1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án: Khai thác mỏ cao lanh tại thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (công suất 156.800 tấn nguyên khainăm)

78 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai thác mỏ cao lanh tại thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Công Ty Tnhh Anh Kiên
Thể loại Báo cáo đề xuất cấp GPMT
Thành phố Bảo Lộc
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (9)
    • 1. Tên chủ dự án (9)
    • 2. Tên dự án (9)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Dự án (13)
      • 3.1. Công suất của Dự án (13)
      • 3.2. Công nghệ khai thác, vận hành (13)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án (22)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (22)
      • 4.1. Nhu cầu vật liệu khai thác đầu vào của dự án (22)
      • 4.2. Nhu cầu năng lượng (22)
      • 4.3. Nhu cầu sử dụng nước (23)
      • 4.4. Nhu cầu máy móc, thiết bị (24)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (25)
      • 5.1. Mặt bằng khu phụ trợ (26)
      • 5.2. Hệ thống đường vận chuyển (26)
      • 5.3. Kho tàng (27)
      • 5.4. Hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường (27)
      • 5.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (28)
      • 5.6. Lắp đặt biển báo (29)
  • CHƯƠNG II....................................................................................................... 28 (30)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (30)
  • CHƯƠNG III (32)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (32)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước thải sản xuất (nước mưa chảy tràn) (32)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (35)
      • 1.3. Xử lý nước thải (35)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (36)
      • 2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải (36)
      • 2.2. Biện pháp xử lý bụi, khí thải (37)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (39)
      • 3.1. Đối với các loại đất thải (39)
      • 3.2. Đối với chất thải sinh hoạt (40)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (40)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (42)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (42)
      • 6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (42)
      • 6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (42)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (45)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (47)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (49)
      • 9.1. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (49)
      • 9.2. Kế hoạch thực hiện (68)
  • CHƯƠNG IV (74)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (74)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (74)
      • 1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (74)
      • 1.3. Dòng nước thải: 01 dòng (74)
      • 1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (74)
      • 1.5. Vị trí, phương thức xả khí thải (74)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (74)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (74)
  • CHƯƠNG V (75)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (75)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (75)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (75)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (75)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (75)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (0)
  • CHƯƠNG VIII (76)
    • 1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường (0)
    • 2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (76)
      • 5.2 Phá dỡ nền bê tông gạch vỡ m 2 10 5 50 (0)
      • 5.3 Tháo dỡ mái tôn cao ≤4m m 2 10 5 50 (0)
      • 5.4 Phá dỡ bê tông nền móng có cốt thép (dày 0,4m) m 3 40 (0)
      • 5.5 Tháo dỡ cửa m 2 6 (0)
      • 5.6 Tháo dỡ kết cấu gỗ cao ≤ (0)
      • 6.1 Tháo dỡ vách tôn chiều (0)
      • 6.2 Tháo dỡ mái tôn cao ≤4m m 2 80 (0)
      • 6.3 Tháo dỡ kết cấu sắt thép (0)
      • 6.4 Tháo dỡ cửa m 2 2 2 (0)
      • 7.1 Phá dỡ tường gạch (dày 0,1m) m 3 3,2 (0)
      • 7.2 Phá dỡ nền bê tông gạch vỡ m 2 5 4 20 (0)
      • 7.3 Tháo dỡ mái tôn cao ≤4m m 2 5 4 20 (0)
      • 7.4 Tháo dỡ cửa m 2 1 1 (0)

Nội dung

73KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .... - Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườn

Tên chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Anh Kiên

- Đại diện pháp luật: Bà Trương Thị Thúy Hằng Chức vụ: Giám đốc điều hành

- Địa chỉ văn phòng: Số 319, đường 1/5, phường B’Lao, thành phố Bảo

Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên số: 5800385414; Cấp đăng ký lần đầu ngày 03/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 01/3/2017 tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 1465/QĐ-UBND ngày 04/07/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Tên dự án

- Tên dự án: Khai thác mỏ cao lanh tại thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo

Lộc, tỉnh Lâm Đồng (công suất 156.800 tấn nguyên khai/năm)

- Địa điểm thực hiện: Dự án nằm tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh

Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 5,0km về phía Tây Nam Dự án có tổng diện tích 25,83ha, trong đó diện tích khai thác là 24,45ha và được chia làm 03 khu (khu I, khu II và khu III) với diện tích tương ứng là 15,2ha, 4,06ha và 5,19ha; phần diện tích còn lại (bao gồm: diện tích đường, khu phụ trợ, bãi chứa cao lanh nguyên khai và hồ lắng) là 1,38ha (Chi tiết được thể hiện ở bản đồ tổng mặt bằng đính kèm phụ lục báo cáo) Các khu vực của Dự án được thể hiện cụ thể như sau:

+ Khu vực khai thác có diện tích là 24,45ha gồm 3 khu được giới hạn các điểm góc có tọa độ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc khu vực khai thác toàn mỏ

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 6 o

+ Đường vận chuyển ngoài mỏ gồm đường vận chuyển từ khu I ra Quốc lộ 20 với diện tích mở rộng là 6.450m 2 và đường vận chuyển từ khu I đến khu II, từ khu II đến khu III với diện tích mở rộng là 1.638m 2

+ Mặt bằng khu phụ trợ được bố trí gần đường vận chuyển ngoại mỏ, nhà dạng cấp 4, mái lợp tôn Tổng diện tích xây dựng khoảng 300m 2

+ Bãi chứa tạm cao lanh nguyên khai: được bố trí gần đường vận chuyển tiếp giáp về phía Đông Bắc ranh khai thác Khu I, gần điểm mốc số 2 có diện tích 4.000m 2

Bảng 1.2 Toạ độ các điểm góc khu công trình phụ trợ khai thác và bãi chứa tạm

Tên điểm X (m) Y (m) Diện tích (m 2 )

I Khu công trình phụ trợ khai thác

II Bãi chứa tạm cao lanh nguyên khai

+ Hồ lắng nước gồm 3 khu:

 Tại Khu I vị trí hồ chứa và lắng lọc nước được đào giữa điểm mốc A và B về phía Tây Nam khu mỏ, dự kiến sẽ đào hồ chứa nước có diện tích khoảng 500m 2

 Tại Khu II vị trí hồ chứa và lắng lọc nước được đào gần điểm mốc D về phía Tây, Tây Nam khu mỏ, dự kiến sẽ đào hồ chứa nước có diện tích khoảng 500m 2

 Tại Khu III hiện trong và ngoài ranh mỏ có các ao và hố chứa nước, hệ thống lắng lọc nước tại Khu III sẽ được cải tạo từ 2 ao chứa nước phía Tây, Tây Nam khu mỏ, diện tích là 377m 2

Tứ cận của dự án như sau:

+ Phía Tây – Tây Bắc giáp mỏ cao lanh của Công ty Cổ phần GoTon + Phía Đông Bắc, phía Nam giáp vườn chè, cafê

+ Cạnh biên phía Đông khu I cách đường liên xã 100m

- Xung quanh khai trường khu II, khu III giáp vườn chè, cây bụi

Hình 1.1 Vị trí khu vực dự án trên bản đồ vệ tinh

Hình 1.2 Tổng mặt bằng của dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 926/QĐ-BTNMT ngày 28/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án Khai thác mỏ cao lanh tại thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (công suất 156.800 tấn nguyên khai/năm)

- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án Nhóm C (theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công trình khai thác vật liệu xây dựng, cấp III.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Dự án

3.1 Công suất của Dự án:

Công suất khai thác của Dự án là 80.000 m 3 cao lanh nguyên khối/năm (tương đương 103.200 m 3 /năm hoặc 156.800 tấn/năm đối với cao lanh nguyên khai) Độ sâu khai thác (đáy mỏ) của khu I, khu II, khu III tương ứng là +766m, +765,6m và +765,8m Thời gian tồn tại của Dự án là 27 năm 6 tháng không bao gồm thời gian đóng cửa mỏ

Nguồn: Giấy phép khai thác khoáng sản số 957/GP-BTNMT ngày 16/4/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2 Công nghệ khai thác, vận hành:

Phạm vi của Dự án không bao gồm nhà máy chế biến cao lanh cũng như hoạt động chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau khi chế biến Công nghệ vận hành của

Dự án chính là công nghệ khai thác Cao lanh nguyên khai Cụ thể:

Trình tự khai thác mỏ cao lanh được xác định phù hợp với điều kiện địa hình, đặc điểm địa chất thủy văn khu mỏ và hệ thống khai thác đã chọn:

- Sau khi chuẩn bị mặt tầng khai thác (dọn lớp hữu cơ), tiến hành khai thác bóc tầng đất phủ và khai thác cao lanh và sét

- Khai thác tại khai trường mở vỉa, khai thác từ trên xuống dưới đến hết chiều dày phân bố thân khoáng cao lanh, thân sét 1, thân sét 2 và cắt tầng 10m

- Hướng khai thác chủ đạo từ Đông sang Tây

+ Tiến hành khai thác theo lớp, hết lớp trên xuống lớp dưới và kết thúc Khu

I ở cote +766,0m, Khu II kết thúc ở cote +765,6m, Khu III kết thúc ở cote +765,8m

Bảng 1.3 Lịch khai thác mỏ cao lanh Lộc Châu

Khu I Khu II Khu III Tổng toàn mỏ Đất thải tạm, (m 3 ) Đất phủ, (m 3 )

Cao lanh, (tấn) Đất thải tạm, (m 3 ) Đất phủ, (m 3 )

Cao lanh, (tấn) Đất thải tạm, (m 3 ) Đất phủ, (m 3 )

Cao lanh, (tấn) Đất thải tạm, (m 3 ) Đất phủ, (m 3 ) Đất phủ+Đất thải (m 3 )

Nguồn: Công ty TNHH Anh Kiên 3.2.2 Hệ thống khai thác

Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các khâu công nghệ khai thác đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất, nó có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình của mỏ và công suất thiết kế của mỏ

Xét điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật công nghệ, khả năng thiết bị thi công cũng như công suất khai thác theo thiết kế, hệ thống khai thác được chọn áp dụng cho mỏ cao lanh là hệ thống khai thác lớp bằng, vận tải trực tiếp trên tầng, khai thác dạng cuốn chiếu theo từng khu vực và sử dụng bãi thải tạm trong

Ghi chú: Các quá trình hoạt động chính

Các yếu tố môi trường phát sinh

Hình 1.3 Sơ đồ tổng quát dây chuyền công nghệ khai thác cao lanh

Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

Bảng 1.5 Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng khai thác H t m 5,0

2 Chiều cao tầng kết thúc H kt m 5-10

Góc nghiêng sườn tầng công tác

- Trong tầng cao lanh, sét α kt độ 45

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

- Trong tầng cao lanh, sét α kt độ 45

5 Chiều rộng đai an toàn B v m 2-3,5

7 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu B min m 19

8 Góc nghiêng bờ kết thúc của mỏ độ 38,86 o ÷ 40 o

9 Số tầng khai thác n ct tầng 16

Dọn dẹp mặt bằng Bóc tầng phủ chuẩn bị khai trường

Nơi tiêu thụ Bãi chứa tại mỏ

10 Số tầng kết thúc n kt tầng 8

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án 3.2.3 Công tác xúc bốc

Khối lượng xúc bốc là tổng khối lượng đất phủ, cao lanh hàng năm (Chi tiết xem “Bảng 1.3: Lịch khai thác mỏ cao lanh Lộc Châu”)

Thiết bị sử dụng tại gương khai thác là máy đào hiệu SOLAR 280

Bảng 1.6 Bảng tổng hợp thiết bị xúc bốc

Năng suất ca máy xúc (m 3 /ca)

Tổng số ca máy (ca)

Hệ số dự trữ thiết bị

Số lượng máy xúc Đất phủ Cao lanh Đất phủ Cao lanh (chiếc)

Năng suất ca máy xúc (m 3 /ca)

Tổng số ca máy (ca)

Hệ số dự trữ thiết bị

Số lượng máy xúc Đất phủ Cao lanh Đất phủ Cao lanh (chiếc)

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án

Phù hợp với điều kiện thực tế mỏ và công suất khai thác lựa chọn thiết bị vận tải sử dụng cho mỏ là ô tô

Khối lượng vận chuyển tại mỏ bao gồm:

- Vận chuyển đất phủ từ gương khai thác đến vị trí bãi thải tạm, vận chuyển cao lanh về nhà máy chế biến

- Khối lượng vận chuyển tại mỏ hàng năm chủ yếu là khối lượng đất phủ đến bãi chứa tạm, quãng đường vận chuyển trung bình là 0,7km Vận chuyển khối lượng cao lanh đến Nhà máy chế biến, quãng đường vận chuyển là 10km

Bảng 1.7 Bảng tổng hợp ô tô vận chuyển hàng năm của mỏ

Khối lượng vận chuyển (m 3 /năm)

Năng suất vận chuyển (m 3 /ca)

Hệ số dự trữ thiết bị

Số lượng Đất phủ Cao lanh Đất phủ

Khối lượng vận chuyển (m 3 /năm)

Năng suất vận chuyển (m 3 /ca)

Hệ số dự trữ thiết bị

Số lượng Đất phủ Cao lanh Đất phủ

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án

Các thiết bị khai thác, vận tải của mỏ phải đáp ứng được công suất khai thác mỏ, có dự trữ công suất để có thể tăng sản lượng khai thác khi cần thiết đồng thời phải phù hợp với công nghệ đã lựa chọn Các thiết bị trong khai thác bao gồm:

- Máy xúc: Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược 1,2 m 3 /gầu để xúc đất phủ, cao lanh, đất, sét lên xe ô tô

- Máy ủi: Sử dụng máy ủi có công suất 75 mã lực trong công tác dọn mặt bằng, san gạt đất phủ ở các khoảng cách gần, san ủi bề mặt đất phủ

- Ôtô: sử dụng ôtô vận tải HYUNDAI trọng tải 15 tấn (hoặc loại tương đương), có độ cơ động cao

- Sử dụng xe bồn dung tích 9m 3 tưới nước dọc tuyến đường vận chuyển

Bảng 1.8 Bảng tổng hợp số lượng các thiết bị khai thác hàng năm Năm khai thác

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án

3.2.6 Công tác thải đất a Đối tượng đổ thải Đất bóc tầng phủ của mỏ trong năm khai thác đầu được sử dụng một phần vào công tác làm đường, gia cố bờ moong, phần còn lại được lưu giữ tại bãi chứa tạm để phục vụ cho công tác hoàn thổ không gian đã khai thác sau này Tổng khối lượng bóc phủ của mỏ là 1.561.000m 3 (nguyên khối) tương đương 1.888.810m 3 (nguyên khai) sau khi đã sử dụng vào công tác làm đường và san gạt mặt bằng, số còn lại sẽ được chứa ở bãi thải tạm lưu giữ lại để cải tạo phục hồi môi trường theo lịch kế hoạch khai thác của mỏ và dùng để gia cố bờ moong thường xuyên b Vị trí bãi thải tạm Đối với mỏ cao lanh sẽ được thiết kế bãi thải trong ranh giới khai thác Vị trí bãi thải tạm bố trí trên Dự án lịch kế hoạch khai thác hàng năm của mỏ Mỏ thiết kế khai thác dạng cuốn chiếu theo từng khu vực

Khu I sẽ được bố trí khai thác đầu tiên, do khối lượng bóc phủ lớn, bố trí một bãi thải tạm trong ranh về phía Đông Nam Khu I diện tích khoảng 50.350m 2 và sử dụng diện tích Khu II và Khu III bãi thải tạm Tổng diện tích bãi thải tạm là 105.200m 2 Thời gian khai thác Khu I dự kiến là đến cuối năm thứ 20, sau khi kết thúc khai thác Khu I, sẽ có phương án cải tạo phục hồi hoàn thổ không gian khai thác ở cao độ +780m và tiếp tục thực hiện công tác khai thác ở các khu vực còn lại Sau khi hoàn thổ khu I ở cao độ +780m, lượng đất phủ nếu còn thừa sẽ được lưu giữ tại khu II

Thiết bị sử dụng cho bãi thải là ô tô 15 tấn và máy ủi 75 mã lực c Trình tự khai thác và đổ thải

Theo lịch khai thác, tổng khối lượng bóc phủ của mỏ là 1.561.000m 3 Trong đó, đất bóc tầng phủ trong diện tích khai thác Khu I là 1.155.000m 3 Một phần khối lượng đất bóc tầng phủ sẽ được phục vụ cho công tác làm đường, gia cố bờ moong…, phần còn lại sẽ được lưu giữ trong bãi chứa tạm để sử dụng cho công tác hoàn thổ không gian khai thác sau này Như vậy, dung tích bãi thải đủ sức chứa 100% khối lượng đất phủ trong giai đoạn đầu Sau khi đã khai thác song tại Khu I moong khai thác được bồi hoàn một khối lượng đất bóc tầng phủ để giảm độ sâu của moong khai thác và việc thoát nước tự chảy tại moong được dễ dàng

Dự tính khối lượng đất phủ sử dụng hoàn thổ Khu I đạt độ cao +780m sẽ là 775.775m 3 Khối lượng đất phủ còn lại vẫn được lưu giữ tại bãi thải tạm ở Khu II để phục vụ cho công tác cải tạo phục hồi diện tích khai thác còn lại và theo thứ tự Khu III, Khu II sẽ được bóc phủ và khai thác trong những năm tiếp theo

Toàn bộ khối lượng đất phủ sau khi được lấp moong khai thác ở 3 khu vực khai thác sẽ tạo ra mặt bằng mới, đủ điều kiện thoát nước để trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường

3.2.7 Công tác thoát nước mỏ

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu vật liệu khai thác đầu vào của dự án

- Cao lanh: 80.000 m 3 nguyên khối /năm

- Đất bóc: 40.000 m 3 nguyên khối /năm

- Nhu cầu điện năng: Chủ Dự án sẽ ký hợp đồng sử dụng điện với Công ty Điện lực Lâm Đồng chi nhánh Bảo Lộc

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng điện

STT Nhu cầu sử dụng Thời gian sử dụng trong năm (giờ)

Tiêu thụ trong năm (kWh)

1 Văn phòng, sinh hoạt, khu phụ trợ 2.320 5 11.600

2 Điện chiếu sáng khai trường, bảo vệ 3.480 10 34.800

- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: mua từ các trạm xăng trong vùng

Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

STT Tên thiết bị Số lượng (chiếc) Định mức

1 Ô tô ben trọng tải 15 tấn 4 64,8 259,2

2 Xe bồn chở nước tưới đường 1 60 60

7 Máy phát điện dự phòng 1 55 55

Tiêu thụ năm (lít/năm) 192.002

4.3 Nhu cầu sử dụng nước:

+ Nhu cầu nước sinh hoạt: Nhu cầu nước cho 1 người trong 1 ngày đêm là

0,2m 3 Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho cán bộ nhân viên làm việc tại mỏ được tính toán theo công thức: n1 = m*x1*k14*0,2*1,2= 8,2 m 3 /ngày, đêm Trong đó:

- m = 34 người - Số lượng CBNV làm việc trong giai đoạn vận hành mỏ

- x1 = 0,2m 3 - Nhu cầu nước cho 1 người trong 1 ngày đêm

- k1 = 1,2 - Hệ số không điều hòa

+ Nhu cầu nước tưới đường:

Bố trí 01 xe bồn phun nước 9m 3 thường xuyên tưới tuyến đường vận chuyển từ mỏ ra đường liên xã, với chiều dài là 300m, chiều rộng mặt đường trung bình 8m Tổng diện tích cần phun là 2.400m 2

Nhu cầu nước dùng để tưới đường trong 1 ngày được tính theo công thức sau: n2 = f*x4*n 000*0,001*2= 40 m 3 /ngày, đêm Trong đó:

- f = 20.000m 2 - Diện tích đường cần tưới nước

- x2 = 0,001m 3 - Nhu cầu tưới nước cho 1m 2 trong 1 ngày đêm

- n = 2 - Số lần tưới trong 1 ngày

Nhu cầu sử dụng trong ngày và trong năm được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.11 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

STT Nguồn sử dụng Nhu cầu trong ngày (m 3 )

1 Nước sinh hoạt cho cán bộ nhân viên 8,2 2.366

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt: khoan 01 lỗ khoan gần khu công trình mỏ cung cấp nước sinh hoạt lưu lượng 5 m 3 /giờ phục vụ cho sinh hoạt

+ Nước sử dụng cho tưới đường chống bụi: nước tưới đường chống bụi được lấy từ hồ lắng của dự án

4.4 Nhu cầu máy móc, thiết bị

Các thiết bị được đầu tư mới và sử dụng các thiết bị hiện có của Chủ Dự án Danh mục được liệt kê tại bảng sau:

Bảng 1.12: Tổng hợp thiết bị sử dụng tại mỏ

STT Năm Thiết bị ĐVT Công suất Số lượng Xuất xứ Tình trạng

Máy xúc cái 1,2 m 3 /gàu 3 Hàn Quốc 80 - 100%

2 Máy ủi cái 75CV 2 Hàn Quốc 80 - 100%

3 Ô tô cái 15 tấn 8 Hàn Quốc 80 - 100%

4 Xe bồn tưới nước cái 9m 3 1 Hàn Quốc 80 - 100%

6 Xe chở vật tư cái 5 tấn 1 Hàn Quốc 80 - 100%

7 Máy phát điện dự phòng cái 250W 1 Việt Nam 80 - 100%

1 Năm Máy xúc cái 1,2 m 3 /gàu 2 Hàn Quốc 80 - 100%

2 thứ 26 Máy ủi cái 75CV 2 Hàn Quốc 80 - 100%

3 Ô tô cái 15 tấn 4 Hàn Quốc 80 - 100%

4 Xe bồn tưới nước cái 9m 3 1 Hàn Quốc 80 - 100%

6 Xe chở vật tư cái 5 tấn 1 Hàn Quốc 80 - 100%

7 Máy phát điện dự phòng cái 250W 1 Việt Nam 80 - 100%

Máy xúc cái 1,2 m 3 /gàu 1 Hàn Quốc 80 - 100%

2 Máy ủi cái 75CV 2 Hàn Quốc 80 - 100%

3 Ô tô cái 15 tấn 4 Hàn Quốc 80 - 100%

4 Xe bồn tưới nước cái 9m 3 1 Hàn Quốc 80 - 100%

6 Xe chở vật tư cái 5 tấn 1 Hàn Quốc 80 - 100%

7 Máy phát điện dự phòng cái 250W 1 Việt Nam 80 - 100%

Máy xúc cái 1,2 m 3 /gàu 2 Hàn Quốc 80 - 100%

2 Máy ủi cái 75CV 2 Hàn Quốc 80 - 100%

3 Ô tô cái 15 tấn 3 Hàn Quốc 80 - 100%

4 Xe bồn tưới nước cái 9m 3 1 Hàn Quốc 80 - 100%

6 Xe chở vật tư cái 5 tấn 1 Hàn Quốc 80 - 100%

7 Máy phát điện dự phòng cái 250W 1 Việt Nam 80 - 100%

6 năm thứ 28 đến tháng 6 năm thứ

Máy xúc cái 1,2 m 3 /gàu 2 Hàn Quốc 80 - 100%

2 Máy ủi cái 75CV 2 Hàn Quốc 80 - 100%

3 Ô tô cái 15 tấn 8 Hàn Quốc 80 - 100%

4 Xe bồn tưới nước cái 9m 3 1 Hàn Quốc 80 - 100%

5 Máy đầm cái 1 Hàn Quốc 80 - 100%

Nguồn: Báo cáo ĐTM được phê duyệt của dự án

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Chủ dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất để thực hiện dự án tại Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 Hiện tại, các hạng mục công trình của dự án được mô tả ở bảng sau:

Bảng 1.13 Bảng tổng quy hoạch mặt bằng của dự án STT Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ

III Khu vực phụ trợ 300 0,12%

2 Khu văn phòng điều hành mỏ 50

3 Nhà ăn, nghỉ công nhân 50

5 Kho vật tư, nhiên liệu 20

6 Bãi để xe, xưởng xửa chữa 85

7 Kho lưu chứa CTR, CTNH 15

10 Bể chứa nước sinh hoạt 10

V Bãi chứa tạm cao lanh nguyên khai 4.000

VI Tổng diện tích dự án 258.269 100%

5.1 Mặt bằng khu phụ trợ

Mặt bằng khu phụ trợ theo quy hoạch được bố trí tại phía Bắc Khu I gần đường vận chuyển ngoài mỏ có diện tích khoảng 300 m 2 , trong đó tiến hành bố trí và xây dựng khu nhà bảo vệ, khu văn phòng, nhà ăn, nhà nghỉ công nhân Hiện tại, khu phụ trợ được bố trí tạm thời tại khu vực nằm trong khai trường khai thác khu I, khi tiến hành khai thác đến vị trí khu vực bố trí tạm thời, Công ty sẽ di duyển khu phụ trợ về đúng khu vực phía Bắc theo đúng quy hoạch được duyệt

5.2 Hệ thống đường vận chuyển

- Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ

Công ty hiện đã có nhà máy tuyển tinh cao lanh và diatomit, vị trí nhà máy cách mỏ khoảng 5km, nằm trên đường 1 tháng 5, có tổng diện tích khoảng

16.948m 2 Chủ dự án sử dụng tuyến đường hiện có phía Đông Bắc Khu I và phía tây Nam Khu II, III theo giấy phép trước đây Tuyến đường hiện tại đã được trải đá, đây là đường vận chuyển chính đến nhà máy chế biến cao lanh và đi tiêu thụ Ngoài ra, để phục vụ quá trình vận chuyển sản phẩm, chủ dự án đã cải tạo và mở rộng 2 tuyến đường vận chuyển ngoại mỏ:

- Tuyến đường vận chuyển từ Khu I ra Quốc lộ 20 có chiều dài là 2.150m, rộng lòng đường 8m Tổng diện tích đường là 17.200m 2 Kết cấu đường trải đá dăm

- Tuyến đường ngoại mỏ từ Khu I đến Khu II và và từ Khu II đến khu III

(hiện tại chưa đầu tư xây dựng, sẽ tiến hành xây dựng khi dự án tiến hành đi vào khai thác khu II theo lịch khai thác) sẽ được nâng cấp mở rộng tuyến đường mòn hiện hữu để chở đất phủ về bãi chứa tạm gồm 2 đoạn: đoạn từ Khu I đến Khu II, đoạn từ Khu II đến Khu III Tổng chiều dài là 546m, rộng lòng đường 5m dự kiến mở rộng lòng đường 8m Diện tích mở rộng là 1.638m 2 , khối lượng làm đường là 819m 3 Diện tích nâng cấp đường là 2.730m 2 , khối lượng nâng cấp đường là 273m 3 Kết cấu đường trải đá dăm hoặc sỏi đỏ Tổng diện tích đường là 4.368m 2 Tổng chiều dài 2 tuyến đường vận chuyển ngoại mỏ là: 2.696m, diện tích là 8.088m 2

- Tuyến đường vận chuyển chính nội mỏ

Hệ thống giao thông trong khu mỏ chủ yếu là đường đất rộng khoảng 5m Để vận chuyển đất từ khai trường khai thác ra tuyến đường ngoài mỏ đến nhà máy chế biến hoặc đi tiêu thụ và vận chuyển đất phủ đến bãi chứa tạm

- Kho vật tư, nhiên liệu xây dựng trong khu văn phòng mỏ có nhiệm vụ dự trữ và cấp phát xăng, dầu DO, dầu nhớt, mỡ cho các thiết bị, xe máy sản xuất hàng ngày theo định mức Dung tích kho: 10.000 lít Diện tích kho khoảng 20m 2 , có bồn chứa, xây dựng bằng vật liệu chống cháy Bồn chứa nhiên liệu được chôn ngầm dưới đất để đảm bảo an toàn Xây tường chịu lực, mái lợp tôn Nền bê tông đá dăm M100 dày 100mm

- Kho lưu chứa CTR, CTNH: được bố trí tại khu vực xưởng sửa chữa Kho rộng 15m 2 , sàn gạch, mái che cách nhiệt, gồm 2 gian:

+ Gian 1: lưu chứa CTR thông thường, CTSH

+ Gian 2: lưu chứa CTNH, có cửa khóa, biển báo và thiết bị phòng cháy

5.4 Hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường

Cây xanh được trồng ngay khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản tại các vị trí, khu vực cụ thể như sau:

- Trồng cây xanh xung quanh khai trường, chiều dài xung quanh khai trường đối với khu I là 1.620m, khu II là 1.350m, khu III là 1.150m, tổng chiều dài xung quanh khai trường mỏ là 4.120m

- Trồng cây xanh xung quanh khu công trình phu trợ dài 80m, trồng 2 hàng, cây cách cây 2m Số lượng cây trồng khu vực này là 80 cây

- Trồng cây dọc 2 bên đường vận chuyển từ khu I đến khu II, từ khu II đến khu III dài 700m (đo trên bản đồ), trồng 2 hàng hai bên đường, cây cách cây 2m

Số lượng cây trồng khu vực này là 700 cây

5.5 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Dựa đặc điểm địa hình khu vực khai thác, kế hoạch thoát nước mỏ được thực hiện như sau:

* Khu I: Thoát nước tự chảy ở tầng khai thác có cao độ từ +832m đến +780m Tầng khai thác ở cao độ < +780m tháo khô mỏ bằng phương pháp cưỡng bức

* Khu II: Thoát nước tự chảy ở tầng khai thác có cao độ từ +823m đến +776m Tầng khai thác ở cao độ < +776m tháo khô mỏ bằng phương pháp cưỡng bức (hiện tại chưa tiến hành xây dựng, khi dự án bắt đầu khai thác khu II theo lịch khai thác, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng theo quy định)

* Khu III: Thoát nước tự chảy ở tầng khai thác có cao độ từ +805m đến +782m Tầng khai thác ở cao độ < +782m tháo khô mỏ bằng phương pháp cưỡng bức (hiện tại chưa tiến hành xây dựng, khi dự án bắt đầu khai thác khu

III theo lịch khai thác, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng theo quy định)

Vị trí hố thu nước được đặt tại đáy moong khai thác, vị trí thay đổi theo sự phát triển của tuyến công tác và tốc độ xuống sâu của mỏ, thuận lợi cho việc bơm tháo khô ra hố lắng, qua hố lắng nước sẽ được lắng trong để phục vụ cho mục đích tưới đường vận chuyển giảm thiểu bụi

- Khu I: Hố thu nước được đào theo hình chữ nhật, kích thước dài x rộng x sâu = 30 x 20 x 5m, dung tích chứa 3.000m 3

- Khu II: Hố thu nước được đào theo hình chữ nhật, kích thước dài x rộng x sâu = 20 x 10 x 5m, dung tích chứa 1.000m 3 (hiện tại chưa tiến hành xây dựng, khi dự án bắt đầu khai thác khu II theo lịch khai thác, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng theo quy định)

- Khu III: Hố thu nước được đào theo hình chữ nhật, kích thước dài x rộng x sâu = 20 x 10 x 5m, dung tích chứa 1.000m 3 (hiện tại chưa tiến hành xây dựng, khi dự án bắt đầu khai thác khu III theo lịch khai thác, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng theo quy định)

- Tại Khu I vị trí hồ chứa và lắng lọc nước được đào giữa điểm mốc A và B về phía Tây Nam khu mỏ, hồ chứa nước có diện tích khoảng 500m 2

- Tại Khu II vị trí hồ chứa và lắng lọc nước được đào gần điểm mốc D về phía Tây, Tây Nam khu mỏ, hồ chứa nước có diện tích khoảng 500m 2 (hiện tại chưa tiến hành xây dựng, khi dự án bắt đầu khai thác khu II theo lịch khai thác, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng theo quy định)

28

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Dự án “Khai thác mỏ cao lanh tại thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (công suất 156.800 tấn nguyên khai/năm” phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 13/4/2022; phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ- TTg ngày 18/02/2020

- Dự án phù hợp với Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 20/11/2014

- Dự án phù hợp với nội dung bảo vệ môi trường trong Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 946/QĐ-TTg ngày 16/6/2021

- Khu vực thực hiện dự án phù hợp với:

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014);

+ Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 08/12/2009

+ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felpat, cao lanh và magnezit đến năm 2015 của Bộ Công thương tại Quyết định số 4847/QĐ-BCT ngày 12/7/2013

- Quyết định số 203/TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường: ( Không thay đổi so với đánh giá tác động môi trường ) Để đánh giá sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường Trong quá trình lập ĐTM cho dự án, Chủ đầu tư đã lấy mẫu, phân tích hiện trạng các thành phần môi trường (không khí, nước mặt, nước ngầm và môi trường đất) tại khu vực dự án để đánh giá hiện trạng môi trường làm Dự án đánh giá khi dự án đi vào hoạt động

Qua các kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí, nước, đất cho thấy các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn kỹ thuật cho phép Có thể đánh giá việc thực hiện dự án là phù hợp với sức chịu tải của môi trường nền Khi dự án đi vào hoạt động, chủ dư án sẽ biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất mức độ ô nhiễm ngay từ giai đoạn đầu của dự án

 Đối với khả năng tiếp nhận lượng nước thải do quá trình thoát nước mỏ của hệ thống suối trong khu vực mỏ cao lanh Lộc Châu

* Về chất lượng nước suối: theo số liệu tham khảo các mẫu nước thải sau xử lý của các mỏ cao lanh thuộc Công ty Cổ phần L.Q Joton Lâm Đồng đang khai thác cho thấy chất lượng nước sau xử lý có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp (khoảng 74mg/m 3 ), lượng dầu mỡ khoảng 0,18mg/l, BOD5khoảng 23mg/l, COD khoảng 44mg/l rất thấp so với QCVN40:2011/BTNMT, cột B Khu vực dự án nằm trong vùng ôn đới Do đó, chất lượng nước hệ thống sông suối trong khu vực bị ảnh hưởng không đáng kể từ hoạt động xả thải của mỏ

* Về khả năng tiếp nhận nước thải do quá trình thoát nước mỏ:

Lưu lượng nước thải của mỏ phát sinh do nước mưa, nước ngầm trung bình của 3 khu khoảng 14.709 m 3 /ngày Nước chỉ phát sinh trong mùa mưa

Hướng thoát nước tập trung về nhánh suối Da Kolka phía Bắc mỏ và thoát nước cho cả dự án nên mỏ nằm hoàn toàn trong lưu vực của nhánh suối này Do vậy, về cơ bản thì việc khai thác mỏ không làm gia tăng lưu lượng nước đổ vào nhánh suối này mà chỉ thay đổi thời điểm làm gia tăng lưu lượng dòng chảy Mỏ khai thác tạo bề mặt trống trải nên giảm đi đáng kể hệ số thấm và làm gia tăng lưu tốc dòng chảy bề mặt Như vậy, nhánh suối này có đủ khả năng tiếp nhận các dòng chảy tràn

Trong bán kính 1km so với điểm xả thải của mỏ cao lanh Lộc Châu chỉ có vài hộ dân sinh sống ven đường liên xã, không có các nhà máy, xí nghiệp nào khác Tại khu vực xã Lộc Châu chưa xuất hiện lũ quét hay hiện tượng úng ngập cục bộ nào

Như vậy, nguồn tiếp nhận dự kiến hoàn toàn có khả năng tiếp nhận và thoát nước, không gây tràn và ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Về đặc trưng nguồn nước thải của mỏ cao lanh Lộc Châu chủ yếu các thành phần là cặn, bụi bột cao lanh, nên không có nguy cơ xảy ra tác động cộng hưởng.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước thải sản xuất (nước mưa chảy tràn):

Công ty đã đưa dự án vào khai thác từ năm 2020, để hạn chế ảnh hưởng nước thải sản xuất (mưa chảy tràn trên bề mặt dự án kéo theo bụi, đất cát ) gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, Công ty đã xây dựng các công trình thoát nước mỏ cụ thể như sau:

 Thoát nước tại khu vực khai thác a) Nước tháo khô mỏ:

Hiện tại, Chủ Dự án đang tiến hành khai thác khu I, để thoát nước tháo khô mỏ cho khu vực Khai trường khu I, chủ đầu tư áp dụng biện pháp sau:

+ Thoát nước tự chảy ở tầng khai thác có cao độ từ +832m đến +780m Tiến hành đào rãnh thoát nước sát chân tầng bao quanh khu khai thác I với tổng chiều dài 1.560m Nước tháo khô mỏ sẽ được thu gom theo rãnh thoát nước này về hồ lắng 1 đã được bố trí phía Tây khai trường

+ Tầng khai thác ở cao độ < +780m tháo khô mỏ bằng phương pháp cưỡng bức Nước tháo khô mỏ tập trung tại hố thu nước khai trường, sau đó bơm dẫn lên hồ lắng 1 để lắng lọc trước khi thoát ra suối trong khu vực b) Nước mưa thải sản xuất (nước mưa chảy tràn):

- Mương rãnh xung quanh moong: kích thước rãnh thoát nước xung quanh moong khai thác được đào trong giai đoạn XDCB (sâu x mặt x đáy) = 0,3 x 0,5 x 0,3m và chiều dài đối với khu vực I là 1.495m

Vị trí hố thu nước 1 được đặt tại đáy moong khai thác khu I, vị trí thay đổi theo sự phát triển của tuyến công tác và tốc độ xuống sâu của mỏ, thuận lợi cho việc bơm tháo khô ra hố lắng 1, qua hố lắng nước sẽ được lắng trong để phục vụ cho mục đích tưới đường vận chuyển giảm thiểu bụi Tại Khu I, hố thu nước 1 được đào theo hình chữ nhật, kích thước dài x rộng x sâu = 30 x 20 x 5m, dung tích chứa 3.000m 3

+Tại Khu I vị trí hồ chứa và lắng lọc nước được đào giữa điểm mốc A và

B về phía Tây Nam khu mỏ, hồ lắng 1 có diện tích khoảng 500m 2 , chiều sâu 5m, dung tích khoảng 2.500m 3 Tại vị trí này có địa hình thấp nhất trong Khu I, do đó khả năng thoát nước ra các dòng chảy tự nhiên là rất dễ dàng

Hình 3.1 Rãnh thu gom, Hố thu nước 1 và hố lắng 1 đã xây dựng

 Thoát nước khu công trình phụ trợ và bãi chứa tạm cao lanh

- Hệ thống mương rãnh thu gom: Bố trí xung quanh khu vực phụ trợ, kích thước rãnh thoát nước quanh khu phụ trợ và bãi chứa cao lanh (sâu x mặt x đáy) = 0,3 x 0,5 x 0,3m và chiều dài 180m

- Bẩy thấm dầu mỡ khoáng: Bố trí bẫy thấm dầu mỡ để thấm dầu có trong mương rãnh Bẫy thấm dầu sẽ bố trí tại mương rãnh ngay khu công trình phụ trợ của Dự án

- Các biện pháp hỗ trợ khác:

+ Nạo vét định kỳ hồ lắng, rãnh thoát nước với tần suất 3 tháng/lần Lượng chất thải phát sinh từ quá trình nạo vét chủ yếu là đất, bùn nên sẽ được vận chuyển về bãi thải

+ Giám sát định kỳ chất lượng nước tháo khô mỏ và nguồn nước tiếp nhận, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, Kq=0,9, Kf=1

+ Tái sử dụng lượng nước tại hồ lắng để tưới đường giảm bụi, tưới cây

+ Thường xuyên lấy mẫu quan trắc nước tại vị trí tiếp giáp với suối chính trong khu vực khai thác Đánh giá: Chủ Dự án sẽ áp dụng tất cả các biện pháp trên Tham khảo thực tế hiệu suất xử lý tại hố lắng của mỏ cao lanh Công ty Cổ phần L.Q Joton Lâm Đồng là 90% Hố lắng tại khu vực khai trường của dự án có dung tích đáp ứng lượng nước thoát của mỏ và hiệu suất xử lý sẽ đạt được 90%

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất (nước mưa chảy tràn)

Các thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mưa:

- Rãnh chân tầng khu khai thác và mương rãnh thu gom nước mưa khu vực

Khu vực phụ trợ và bãi chứa tạm cao lanh

Mương rãnh thu gom (có bố trí bẫy thấm dầu)

Suối hiện trạng phụ trợ được đào bằng đất kích thước (sâu x mặt x đáy) = 0,3 x 0,5 x 0,3m

- Hố thu nước 1: kích thước dài x rộng x sâu = 30 x 20 x 5m, dung tích chứa 3.000m 3 Kết cấu bằng đất đào

- Hố lắng lọc nước 1: có diện tích khoảng 500m 2 , chiều sâu 5m, dung tích khoảng 2.500m 3 Kết cấu bằng đất đào

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp khối lượng mạng lưới TNM

Stt Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 Rãnh chân tầng bao quanh khu I md 1.560

2 Rãnh chân tầng khai thác 1.495

3 Rãnh thu nước khu vực phụ trợ + bãi chứa cao lanh md 180

1.2 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt:

Lượng nước thải phát sinh của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại Dự án Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom bằng đường ống PVD D90 về 02 bể tự hoại tại tại khu văn phòng có dung tích 12,5 m 3 và khu nhà ăn nhà nghỉ công nhân 30 m 3 để xử lý sau đó thoát ra ngoài môi trường

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng và khu nhà ăn nhà nghỉ công nhân được xử lý bằng 02 bể tự hoại 3 ngăn dung tích lần lượt 12,5 m 3 và 30m 3 sau đó theo cống thoát nước thải PVC D90 thoát ra ngoài môi trường qua 02 cửa xả

- Kết cấu bể tự hoại: Bể xây gạch đỏ, nắp bể đan BTCT M200 Bể tự hoại được đặt bên ngoài móng nhà của công trình Bể tự hoại 03 ngăn được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và

Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn

A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); B: Ngăn lắng (ngăn lắng (ngăn thứ hai); C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba); D: Ngăn định lượng với xi phông tự động;

1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại;

3 - Hộp bảo vệ; 4 - Nắp để hút cặn;

5 - Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6 - Lỗ thông hơi;

7 - Vật liệu lọc; 8 - Đan rút nước;

10 - Ống dẫn nước thải nối vào cống thoát nước chung HDPE D300

- Bể tự hoại có cấu tạo 03 ngăn là công trình xử lý nước thải sơ bộ đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng Thời gian nước lưu trong bể tự hoại từ 1÷3 ngày, nên vận tốc nước chảy trong bể rất bé Do đó, trong quá trình chuyển động, các hạt cặn sẽ chịu tác dụng của trọng lực, lắng dần xuống đáy bể Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3÷6 tháng, các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí Nhờ vậy, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích Bùn cặn ở đáy bể được hút định kỳ 6 tháng/lần và được xử lý theo quy định Mỗi lần lấy phải để khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy cặn

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Nguồn phát sinh bụi, khí thải:

+ Bụi phát sinh từ hoạt động bóc phủ, hoạt động xúc bốc tại khu vực khai trường + Bụi do hoạt động vận chuyển

+ Khí thải từ hoạt động của các phương tiện cơ giới, vận chuyển và xúc bốc

2.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải:

 Tại khu vực khai trường

+ Trồng cây xanh quanh moong

+ Trồng cây xanh xung quanh khai trường, chiều dài xung quanh khai trường đối với khu I là 1.620m

+ Loại cây trồng dự kiến : cây keo lá tràm

+ Trong quá trình khai thác, tiến hành trồng bổ sung cây xanh hàng năm với số lượng 10%/năm

- Gia cố thường xuyên mặt đường vận chuyển nội mỏ dài trung bình 700m để khắc phục các đoạn xấu, ổ gà Đánh giá biện pháp sử dụng: Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện Biện pháp này đã được sử dụng tại các mỏ đang hoạt động và đã cho kết quả khá tốt Bên cạnh việc giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh như tạo bóng mát, chắn gió,… mặt đường được tu sửa, lu lèn sẽ giảm thiểu lớp bụi trên mặt, do đó sẽ giảm thiểu bụi bốc lên khi có xe chạy qua

Mức độ khả thi: Đây cũng là biện pháp dễ áp dụng Biện pháp cây xanh chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn Tuy nhiên, thời gian để cây phát triển tối thiểu là 3 năm, bên cạnh đó, trong những năm đầu, moong khai thác có dạng đồi nên cây xanh chưa có tác dụng giảm bụi, chỉ cải tạo vi khí hậu, tạo bóng mát, do đó cần có các biện pháp kết hợp để giảm bụi tại nguồn phát sinh

 Trên tuyến đường vận chuyển Đường vận chuyển bao gồm đường vận chuyển nội và ngoài mỏ Để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực này, chủ Dự án áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng 1 ô tô bồn phun nước hệ thống đường vận chuyển trong những ngày nắng Định mức tưới nước cho mỗi lần tưới là 2,5-5 l/m 2 (tham khảo theo Bảng 3.3 TCVN 33:2006)

Tổng diện tích mặt đường cần tưới:

+ Tuyến đường vận chuyển nội mỏ: trung bình 700m Diện tích tưới 4.200 m 2

+ Tuyến đường vận tải ngoài mỏ : dài 2.696 m (đường vận chuyển từ mỏ ra QL.20 và đường vận chuyển giữa các khu khai thác), rộng trung bình 8m Diện tích tưới 21.568 m 2

Tần suất tưới như sau:

+ Mùa khô tưới 4 lần/ngày

+ Mùa mưa tưới 2 lần/ngày

+ Tổng số ngày làm việc trong năm: 290 ngày

- Thường xuyên duy tu sửa chữa tuyến đường từ mỏ ra QL.20 dài khoảng 2.150m

- Sử dụng các thành tạo bazan sót trong diện tích khai thác để làm vật liệu rải đường, nâng cấp đường vận chuyển

- Trồng cây dọc 2 bên đường vận chuyển từ khu I đến khu II, từ khu II đến khu III dài 700m (đo trên bản đồ), trồng 2 hàng hai bên đường, cây cách cây 2m Số lượng cây trồng khu vực này là 700 cây Đánh giá biện pháp áp dụng:

Các biện pháp quản lý có thể giảm thiểu tác động tuy nhiên không thể kiểm soát được nguồn phát sinh tức giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn Ưu điểm:

- Biện pháp tưới nước: giảm thiểu được đáng kể lượng bụi phát sinh từ 70-80% Lượng nước được lấy từ hồ lắng nước của mỏ

- Biện pháp trồng cây dọc các tuyến đường: Có tác dụng đáng kể ngăn chặn bụi phát tán ra xung quanh Cây xanh ven đường có tác dụng cản bớt bụi từ mặt đường bốc lên, 1ha cây xanh có thể lọc được 50-60 tấn bụi/năm; cây xanh có tác dụng giảm tiếng ồn Sóng âm đi qua các dải cây xanh bị suy yếu đi Ở 2 bên đường, cây xanh phản xạ âm, làm giảm tiếng ồn trên đường phố Ngoài ra, cây xanh cũng góp phần giảm nhiệt độ: nhiệt độ không khí dưới cây xanh ven đường sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí trên đường từ 3-4 o C

 Tại khu vực bãi thải

- Thường xuyên lu lèn mặt bằng bãi thải để tránh gió bụi

- Khi đổ thải trong những ngày nắng nóng, có gió mạnh thì tưới thêm nước để dập bụi Biện pháp chính là khi xe đến đổ, sẽ thực hiện san ủi và lu lèn sơ bộ

 Biện pháp giảm thiểu khí thải do các phương tiện cơ giới

- Chỉ sử dụng những xe đạt tiêu chuẩn đăng kiểm, tức cũng đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận an toàn kĩ thuật môi trường

- Điều phối xe tải hoạt động theo thiết kế khai thác tránh gây kẹt xe, tập trung cục bộ

- Bảo trì phương tiện, máy móc định kì

- Chỉ sử dụng xe vẫn còn niên hạn sử dụng tức đã được đăng kiểm theo tiêu chuẩn của ngành Giao thông vận tải.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Đối với các loại đất thải

- Lượng đất thải được sử dụng làm đường Phần còn lại sẽ được chở về bãi thải tạm trong ranh khai trường lưu trong thời gian chờ hoàn thổ đáy moong

Vị trí bãi thải tạm bố trí trên Dự án lịch kế hoạch khai thác hàng năm của mỏ

Mỏ thiết kế khai thác dạng cuốn chiếu theo từng khu vực

Khu I sẽ được bố trí khai thác đầu tiên, do khối lượng bóc phủ lớn, dự tính bố trí một bãi thải tạm trong ranh về phía Đông Nam Khu I diện tích khoảng 50.350m 2 và sử dụng diện tích Khu II và Khu III bãi thải tạm Tổng diện tích bãi thải tạm là 105.200m 2 Thời gian khai thác Khu I dự kiến là đến cuối năm thứ

20, sau khi kết thúc khai thác Khu I, sẽ có phương án cải tạo phục hồi hoàn thổ không gian khai thác ở cao độ +780m và dự tính khối lượng đất phủ sử dụng hoàn thổ Khu I sẽ là 775.775m 3 Khối lượng đất phủ còn lại vẫn được lưu giữ tại bãi thải tạm ở Khu II để phục vụ cho công tác cải tạo phục hồi diện tích khai thác còn lại và theo thứ tự Khu III, Khu II sẽ được bóc phủ và khai thác trong những năm tiếp theo

Bãi thải tạm có diện tích tổng cộng khoảng 105.200m 2 , chiều cao đổ thải trung bình là 12,0m

- Yêu cầu công nhân trong khi vận hành đổ đất thải phải giữ đúng các thông số cơ bản của bãi chứa tạm:

+ Chiều cao tầng thải trung bình: 12m

+ Góc nghiêng mặt tầng thải: 5%

+ Góc nghiêng sườn tầng thải: 45 o

- Để phòng tránh nước mưa cuốn trôi chất rắn lơ lửng và đảm bảo an toàn, tiến hành đắp đê bằng đất thải xung quanh mép bãi chứa Tuyến đê này chính là một phần tuyến đê quanh khai trường Lớp đê này có tác dụng giữ vững chân bãi thải, mặt khác có tác dụng lọc chất rắn lơ lửng trong nước, hạn chế vật liệu bị cuốn trôi

- Tạo rãnh thoát nước dọc chân đê để thu gom nước mưa chảy tràn từ bãi thải Tuyến mương này chính là một phần tuyến mương quanh khai trường

- Trong những ngày nắng, tiến hành tưới nước làm ẩm lớp đất mặt để giảm lượng bụi bay theo gió

- Chăm sóc cây xanh đã trồng, trồng dặm thêm để thay thế cây chết

3.2 Đối với chất thải sinh hoạt

Trong mỏ không có dân cư sinh sống, cán bộ và công nhân viên sau giờ làm việc sẽ trở về nơi cư trú do đó lượng rác thải phát sinh do tổ bảo vệ ở lại nên không nhiều

Chủ Dự án áp dụng các biện pháp:

- Quản lý nhắc nhở công nhân bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định

- Trong khu vực mỏ đã bố trí các thùng chứa rác để lưu giữ chất thải sinh hoạt Các vị trí bố trí gồm:

+ Xưởng cơ khí: 1 thùng 15 lít

+ Nhà tập thể - nhà ăn: 2 thùng 200 lít

+ Nhà bảo vệ: 1 thùng 10 lít

+ Khu vực sân tập thể bố trí 01 thùng 200l

- Hợp đồng với đơn vị Dịch vụ môi trường địa phương để thu gom và xử lý đúng quy định.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Khối lượng CTNH khi Dự án đi vào vận hành khoảng 10kg/ngày, tương đương khoảng 300kg/năm Nguồn CTNH phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sau: Từ quá trình hoạt động và sửa chữa các phương tiện cơ giới, thay thế thiết bị Giai đoạn này đã đi vào khai thác ổn định nên số phương tiện ít biến động

- Thành phần: giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phuy chứa dầu nhớt, bính ắc quy, bóng đèn hư

Giẻ lau dính dầu mã CTNH: 18 02 01;

Bóng đèn huỳnh quang mã CTNH: 16 01 06;

Dầu nhớt thải mã CTNH: 17 02 04;

- Khối lượng: lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay và 3 – 6 tháng thay nhớt một lần (Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng – Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc phòng năm 2002)

Bảng 3.2 Lượng CTNH phát sinh tại mỏ

STT Thiết bị Tổng Định mức thải Lượng thải

- Toàn bộ lượng CTNH phát sinh được lưu chứa trong các thùng rác loại 120L (thùng màu vàng có nắp đậy) bố trí kho chứa CTNH diện tích 15m 2 Kho có kết cấu: lót móng bê tông đá 2x4 dày 100mm M100, đế và thân móng đá hộc VXM#75, tường bao và mái lợp tôn Kho được chia thành các ngăn chứa CTNH, có lắp đặt biển báo theo TCVN 6067:2000 về dầu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại… Nhà kho được thiết kế đảm bảo các điều kiện theo TCVN 2622-

1995 về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo quy định trước khi bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý

Hình 3.4 Kho CTNH của Dự án

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Chủ dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung cụ thể như sau:

- Bộ phận kỹ thuật của mỏ thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, cho dầu bôi trơn hoặc thay thế chi tiết hư hỏng kịp thời

- Bố trí thời gian lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại nơi có tiếng ồn cao Bên cạnh đó, để giảm thiểu tiếng ồn đến khu vực xung quanh, Chủ Dự án bố trí mỏ hoạt động theo đúng thời gian quy định (khoản 1, điều 68 của Luật lao động).

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

6.1 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

- Tính toán kích thước bể tự hoại phù hợp với lưu lượng nước thải phát sinh Kết cấu công trình đảm bảo tiêu chuẩn, không để nước thải rò rỉ ra môi trường

- Theo dõi hoạt động của vi sinh xử lý nước thải, bổ sung men vi sinh phù hợp để đảm bảo vi sinh hoạt động tốt

6.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác

+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy trong khu vực Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng và học tập

+Luôn có các phương tiện chữa cháy tại khu vực làm việc, kho nhiên liệu và được công an PCCC tỉnh kiểm tra thường xuyên

+ Lắp đặt các biển bảo cháy, nổ, nguy hiểm

+ Thường xuyên phát quang cây cỏ xung quanh khu vực dễ xảy ra cháy nổ (kho nhiên liệu, trạm điện)

+ Tăng cường ý thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên làm việc trong mỏ Công tác này sẽ được Cảnh sát PCCC kiểm tra định kì

+ Báo động toàn mỏ khi có cháy xảy ra, di tản công nhân và thiết bị nơi xảy ra cháy

+ Đội PCCC của mỏ tổ chức ngay việc ứng cứu, chữa cháy bằng các phương tiện tại chỗ như bình cứu hỏa di động, máy bơm nước, cát…Các thiết bị này được bố trí tại các nơi dễ xảy ra cháy, dễ tìm tại văn phòng, kho, xưởng

Phương án PCCC, tổ chức PCCC thực hiện theo hướng dẫn và quy định của Cơ quan PCCC địa phương Trong điều kiện sự cố vượt tâm kiểm soát và khả năng ứng phó của đơn vị, chủ dự án thông báo ngay cho cơ quan PCCC của địa phương để xin hỗ trợ kịp thời

 Sự cố tai nạn lao động

+ Chừa đai bảo vệ để ngăn giữ các tầng đất sạt từ phía trên xuống

+ Đất đào lên phải đổ xa cách mép hố, hào ít nhất 0,5m

+ Khi đào đất tuyệt đối không đào theo kiểu hàm ếch

+ Thường xuyên xem xét vách đất và mạch đất phía trên nếu thấy có kẽ nứt hoặc hiện tượng sụt lở thì phải đình chỉ việc đào ngay tại vị trí đó

+ Sau mỗi lần mưa phải kiểm tra vách taluy, các khe nước

+ Hệ thống đường vận tải mỏ phải đảm bảo an toàn, đảm bảo các thông số kỹ thuật theo thiết kế về độ dốc, góc cua, bề rộng nền đường…Lắp đặt các biển báo nguy hiểm

+ Chủ Dự án sẽ treo biển báo hiệu công trình và độ sâu hố mỏ để thông báo và ngăn ngừa người và súc vật ra vào mỏ

+ Lắp dựng hàng rào dọc theo biên giới khai trường để ngăn ngừa người dân đi rẫy, trâu bò chăn thả lại gần và trượt, ngã vào moong Chiều dài lắp dựng là 3.542m, loại hàng rào kẽm gai, cột bê tông 20x20cm, cao 2,5m, chiều cao hàng rào 1,8m, đan ô lưới 30x30cm

+ Cách ly người bị nạn ra khỏi nguồn gây sự cố

+ Sơ cứu kịp thời người bị nạn trước khi chuyển đến Cơ sở y tế gần nhất (trạm y tế xã, huyện)

+ Tổ chức thực hiện việc sơ cấp cứu người bị nạn do bộ phận y tế của mỏ Bộ phận y tế được trang bị các phương tiện, thuốc men để thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ

 Sự cố rò rỉ, phát sinh các loại hóa chất độc hại

+ Xây dựng kho chứa CTNH để lưu chứa các loại hóa chất độc hại nếu phát sinh

+ Đặt bẩy thấm dầu tại mương rãnh thoát nước

+ Sơ cứu kịp thời người bị nạn trước khi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất (trạm y tế xã, huyện)

+ Tổ chức thực hiện việc sơ cấp cứu người bị nạn do bộ phận y tế của mỏ Bộ phận y tế được trang bị các phương tiện, thuốc men để thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ

 Các sự cố liên quan đến tai biến địa chất Để phòng tránh sạt lở bờ moong khai thác, sự cố môi trường trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên, Chủ Dự án áp dụng các biện pháp:

- Luôn tuân thủ đúng phương án khai thác đã được phê duyệt

- Đảm bảo góc sườn tầng khai thác, sườn tầng kết thúc; chiều cao tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc theo đúng quy định tại quy phạm khai thác lộ thiên và thiết kế Dự án đã được duyệt

- Bộ phận an toàn thường xuyên quan sát vách núi, bờ moong để phát hiện các vết nứt, khe nứt để có biện pháp phòng tránh nguy cơ sạt lở

- Giảm lực trượt bằng cách điều chỉnh góc nghiêng và giảm tải bờ dốc

- Tăng sức chống trượt bằng giải pháp thoát nước, ngăn không cho nước mưa chảy tràn từ trên núi xuống moong khai thác

- Khai thác đến đâu thì bóc phủ đến đó, giữ lại lớp phủ thực vật ở diện tích chưa khai thác đến để chống xói mòn

- Thi công tuyến rãnh đỉnh như thiết kế ngay trong giai đoạn mở vỉa và hoàn thành trước khi mỏ đi vào khai thác

- Khi có sự cố xảy ra, lập tức dừng mọi hoạt động khai thác, báo động sự cố cho toàn mỏ Tập trung toàn bộ lao động và thiết bị để ứng cứu sự cố Di dời lao động và thiết bị ra vùng an toàn, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố để khắc phục Báo cáo kịp thời sự cố cho cơ quan chức năng địa phương để có phương án hỗ trợ giải quyết

- Đối với công trình trên nền đất chưa ổn định phải xử lý bằng cách lu lèn, đầm chặt đạt K = 0,95 hoặc đầm chặt có đệm cát tại các vị trí móng

- Đo vẽ định kỳ hằng năm địa hình khu vực moong, trong đó bao gồm các nội dung trắc địa bờ mỏ, tầng khai thác, taluy Đối với các hộ dân nằm trong bán kính hạ thấp mực nước ngầm, vì trong khu vực còn có các mỏ khác hoạt động nên có thể gây ra tác động tổng hợp Do đó chủ Dự án sẽ kết hợp với các mỏ khác trong khu vực cùng chính quyền địa phương giải quyết bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng: cung cấp hệ thống cấp nước hoặc bồi thường tiền

 Biện pháp phòng ngừa, đối phó sự cố vỡ đê bãi thải tạm đất phủ, bãi chứa tạm đất sét

+ Khai thác đến đâu mới bóc phủ đến đó

+ Quá trình vận chuyển đá thành phầm sử dụng bạt che để tránh đá rơi vãi

+ Thiết kế tại vị trí mép bãi thải tạo đê bằng đất thải để đảm bảo an toàn

+ Bên ngoài đê có đào mương thoát nước để thu gom lượng nước thải thấm qua đê bao chảy vào

+ Trồng cây xanh xung quanh bãi thải Do diện tích bãi thải nằm trong khu vực moong khai thác, nên công tác trồng cây xanh đã tính chung khu vực moong khai thác

+ Thường xuyên gia cố đê bao quanh bãi thải

+ Báo động toàn mỏ khi có sự cố xảy ra, di tản công nhân và thiết bị nơi xảy ra sự cố.

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

 Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư quanh mỏ

- Tưới nước giảm bụi khu vực khai thác, khu vực bãi chứa cao lanh, đường vận chuyển nội mỏ Bố trí nhân công quét dọn đất thải rơi vãi trên đường vận chuyển hàng ngày

- Xe chạy từ mỏ ra tuyến đường liên xã phải giảm tốc độ (

Ngày đăng: 19/03/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w