6 0,001 Tấn/kg 101,60

20 Các vật tư, thiết bị khác Tấn 100 - - 100,00

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án) Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các Công ty liên doanh, các cơ sở nhà máy sản xuất sẵn có tại địa phương và các vùng lân cận như sau:

- Đá phục vụ cho bê tông, sử dụng đá của các cơ sở sản xuất đá tại địa bàn và các huyện lân cận

- Cát xây dựng: Cát vàng, cát đen sử dụng các nguồn cung cấp tại địa phương

- Xi măng sử dụng xi măng PCB30, PCB40 đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác xây dựng và được mua tại các nguồn cung ứng trong tỉnh

- Tấm lợp: Sử dụng tấm lợp kim loại màu của các Công ty liên doanh trong nước với các độ dài thích hợp, các tấm nhựa lấy ánh sáng sử dụng các tấm nhựa trong của các nhà máy nhựa và được phân phối bởi các đơn vị trong tỉnh

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 19 kết cấu thép v.v cũng được lấy từ các đơn vị cung ứng trên địa bàn huyện

Dự kiến quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng là khoảng 30 km (bao gồm chiều đi và về)

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước sử dụng cho thi công, nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công

Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần công trường để giảm bớt lán trại Dự kiến trong giai đoạn này sử dụng 50 công nhân

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt:

Với định mức sử dụng nước là 80 lít/người.ngày (Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) thì lượng nước cần cấp cho các hoạt động sinh hoạt là: QSH = 50 x 80 = 4.000 lít/ngày.đêm = 4 m 3 /ngày.đêm

+ Lượng nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng

Dựa theo khối lượng thi công của dự án và theo kinh nghiệm của các nhà thầu thi công dự án có quy mô tương tự, nhu cầu sử dụng nước phục vụ thi công dự án được dự báo như sau:

Bảng 1 5 - Nhu cầu sử dụng nước cho thi công

STT Nhu cầu sử dụng nước Lưu lượng

1 Nước phối trộn vật liệu 2,0

2 Bảo dưỡng bê tông, vật liệu 0,8

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án)

Ghi chú: Các hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị, xe vận chuyển sẽ được thực hiện tại các cơ sở chuyên dụng trên địa bàn, không thực hiện tại công trình thi công xây dựng

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 20 khoảng 11 m 3 /ngày.đêm Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện, nước, dầu diezen trong giai đoạn thi công xây dựng là:

Bảng 1 6 - Thống kê nhu cầu sử dụng điện, nước và dầu diezen của giai đoạn thi công xây dựng

TT Danh mục Lượng sử dụng Nguồn cung cấp

Nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt, các hoạt động thi công xây dựng

2 Điện 1.234,02 kW Điện lực huyện Võ Nhai

3 Dầu diezen 4.634 lít Cửa hàng xăng dầu

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án)

1.4.2 Giai đoạn đi vào vận hành Để đảm bảo các hoạt động vận hành của dự án, các trang thiết bị chính của dự án trong giai đoạn vận hành như danh mục bảng sau:

Bảng 1 7 - Danh mục các thiết bị phục vụ giai đoạn vận hành của dự án STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Nước sản xuất

1 Máy áp lực phun rửa xe trước khi vào cổng trại 4,5 kW Cái 01 Italya/Tương đương

2 Tủ khử trùng công cụ dụng cụ bằng UV chia 2 tầng Cái 01 Việt Nam/Tương đương

3 Bơm khử trùng 0,75W Cái 02 Italya/Tương đương

4 Hệ thống đèn UV kho cám 35W Hệ thống 2 Việt Nam/Tương đương

5 Quạt hút gió Panasonic, 1,1kW Cái 16 Nhật Bản/Tương đương

6 Tủ bảo quản vaccine Fox nhiệt,

Panasonic 500L Cái 01 Nhật Bản/Tương đương

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 21

7 Cân điện tử, cửa thông hai đầu 1 tấn Hệ thống 02 Italya/Tương đương

8 Hệ thống cấp thức ăn (silo cám) Hệ thống 8 Việt Nam/Tương đương

9 Hệ thống chuyền tải thức ăn tự động Hệ thống 8 Việt Nam/Tương đương

10 Máy xịt áp lực xịt chuồng, dây công suất

3,5 kW Cái 8 Italya/Tương đương

11 Xe nâng Cái 2 Nhật Bản/Tương đương

12 Xe đẩy chở cám Cái 3 Việt Nam/Tương đương

13 Hệ thống cung cấp nước uống tự động Hệ thống 8 Việt Nam/Tương đương

14 Hệ thống điện chiếu sáng chuồng trại Hệ thống 8 Việt Nam/Tương đương

15 Tấm làm mát Tấm 144 Việt Nam/Tương đương

16 Điều hòa nhiệt độ Cái 15 Nhật Bản/Tương đương

17 Máy ép phân Cái 01 Việt Nam/Tương đương

18 Trạm biến áp 630 kVA Cái 01 Nhật Bản/Tương đương

19 Máy phát điện dự phòng 500 kVA Cái 01 Nhật Bản/Tương đương

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 22

Các thông tin khác liên quan tới dự án đầu tư

1.5.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

1.5.1.1 Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất thực hiện Dự án thuộc xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn và xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích thực hiện dự án là 48.800 m 2 (gồm: đất rừng sản xuất (cây keo), diện tích 6.100 m 2 ; đất lúa (LUK), diện tích 6.847 m 2 ; còn lại là đất khác) Hiện nay, toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án đã được cấp sổ đỏ sang tên Bà Chu Thị Mai Hương

Tại Nghị quyết số 106/NQ-HĐND Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày 08/12/2023, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng 0,61 ha rừng sản xuất (cây keo) là rừng trồng để thực hiện dự án đang đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư (Phụ lục I) và chuyển đổi mục đích sử dụng 4,88 ha rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó: đất trồng lúa (0,68 ha) và đất khác (4,2 ha) (Phụ lục II)

Chi tiết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem tại phụ lục đính kèm.

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 29

Hình 1 3 – Trích lục theo bản đồ địa chính thuộc xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường, xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn - Khu chăn nuôi xóm Bình

Sơn, xã Cúc Đường, xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 30

Hình 1 4 – Hình ảnh thực tế khu vực thực hiện dự án

Hình 1 5 – Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ vệ tinh

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 31

Tọa độ VN2000 (Kinh tuyến trục 106 o 30', múi chiếu 6 o )

1.5.1.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a Hiện trạng giao thông

Nguồn điện cung cấp cho dự án được lấy từ nguồn điện TBA 320KVA của trạm biến áp khu vực xã Cúc Đường b Hiện trạng cấp nước

Do đặc điểm khu vực lập dự án toàn bộ là đất nông nghiệp nên chưa có hệ thống cấp nước vào trong khi đất Dự án sẽ sử dụng giếng khoan và lập thủ tục xin cấp phép khai thác nước theo đúng quy định c Hiện trạng thu gom và thoát nước mưa

Qua khảo sát, khu vực địa bàn xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn và xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường chưa có hệ thống thoát nước mưa được xây dựng Nước mưa một phần tự ngấm xuống đất, một phần chảy theo các rãnh trên bề mặt địa hình rồi thoát ra suối d Hiện trạng thu gom và thoát nước thải

Qua khảo sát, khu vực địa bàn xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn và xóm Bình Sơn, xã Cúc Đường chưa có hệ thống thoát nước thải được xây dựng Nước mưa một phần tự ngấm xuống đất, một phần chảy theo các rãnh trên bề mặt địa hình rồi thoát ra suối

1.5.2 Khoảng các từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường, cụ thể là: vị trí thực hiện dự án không thực hiện trong khu dân cư tập trung; không xả nước thải vào nguồn nước sử dụng cho mục

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 32 của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên, vùng đất ngập nước quan trọng; không có yêu cầu di dân, tái định cư

Xung quanh khu vực thực hiện dự án không có dân cư sinh sống, Khu dân cư gần nhất là tại điểm trường tiểu học Cúc Đường, cách vị trí thực hiện dự án khoảng 1.220 m về phía Nam Căn cứ theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu dân cư, khu tập trung chất thải sinh hoạt, công nghiệp tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu 150 mét Như vậy, vị trí thực hiện dự án hoàn toàn phù hợp với khoảng cách được quy định

1.5.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Tổng mặt bằng xây dựng trang trại diện tích khoảng 48.800 m 2 (khoảng 4,88 ha) được bố trí phân theo các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và quy mô đầu tư của doanh nghiệp Đất sử dụng cho quy hoạch xây dựng dự án chủ yếu là đất trồng cây lâu năm (CLN), đất trồng lúa (LUK), đất trồng xây hàng năm (BHK), đất nuôi trồng thủy sản và đất rừng sản xuất (RSX) Cụ thể như sau

Bảng 1 13 – Hiện trạng sử dụng đất của dự án

STT Loại đất Diện tích

1 Đất trồng cây lâu năm (CLN) 17.777 36,43%

Tỷ lệ canh tác che phủ khoảng 40%

3 Đất trồng cây hàng năm (BHK) 16.379 33,56%

4 Đất nuôi trồng thủy sản 1.697 3,48%

5 Đất rừng sản xuất (RSX) 6.100 12,50%

Dự kiến khu đất được quy hoạch được phân khu chức năng thành 03 khu chính,

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Chu Thị Mai Hương 33

- Các hạng công trình chính: 08 Chuồng lợn thịt

- Các hạng mục công trình phụ trợ: 01 Cổng, 01 nhà bảo vệ, 02 nhà sát trùng xe,

04 nhà văn phòng và nhà nghỉ công nhân, 01 nhà sát trùng và nấu ăn, 01 nhà ăn ca, 01 nhà kho dụng cụ, thuốc, 01 nhà điều hành điện, 02 kho cám, 01 nhà cách ly, 04 nhà ép và chứa phân

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: 01 kho CTNH + chất thải rắn, 01 bể lắng phân, 02 bể chứa nước sạch, 02 bể biogas, 01 ao lắng, 01 bể xử lý vi sinh, 01 ao điều hoà, 01 ao sinh học, 01 lò khí đốt biogas dư, 01 cụm bể hoá lý và khử trùng, 01 ao thả cá, 01 hố chôn lấp xác lợn chết, 01 bể sự cố, 01 hệ thống thu gom nước thải

Diện tích, quy mô, kết cấu các hạng mục chính của dự án được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1 14 - Khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án

STT Hạng mục đầu tư Diện tích Kết cấu công trình

A Các hạng mục công trình chính

- Bố trí 8 chuồng nuôi kép với mỗi chuồng kép có diện tích 1.800m 2

- Chuồng nuôi được bố trí 04 cửa ra vào, 19 ô cửa sổ khung nhôm kính, phía đầu chuồng nuôi lắp đặt các tấm giấy làm mát, phía cuối lắp đặt 16 quạt hút gió công nghiệp đảm bảo chuồng trại luôn được thông thoáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông

- Khoảng cách mỗi chuồng nuôi là 3m Mỗi chuồng được xây trên nền BT đá 10 x 20, dày 100 đánh nhám chống trượt Kiểu chuồng xây kín, tường gạch block, dày 110, trát vữa hai mặt M75 dày 20mm Mái lợp tôn mạ màu dày 0,45mm, xà gồ thép hình C-100x50x18x2.4mm, khung xương đỡ trần hộp mạ kẽm 30x60x2.4mm, tấm trần pu dày 50mm, 2 lớp tôn dày 0.35mm

B Các hạng mục công trình phụ trợ

1 Cổng 20 - Kích thước: Dài x rộng = 2 x 10

- Kết cấu BTCT, lớp vữa láng dày 50mm

- Kết cấu BTCT, tường gạch, mái lợp tôn mạ màu; nền lát gạch ceramic 400 x 400, bê tông M50 dày

3 Nhà sát trùng xe 1 70 Trang trại đầu tư 02 nhà sát trùng, trong đó:

- Kết cấu BTCT móng – trụ cột – đầm sàn và các cấu kiện trong nhà dùng M200, BTCT lót dùng M150, cốt liệu đá zăm 1x2, cát vàng, xi măng PCB 30, có độ sâu so với cost nền đường là 15cm; mái lợp tôn xốp cách nhiệt mã kẽm AZ100 dày 0,4 mm, lớp xốp EPS dày 50 mm, tỷ trọng 17 kg/m 3 , xà gồ mạ kẽm C100 dày 2mm, hệ vỉ kèo sắt V50 dày 3,5 mm, sơn chống rỉ, trần bố trí hệ thống ống phun khử trùng phương tiện

5 Nhà văn phòng, nhà nghỉ công nhân 500

- Kích thước: Dài x rộng = 21 x 6, 4 nhà

- Kết cấu BTCT móng – trụ cột – đầm sàn và các cấu kiện trong nhà dùng M200, BTCT lót dùng M150, cốt liệu đá zăm 1x2, cát vàng, xi măng PCB 30, mái lợp tôn dày 0,4 mm chống nóng, xà gồ vì kèo thép, nền lát gạch LD

6 Nhà sát trùng, nấu ăn 142,5

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Dự án phù hợp với quan điểm, mục tiêu cơ cấu, phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Dự án phù hợp với nội dung của Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Theo đó, mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa

- Dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/03/2023; Quy hoạch sử dụng đất huyện Võ Nhai thời kỳ 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2713/QĐ-UBND ngày 19/08/2021;

- Dự án đã cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch điều chỉnh xây dựng nông thôn mới xã Vũ Chấn và xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định

- Về đăng ký kế hoạch sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2024 và chủ trương chuyển đổi đất lúa; dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua tại

Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về việc thông qua danh mục điều chỉnh danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua tại Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày08/12/2023 Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Dự án hoàn toàn phù hợp với đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên, đã được UBND tỉnh phê duyệt; cụ thể, năm 2020, ước tổng đàn có 600.000 con, sản lượng thịt hơi 88.000 tấn; định hướng đến năm 2025, tổng đàn có 750.000 con, sản lượng thịt hơi 110.000 tấn; bên cạnh đó dự án đáp ứng các yêu cầu về chăn nuôi tập chung, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đảm bảo các điều kiện về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Ngoài ra Chủ dự án sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa nguồn gây ô nhiễm môi trường, kiểm soát nguồn ô nhiễm phát sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

2.2.1 Hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải

Suối Bản Thượng chảy qua địa bàn huyện Võ Nhai, đây là nguồn nước chính cung cấp nước tưới cho đất canh tác nông nghiệp của huyện Võ Nhai và cũng là nguồn nước tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư dọc suối

Căn cứ theo kết quả quan trắc nước mặt Suối Bản Thượng tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép môi trường cho thấy, chất lượng nước tại khu vực tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc, phân tích đều nằm trong ngưỡng cho phép

Khu vực xung quanh dự án chỉ có một số nguồn thải như chợ, trường học, khu dân cư Đặc trưng của các nguồn thải này là nước thải sinh hoạt, thành phần các nước thải giống là nhau, chỉ có hàm lượng các chất là khác nhau do công suất hoạt động của từng nguồn thải là khác nhau Các nguồn thải lân cận chủ yếu là nước thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình xung quanh dự án Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt này là bị nhiễm các hợp chất hữu cơ từ các sản phẩm thừa trong quá trình chế biến thức ăn, các chất hoạt động bề mặt, vi khuẩn vi sinh gây bệnh

Toàn bộ lượng nước thải từ các nguồn trên được thoát theo hệ thống thoát nước của xã Cúc Đường và chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là suối Bản Thượng, đoạn qua địa bàn huyện Võ Nhai

2.2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

Căn cứ vào quy hoạch phân vùng khai thác cấp nước cho hoạt động sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, Suối Bản Thượng không thuộc danh mục nguồn nước mặt cung cấp cho hoạt động khai thác nước cho mục đích sinh sinh hoạt Cụ thể phương hướng phát triển mạng lưới cấp nước tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030 như sau:

- Vùng 1 (bao gồm TP Thái Nguyên và thị xã Đại Từ, nguồn nước cấp chủ yếu là nước mặt từ Hồ Núi Cốc và 1 phần nước ngầm): bao gồm các phường, xã của TP

Thái Nguyên; các thị trấn, các xã nội và ngoại thị của thị xã Đại Từ; 11 cụm công nghiệp trong TP Thái Nguyên có tổng diện tích là 421,16ha, 05 cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Đại Từ có tổng diện tích là 244,2 ha với nhu cầu dùng nước đến năm 2030 là khoảng Q0.000 m 3 /ngđ

- Vùng 2 (bao gồm TP Sông Công, Phổ Yên và thị xã Phú Bình, nguồn nước cấp là nước mặt từ hồ Núi Cốc, sông Công và sông Cầu): Bao gồm các đô thị: TP Sông

Công, Phổ Yên, thị trấn Hương Sơn, Điềm Thụy và các xã nội và ngoại thị của thị xã Phú Bình và các khu công nghiệp Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên, Điểm Thụy, Yên Bình, KCN dịch vụ Phú Bình, Khu CNTT tập trung Yên Bình, KCN Yên Bình 2, KCN Yên Bình 3, KCN Thượng Đình, Khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên có tổng diện tích là 4.245ha, ngoài ra còn có 5 cụm công nghiệp trên địa bàn

TP Sông Công, 4 cụm công nghiệp trên địa bàn TP Phổ Yên, 8 cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Bình với tổng diện tích là 997,15ha, với nhu cầu dùng nước đến năm

- Vùng 3 (vùng còn lại, đây là các vùng đô thị, thị trấn có quy mô dân số và diện tích nhỏ, nguồn nước chủ yếu dùng nước ngầm): là vùng ở phía Bắc Thái Nguyên có

5 đô thị loại IV, 5 đô thị loại V, bao gồm:

+ Cụm các đô thị huyện Đồng Hỷ: đô thị mới Hóa Thượng, TT Trại Cau, TT Sông Cầu, Quang Sơn;

+ Cụm đô thị huyện Phú Lương gồm thị trấn Đu và TT Giang Tiên;

+ Cụm đô thị huyện Võ Nhai gồm đô thị La Hiên và TT Đình Cả;

+ Cụm đô thị huyện Định Hóa gồm thị trấn Chợ Chu và đô thị Bình Yên

➔ Như vậy, vị trí lựa chọn xả nước thải vào nguồn nước của dự án không thuộc phạm vi quy hoạch các nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt; không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, lâm nghiệp, thuỷ sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên; không nằm trong khu vực nội thành, nội thị của đô thị, không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền của pháp luật về đầu tư công Dự án không có yếu tố nhạy cảm môi trường

Ngoài ra, theo phương hướng phát triển mạng lưới thoát nước của tỉnh Thái Nguyên về giải pháp thoát nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp yêu cầu xử lý cục bộ đạt giới hạn B của QCVN sau đó mới xả ra nguồn tiếp nhận

Dự án dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 62:2016/BTNMT (cột B), Kq = 0,9, Kf = 1,1 và QCVN 01-195:2022/BNNPTNT là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về phương hướng phát triển mạng lưới thoát nước của tỉnh Thái Nguyên.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

3.1.1 Hiện trạng về môi trường

- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án, cụ thể như sau:

Bảng 3 1 - Các đối tượng chịu tác động bởi dự án

STT Đối tượng bị tác động Yếu tố tác động Quy mô tác động

I Giai đoạn triển khai thi công xây dựng

Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

Trong suốt thời gian thi công

Bụi từ quá trình san nền

Khu vực dự án và vùng xung quanh

Bụi, khí thải từ hoạt động thi công; hoạt động của máy móc thiết bị thi công Bụi từ quá trình hàn

Nước thải xây dựng Nước mưa chảy tràn

Mương tiêu thoát nước xung quanh khu vực dự án

Do khí thải, chất thải rắn nguy hại, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, sự cố

Công nhân làm việc trên công trường, người dân dọc tuyến đường vận chuyển và xung quanh khu vực dự án

II Giai đoạn vận hành

Mùi, khí thải: Tại các nhà chuồng chăn nuôi, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi; Khí thải từ máy phát điện dự phòng thải do sử

Khu vực dự án và vùng xung quanh

Trong suốt thời gian hoạt động dụng dầu Diezzel

- Nước thải sinh hoạt của dự án;

Mương tiêu thoát nước xung quanh khu vực dự án

Hệ thống thoát nước của khu vực

- Nước thải sinh hoạt của dự án;

- Chất thải rắn không được thu gom

Mương tiêu thoát nước xung quanh khu vực dự án Trong suốt thời gian hoạt động

Công nhân làm việc tại dự án và các khu vực xung quanh

3.1.2 Hiện trạng về tài nguyên sinh vật

- Đối với hệ tài nguyên sinh vật: Các loài sinh vât sinh sống, trú ngụ tại khu đất mang tính chất đặc trưng của khu vực, không có loài nào nằm trong danh sách cần phải bảo vệ

Hiện trạng đa dạng sinh học: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, rừng và đất rừng chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên Hệ sinh thái rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất trong các hệ sinh thái trên cạn, có nguồn tài nguyên phong phú đảm bảo nguồn thực phẩm cho con người, duy trì nguồn gen quý hiếm, nguồn gen tạo giống cây trồng, vật nuôi; cung cấp các sản phẩm tự nhiên, dược liệu,…

Hiện trạng đa dạng sinh học của các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh đang chịu áp lực từ biến đổi khí hậu và tác động của con người Nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái, đồng thời duy trì đa dạng loài, nguồn gen, giống cây trồng, vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài có giá trị khoa học, các loài mới phát hiện thì các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng đặc dụng đã được thiết lập và phát huy được vai trò tích cực, đây là hình thức bảo tồn nguyên vị (tại chỗ) chủ yếu tại địa bàn tỉnh, đối với công tác bảo tồn chuyển vị (chuyển chỗ) cũng thu được nhiều thành tựu (Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, nhà kính) Thông tin về hệ sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên được điều tra, nghiên cứu vẫn chưa đảm bảo độ chính xác vì các khu bảo tồn thiên nhiên còn nhiều tiềm năng và bí ẩn đang cần tiếp tục được nghiên cứu và khám phá Ngoài ra, số loài đã được biết thấp hơn nhiều so với số loài đang sống và phát triển trong thiên nhiên, chắc chắn còn nhiều loài sinh vật hoang

Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, trước đây gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, được thành lập cuối năm 1999 và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước Từ diện tích ban đầu gần 11,3 nghìn ha, nằm trên địa bàn 3 xã, thị trấn, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng được mở rộng với diện tích gần 20 nghìn ha, nằm trên địa bàn 7 xã, thị trấn của huyện

Võ Nhai gồm: Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng, Đình Cả

Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, với hệ động – thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao Về đa dạng sinh học, Khu dự trữ thiên nhiên có 6 kiểu thảm thực vật, 1.234 loài thực vật thuộc 660 chi, 171 họ, 5 ngành và 2 lớp thực vật, trong đó, ghi nhận 56 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới Về động vật, Khu dự trữ có 346 loài, 89 họ, 25 bộ, trong đó có 60 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn như Lan Kim tuyến (nhóm 1B); những cây cổ thụ lớn như: Nghiến, Trai Lý, Thông tre, Đinh Sến…

Hiện trạng khu vực xây dựng dự án là rừng sản xuất (cây keo) nằm tại lô 4, khoảnh 1, tiểu khu 94 (theo Phụ lục I – Dự án đề xuất chủ trương đầu tư chuyển mục đích sử dụng rừng kèm theo Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên) Tài nguyên đa dạng sinh học ở khu vực xung quanh khu vực dự án cũng không có loài quý hiếm cần bảo vệ, không có các công trình, không có người dân sinh sống cũng như các công trình khai thác sử dụng nguồn nước và sử dụng nước Trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy tài nguyên động vật, thực vật tại đây cũng không có các loài động thực vật quý hiếm hay có giá trị sinh học cao mà chủ yếu có các loài động thực vật như sau:

Bò sát, ếch nhái: Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu và tham khảo tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, khu hệ Bò sát và ếch nhái gồm: Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus, Rắn sãi thường Amphiesma stolata, Ngóe Limnonectes limnocharis, Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax

Cá: Trong quá trình điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa và tài liệu tham khảo chúng tôi thấy có một số loài bống như: Bống tròn Acentrogobius Bleker thuộc phân họ bống trắng Gobiinea; Bống đá: Rhinogobius Gill thuộc họ Bống đá: Gobionellinae Trong khu vực dự án có một số hộ đào ao nuôi cá, các giống cá nuôi ở đây chủ yếu là giống cá phục vụ cho nhu cầu yếu phẩm hàng ngày như: Cá Trắm đen Mylopharyngodon Peters; cá Trắm cỏ: Ctenopharyngodon Steindacher; cá Chép Cyprinus Linneaeus; cá Diếc

Carassius Nilsson; cá Trôi Cirrhinus Oken; cá Trê Clarias Scopoli và cá Rô phi

Côn trùng có hại: Côn trùng ở đây chủ yếu là những côn trùng hại nông nghiệp: Đó là các loại bọ xít hại lúa thuộc họ Coreidae, Pentatomidae, Tettigoniella ferruginea; các loài cánh cứng như hại bầu bí, mướp…như Aulacophora femoralis, A Cattigarensis, Cassida circumdata thuộc họ Chrysomelidae hại đậu đỗ như các loài thuộc họ Meloidae; một số côn trùng hại chè như loài xén tóc đậu cành chè Bachisa fortunei (Carambycidae), các loài bọ xít thuộc họ Miridae Ngoài ra còn các loài bướm hại rau thuộc họ bướm cải (Piceridae), các loài bướm thuộc họ bướm nhảy (Hesperidae) nhưng chưa thấy chúng gây hại lớn cho cây trồng nông nghiệp

Các loài côn trùng ăn thực vật (cây rằng và cây bụi) phần lớn các loài cánh cứng như họ Cerambycidae, Chrysoelidae, các loài bướm (Lepidoptera), các loài bọ xít (Heteroptera), các loài côn trùng thuộc bộ cánh giống (Homoptera)

Côn trùng có lợi: Côn trùng có lợi trong khu vực nghiên cứu thường gặp trước hết là các loài ong mật: Ong mật ở đây thường gặp chỉ có 2 loài: Apis cerana và A.dorsata (Apidae), chúng cho mật, phấn hoa làm thức uống bồi bổ sức khỏe cho con người, nhộng của chúng là một loại thực phẩm rất tốt Các loài ong mật khác là Bombus montivagus (Apidae), Amegilla zonata, Anthopora pulcherrima, Xylocopa basalis, X.collaris và X.verticalis (Anthophoridea) thụ phấn cho hoa Nọc của các loài ong này và các loài thuộc họ ong vàng (Vespidae) có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh về khớp (Vespa spp., Polisstes spp)

Các loài côn trùng ký sinh trong vùng thường gặp họ Ichneumonidae (Hymenoptera), chúng ký sinh trong sâu và nhộng các loài côn trùng có hại thực vật Các loài côn trùng ăn thịt có các loài côn trùng cánh cứng thuộc họ Carabidae, Coccinellidae (trừ một số loài hại thực vật Epilachma spp (Epilachninae), Cicindelidae (Coleooptera), các loài ong thuộc họ ong vàng (Vespidae), các loài bọ xít thuộc họ Reduviidae (Heteroptera)

Các loài côn trùng sử dụng phân thực vật làm thức ăn thuộc họ bọ hung (Scarabaeidae) có loài (Synapisis spp., Catharsius spp., Copris spp, Onitis spp Onthophagus sp.) có ở khu vực nghiên cứu

Hiện tại khu vực thực hiện dự án chủ yếu là cây bụi tầng thấp - Arachis pintoi, cây lâu năm (cao su - Hevea brasiliensis, cà phê - Coffea) và cỏ dại (Gibasis, Cyanotis, Rhoeo, Tinantia, Tradescantia…)

* Lúa nước và hoa màu: Đây là các quần xã cây trồng chính Lúa được trồng 1 vụ một năm Các cây màu chính có ngô, khoai, các loại đậu, vừng, lạc, sắn, trồng vụ đông có khoai tây…

Môi trường tiếp nhận nước thải

Nước thải sau xử lý của Hệ thống xử lý nước thải của dự án qua mương dẫn nước thải ra suối Bản Mường tại địa phận xã Vũ Chấn và xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Tọa độ vị trí xả thải: Toạ độ vị trí cửa xả thải: Theo hệ tọa độ VN 2000, Kinh tuyến trục 106 o 30', múi chiếu 6 o : X =2.409.508; Y = 446.513 Địa giới hành chính: xã Vũ Chấn và xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Các yếu tố tự nhiên liên quan đến điều kiện nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:

3.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất a Điều kiện về địa lý

Huyện Võ Nhai nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 47 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng

134 km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn và huyện Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn

Phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Phía nam giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Phía bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Võ Nhai có diện tích tự nhiên 83.839,48 ha; Gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có

11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II; dân số hiện có 69.792 người

Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng

Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Na Mấy, xã Vũ Chấn – Bình Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai với tổng diện tích xây dựng dự án là 48.800 m 2 :

Vị trí khu đất xây dựng trang trại:

+ Phía Bắc: Giáp đất đồi rừng sản xuất

+ Phía Nam: Giáp đất đồi rừng sản xuất

+ Phía Đông: Giáp đất đồi rừng sản xuất

+ Phía Tây: Giáp đất đồi rừng sản xuất

- Sơ đồ v ị trí th ự c hi ệ n d ự án:

Hình 3 1 - Vị trí thực hiện dự án b Điều kiện về địa chất Đặc điểm mặt cắt địa chất công trình khu vực trên xuống dưới như sau:

Khu vực dự án có dạng một thung lũng kéo dài theo phương đông bắc - tây nam Trong vùng gặp các thành tạo của hệ tầng Bắc Sơn (C-P2 bs) và hệ tầng Sông Hiến (T1 sh), đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu

1 Hệ tầng Bắc Sơn (C- P2 bs)

Hệ tầng lộ ra ở rìa tây bắc và đông nam của thung lũng thành 2 dải hướng đông bắc

- tây nam Đây là thành tạo carbonat với thành phần chính là đá vôi màu xám sáng phân lớp dầy Ranh giới dưới chưa xác định, về ranh giới trên hệ tầng bị phủ không chỉnh hợp bởi hệ tầng đá phiến sét màu xám, xám đen tuổi Trias sớm

2 Hệ tầng Sông Hiến (T1 sh)

Hệ tầng lộ ở trung tâm của vùng, kéo dài theo phương đông bắc - tây nam, gồm đá phiến sét và cát kết tuf ryolit

Các tập đá phiến sét phân bố ở đáy thung lũng và lộ ra ở những nơi có mức độ xâm thực mạnh như khe xói, lòng suối với đường bình độ nhỏ hơn 100 m Thành phần chính của chúng là đá phiến sét màu xám, xám đen, phần dưới có cuội vôi, cuội silic , kích thước cuội từ 1 cm đến 0,7 m và lớn hơn Lượng cuội thay đổi rất lớn, có chỗ 3 - 5%, cũng có chỗ tới 30 - 40 % Nét đặc trưng là các đá này bị ép phiến rất mạnh, mặt phiến cắm dốc đứng hoặc hơi nghiêng về phía đông nam

Cát kết tuf ryolit phân bố trong lòng thung lũng và lộ ra ở phần cao của địa hình hiện tại (đỉnh đồi, núi) Thành phần chính của các tập này là cát kết tuf, cát kết tuf chứa cuội, sạn và đá phun trào axit (ryolit, ryolit porphyr ) màu xám, xám sẫm, xám lục cùng một lượng không lớn bột kết tuf, bột kết, đá phiến sét Quan hệ giữa các trầm tích nói trên là quan hệ chuyển tướng: bột kết tuf phân bố ở xa nguồn núi lửa, gần hơn là cát kết tuf, cát kết tuf chứa cuội, đá phun trào ở gần và kề với nguồn cung cấp dung nham Một lượng không lớn bột kết, đá phiến sét màu xám vàng, xám nâu, nâu tím nằm ở trên cùng của các thành tạo này

Phương đông bắc - tây nam là phương chính của đứt gãy trong vùng Đứt gãy đóng vai trò ranh giới giữa đá cổ ở hai bờ với đá trẻ trong lòng thung lũng, và cũng là các đới phá huỷ trong lòng các thành tạo (đặc biệt trong tầng đá carbonat) Thung lũng Cúc Đường thể hiện rõ là một cấu trúc địa hào, hai bên đá cổ (C- P2 bs), ở trung tâm là các thành tạo lục nguyên và phun trào trẻ hơn (T1 sh) Đáy địa hào là đá carbonat bị phủ bởi đá phiến sét chứa cuội, đá phiến sét màu đen, xám đen thuộc thành tạo đá phiến sét, đặc trưng cho tướng biển Phần trên là cát kết tuf cùng ryolit màu xám, xám sẫm, xám lục của thành tạo cát kết tuf ryolit, thuộc giai đoạn "động" trong chu kỳ phát triển kiến tạo đới rift c Đặc điểm thổ nhưỡng

Huyện Võ nhai, tỉnh Thái Nguyên có 4 nhóm đất chính:

- Đất phù sa: chiếm 2,16% diện tích tự nhiên của toàn huyện

- Đất đen: chiếm 1,11% diện tích tự nhiên

- Đất xám bạc màu: chiếm 76,08% diện tích tự nhiên

- Đất đỏ: chiếm 4,49% diện tích tự nhiên

- Các loại đất khác: chiếm 16,16% diện tích tự nhiên

Các đơn vị đất chính (đất phù sa chua, đất đen cacbonat, đất xám glây, đất xám feralit, đất nâu đỏ) và được chia thành 20 đơn vị đất phụ Đất bằng chiếm 6%; đất đồi và đất thấp (25 - 200 m) chiếm 31%; đất núi ở độ cao trên 200 m chiếm 60% diện tích đất tự nhiên Võ Nhai d Tài nguyên nước

Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Rong Do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú, song sự phân bố lại không đều

Nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung tốt, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện

Ngoài ra còn rất nhiều hang động trong núi đá vôi cũng tạo ra nguồn nước sử dụng và tạo ra cảnh quan du lịch

3.2.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Huyện Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ trung bình hằng năm 23,7 o C Từ thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, 7 khoảng 29 o C Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), thời tiết giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình là 7 o C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 8,2 o C Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa mưa ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau Lượng mưa trung bình hằng năm 136,5 mm và phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng

- Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn đến tác động qua lại của dự án, nó có tác dụng làm cộng hưởng thêm hay giảm đi các thành phần ô nhiễm phát sinh do dự án hoạt động Đặc biệt là quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực Các yếu tố đó là:

+ Tốc độ gió và hướng gió

+ Nắng và bức xạ a, Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh

Bảng 3 2 - Nhiệt độ trung bình năm 2018 – 2022

[Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên]

Hiện trạng chất lượng môi trường

Theo khảo sát hiện trạng, khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng cây nông nghiệp trồng cây Tuy nhiên, xung quanh khu dự án không có các nhà máy sản xuất cũng như khu công nghiệp, không có khu dân cư nên môi trường khu dự án cũng như xung quanh khu dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Gần khu vực và tại khu vực không có các vùng sinh thái nhạy cảm, nên cũng không có các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm, thuộc danh mục loài cần được bảo vệ Khi dự án đi vào hoạt động, các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án bao gồm:

- Môi trường không khí tại khu vực dự án do bụi, khí thải, tập trung rác tại khu vực và hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực

- Môi trường nước mặt tại sông, suối chảy qua khu vực do nước mưa chảy tràn, nước thải từ quá trình chăn Để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án, chủ đầu tư đã kết hợp với Trung tâm Tư vấn và Truyền thông môi trường tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường hiện trạng khu vực Dự án và vùng tiếp giáp có dự báo là vùng chịu ảnh hưởng từ Dự án, dựa theo các văn bản ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình quan trắc

Bảng 3 6 - Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước tại khu vực Dự án

TT Thông số Phương pháp lấy mẫu Phương pháp phân tích

Môi trườ ng không khí

Theo thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn

10/2021/TT-BTNMT quy định về quy trình

TT Thông số Phương pháp lấy mẫu Phương pháp phân tích

4 NH4 +_N kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt TCVN 6179-1:1996

1 Asen (As) Theo thông tư

10/2021/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất

2 Kẽm (Zn) US EPA 3050B + SMEWW

3 Đồng (Cu) US EPA 3050B + SMEWW

3111B:2017 Đối với môi trường không khí: lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng của vi khi hậu, mùi đặc trưng có thể phát sinh khi dự án đi vào vận hành

Quá trình đo đạc và lấy mẫu được thực hiện trong điều kiện trời nắng và mẫu được bảo quản trước khi vận chuyển về Phòng thí nghiệm Vị trí lấy mẫu được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3 7 - Các vị trí đo đạc, lấy mẫu

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu

1 Lấy mẫu tại đường giao thông (phía Đông) đi vào khu đất dự án KK1

2 Lấy mẫu tại khu đất thực hiện dự án KK2

1 Lẫy mẫu tại thượng lưu vị trí tiếp nhận nước thải NM1

2 Lẫy mẫu tại hạ lưu vị trí tiếp nhận nước thải NM2

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu

1 Lẫy mẫu tại khu đất thực hiện dự án Đ 18/03/2024 18/03/2024 -

3.3.1 Chất lượng môi trường không khí

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh của khu vực thực hiện Dự án (chi tiết được đính kèm phụ lục báo cáo) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3 8 - Chất lượng không khí xung quanh khu vực Dự án

TT Thông số Đơn vị

Trung bình 1 giờ (1) KK1 KK2 KK1 KK2 KK1 KK2

5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) àg/m 3 93 106 98 85 93 78 300

+ (1): QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT Như vậy, chất lượng không khí khu vực dự án tương đối tốt

3.3.2 Chất lượng môi trường nước Để tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt, đơn vị tư vấn đã lấy mẫu tại khu vực gần dự án có suối chảy qua (mẫu MNM1 và MNM2 là mẫu nước tại hai nhánh suối nằm gần dự án) Động thái mực nước thay đổi khá mạnh giữa mùa mưa và mùa nắng Mùa nắng nước ít không đáng kể, mùa mưa mực nước dâng cao Để đánh giá chất lượng nước mặt, nhóm khảo sát đã tiến hành lấy mẫu và thu thập kết quả phân tích nước mặt trong khu vực dự án

Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực xây dựng Dự án được thể hiện tại bảng sau đây:

Bảng 3 9 - Chất lượng nước mặt khu vực Dự án

- QCVN 08-MT:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- Mức B: Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp

- (*): Thông số đã được công nhận Vilas

Kết quả phân tích cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép Môi trường nước mặt ở khu vực thực hiện còn Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

3.3.3 Chất lượng môi trường đất

Qua quá trình khảo sát hiện trạng môi trường khu vực để lập báo cáo, nhóm khảo

NM1 NM2 NM1 NM2 NM1 NM2

3 ≤ 5.000 sát đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực dự án

Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3 10 - Chất lượng môi trường đất của Dự án

TT Thông số Đơn vị

1 Asen (As) mg/kg đất khô 1,8 1,6 KPH 50

2 Kẽm (Zn) mg/kg đất khô 78 70 27,1 600

3 Đồng (Cu) mg/kg đất khô 32 35 24,6 500

- QCVN 03-MT:2023/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

Qua kết quả phân tích/đo cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn của một số kim loại nặng trong đất Như vậy, tại thời điểm lập giấy phép môi trường, môi trường đất khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

* Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường khu vực

Khu vực thực hiện dự án nằm trên nền địa hình khá bằng phẳng, thông thoáng Mặt khác, vị trí dự án như đã phân tích nằm ở khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật

Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường cho thấy chất lượng môi trường đất, nước và không khí tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng, cụ thể:

- Môi trường không khí: Tại các vị trí lấy mẫu, các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT Nhìn chung chất lượng môi trường không khí khu vực chưa bị ô nhiễm, có khả năng chịu tải đối với việc phát thải trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án Tuy nhiên chủ đầu tư cần phải xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đi kèm để không làm ảnh hưởng đến sức chịu tải của môi trường không khí

- Môi trường nước mặt: Các chỉ tiêu đo đạc tại vị trí lấy mẫu đều nằm trong Quy chuẩn cho phép QCVN 08-MT:2023/BTNMT Nhìn chung chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực thực hiện dự án chưa bị ô nhiễm, sức chịu tải về môi trường nước được đánh giá ở mức độ trung bình

- Môi trường đất: Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03:2023/BTNMT

Tuy nhiên, trong quá trình thi công đào móng có thể làm thay đổi kết cấu, thay đổi lớp phủ bề mặt, chất thải rắn, nước thải nếu không được thu gom xử lý sẽ theo nước mưa chảy tràn ra môi trường đất xung quanh khu vực Dự án Vì vậy chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường phù hợp

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

4.1.1 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng, các hoạt động tạo nguồn chất thải và các loại chất thải có thể phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm:

Bảng 4 1 - Tóm tắt các tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án

TT Tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Không gian ảnh hưởng Hoạt động Thời gian

A Các nguồn liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng

I Các nguồn phát sinh bụi, khí thải

Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện vận tải

Dọc các tuyến đường vận chuyển

Tập kết vật liệu xây dựng

Thời gian thi công xây dựng

Bụi, khí thải phát sinh do tập kết nguyên vật liệu hoạt động xây dựng

Khu vực tập kết vật liệu

Bụi, khí thải từ quá trình đào đắp nền móng công trình

Xây dựng và hoàn thiện công trình

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy móc thi công xây dựng tại công trường khu vực dự án

5 Khí thải từ quá trình hàn cắt kim loại

Khu vực hàn các công trình gia công bằng khung thép

Mùi và hơi dung môi từ quá trình sơn phủ công trình

7 Mùi từ rác thải sinh hoạt của công nhân Khu vực tập kết chất thải sinh hoạt Sinh hoạt của người lao động

II Các nguồn phát sinh nước thải

TT Tác nhân gây ô nhiễm môi trường Không gian ảnh hưởng Hoạt động Thời gian

1 Nước thải từ hoạt động rửa xe ra vào công trình Khu vực thực hiện dự án và hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải của dựa án

Tập kết vật liệu xây dựng Thời gian thi công xây dựng

2 Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình

3 Nước thải sinh hoạt Sinh hoạt của người lao động

III Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường và nguy hại

Chất thải thông thường rơi vãi từ các hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng

Dọc các tuyến đường vận chuyển

Tập kết vật liệu xây dựng Thời gian thi công xây dựng

2 Chất thải sinh hoạt của công nhân Khu vực xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình

Chất thải nguy hại từ hoạt động bảo dưỡng thiết bị, máy móc

Khu vực bảo dưỡng Xây dựng và hoàn thiện công trình

B Các nguồn không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng

1 Tác động đến môi trường do nước mưa chảy tràn

Khu vực thực hiện dự án và hệ thống thu gom thoát nước mưa của dự án

Thời gian thi công xây dựng

2 Tác động đến môi trường do tiếng ồn Khu vực xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình

3 Tác động đến môi trường do độ rung Khu vực xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình

4 Tác động đến giao thông Dọc các tuyến đường vận chuyển

Tập kết vật liệu xây dựng

5 Tác động tới môi trường kinh tế - xã hội khu vực Khu vực thực hiện dự án -

C Các rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn thi công

1 Sự cố tai nạn lao động Khu vực xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình Thời gian thi công

2 Sự cố cháy nổ, hỏa hoạn Khu vực xây dựng Xây dựng và hoàn thiện công trình

TT Tác nhân gây ô nhiễm môi trường Không gian ảnh hưởng Hoạt động Thời gian

3 Sự cố tai nạn giao thông Dọc các tuyến đường vận chuyển

Tập kết vật liệu xây dựng xây dựng

4 Sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm Khu vực thực hiện dự án Sinh hoạt của người lao động

5 Sự cố lây lan dịch bệnh Khu vực thực hiện dự án -

6 Sự cố thiên tai Khu vực thực hiện dự án -

- Thời gian thi công là 14 tháng, tương đương với 308 ngày (làm việc 22 ngày/tháng) a Bụi và khí thải

(1) Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện vận tải

• Bụi mặt đường từ quá trình vận chuyển

Theo số liệu tổng hợp tại Chương I, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng các hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng là 26.718,775 tấn

Với khả năng vận chuyển của xe trung bình khoảng 30 tấn, thì dự án cần khoảng

891 xe để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng từ nguồn cung ứng đến khu vực thực hiện dự án Giả sử rằng, 02 lượt xe không tải bằng 01 lượt xe có tải

Khi đó tổng số lượt xe ra vào khu vực thực hiện dự án khi vận chuyển 2 chiều là

Theo tiến độ thực hiện dự án, thì thời gian thi công xây dựng dự án là 308 ngày và mỗi ngày làm việc khoảng 8h thì số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu ra vào khu vực thực hiện dự án trung bình mỗi giờ tại mỗi địa điểm như sau:

1.337 (lượt xe ra vào) / 308 (ngày) / 8(giờ) = 0,54 lượt xe/giờ

Xét trong phạm vi ảnh hưởng từ khu vực dự án đến điểm cung cấp vật tư mua tại các đơn vị cung cấp tại khu vực huyện Võ Nhai, quãng đường vận chuyển nguyên liệu trung bình 10 km

Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển được xác định theo công thức của Air Chief, Cục môi trường Mỹ, 1995:

E : Tải lượng bụi (kg/km.lượt xe); k : Hệ số kể đến kích thước bụi (k=0,8 cho các loại hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron); s : Hệ số mặt đường (đường đất s = 6,4);

S : Tốc độ trung bình của xe, 40 km/h;

W : Tải trọng của xe, 30 tấn; w : số bánh xe, 8 bánh; p : Số ngày mưa trung bình trong năm (theo chương III thì P = 90 ngày)

Thay vào công thức trên ta được: E ≈ 3,47 kg/km.lượt xe

Tải lượng ô nhiễm bụi phát tán trong suốt quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng như sau:

3,47 kg/km.lượt xe x 1 lượt xe/h = 3,47 kg/km.h ≈ 963,88 àg/m.s Để tính toán nồng độ bụi phát sinh do các phương tiện vận chuyển theo các khoảng cách và độ cao khác nhau, áp dụng mô hình khuếch tán về ô nhiễm nguồn đường theo mô hình cải biên của Sutton:

C - Nồng độ chất ụ nhiễm trong khụng khớ (àg/m 3 );

E – Tải lượng ụ nhiễm phỏt sinh (àg/m.s); z - Độ cao của điểm tính (m); σz - Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi; σz = 0,53  x 0,73 ; u - Tốc độ gió trung bình (m/s); chọn u = 2,0 (m/s); h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5m

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải theo khoảng cách (x) và độ cao (z) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4 2 - Nồng độ bụi đường phát sinh từ quá trình vận chuyển trong giai đoạn thi công

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của giai đoạn thi công xây dựng, hàm lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển trong mọi phạm vi khoảng xét xuôi theo hướng gió nồng độ bụi nằm giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) Tại khoảng cách 5m với độ cao 1m, lượng bụi vượt quá quy chuẩn cho phép Đối tượng ảnh hưởng là công nhân tham gia trong quá trình thi công, người dân sống xung quanh khu vực và dọc tuyến đường vận chuyển

• Khí thải phát sinh do hoạt động của xe vận chuyển nguyên vật liệu thi công

Trong quá trình hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu thi công xây dựng, các phương tiện giao thông vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là dầu diezen (dầu DO) sẽ thải ra môi rường lượng khói thải khá lớn chứa các chất không khí như: Bụi, hơi VOC, NO2, CO, CO2… Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập (Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution – Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, 1993), với loại xe tải sử dụng dầu DO, Diesel có tải trọng chở trên 16 tấn thì tải lượng ô nhiễm Bụi, CO, SO2, NOx, HC (VOC) do các phương tiện vận tải thải ra theo bảng sau:

Bảng 4 3 - Hệ số ô nhiễm đối với xe tải trên 16 tấn của một số chất ô nhiễm chính

TT Chỉ tiêu Hệ số thải (kg/1000 km)

(Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất Nước Không khí - tập 1 -

Tải lượng phát sinh các chất ô nhiễm khi vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng là:

Tải lượng Bụi: Eb = 1 x 1,6 = 1,6 kg/1000kmh = 444,44 àg/m.s Tải lượng SO2: ESO2 = 1 x 7,43S = 0,00375 kg/1000kmh = 1,04 àg/m.s Tải lượng NOx: ENOx = 1 x 24,1 = 24,1 kg/1000kmh = 6.694,44 àg/m.s Tải lượng CO: ECO = 1 x 3,7 = 3,7 kg/1000kmh = 1.027,78 àg/m.s Tải lượng HC: EVOC = 1 x 3,0 = 3 kg/1000kmh = 833,33 àg/m.s

(Với dầu có thành phần S là 0,05%) Để tính toán nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, áp dụng phương trình mô tả lan truyền chất ô nhiễm của Sutton theo công thức (4.1)

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị trong quá trình thi công được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4 4 - Nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển trong giai đoạn thi công

Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của giai đoạn thi công xây dựng địa điểm 1 cho thấy:

- Nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn ở mọi điểm tính toán

- Nồng độ SO2 nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn ở mọi điểm tính toán

- Nồng độ NOx vượt quy giới hạn cho phép của quy chuẩn ở một số điểm tính toán

- Nồng độ CO nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn ở mọi điểm tính toán

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

Trong giai đoạn vận hành, các hoạt động tạo nguồn chất thải và các loại chất thải có thể phát sinh trong giai đoạn này bao gồm:

Bảng 4 18 - Tóm tắt các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

TT Nguồn gây tác động Đối tượng có thể bị tác động trực tiếp

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động di chuyển của lao động

- Mùi, khí thải từ quá trình chăm sóc, chăn nuôi lợn

- Bụi từ quá trình chăn nuôi, kho cám và kho hóa chất

- Mùi, khí thải từ khu xử lý chất thải

- Ô nhiễm không khí do hoạt động thu gom hệ thống xử lý khí thải, hệ thống hầm biogas

- Nước thải từ quá trình chăn nuôi

- Môi trường đất, nước, không khí

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

- Bùn thải từ hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn

- Môi trường đất, nước, không khí

- Phát sinh từ hoạt động chiếu sáng, bảo dưỡng máy móc, thiết bị

- Phát sinh từ hoạt động của dự án bao gồm các

- Môi trường đất, nước, không khí

TT Nguồn gây tác động Đối tượng có thể bị tác động trực tiếp loại bao bì thuốc thú y dụng cụ thú y, bao bì hóa chất,…

- Phát sinh trong quá trình chăn nuôi có thể xảy ra dịch bệnh

- Phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm tiêu thụ

- Tiếng ồn phát sinh do tiếng kêu của gia súc

- Môi trường đất, nước, không khí

6 An toàn lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp - Người lao động trực tiếp

7 Các rủi ro, sự cố

- Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

- Sự cố tai nạn lao động

- Môi trường không khí, môi trường nước;

- Sức khỏe người lao động

4.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

4.2.1.1 giá tác động từ các nguồn liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng a Bụi và khí thải

(1) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động di chuyển của lao động

Với quy mô lao động trong giai đoạn hoạt động của dự án 50 người Công ty dự kiến sử dụng 100% lượng người lao động từ địa phương nên không tránh khỏi việc di chuyển bằng phương tiện đi lại cá nhân Giả sử, số xe ô tô chiếm 10% tổng số người lao động thì:

- Lượng xe ô tô 5-7 chỗ chỉ khoảng 5 xe (tương đương với 10 lượt xe/ngày),

- Lượng xe máy khoảng 45 xe (tương đương với 90 lượt xe/ngày)

Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp Hồ Chí Minh” cho thấy Định mức tiêu thụ nhiên liệu (R) tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ôtô chạy dầu là 0,3 lít/km

Giải sử, lao động phục vụ tại nhà máy chủ yếu sinh sống xung quanh dự án trong bán kính 5km thì khối lượng xăng, dầu tiêu thụ được tính như sau:

- V: Lượng xăng/dầu tiêu thụ mỗi ngày (lít/ngày);

- n: Số lượt xe (lượt xe/ngày);

- R: Định mức tiêu thụ nhiên liệu (lít/km);

- L: Quãng đường di chuyển trung bình (km)

Như vậy, lượng xăng/dầu tiêu thụ mỗi ngày dự kiến cho hoạt động di chuyển của người lao động là:

Bảng 4 19 - Số lượng xe sử dụng và nhiên liệu sử dụng

2 Xe ô tô động cơ dầu (

Ngày đăng: 14/04/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w