Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu như sau: Thứ nhất, làm rõ những van đề lý luận pháp luật về bảo vệ quyên lợiNTD, về hoạt động TMDT; yêu cầu bảo vệ
Trang 1NGUYEN MINH HA
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
(Định hướng ứng dung)
HÀ NỘI - 2018
Trang 2NGUYEN MINH HA
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Chuyén nganh: Luat Kinh té
Ma sé : 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THỊ VAN ANH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tdi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công
trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang,được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Hà
Trang 4Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết on sâu
sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫntrong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng pháp luật về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam”
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trườngĐại học Luật Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những học kỳvừa qua Đó là nền tảng kiến thức quan trọng giúp em nghiên cứu và hoànthành luận văn này, cũng là hành trang quý báu để em vững bước trên conđường sự nghiệp trong tương lai.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cô luôn dồi dao sức khỏe vàthành công trong sự nghiệp và cuộc sống
Trang 5Từ viết tat Tên day du
BCT Bộ Công Thuong
BTTTT Bộ Thông tin và Truyén thông
CQLCT&BVNTD | Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng NTD Người tiêu dùng
TMDT Thương mai điện tử
Trang 61 Tinh cấp thiết của để tài - 2© 2k2 E19 12112211111211211 111111 |
2 Tinh hinh nghién Ctru 0 ỐỒ.›7a›.ễềễồ®" 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5555 2+2 *++++eveeexeeeeeserrssrs 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu 2-2-2 2+ ++EE£+E+£+EE+EEE+Exezrxere +
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - «++ss++<<x>+s |
6 Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn - +: 5
7 Kết Cau của luận VAM o.eececcccecccsesecsesecsesscsessesesecsesucsesucsesucsesusassussesesaesusaeaneacevens 6PHAN NỘI DUNG, 5-5- << 5£ << 4S E3ESSEsESEESESESeEsEseEeesesersesrre 7CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE BẢO VEQUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG TRONG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ?
1.1 Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện
I0 7 1.1.1 Khải niệm người tIÊU MUNG cv vktreiksereeeeeee 7
1.1.2 Khải quát về thương mại điỆN fIỨ - -c cSScss++ E+sevsseeeeseves 9
1.1.3 Sự can thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
1.1.4 Yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử 171.2 Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thươngmại điỆn TỬ - << E11 1E23011111 185011111831 1K 1E KT kg kg 191.2.1 Khái niệm, dặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong thương mại đIỆN fứ' cv VEESeEEEseerkeeresseves 19
1.2.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trongllNTimibr WRT HIẾN WR cts sua kà nha canh dao hãng ind 32088: ki nh is 0208 Win nia 530000 đua ei 20
1.2.3 Kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thé giới về bảo vệ quyên
lợi người tiêu dùng trong thương mại điỆN fIf 552cc ss+<sS2 23CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VẺ BẢO VỆ
Trang 72.1 Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùngtrong thương mại điỆn fỬ - - - 5 + 3211332113113 1511515511551 rri 292.1.1 Quy định về nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyển lợingười tiêu dùng trong thương mại điỆn fử - 55c s+++sv s2 292.1.2 Quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong thương mại
2.1.3 Quy định về trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh hànghóa, dich vụ đối với người tiêu dùng trong thương mại điện tử 342.1.4 Quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tô chức xã hộitrong việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử 412.1.5 Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu
dung trong thương mại đIỆN fứ' c5 SE vEESEEkseeresseeeesevrs 46
2.2 Thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại
Gién tty O áo0à ii 0 50
2.2.1 Thực trạng bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện
2.2.2 Những kết quả đạt được trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyênlợi người tiêu dùng trong thương mại điỆN If -.-‹ 5555 ss++<s52 532.2.3 Những han chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật vềbảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử 352.2.4 Nguyên nhân của hạn chế, VưÓng IHẮC c- 5c 5cc5ecccczcecxc afCHUONG 3: MOT SO YEU CAU VA GIAI PHAP NHAM HOANTHIEN PHAP LUAT VA NANG CAO HIEU QUA THUC THI PHAPLUAT VE BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG TRONG
THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 55° scs<csessesess 60
3.1 Một số yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ó0
Trang 83.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong
1/11191/1<8//14182012/81/ TEEN Ăaa.a( 61
3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo mật thông tin trong giao dịchthương MAL TIEN lỨ c1 911111111111 11111111111 vn 1k vrr 62
3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng cứ điện tử - 64
3.2.4 Hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong
THUONG MAL TIEN Ue 00n0n8n8 64
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng trong thương mại điện tỬ ¿- 55+ + *++++sex+eexeexes 65 3.3.1 Cac giai phap dam bao an toan trong giao dich thuong mai dién tu
3.3.2 Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyên lợi ngườitiêu dùng của các tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 67
3.3.3 Nang cao hiệu quả quan lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi người tiêu dung trong thương mại đIỆN fứ' cà SE EEsEEEseerksseereseves 68
3.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội bảo vệ quyên lợi người
tiêu dùng từ Trung ương tới địa DƯƠH c 5s +sevxseexss 69
3.3.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo duc pháp luật, ý thức vớingười tiêu dùng và doanh ng hiỆp - - - -c c3 *+ EE‡+sekEEkeeeeeeesess 703.3.6 Tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi và trao đổi quốc tế về các
mô hình bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử 71PHAN KET LUẬN 5- <5 5£ <s£S£SsEs£EEsESEsEseEeEsEseEseserersesersese 73DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại nhiều ứng dụng to lớn
cho xã hội loài người, trong đó có việc góp phần phát triển hoạt động thương
mại Thông qua khoa học công nghệ những giao dịch kinh doanh thương mại
có thê được thiết lập, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện mà khôngphụ thuộc vào yêu tô địa lý Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thi các giao dịchthương mại được thiết lập, thực hiện dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tinđược gọi là những giao dịch TMDT.
Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại hoc Tufts(Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyền đôi kinh tế số
hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 vẻ tốc độ phát triển số hóa
Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực TMĐT
có triển vọng tiến xa hơn Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng
internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường TMĐT ở ViệtNam được dự đoán sẽ bùng nỗ trong thời gian tới Thực tế thời gian qua cũngcho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực TMĐT của Việt Nam rat lớn '
Theo đó, thực trạng tăng trưởng và phát triển của TMĐT không chỉ củaViệt Nam mà trên toàn thế giới đang không ngừng lớn mạnh, và dần sẽ trởthành xu hướng mua sắm, tiêu dùng chủ yếu của con người Nhưng mọi sựviệc đều có hai mặt, có mặt tốt nhưng cũng đi kèm đó là những mặt xấu, có cơhội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể:
Thứ nhất, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho
thấy, TMĐT trong tương lai có thé chi là sân choi của những tên tudilớn Giới trẻ hiện vẫn ưu tiên mua hàng qua các website TMĐT của nước
ngoài như Amazon, ebay, do hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượngphù hợp với nhu cầu người dùng và cũng đảm bảo về chi phí thanh toáncũng như vận chuyên.
' xem: www.tapchitaichinh.vn; truy cập ngày 10/6/2018;
Trang 10lực vốn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nội nếu muốn cạnh tranh với
ngành TMDT nước ngoài Ngoài ra, nếu không cân trọng trong việc lựa chọn
nhà cung cấp các giải pháp TMĐT thì rất dé bị tốn chi phí mà không thu lạiđược nguồn lợi gì
Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho TMĐTcủa Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thé đối mặt
với các sự cô không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng
Đặc biệt, vấn đề đang đe dọa sự phát triển của TMĐT ở Việt Namchính là việc bảo vệ quyền lợi NTD Đây là vẫn đề hiện nay đang rất nóng,được các chuyên gia bình luận cũng như các cơ quan, báo dai quan tam vàđưa tin TMĐT phát triển kéo theo nhiều mối nguy về an ninh mạng, về antoàn thông tin người khiến NTD chưa thé an tâm dé sử dụng Điển hình hiệnnay có nhiều vụ việc được NTD khiếu nại lên cơ quan chức năng về vẫn đềcác tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức TMĐT
có tình vi phạm quyên lợi của NTD như không đảm bảo về chất lượng hàng
hóa, để lộ thông tin cá nhân của NTD, lợi dụng thông tin của NTD đ trụclợi, Mặc dù pháp luật đã xây dựng cơ chế điều chỉnh nhưng vẫn chưa khả
quan và đem lại hiệu quả như mong đợi.
Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài: “Thực trạng pháp luật về bảo vệquyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam”, tác giảmuốn tập trung nghiên cứu tại sao pháp luật bảo vệ NTD trong TMĐT đã có
nhưng vẫn còn rất nhiều vụ việc vi phạm diễn ra Qua đó, mong muốn tìmkiếm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của doanhnghiệp, của các chủ thể có liên quan trong hoạt động TMĐT nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của NTD
2 Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ luật học, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây
Trang 11luật học của tác giả Nguyễn Thị Thư: “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyên lợiNTD ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013) Cho đến nay, đây là công trìnhnghiên cứu có hệ thống và đầy đủ nhất về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn
đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam Tuy nhiên, vấn
đề về bảo vệ NTD gan với hoạt động TMDT lại chưa được nghiên cứu sâu
Bên cạnh đó, có thé kế đến một số công trình nghiên cứu khác như:
e TS Nguyễn Thi Vân Anh (2010), “Thuc trạng pháp luật Việt Nam vềbảo vệ quyền lợi NTD”, Tạp chí Luật học, số 11/2010;
e Nguyễn Thị Hà (2012), “Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạmquyên lợi NTD trong TMĐT”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2012;
e Nguyễn Hoang Mỹ Linh (2012), “Thực thi pháp luật bảo vệ quyénlợi NTD của hệ thong các cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, Luan van thạc sĩluật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
e Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Trách nhiệm của thương nhân trong
việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học,Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
e Hà Vy (2015), “Pháp luật về hợp dong TMĐT ở Việt Nam”, Luậnvăn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
e Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), “Pháp luật về TMĐT ở Việt Nam
trong xu thế hội nhập quốc té”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại họcLuật Hà Nội, Hà Nội;
e Trần Bảo Ngọc (2017), “Pháp luật về bảo vệ quyên lợi NTD và thựctiên thi hành tại tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội;
Có thể nhận định răng, các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ nêu
ra van đề pháp luật về TMĐT nói chung hoặc pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NTD nói chung mà chưa di sâu phân tích và nghiên cứu vê bảo vệ quyên lợi
Trang 12hiện tại do thời điểm nghiên cứu cũng đã khá lâu.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thựctiễn của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT Từ đó,
đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm bảo vệ hiệu quả
quyền lợi của NTD trong hoạt động TMDT ở Việt Nam
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu như sau:
Thứ nhất, làm rõ những van đề lý luận pháp luật về bảo vệ quyên lợiNTD, về hoạt động TMDT; yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt độngTMĐT, đồng thời luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật một
số quốc gia về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT
Thứ hai, phần tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật,việc thực thi pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Namhiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ởViệt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
TMĐT là cầu nối giữa nhà kinh doanh và NTD, là một phương thứckinh doanh của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh để
tìm kiếm lợi nhuận Điều này rất có thể sẽ xâm hại đến quyền lợi của NTD
nếu không được sự điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ của pháp luật Vì vậy,
đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thông quy định pháp luật cũng như
quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động TMDT ở ViệtNam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Trang 132012 (Luật bảo vệ quyên lợi NTD có hiệu lực) đến nay.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện nghiên cứu các van dé thuộc dé tài này, tác giả đã sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác —
Lenin, những quan điểm đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật củaNhà nước về hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thé như sau:
Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, so sánh và phương pháp
lịch sử được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 khi nghiên cứu các van đề lý luận
về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT
Phương pháp so sánh luật học, phân tích, tổng hợp, thống kê, được sửdụng chủ yếu ở Chương 2 khi khái quát, đánh giá thực trạng quy định phápluật và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT
nhằm chỉ ra ưu điểm và hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 3 khi xemxét, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là công trình chuyên khảo góp phần xây dựngcác luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật, nhăm nâng cao tính minhbạch, khả thi của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMDT,
tạo hành lang pháp lý vững chắc góp phan đảm bảo quyên và lợi ích hợp phápcho NTD, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
NTD và hoàn thiện cơ chế, thiết chế về bảo vệ NTD trong hoạt động TMDT ởViệt Nam hiện nay.
Vé mặt thực tiên, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công
Trang 147 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vẫn đề lí luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTDtrong hoạt động TMĐT
Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD
trong hoạt động TMĐT và thực tiễn thi hành ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thìhành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam
Trang 15QUYEN LỢI NGƯỜI TIỂU DUNG TRONG THUONG MẠI ĐIỆN TU1.1 Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thươngmại điện tử
1.1.1 Khai niệm người tiêu dùng
Hiện nay, trên thé giới, pháp luật mỗi quốc gia lại có những cách thứckhác nhau dé quy định về NTD, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào hai yếu tố là tư
cách chủ thể và mục đích sử dụng Theo đó, hiện có hai quan điểm để quyđịnh về khái niệm NTD: (i) theo nghĩa hep chỉ NTD là cá nhân tiêu dùng: (ii)theo nghĩa rộng thì NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức tiêu dùng
Quan điểm thứ nhất (nghĩa hẹp) được thể hiện như sau:
Trong bản Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ NTD ban hành từnăm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm NTD không được
giải thích một cách rõ ràng Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này NTD được
hưởng 8 quyên sau đây: (i) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (ii)quyền được an toan, (11) quyền được thông tin, (iv) quyền được lựa chọn, (v)quyền được lắng nghe, (vi) quyền được khiếu nại và bồi thường, (vii) quyềnđược giáo duc, đào tạo về tiêu dùng, (viii) quyền được có môi trường sống
lành mạnh và bên vững.”
Xem xét tong thé nội dung của 8 quyền, có thé thấy rang, đây chỉ có thé
là các quyền của cá nhân mỗi con người mới day đủ tư cách dé thụ hưởng.Nói cách khác, 8 quyền năng này không thé trao trọn vẹn cho chủ thé là tổchức Điều này cũng có nghĩa rằng, trong quan niệm của Bản hướng dẫn vừa
nêu, NTD chỉ được hiểu là cá nhân tiêu dùng
Cũng theo cách hiểu này, pháp luật về bảo vệ NTD của Hoa Kỳ cũngkhông giải thích rõ khái niệm về NTD, nhưng theo ghi nhận của các chuyên
? Cục quản lý cạnh tranh, Số tay công tác bảo vệ NTD (Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2006) tr 33.
Trang 16chung mang tính thông lệ trong pháp luật bảo vệ NTD ở các quốc gia trên thế
giới là NTD chỉ là cá nhân mua sam hang hóa, dịch vụ vi mục đích khôngnhằm mục đích hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc hoạt động nghềnghiệp chuyên nghiệp.
Quan điểm thứ hai (nghĩa rộng) về NTD được hiểu như sau:
NTD bao gồm cả cá nhân và tô chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì
mục đích tiêu dùng hoặc mục đích thương mại NTD ngoài mục đích mua va
sử dụng hàng hóa, dịch vụ dé đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì còn có thể phục
vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh Theo đó, quan điểm này cho phép mởrộng đối tượng được bảo vệ theo luật bảo vệ NTD Hiện nay các quốc gia theo
quan điểm này không nhiều và Việt Nam là một trong số đó
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợiNTD 2010 quy định: “N7D /a người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mụcdich tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tô chức” Như vậy, khái niệmNTD theo pháp luật Việt Nam bao gồm các đối tượng không chỉ là các cánhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là các tổ chức, pháp nhân (như doanh nghiệp,
cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghé, tổ chức xã hội, đoàn thé, )
tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạtcủa cá nhân, gia đình, tô chức đó Nói cách khác, các đối tượng được coi làNTD theo Luật bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam khi thực hiện việc mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích để bán lại, tái sản xuất, kinh
doanh hoặc nhằm mục đích sinh lời Những đối tượng mua hàng hóa, dịch vụ
để bán lại hoặc sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh
doanh được bảo vệ bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật dân
sự, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Bộ luật Hình sự,
3 Michael L Rustad, Everyday Law for Consumers (Paradigm Publishers, 2007) at 2.
Trang 17TMDT được biết đến từ lâu trên thế giới và đặc biệt phát triển mạnh ởViệt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến
sự ra đời và quá trình phát triển cũng như lợi ích của nó đã đem lại cho nhânloại Trong nửa đầu thế kỷ 20, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và từng bướcđược hoàn thiện Hình ảnh và âm thanh đều được số hóa thành nhóm bit(byte) điện tử, được truyền tải với tốc độ ánh sáng Nó còn có thể được các
bên sử dụng làm ký hiệu riêng khi giao kết hợp đồng với nhau Việc áp dụng
kỹ thuật số được coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại,cuộc cách mạng số hóa thúc đây sự ra đời của nền kinh tế số hóa và của xãhội thông tin mà TMDT là một bộ phận hợp thành.
TMĐT (tên tiếng anh là e-commerce) còn được biết đến với tên gọi lànền kinh tế ảo, nền kinh tế ‘.com”, thương mại trực tuyến “online trade”,thương mại điều khiển học “cybertrade”, thương mại phi giấy tờ “paperlesscommerce”, kinh doanh điện tử “electronic business”, Nhìn chung trên thế
giới có rất nhiều tên gọi khác nhau về TMĐT Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nào
đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng TMĐT ra đời đã giúp ích rất nhiều
cho cuộc sống hiện đại
1.1.2.2 Khai niệm thương mại điện tử
Không chỉ tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau mà bản thân khái niệnTMĐT cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Nhiều t6 chức quốc tế đãđưa ra khái niệm về TMĐT theo cách riêng của họ, song tựu chung lại có hai
cách tiếp cận cơ bản về TMĐT là TMĐT theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, hiện có hai đại diện tiêu biểu là Ủy ban liên hợp quốc
về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Ủy ban Châu Âu
Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc
tế quy định phạm vi điều chỉnh của luật này là mọi hoạt động thông tin dướidạng một thông điệp dữ liệu và trong khuôn khô các hoạt động thương mại
Trang 18Thông điệp dữ liệu được hiểu là “théng tin được tao ra, gửi di, tiếp nhận hoặc
hưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự vàbao gom, nhưng phải chỉ bao gôm trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Exchange desDonnees inomatisees), thư điện tứ, điện tín, điện bao hoặc FAX “
Ủy ban Châu Âu lại đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được
hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó
dựa trên việc xử lý và truyền điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh
TMDT gom nhiéu hanh vi, trong đó có mua bán hang hóa và dịch vu quaphương thức điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển
tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại,hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến vớiNTD và các dịch vụ sau ban hàng TMDT được thực hiện với cả thương maihàng hóa (ví dụ: hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mạidịch vụ (ví dụ: cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý tài chính), các hoạt độngtruyền thống (ví dụ: chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví
dụ: siêu thị ảo).
Như vậy, tuy mỗi tổ chức trên đưa ra định nghĩa TMĐT theo nhữngcách khác nhau nhưng điểm chung giữa hai định nghĩa này là TMĐT đượchiểu theo nghĩa rộng Nó được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mạibang phuong tién dién tu nhu: Trao đôi dữ liệu điện tử, chuyên tiền điện tử vàcác hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng
Theo nghĩa hẹp, TMĐT được hiểu là hoạt động thương mại được thực
hiện qua mạng internet Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: TMĐT bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phâm được mua bán
và thanh toán trên mang internet, nhưng được giao nhận một các hữu hình, ca
các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa qua mạng
internet." Còn tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra
* Điều 1,2 Luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT;
> Marc bacchetta, patrick low, aa ditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager va Madelon Wehrens, Electronic commerce anh the role of Wto, university Cambrigde Publishing
Trang 19khái niệm TMDT như sau: TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịchthương mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như
internet
Như vậy, ở nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại
mà chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được thực hiện thông
qua qua mạng internet mà không bao gồm các phương tiện điện tử khác như
điện thoại, fax, telex.
Tại Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử ra đời năm 2005 đã đánh dấubước đầu tiên định hình khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp đối với các giao
dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử Sau đó, các văn bản dưới luậtđược ban hành như: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hànhngày 09/06/2006 về TMĐT; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số vàdịch vụ chứng thực; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 16/05/2013 về TMĐT; Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014của BCT quy định về quản lý website TMĐT, đều không đưa ra định nghĩa
về TMĐT, nhưng có đưa ra khái niệm về hoạt động TMĐT Theo đó, hoạtđộng TMĐT được hiểu là việc tiễn hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của
hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet,
mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác '
Như vậy, TMĐT là một khái niệm phức tạp mà mỗi tô chức, cá nhân có
cách hiểu và định nghĩa khác nhau Trên thế giới hiện nay cũng chưa có mộtcách hiểu nhất quán về thuật ngữ này Từ những phân tích trên,tôi xin đưa ra
khái niệm về TMĐT trong nghiên cứu của mình như sau: TMĐT là việc thựchiện một phân hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương
tiện thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử, qua các phương tiện điện
tử và thông điệp dữ liệu này được truyền đi bằng mạng internet, mạng viễn
° TS Mai Hồng Quy (2000), Một số van dé pháp lý của TMĐT và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp luật, sô 2 năm 2000, trang 25; ;
7 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
Trang 20thông di động (như 3G, 4G của các nhà mạng như VinaPhone, MobiPhone,
Viettel, ) và các mang mở khác.
1.1.2.3 Các biểu hiện của hoạt động thương mại điện tử
Các hình thức tô chức hoạt động TMĐT có thê được chia theo Điều 25
Nghị định 52/2013/NĐ-CP thành hai loại bao gồm: (i) Các hình thức hoạtđộng TMĐT thông qua việc thiết lập các website TMĐT hoặc ứng dụng trên
thiết bị di động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thâm quyên; (ii) Cáchình thức hoạt động TMDT không phải đăng ký với cơ quan nha nước có
thâm quyên như: bán hàng online qua mạng xã hội facebook, instagram, zalo,
viber, Theo đó, các hoạt động TMDT được thực hiện trên website TMDTbao gồm:
+ Website TMĐT bán hàng là website TMĐT do các thương nhân, tổchức, cá nhân tự thiết lập dé phục vụ hoạt động xúc tiễn thương mại, bán hànghóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình Trong đó tiến hành các hành vi nhưgiao kết hợp đồng TMĐT; giao kết hợp đồng sử dụng chứng năng đặt hàngtrực tuyến; thanh toán điện tử;
+ Website cung cấp dịch vụ TMĐT là website TMĐT do các thươngnhân, tô chức thiết lập dé cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức,
cá nhân khác tiễn hành hoạt động thương mại Trong đó bao gồm các loại
như: Sàn giao dịch TMĐT; Website dau gia truc tuyến; Website khuyến mạitrực tuyến; Các loại website khác do BCT quy định
Ngoài ra, các ứng dụng được tạo lập trên các thiết bị đi động có cả chứcnăng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ TMĐT cũng là một hình thứccủa hoạt động TMĐT phải thông báo hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước cóthâm quyền cũng có chức năng như các website TMĐT bán hàng và sàn giaodịch TMĐT theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BCT của BCT quy địnhquản lý hoat động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động
Về bản chất, các hoạt động TMDT được tiễn hành trên các website trựctuyến là sự điện tử hóa những hành vi được thực hiện trên thực tẾ của giao
Trang 21dịch thương mại truyền thống bằng số hóa, bằng dữ liệu điện tử và được thêhiện thành những hành vi như sau:
a)Giao kết hop đồng thương mại điện tử và giao kết hop dong trênwebsite thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyén
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì
“Giao kết hợp đồng điện tứ là việc sử dung thông điệp dit liệu dé tiến hànhmột phân hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng” Về vẫn
dé giao kết hợp đồng điện tử, trước đó Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền
lợi NTD đã có đề cập đến hình thức giao kết hợp đồng đặc thù đó là giao kếthợp đồng từ xa Khi giao kết hợp đồng điện tử, một số yếu tố cần chú ý như:Chứng từ điện tử; chữ ký điện tử; thanh toán trực tuyến, Trong đó, chứng
từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xácnhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liênquan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng."
Hợp đồng trên website TMĐT thường có hai loại: (i) Hợp đồng thươngmại truyền thống đưa lên website và (ii) Hợp đồng TMĐT hình thành quagiao dịch tự động trên website Với loại hợp đồng thứ nhất, đây là hợp đồngthương mại truyền thống đã được chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạnthảo và được đưa lên website để các bên tìm hiểu và tham gia giao kết hợpđồng bằng cách nhan vào 6 “Đồng ý” ở phía dưới các điều khoản của hopđồng dé xác nhận sự chấp thuận tham gia hợp đồng
Hợp đồng TMĐT hình thành qua giao dịch tự động trên website được
sử dung pho biến trên các website bán lẻ, trong đó NTD thực hiện từng bướcđặt hàng trên website theo trình tự đã được tự động hóa Hợp đồng dạng này
không có nội dung được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động
dựa trên những thông tin mà người mua nhập vào, kết thúc bằng một hợpđồng hoặc một đơn hàng điện tử Sau khi thực hiện xong việc đặt hàng, toàn
Š Khoản 3, điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
Trang 22bộ nội dung hợp đồng trên website sẽ được tông hợp lại và hiển thị để người
mua xác nhận sự đồng ý của mình với nội dung đó
b) Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là dịch vụ trung gian giúp khách hàng thanh toán
hàng hóa hay dịch vụ trên các website ban hang cho phép thanh toán trựctuyến và có kết nối với các công thanh toán TMĐT Nói cách khác, thanh toán
điện tử là thanh toán không dùng tiền mặt Một số hình thức thanh toán điện
tử pho biến hiện nay như sau:
Thanh toán qua thẻ: sử dụng hệ thống máy thanh toán chấp nhận thẻ
(POS) dé thanh toán các loại thẻ tin dụng quốc tế hoặc nội địa như: thẻ Visa,thẻ Master, thẻ Master Express.
Thanh toán bằng ví điện tử: Tùy thuộc vào từng cơ chế thanh toán củatừng website mà các cá nhân sở hữu hình thức ví điện tử như Mobivi, Payoo,VnMart mới có thê thanh toán trực tuyến bằng hình thức này
Thanh toán bằng Smart Phone (điện thoại di động thông minh): Với
hình thức này, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến thông qua điện thoạithông minh với dich vụ mobile banking — ngân hàng trực tuyến
c) Mua ban hàng hóa qua sàn giao dịch thương mại điện tử
San giao dịch TMĐT là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổchức, cá nhân không phải là chủ sở hữu website có thé tiến hành một phanhoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó” Các sàn giaodịch TMDT này trước đây đã phô biến tại các nước phát triển như Mỹ, Anh,Pháp va bắt đầu phé biến hơn tại các nước Đông Nam A trong những nămgần đây” Sàn giao dịch TMĐT đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết
hàng ngàn shop bán hàng, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đadạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang TMĐT để tìm mua các sản
phâm Đôi với các đơn vi chủ hàng, người ban, ho có thê tiêp cận khách hàng
? Khoản 9, điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
!° Xem: _https://www.webico.vn/top-10-san-thuong-mai-dien-tu-lon-nhat-viet-nam/ truy cập ngày 15/06/2018;
Trang 23tiềm năng của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng mà chính xác (tiếp xúc
với đúng đối tượng cần mua sản phẩm) Hiện nay một số sàn giao dịch TMĐTlớn luôn có số lượng truy cập nhiều như: Lazada.vn; Hotdeal.vn; Zalora.com;Shopee.vn; Sendo.vn;
d) Khuyến mại trực tuyến và đấu giá trực tuyến qua website thươngmại điện tử
Website đấu giá trực tuyến là website TMĐT cung cấp giải pháp cho
phép thương nhân, tô chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu website có thé
tổ chức đấu giá hàng hóa của mình trên đó'" Ghi nhận cho thấy, hiện nay tạiViệt Nam có khoảng 100 trang web thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.Theo đõi một số trang như: daugia321.vn, bid.zahoo.vn, luckyluckybuy.com,vimua.com, chodientu.vn có thé hình dung hoạt động đấu giá trực tuyếnphố biến ở 3 loại chính là dau giá ngược, đấu giá xuôi tốn phí và đấu giá xuôikhông tốn phí
Website khuyến mại trực tuyến là website TMĐT do thương nhân, tổchức thiết lập dé thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thươngnhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại ” Hiện nay,
pháp luật ghi nhận các hình thức khuyến mại trực tuyến như sau: Bán phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ dé khách hàng được mua hàng hoặc sử dụngdịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác; Tặng hànghóa hoặc đưa hàng mẫu dé khách hàng dùng thử không phải trả tiền,
1.1.3 Sự can thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong thương maiđiện tứ
Trong nên kinh tế thị trường, NTD có vai trò hết sức quan trọng, mang
tính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một thương
hiệu Có thể nói, NTD chính là động lực dé thúc day sự phat triển của nền
kinh tế và là trong tâm của kế hoạch kinh tế Nếu như sản pham làm ra không
'' Khoản 11, Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
!? Khoản 10, Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
Trang 24có người tiêu thụ sé dẫn đến tình trang khủng hoảng thừa, nền kinh tế khôngphát triển và các doanh nghiệp không thể tồn tại.
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ, nhiều sản phâm hữu ích cùng những phương thức kinh doanh
hiện đại đã ra đời và phát triển đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của NTD Tuynhiên, vì mục đích lợi nhuận nên một số doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm
trọng quyền lợi của NTD khi đưa ra thị trường các sản phẩm, hàng hóa khôngđảm bảo chất lượng, thậm chí còn gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của
NTD Cùng với đó, sự phát triển của khóa học công nghệ và sự thay đổinhanh chóng trong môi trường kinh doanh đã kéo nhiều mô hình kinh doanhmới, trong đó, không ít mô hình tiềm ân những rủi ro lừa đảo cho NTD
Những vi phạm của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ đối với NTDthường xảy ra như:
- VỊ phạm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ: hàng hóa, dịch vụ kémchất lượng: hàng giả; hàng nhái; thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm; chất lượng dịch vụ không đảm bảo như lưu thông hàng kém chất
lượng, chất lượng hàng hóa không đảm bảo (như các dịch vụ về viễn thông,tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, internet, vận chuyén, ) hoặc không đáp ứng
được yêu cầu và kỳ vọng của NTD
- Vi phạm về trách nhiệm bảo hành: Những vi phạm thường xảy ra với
các sản phẩm điện tử gia dụng (điều hòa, ti vi, tủ lạnh, ), hàng nội thất(giường, tủ, bàn ghé, ), phương tiện vận chuyên (6 tô, xe máy, ), phươngtiện liên lạc (điện thoại di động) Nhiều doanh nghiệp cam kết việc bảo
hành hàng hóa chỉ nhằm làm cho NTD cảm thấy yên tâm hoặc xây dựng lòng
tin với khách hàng, NTD.
- Vi phạm trong giao kết hợp đồng từ xa: Bán hang từ xa là các hình
thức bán hàng qua điện thoại, qua website bán hàng trực tuyến, qua email., Đối với hành thức bán hàng này, hiện dang có nhiều tô chức, cá nhân kinhdoanh vi phạm các quy định liên quan đến việc cung cấp thông tin cho NTD,
Trang 25thực hiện các quảng cáo, giới thiệu không chính xác, mang tính sai lệch.
Theo đó, những vi phạm về quyền lợi của NTD ngày càng gia tăng cùngvới sự phát triển nhanh của nền kinh tế với mức độ ngày một nghiêm trọng.Chính vi vậy, chúng ta cần nỗ lực, chung tay dé hạn chế những hành vi vi phạmnày nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD và các doanh nghiệp làm ăn
chân chính, góp phần xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, lành mạnh
Mặt khác, ở bất kỳ quốc gia nào, NTD luôn là nhóm đối tượng đông
đảo được quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phan thúcđây tăng trưởng kinh tế - xã hội Đối với riêng doanh nghiệp, dé có thé phát
triển bền vững, thì cần lấy NTD làm trung tâm cho sự phát triển đó Tuynhiên, do việc thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn nên NTD thường ở vị thế yếuhơn trong quan hệ mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ với tô chức, cá nhânkinh doanh Vì vậy, muốn TMĐT phát triển, trước hết phải bảo vệ quyền lợicủa NTD.
1.1.4 Yêu cau bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
TMDT đang là mô hình kinh doanh có mức tăng trưởng mạnh mẽ, phùhợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại nhờ phát huy thế mạnh tiện lợi
cho những người bận rộn Hiện, một nửa dân số Việt Nam sử dụng internet va
đang nam trong top dan dau về thời gian trực tuyến tại Đông Nam A
Bên cạnh những ưu điểm của hoạt động TMĐT như tính hiện đại, chínhxác, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian thì khi thực hiện các hoạt động TMDTnhư giao kết hợp đồng TMĐT, đặt hàng qua chức năng đặt hàng trực tuyến,thanh toán điện tử hay mua bán hàng hóa, yêu cầu cung cấp dịch vụ trên các
website TMĐT có thể gặp phải những rủi ro nhất định Rủi ro được hiểu lànhững tổn thất, mat mát xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tửcủa NTD, nó tác động xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ich của
NTD Một sé những rủi ro có thé kê đến trong hoạt động TMĐT đó là:
- Rủi ro về mặt pháp lý: Rui ro này bắt nguồn từ những van đề như: Hệthống pháp luật về TMĐT chưa được hoàn thiện; sự thiếu kiến thức của các
Trang 26chủ thé tham gia hoạt động TMĐT; Tu cách pháp ly của chủ sở hữu cácwebsite TMĐT không hợp pháp, không tiễn hành đăng ky với cơ quan có
thâm quyền theo quy định
- Rủi ro về mặt thông tin: Những rủi ro về thông tin như thiếu thôngtin về hàng hóa, sản phẩm; thông tin được khai không trung thưc; thông tingây nhằm lẫn cho NTD về hàng hóa, dịch vụ; Và cơ chế giao dịch trựctuyến cũng yêu cầu NTD phải cung cấp thông tin cá nhân của mình dé xác lậpgiao dịch Các thông tin được truyền đi như đơn đặt hàng, số tài khoản, tên,
tudi, địa chỉ của người mua đều là những thông tin của cá nhân, đều có nguy
cơ tiềm ân việc bị đánh cắp hoặc giả mạo
- Rui ro về mặt kỹ thuật và an ninh mạng: Các rủi ro có thé gặp phải làcác đoạn mã, đường link nguy hiểm (có chứa virus); tin tặc và các chươngtrình phá hoại (hacker); gian lận thẻ tín dụng, có thể gây nguy hiểm đến antoàn cho NTD Hiện nay, các biện pháp đảm bảo an ninh mạng luôn được cảitiễn nhưng không phải lúc nào cũng an toàn đối với người dùng
Bên cạnh đó, còn có những rủi ro khác đến từ phía NTD và các doanh
nghiệp do các yếu tố khách quan mà môi trường TMĐT mang lại khiến họkhông thể lường trước được Biểu hiện bằng việc kinh doanh qua mạng
internet hoặc mạng viễn thông khác đã phan nao thu hẹp việc mua sắm củaNTD chỉ trong “thế giới ảo”, không được trực tiếp cầm, nắm, giữ, đánh giá từ
hình dáng, màu sắc, chất liệu cho đến chất lượng hàng hóa NTD chỉ thôngqua hình ảnh được doanh nghiệp đăng tải trên website để lựa chọn sản phẩmmình cần Từ đó, phát sinh rất nhiều những bất lợi cho NTD như: doanh
nghiệp vi phạm về việc quảng cáo sản phẩm, chất lượng sản phẩm không nhưquảng cáo; vi phạm về thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán;
vi phạm về chế độ bảo hành như không được đổi trả sản phẩm khi đã mua: Điều này khiến cho nhiều NTD hiểu nhằm, hiểu sai và mất niềm tin về
phương thức kinh doanh TMDT.
Mặt khác, NTD luôn được đặt ở vị thế yếu hơn so với các doanh
Trang 27nghiệp Là người mua, có nhu cau giao dịch nhưng lại yếu về mặt thông tin,
về mặt kiến thức pháp luật, để có thể nhận biết được đâu là thông tin chínhthống, đâu là thông tin lừa đảo Thiếu kiến thức dẫn đến nhận thức về quyền
lợi của mình không day đủ, không tự bảo vệ được mình trong các giao dich
với các thương nhân Theo đó, yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ NTD nói chung
và bảo vệ NTD trong TMDT nói riêng La một bộ phận của hoạt động kinhdoanh nói chung nhưng tính đặc biệt của TMĐT lại cần có những cơ chế
riêng biệt, hữu hiệu dé điều chỉnh, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường
kinh doanh và lợi ich của NTD cùng toàn xã hội.
1.2 Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trongthương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm, dặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyên lợi ngườitiêu dùng trong thương mai điện tử
Pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng là hệ thống các quyphạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được sử dụng lâu dài và được ghi nhận
trong các văn bản quy phạm pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡngchế của nhà nước Như vậy, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrong thương mại điện tử là những quy phạm pháp luật đặc thù điều chỉnhhoạt động bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng nói chung được quy định trongcác văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và được bảo đảm thực hiệnbang sức mạnh cưỡng chế
Trong thương mại truyền thống, hành vi tiêu dùng của NTD được thé
hiện bằng cách thức trực tiếp, đến tận nơi, nhìn tận mắt và sờ tận tay Có théxác định được chủ thé kinh doanh là ai, kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ va
chất lượng của sản phẩm Do vậy, về cơ bản, NTD đã có những nhận định vàthông tin ban đầu về việc quyết định có giao kết hợp đồng hay không
Ngược lại, đặc trưng của TMDT là tính gián tiếp của giao dịch Mọihoạt động từ chào bán, đăng tải thông tin, đến giao kết hợp đồng đều được
Trang 28thực hiện thông qua dữ liệu điện tử và đường truyền internet Bên bán và bênmua không biết nhau từ trước, hàng hóa, dịch vụ chỉ được thê hiện bang hinhảnh và những thông tin mà bên bán cung cấp trên các trang web ban hànghoặc những trang web cho phép bán hàng khác NTD chưa thể xác định đượcchất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Do vậy, NTD càng bị yếu thé
về mặt thông tin
Do vậy, bảo vệ quyên lợi NTD trong TMĐT so với thương mại truyền
thống cần được quan tâm sát sao hơn và bảo vệ toàn diện hơn trên nhiều khía
cạnh Nổi bật chính là việc bảo vệ thông tin cá nhân của NTD và bảo vệ
quyền được thông tin của NTD trong giao dịch với t6 chức, cá nhân kinhdoanh theo phương thức TMDT.
1.2.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trongthương mại điện tứ
Lợi ích của TMĐT đã quá rõ ràng: giúp doanh nghiệp nắm được thôngtin phong phú về thị trường và đối tác; giảm chi phí sản xuất; chi phí bán hang
và tiếp thị; thông qua internet giúp NTD và các doanh nghiệp giảm đáng kểthời gian và chi phí giao dịch Do đó, ý thức được tầm quan trọng của TMĐT,ngày 29/11/2005, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Giao dịch điện tử và
nhằm cụ thể hóa những quy định của Luật giao dịch điện tử về TMĐT, ngày
09/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
57/2006/NĐ-CP về TMĐT, trong đó tập trung quy định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
và việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, tai thời điểm đó, van đề về bảo vệ quyền lợi NTD trong giaodịch điện tử vẫn chưa được chú trọng, cụ thể cả Luật giao dịch điện tử 2005
và Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT đều không có quy định rõ ràng về
trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch điện tử Luật bảo vệ quyềnlợi NTD năm 2010 được ban hành cũng không có một quy định cụ thé nào
liên quan bảo vệ NTD trong TMĐT, mà chỉ đề cập đến bảo vệ quyền lợi NTDnói chung Dé cụ thé hóa luật, Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy
Trang 29định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợiNTD được ban hành lần đầu tiên đề cập đến việc giao kết hợp dong từ xa, làtiền đề cho các quy định liên quan đến TMĐT sau này.
Sau đó, một loạt các văn bản pháp luật tiếp tục được ban hành có điềuchỉnh những vấn đề liên quan đến TMĐT như: Nghị định 52/2013/NĐ-CP vềTMĐT thay thế cho Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT; Nghị định185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mai, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm va bảo vệquyên lợi NTD; Thông tư 47/2014/TT-BCT của BCT ngày 05/12/2014 quy
định về quản lý website TMĐT Như vậy, có thé thấy pháp luật về bảo vệNTD trong hoạt động TMĐT được ghi nhận rai rác ở các văn bản pháp luậtkhác nhau, đặc biệt liên quan đến tính đặc thù của TMĐT là các giao dịchđược xác lập thông qua việc truyền tai dir liệu qua mạng internet và tập trungquy định về các nội dung sau:
Một là, quy định nguyên tắc xác định nghĩa vu bảo vệ quyén lợi NTD
trong hoạt động TMĐT
Đây được xem là một trong những nội dung cơ sở, là tiền đề để xây
dựng pháp luật về bảo vệ NTD nói chung và bảo vệ NTD trong TMĐT nóiriêng Nguyên tắc bảo vệ quyên lợi NTD là tư tưởng chi đạo xuyên suốt tronghoạt động bảo vệ NTD Dựa trên những nguyên tắc này, các tô chức, cá nhân
và cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động bảo vệ NTD hợp lý, phù hợp vớiquy định của pháp luật Những nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 Luậtbảo vệ quyền lợi NTD 2010
Hai là, quy định về bảo vệ thông tin của NTD trong TMĐT
Nội dung này được xem là nội dung quan trọng nhất trong vấn đề bảo
vệ NTD trong TMĐT Bởi tính đặc thù của TMĐT là hoạt động giao kết hợp
đồng được diễn ra trong không gian ảo, được mã hóa thành dữ liệu điện tử vô
hình mà NTD không thể nắm bắt và quan sát được Với một môi trường
không gian mang rộng lớn, kết nôi toàn câu như vậy, tiêm ân những rủi ro về
Trang 30an ninh mạng và an toàn thông tin người dùng là vô cùng lớn Giống như giao
kết hợp đồng thông thường, các bên phải đưa ra những thông tin cá nhân đểxác lập tư cách chủ thể và để xác lập được giao dịch thì giao kết hợp đồng
TMĐT cũng vậy, chỉ có khác biệt về cách thức thực hiện và truyền tải nội
dung Theo đó, một khi đã xác định giao kết hợp đồng điện tử, nhập dữ liệu
về thông tin cá nhân để xác lập giao dịch thì NTD phải đối mặt với nguy cơ bịtiết lộ thông tin, đánh cắp thông tin và giả mạo thông tin cá nhân từ những tintặc hoạt động trong lĩnh vực mạng Bởi vậy, yêu cầu về bảo vệ an toàn thôngtin NTD trong TMĐT là cần thiết và vô cùng cấp bách Nội dung này được
quy định tại hầu hết các văn bản có liên quan đến TMĐT như: Luật Giao dịchđiện tử 2005; Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010; Nghị định 52/2013/NĐ-CP;Luật An toàn thông tin mạng 2015.
Ba là, quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ đối NTD trong TMDT
Có một số ý kiến cho rằng đây mới là điểm nhấn của pháp luật về bảo
vệ quyền lợi NTD nói chung và bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt độngTMDT nói riêng Bởi lẽ, đặc thù của kinh doanh TMĐT là việc người bán vàngười mua không trực tiếp “mặt đối mặt” với nhau mà thực hiện thông quamạng internet hoặc các mạng viễn thông khác, được mã hóa bằng dir liệu điện
tử Như vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ đối với NTD càng phải đặt lên hàng đầu Nếu các chủ thé kinh doanh có ýthức tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm của mình thì sẽ tạođược môi trường kinh doanh hiện đại, thuận tiện, hợp lý, phù hợp với xu
hướng kinh doanh chung của thế giới, và quyền lợi của NTD luôn được bảođảm Ngược lại, néu các chủ thé kinh doanh không tuân thủ quy định củapháp luật, không làm tròn trách nhiệm của mình thì sẽ là một bắt lợi lớn đối
với quyền lợi của NTD nói riêng và của toàn xã hội nói chung khi những hành
vi vi phạm ngày càng gia tăng theo chiều hướng tinh vi hơn, tôi tệ hơn, anhhưởng đến môi trường và đạo đức kinh doanh của thị trường
Trang 31Bon là, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyên lợi NTDtrong TMĐT
Pháp luật hiện đang quy định có các hình thức xử lý vi phạm đối với
hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động TMĐTnhư sau: xử lý kỷ luật; xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc
vào mức độ nghiêm trọng của hành vi Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hạinếu có thiệt hại xảy ra và một số hình phạt bổ sung khác
Năm là, quy định trách nhiệm của các tô chức, cá nhân khác trong việctham gia bảo vệ quyên lợi NTD trong TMĐT
Bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT là trách nhiệm không chỉ của các
tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà còn của các tô chức, cácnhân khác trong xã hội, cụ thé là các co quan nhà nước có thâm quyền và các
tô chức xã hội và chính mỗi cá nhân trong xã hội Pháp luật hiện hành đã cónhững quy định chung về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các
cơ quan nhà nước ở Trung ương như: Bộ quản lý chuyên ngành là BCT và
các Bộ liên quan phối hợp thực thực hiện như BTTTT, Bộ Công an, Bộ Y tẾ
Trực thuộc Bộ có các Cục quản lý chuyên môn như CQLCT&BVNTD
(BCT); Cục TMĐT và kinh tế số (BCT); Ở địa phương, trách nhiệm quản
lý chung được giao cho UBND các cấp và Sở Công thương các cấp Trách
nhiệm cụ thể được quy định tại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ
quan, đơn vi này.
Ngoài hệ thống cơ quan nhà nước thi các tổ chức xã hội là một cơ chếtham gia bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT Các tổ chức này được gọi
chung là Hội bảo vệ quyền lợi NTD và cũng được xây dựng từ Trung ương
tới địa phương, hoạt động theo điều lệ và tự chủ về tài chính với hoạt động
chính là tư vấn, hỗ trợ NTD trong giải quyết vi phạm quyên lợi
1.2.3 Kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thé giới về bao vệ
quyên lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Một số quốc gia có nền TMĐT phát triển mạnh như Mỹ hay Trung
Trang 32Quốc tất nhiên sẽ càng chú trọng đến công tác bảo vệ quyền lợi NTD Tuynhiên, để tách riêng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT với bảo vệNTD nói chung thì một số quốc gia tại khu vực châu Á dường như lại chiếm
ưu thế hơn vì có những mô hình đã và đang phát huy được hiệu quả thấy rõ
Luận văn tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản về
bảo vệ quyên lợi NTD trong TMĐT
1.2.3.1 Kinh nghiệm pháp luật Hàn Quốc về bảo vệ quyên lợi người
tiêu dùng trong thương mại điện tử
Hàn Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới được đánh giá cao
về công tác bảo vệ NTD Ở Hàn Quốc, hệ thống cơ quan bảo vệ NTD đượcphân hóa rất rõ ràng với các chức năng khác nhau Vai trò chủ đạo phải kéđến Cơ quan bảo vệ NTD Hàn Quốc (Korea Consumer Agency) — là cơ quantrực thuộc Chính phủ, được thành lập từ năm 1987 theo quy định tại Luật bảo
vệ quyên lợi NTD Ngoài ra, nước này cũng không ngừng phat triển va tạo rađược những mô hình hay chương trình góp phần bảo vệ quyền lợi NTD mộtcách tối đa “Để đạt được hiệu quả trong công tác bao vệ NTD, trách nhiệmcủa doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng” Đó là quan điềm mà cơquan bảo vệ NTD Hàn Quốc đưa ra dựa trên nhiều năm kinh nghiệm hoạtđộng của minh trong công tác bảo vệ NTD tại Hàn Quốc `
Trong bảo vệ quyên lợi NTD, Hàn Quốc cũng xây dựng một cơ chế bảo
vệ theo từng lĩnh vực cụ thể chứ không có một đạo luật riêng dé điều chỉnh vềvẫn đề này Vì vậy, trong TMĐT, các quy định về bảo vệ NTD cũng được xâydựng chung, chưa thật sự có tính đặc sắc Tuy nhiên, điểm mạnh có thể học
tập từ quốc gia này là những chương trình hỗ trợ việc bảo vệ NTD được đánhgia cao, tạo hiệu quả tốt Nồi bật trong hệ thống các công cụ hỗ trợ bảo vệquyền lợi NTD trong TMĐT ở Hàn Quốc là các chương trình đánh giá mức
độ uy tín của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tạo niềm tin cho NTD trong việc
lựa chọn doanh nghiệp tin cậy dé giao dich; các mô hình về giải quyết rút gọn
3 Xem: http://www.qlct.gov.vn truy cập ngày 25/07/2018;
Trang 33khiếu nại của NTD; các công cụ nhằm phát hiện và ngăn chặn các loại hìnhlừa đảo trực tuyến
Bên cạnh đó, một công cụ hỗ trợ hiệu quả mà cơ quan này sử dụng
trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD tại Hàn Quốc: Chương trình
Quan lý doanh nghiệp lay NTD làm trung tâm (Chương trình CCM) Với mụctiêu tất cả vì NTD, Chương trình xem xét, cấp chứng nhận CCM cho những
doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí mà Cơ quan này đặt ra Các tiêu chí
của Chương trình chủ yếu tập trung đánh giá doanh nghiệp ở khía cạnh bảo vệNTD Các doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM là những doanh nghiệp
có sử dụng cách tiếp cận hướng về NTD ở tất cả các khâu trong hoạt độngkinh doanh của mình từ việc lên kế hoạch, phát triển sản phẩm đến phân phốikinh doanh.
1.2.3.2 Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về bảo vệ quyên lợi ngườitiêu dùng trong thương mại điện tử
Trong quá trình mở rộng sản xuất hàng loạt và phát triển công nghiệp
nhanh chóng của thời kỳ tăng trưởng kinh tế thịnh vượng của Nhật Bản từ
giữa năm 1950 và 1960, một số lượng lớn các vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến NTD đã xảy ra liên quan đến việc các sản phẩm hang hoá dịch vụ bị
lỗi Theo đó, vào giữa những năm 1960, chính phủ Nhật Bản đã nhận thay sucấp bách của việc xây dựng va phát triển các chính sách luật pháp dé có thénâng cao quyên và lợi ích của NTD đồng thời hạn chế các hành vi vi phạmhiện đang có trong xã hội.
Trong tháng 5 năm 1968, Đạo luật cơ bản về Bảo vệ NTD đã chính
thức được hoàn thiện và có hiệu lực (Consumer Protection Fundamental Act),
việc Đạo luật cơ bản về Bảo vệ quyền lợi NTD đi có hiệu lực đã là khung
pháp lý cơ bản cho các chính sách phát triển về bảo vệ quyên lợi của NTD
trong tương lai ˆ Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Nhật Bản bao gồmnhiêu câu phân khác nhau, moi cơ quan, tô chức của chính phủ sẽ phụ trách
'4 Xem: http://www.vea.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2786&CateID=373 truy cập ngày 30/06/2018;
Trang 34về một cau phần khác nhau Nhưng trên thực tế, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD
cua Nhật Bản đã có từ những năm 1968, nên đã lỗi thời, không theo kip sựphát triển của nền kinh tế và xã hội Trước tình hình đó, dé ứng phó hiệu quả
với những biến đôi trong nền kinh tế và xã hội, chính phủ Nhật Bản đã nhậnthấy sự cần thiết trong việc cải tổ và thay đổi các chính sách về Bảo vệ quyền
lợi NTD và Đạo luật cơ bản về NTD đã được sửa đổi bổ xung và chính thức
có hiệu lực vào năm 2005 ”
Trong lĩnh vực bảo vệ NTD trong TMĐT, Nhật Bản phân chia thành
nhiều Luật chuyên ngành để điều chỉnh như: Luật Hợp đồng NTD và Luật
Giao dịch đặc thù Ngoài ra còn một số luật như Luật chống độc quyên; Luậtcắm các giải thưởng bất chính và chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Luật cắm bán hàng
đa cấp dạng hình tháp:
Luật Hợp đồng NTD được xây dựng dựa trên bối cảnh có hiện tượng
“chênh lệch giữa doanh nghiệp và NTD về việc nắm bắt thông tin và thế đàmphán”, với mục đích bảo hộ lợi ích của NTD, là kim chỉ nam để giải quyết
những rắc rối phát sinh về hợp đồng giữa doanh nghiệp và NTD '' Luật Giao
dịch đặc thù bao gồm các điều khoản quy định và điều chỉnh các hình thứcbán hàng đặc biệt, thường gây nhằm lẫn và các vấn đề phát sinh khác choNTD Các hình thức giao dịch đặc thù được quy định tại Luật bao gồm: Bánhàng tận cửa; Bán hàng từ xa; Bán hàng bằng cách chào mời qua điện thoại;Bán hàng đa cấp;
Như vậy, có thể nhận thấy Nhật Bản có những quy định rõ ràng và cụthể cho việc bảo vệ NTD trong hoạt động TMDT, dựa theo các quy định vềcác hình thức giao dịch đặc thù Ngoài ra, cũng giống Hàn Quốc, Nhật Bản
cũng xây dựng hệ thống tư vấn, hỗ trợ NTD qua điện thoại và qua email đểgóp phần khuyên khích NTD tự bảo vệ quyên lợi của mình Mô hình các cơ
quan bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản cũng được đánh giá cao, trong đó đứng
'S Xem: http://www.vea.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2786&CateID=373 truy cập ngày 30/06/2018;
'* Xem: http://www.qlct.gov.vn truy cập ngày 30/06/2018;
Trang 35dau là Cục Bảo vệ NTD (Consumer Affairs Agency — CAA) — cơ quan trựcthuộc Chính phủ Nhật Bản và nhận được sự hỗ trợ từ Ủy ban NTD
(Consumer Commission) — cơ quan được thành lập độc lập, không phụ thuộc
vào Chính phủ trong vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD
1.2.3.3 Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của hai quốc gia Nhật Bản và Hàn
Quốc về hệ thống các cơ quan cũng như hệ thống pháp luật và các phương
thức bảo vệ NTD tại hai quốc gia này, có thé rút ra được những bài học cho
pháp luật Việt Nam như sau:
Một là, với những nghiên cứu về pháp luật Hàn Quốc về bảo vệ NTDtrong TMĐT, tác giả nhận thấy có thê học tập áp dụng cho Việt Nam là triểnkhai hệ thống chương trình đánh giá mức độ uy tín của doanh nghiệp, công cụ
hỗ trợ NTD về phát hiện lừa đảo trực tuyến và khâu hiệu đề cao trách nhiệmcủa doanh nghiệp trong TMĐT Đây là những mô hình rất hữu hiệu đã đạtđược những kết quả khả quan khi thực thi trong thực tế tại Hàn Quốc mà nước
ta có thê học hỏi Bên cạnh đó, về mặt luật pháp, tuy pháp luật Hàn Quốc
không có tính đặc thù khi điều chỉnh hoạt động này nhưng qua đó, Việt Nam
có thể rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình, có
những quy định chặt chẽ và đảm bảo hiệu quả thực thi trong công tác bảo vệ NTD trong TMDT.
Hai là, đối với nghiên cứu pháp luật Nhật Bản về bao vệ NTD trong
TMDT, kinh nghiệm mà Việt Nam có thé học tập đó là xây dựng một hệ
thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, liên kết với nhau, tạo khung pháp lý vững
chắc điều chỉnh hoạt động này Đây là tiền đề để xem xét, thảo luận, lẫy ýkiến ban hành một Luật riêng về bảo vệ NTD trong TMĐT gan với những đặcthù của hoạt động này Ngoài ra, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD và sự tham gia của các tổ chức xãhội hỗ trợ công tác bảo vệ NTD dé thực thi phap luat bao vé NTD trongTMDT đạt hiệu qua cao.
Trang 36Tiểu kết chương 1: Chương | của Luận văn đã khái quát được một SỐvan đề lí luận chung về bảo vệ quyền loi NTD trong TMĐT, giúp cho độc gia
có một cái nhìn chung nhất về van dé bảo vệ NTD nói chung và trong TMĐTnói riêng Qua đó, làm tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu những quy địnhpháp luật cụ thể và việc thực thi những quy định pháp luật trong thực tế tại
Chương 2.
Trang 37CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VẺ BẢO VỆQUYEN LỢI NGƯỜI TIỂU DUNG TRONG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ THỰC TIÊN THỊ HÀNH Ở VIỆT NAM
2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong thương mại điện tử
Hiện nay, van dé liên quan dén bao vé NTD trong TMDT không được
quy định rõ ràng và cụ thé trong một văn bản pháp lý thống nhất mà được quy
định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau Ngoài những văn bản chủ chốt như đềcập tại Chương | thì còn một số văn bản pháp luật khác cần thiết cho việc
nghiên cứu tại chương này như sau: Luật An toàn thông tin mạng 2015; Bộ Luật Hình sự 2015; Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo
vệ quyền lợi NTD; Nghị định 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CPngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động thương mai, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cắm va bảo vệ quyền
lợi NTD; Thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lýhoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động
2.1.1 Quy định về nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyên lợingười tiêu dùng trong thương mai điện tứ
Nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước đối với một vấn đềdưới góc độ lý luận được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật.Những nguyên tắc được xây dựng va ban hành là cơ sở quan trọng dé từ đó
các nhà làm luật soạn thao ra những điều luật quy định cụ thê về từng van dé
được điều chỉnh
Nguyên tắc xác định nghĩa vụ bảo vệ quyên lợi NTD là nguyên tắc chỉ
đạo xuyên suốt của Luật bảo vệ quyền lợi NTD, theo đó, xác định vẫn đề bảo
vệ quyền lợi NTD là cần thiết, là cấp bách, là một trong những nhiệm vụ quantrọng không chỉ của một cá nhân, của Nhà nước mà của toàn xã hội Tại Điêu
Trang 384 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định:
“1 Bảo vệ quyên lợi NTD là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn
xã hội.
2 Quyên lợi của NTD được tôn trong và bảo vệ theo quy định của pháp luật
3 Bảo vệ quyên lợi của NTD phải được thực hiện kịp thời, công bằng,minh bạch, đúng pháp luật.
4 Hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD không được xâm phạm đến lợi íchcủa Nhà nước, quyên, lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hànghóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.”
Như vậy, pháp luật quy định trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD nóichung và trong TMDT nói riêng là trách nhiệm chung cua ca Nhà nước vàtoàn xã hội, từ các cá nhân đến cơ quan, tô chức đều phải nêu cao tính thầnnày Quy định như vậy là hoàn toàn hợp ly bởi lẽ, TMDT là một lĩnh vực đặcthù, có sự can thiệp khá sâu của Nhà nước dé dam bảo tính an toàn cho toàn
bộ hệ thống, vì vậy, Nhà nước giữ một vai trò quan trong trong việc đưa racác thiết chế để bảo vệ NTD khi tham gia vào hoạt động TMĐT Mặt khác,
chính mỗi cá nhân NTD trong xã hội phải có ý thức để bảo vệ mình trước
những nguy cơ mat an toàn về thông tin cá nhân cũng như những chiêu trò lừagat của tổ chức, cá nhân kinh doanh băng hoạt động TMĐT
Hơn nữa, việc bảo vệ quyền lợi NTD cần được thực hiện một kịp thời,nhanh chóng, minh bach và tuân thủ đúng quy định của pháp luật Kip thờitức là khi phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm, tô chức, cá nhân cóquyền kiến nghị, khiếu nại ngay tới cơ quan có thâm quyền hoặc những tổ
chức có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ bảo vệ NTD được thành lập từ Trung ương
cho tới địa phương dé yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình Việc kiến nghị,
khiếu nại phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo
công bằng, khách quan, tránh tình trạng NTD lợi dụng các thiết chế bảo vệquyên lợi cho minh dé trục lợi đòi bồi thường từ những tổ chức, cá nhân kinhdoanh khác, xâm phạm đên lợi của cá nhân, tô chức kinh doanh và xâm phạm
Trang 39đến lợi ich chung của Nhà nước va cộng đồng.
2.1.2 Quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong thươngmại điện tử
Vấn đề về bảo vệ thông tin NTD là một trong những vấn đề quan trọngnhất trong việc bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT Đặc thù của TMĐT là thịtrường kinh doanh ảo, kinh doanh thông qua các website, mạng internet hoặc cácmạng viễn thông khác, bằng các phần mềm được mã hóa, kết nối trên toàn câu,
và cho phép không giới hạn số người tham gia vào thị trường kinh doanh này
Bản chất của giao dịch TMĐT cũng vẫn là hành vi thuận mua vừa bán
của khách hàng là tô chức, cá nhân với người bán là các tổ chức, cá nhân kinhdoanh có sử dụng các ứng dụng kinh doanh qua mạng Quá trình từ trưng bày,giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đến mời chào, xác lập giao dịch đều đượcthực hiện thông qua mạng internet và bằng hành vi cụ thé của cá nhân Dé cóthể xác lập giao dịch, trên các trang bán hàng đều có một phần mềm tự độngthu thập thông tin của khách hàng, xác định cách thức giao nhận, thanh toán
và cước phí vận chuyên (nếu có) Khi khách hàng đồng ý giao dịch tức là phải
hoàn thiện hết những thao tác này, cho đến khi hệ thống xác nhận là giao dịch
thành công thì được coi là mua bán thành công Trên thực tế, những hành vi
này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, bằng những cú “click
chuột” khi sử dụng máy tính và băng những cú “chạm” khi sử dụng trênnhững thiết bị điện tử thông minh như máy tính bảng hoặc smartphone
Luật bảo vệ NTD quy định tô chức, cá nhân khi giao dịch với NTD
phải có nghĩa vụ bảo vệ thông tin của NTD, điều đó thé hiện ở các khía cạnh:
Thứ nhất, tô chức, cá nhân, thương nhân khi thu thập và sử dụng thông
tin cá nhân của NTD trên website TMĐT thì phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân'” Đây là trách nhiệm củanhà kinh doanh đồng thời là quyền của NTD được đảm bảo an toàn thông tin
cá nhân của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ
! Điều 68 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về TMĐT;
Trang 40trường hợp co quan nhà nước có thầm quyền yêu câu Ÿ Với bat kỳ mục đíchnào, việc thu thập thông tin cá nhân của NTD khi giao dịch điện tử phải đặtvan dé bao mật thông tin cho khách hàng lên hàng dau.
Thứ hai, trách nhiệm thông báo công khai, rõ ràng đến NTD khi thu
thập thông tin NTD về những vấn đề sau: Mục đích sử dụng; Pham vi sửdụng: Thời gian lưu trữ; Đối tượng được tiếp cận; thông tin của cá nhân, tổchức, thương nhân thu thập; Phương thức hoặc công cụ dé NTD có thé chỉnh
sửa dữ liệu thông tin trên hệ thống website TMĐT của cá nhân, tổ chức,
thương nhân thu thập ” Việc công bố đến NTD về những van đề liên quan
đến thu thập thông tin cá nhân phải được các tổ chức, cá nhân, thương nhân
thu thập thực hiện trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin Nếu việc thu
thập được thực hiện trên website TMĐT thì phải công khai và đăng ở nơi dễnhìn, NTD dễ thấy và đọc có thé hiểu
Thứ ba, khi thu thập, sử dụng thông tin NTD trong giao dịch điện tửphải xin phép và được sự đồng ý của NTD dé thực hiện Đây là van đề liênquan đến bí mật thông tin cá nhân vì vậy pháp luật yêu cầu phải có thủ tục xin
phép NTD khi thu thập thông tin cá nhân của họ và phải được sự đồng ý của
NTD cho phép thu thập và trong các trường hợp sử dụng thông tin NTD như:chia sẻ, cung cấp hoặc chuyển giao thông tin NTD cho bên thứ ba; sử dungthông tin NTD để quảng cáo, giới thiệu mang tính chất thương mại Tuy
nhiên, một số trường hợp được loại trừ như: Thu thập thông tin đã được công
bố công khai trên các website TMĐT; thu thập thông tin dé tiễn hành giao kếthợp đồng: thu thập thông tin dé tính giá, cước phí sử dụng sản phẩm, dịch vucủa NTD trên website TMĐT thi không cần xin phép” Mặt khác, khi sử
dụng thông tin thu thập phải đúng mục đích, đúng phạm vi như đã cam kết,
thông báo tới NTD trước khi tiến hành thu thập Chỉ sử dụng thông tin NTDvào mục đích khác khi có sự đồng ý của NTD””
'S Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010;
'? Điều 69 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về TMĐT;
? Điều 70 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT;
?!' Điều 17 Luật An toàn thông tin mang 2015;