1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - tài chính quốc tế- đề tài - CÁC MÔ HÌNH THẾ HỆ KHỦNG HOẢNG

28 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Mô Hình Thế Hệ Khủng Hoảng
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 322,05 KB

Nội dung

Trang 1

I.PHẦN MỞ ĐẦU:

Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội to lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ

khủng hoảng.Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương

mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể

dẫn đến nguy cơ khủng hoảng

Dựa trên đặc điểm và tính chất của các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ đã và

đang diễn ra, có bốn mô hình khủng hoảng cơ bản:

 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất: đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai

 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai: Khủng hoảng dạng này còn được gọi là khủng hoảng tự phát sinh (self-fulfilling crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mô vừa phải, song cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của

Chính phủ bị suy yếu

 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba: đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế

 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư:khủng hoảng về nợ công.

II.NỘI DUNG CHÍNH:

MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG THỨ NHẤT

1/ Lý thuyết:

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P Krugman (1979) xây dựng và chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giá cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công.Mô hình này xảy ra ở một số nước có nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quá mức (có thể do

Trang 2

Chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia tăng; những điều này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng Trước nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên tục can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống một mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, cùng với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia tăng căng thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mất giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra Mô hình này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng ở một số nước châu Mĩ La Tinh vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 và trong những năm 1990

Tóm tắt mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất:

Tỉ giá cố định là điều kiện thuận lợi để các hoạt động đầu cơ tấn công + nền tảng vĩ mô và chính sách quản lý kém+ cung tiền tăng do chính phủ in để trả nợ => lạm phát tăng => nguy cơ đồng nội tệ mất giá buộc phải tăng cung ngoại tệ,

Duy trì chính sách tỉ giá cố định Giảm cầu nội tệ bằng cách bán ngoại tệ => dự trữ ngoại tệ giảm => tăng hoạt động đầu cơ => kinh tế suy yếu, chính trị xã hội căng thẳng => buộc phải chuyển sang chế độ tỉ giá thả nổi => nội tệ tiếp tục mất giá => khủng hoảng tiền tệ.

2/ phân tích khủng hoảng Mexico:

Khủng hoảng kinh tế Mexico năm 1994 (còn được gọi bằng các tên khác là khủng hoảng Peso Mexico, hay bằng tên lóng là khủng hoảng Tequila theo tên thứ rượu mạnh Tequila nổi tiếng của Mexico) là một cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát bằng sự mất giá nhanh chóng của peso Mexico vào tháng 12 năm 1994 và sau đó lan ra các khu vực

Trang 3

của nền kinh tế của đất nước Cuộc khủng hoảng này không chỉ làm cho kinh tế Mexico chao đảo, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế các nước Mỹ Latin khác Ảnh hưởng ra nước ngoài của nó được gọi là hiệu ứng Tequila Chính phủ Mỹ, Chính phủ Canada, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã phối hợp cấp cho Mexico các khoản tín dụng lên tới 50 tỷ Dollar Mỹ để ngăn chặn sự phát triển và khắc phục hậu quả của khủng hoảng.

Cuối những thập niên 80 ,nền kinh tế Mexico đình trệ và bất ổn, tỉ lệ lạm phát cao, cuộc khủng hoảng nợ 1982 buộc Mexico phải tiến hành cải cách, trong đó kiểm chế lạm phát là mục tiêu chủ đạo Năm 1988,nhờ neo đồng Peso vào đồng USD đã kìm hãm tỉ lệ lạm phát.

Nhưng chính sách này lại ảnh hưởng đến định giá đồng Peso Tỉ giá cố định theo danh nghĩa không phản ánh được thực chất giá trị tiền tệ Đặc biệt là trong thời kỳ khốn khó khi mà tồn tại sự chênh lệch giữa tỉ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài.,

Việc đồng Peso lên giá so với đôla , và việc trở thành thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA ảnh hưởng

Trang 4

bất lợi cho xuất khẩu trong khi đó tạo nên một làn sóng ồ ạt nhập khẩu vào nội địa vượt lên và nhanh hơn cả xuất khẩu.

Gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai chưa từng có trước đây.

Trang 5

Trong suốt khoảng 1992- 1993 cán cân vãng lai của Mexico thâm hụt 48 tỷ đô, năm 1993 thâm hụt tương đương 6,5% tổng sản phẩm trong nước(GDP) Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bằng vay nợ ngắn hạn của nước ngoài.

Bên cạnh đó trong một thời gian dài Lãi suất của Mexico cao hơn lãi suất của Mỹ, kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, lãi suất trong nước cao là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn tư nhân nước ngoài đổ vào nền kinh tế Mexico Từ năm 1990, đầu tư nước ngoài vào thị trường được nhanh chóng biết đến như những danh mục đầu tư khổng lồ, các danh mục đầu tư dường như đã không còn tồn tại từ năm 1989 thì lại tăng lên 28.4 tỷ đô la vào năm 1993 Con số này nằm ngoài tổng dòng vốn 33.3 tỷ đô la Ban đầu, những dòng tiền này chỉ chảy vào để hỗ trợ cho công cuộc sửa đổi nền kinh tế, nhưng sau đó những luồng tiền này đã đóng góp phần lớn trong cán cân thanh toán của Mexico.

Trang 6

Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng làm tệ hại thêm việc đánh giá quá cao đồng Peso,kích thích tăng nhu cầu nhập khẩu, càng làm tăng thâm hụt thương mại Vòng chu kỳ này đã tạo ra sự mất ổn định trong cán cân thanh toán dưới tác động của cán cân vãng lai.

Sử dụng khoản nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, Mexico đã tiềm ẩn một mối rủi ro lớn.Các danh mục này không ổn định và thiên về xu hướng né tránh rủi ro,

Các nhà hoạch định chính sách của Mexico đã không nhận ra được mối nguy hiểm của việc đánh giá cao quá mức đồng nội tệ, tăng thâm hụt cán cân vãng lai, và tin tưởng vào các danh mục đầu tư Lúc bấy giơ, các nhà chức trách vẫn tiếp tục thu hút các dòng vốn đầu tư dài hạn.

Trang 7

Cuối 1993 đầu năm 1994, các nhà đầu tư tiếp tục bơm ngoại tệ vào nền kinh tế Mexico bất chấp những dấu hiệu về thâm hụt cán cân vãng lai của Mexico không thể cứu chữa được và đồng nội tệ được định giá quá cao Nó đã tạo nên một chuỗi các sự kiện chính trị trong năm 1994, và đã bắt đầu làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư vào Mexico Cùng thời gian đó thì Mỹ tăng tỉ lệ lãi suất, làm thay đổi hướng đầu tư ,những dòng vốn đầu tư rút khỏi thị rường mới nổi này.

Trước tình hình rối loạn chính trị, thâm hụt cán cân vãng lai, rủi ro tiềm ẩn khi đồng peso được định giá quá cao làm giảm niềm tin của các nhà đầu vào thị trường Mexico, Với việc xuống dốc của nguồn đầu tư quốc gia, Mexico đã bù đắp tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bằng nguồn dự trữ ngoại hối , Peso đứng trước sức ép mất giá vì chính phủ đã tung nguồn dự trữ ngoại hối để cố định tỷ giá danh nghĩa

Cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Mexico giảm từ US $26 tỷ đến US $18 tỷ.

Tháng 4, lãi suất trái phiếu chính phủ định danh bằng Peso có xu hướng tăng.

Trang 8

Lo ngại rằng điều này có thể gây tổn thương cho khu vực ngân hàng chưa đủ mạnh của đất nước và sợ rằng lãi suất cao có thể gây ra suy thoái kinh tế vào một năm có bầu cử tổng thống, nên chính phủ đã một mặt dùng dự trữ ngoại hối để chống lại xu hướng tăng lãi suất, một mặt tiến hành đổi các trái phiếu chính phủ từ định danh bằng peso sang định danh bằng dollar.

Đã có cảnh báo của một số học giả kinh tế về việc peso quá cao so với dollar Nhưng đồng thời cũng có ý kiến phản đối việc điều chỉnh tỷ giá vì lý do niềm tin của các nhà đầu tư chưa đủ mạnh để có thể không bị hoảng loạn khi tỷ giá thay đổi mạnh Chính phủ Mexico chọn biện pháp vừa dùng dữ trữ ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá, vừa từng bước nhỏ điều chỉnh tỷ giá.

Cuối tháng 9, José Francisco Ruiz Massieu bị ám sát Các nhà đầu tư thêm bất an Song chính phủ vẫn không điều chỉnh chính sách Giữa tháng 10, Cục dữ trữ Liên bang Mỹ tuyên bố mặc dù lo ngại về mức dự trữ ngoại hối ít ỏi của Mexico, song Mexico đừng nên mong đợi chi viện của nước ngoài Các nhà đầu tư càng thêm bất an.

Trang 9

Giữa tháng 10, sau khi một số công ty lớn của Mexico công khai tình trạng lợi nhuận của mình giảm sút Thị trường chứng khoán Mexico chao đảo Áp lực mất giá peso càng thêm mạnh Các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường Mexico.

Cuối tháng 10, thống đốc ngân hàng trung ương Mexico công khai rằng dữ trữ ngoại hối của Mexico chỉ còn 17,12 tỷ dollar.

Ngày 20 tháng 12 năm 2004, peso bị mất giá mạnh Chính phủ đã can thiệp nhằm giảm tốc độ mất giá, song không có hiệu quả mà lại mất rất nhiều dự trữ ngoại hối nhà nước Đến ngày 22, chính phủ đành tuyên bố thả nổi peso.

Các nhà đầu tư đang nắm giữ các khoản nợ bằng đồng peso cảm thấy bị phản bội và hầu hết những nhà quan sát đều bị sốc về việc thả nổi tỷ giá được công bố mà không có một biện pháp kinh tế vĩ mô chặt chẽ lập ra để đối phó với hậu quả Trong những tuần sau đó hầu hết các nhà đầu tư rời bỏ thị trường Mexico, và đưa đất nước vào tình trạng vỡ nợ.

MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG THỨ 2

1/Lý thuyết :

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây dựng Theo Obstfeld việc quyết định bảo vệ tỉ giá hối đoái cố định có cả lợi ích và chi phí Đứng trước sức ép phải thả nổi tỉ giá, nếu chính phủ quyết định bảo vệ tỉ giá cố định thì nó mang lại lợi ích là uy tín về chính sách trong tương lai Nhưng việc bảo vệ tỉ giá này lại gây ảnh hưởng lên nền kinh tế nội địa, vì việc cố định tỉ giá thường kéo theo lãi suất phải tăng lên, làm giảm tốc độ tăng trưởng,sinh ra thất nghiệp Tác động nữa là đối với hệ thống ngân hàng Lãi suất cao buộc các ngan hàng trả lãi suất cao hơn cho tiền gửi Những đối tượng vay nợ theo lãi suất thả nổi sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản Tỉ lệ nợ khó đòi và tình trạng vỡ nợ vì thế tăng lên, làm ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng

Trang 10

vững mạnh của hệ thống ngân hàng Đứng trước sự lựa chọn về lợi ích và chi phí chính phủ có thể lựa chọn bảo vệ tỉ giá hối đoái hay thả nổi.

Các nhà đầu tư cũng có hai lựa chọn, hoặc là tấn công vào đồng nội tệ hoặc không Nếu tại một thời điểm nào đó nếu thấy chi phí để bảo vệ tỉ giá quá lớn, thì các nhà đầu cơ có thể dự đoánrằng chính phủ sẽ thả nổi tỉ giá để giảm lãi suất, thúc đẩy phát triển kinh tế Kỳ vọng này làm cho các nhà đầu cơ cũng như đầu tư đồng loạt bán nội tệ và mua vào ngoại tệ.

Điểm mấu chốt của mô hình Obctfeld là đa cân bằng có thể tồn tại và khủng hoảng có thể mang tính tự phát sinh Kỳ vọng đầu cơ phụ thuộc vào suy đoán về hành động của chính phủ; hành động của chính phủ lại phụ thuộc vào những thay đổi về giá cả và các chỉ số kinh tế khác tác động như thế nào đến tình hình kinh tế chính trị; nhưng những thay đổi về giá cả và các chỉ số kinh tế có thể xảy ra đơn giản là vì kỳ vọng của các nhà đầu tư Những yếu tố và tác động xoay vòng này có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng mà lẽ ra không thể xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra khi các đối tượng trên có những kì vọng như vậy.

Mô hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System) năm 1992-1993.

2/Phân tích cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993: a/Nền tảng một nền kinh tế vĩ mô yếu kém:

Từ năm 1979, các nước thành viên EU thiết lập hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) với một cơ chế tỉ giá(ERM) trong đó xác định khoảng tỉ giá mà liên minh các nước thành viên được phép dao động Đồng Marc Đức trở thành cơ sở cho đồng tiền các nước khác dựa vào.

Năm 1990, bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất Những khoản chi tiêu khổng lồ theo đó mà kéo đến và trở thành điều không thể ngờ tới Nhằm đối phó với áp lực lạm phát tiền tệ, Ngân hàng trung ương Đức đành phải nâng cao lãi suất của đồng

Trang 11

mác Cùng năm đó, Anh gia nhập Hệ thống hối đoái tiền tệ châu Âu (ERM) và cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế với tỉ lệ lạm phát cao gấp ba lần so với Đức lãi suất tăng đến 15%, nền kinh tế bong bóng những năm 80 đang cận kề nguy cơ bị nổ tung Cơ chế tiền tệ lúc đó là tỉ giá hối đoái chỉ được dao động trong giới hạn (+2.25;-2.25) xung quanh mức trung tâm

Cơ chế tiền tệ như trên cộng với sự gia tăng lãi suất ở nước Đức đã gây khó khăn cho các đối tác Lãi suất ở Đức gia tăng nghĩa là đồng Mark trở nên hấp dẫn hơn, một lượng lon711 tiền từ nước ngoài chảy vao Đức Để hỗ trợ cho đồng tiền của mình các nước thanh viên EMS tăng lãi suất, từ đó tạo ra tình trạng giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước thành viên của EMS đang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế Đây chính là nguyên do căn bản của cuộc suy thoái kinh tế năm 1992-1993.

b/Tấn công tiền tệ diễn ra ở các nước châu Âu: b1/Cơ chế một cuộc tấn công tiền tệ:

Về cơ bản, kịch bản một cuộc tấn công tiền tệ diễn ra như sau Các hedge fund (quỹ đầu tư phòng tránh rủi ro mang tính đầu cơ), sau khi phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của một nước, dự đoán rằng không sớm thì muộn nước này sẽ phải phá giá đồng nội tệ Để có thể trục lợi từ việc phá giá đồng nội tệ, hedge fund sẽ tiến hành ký những hợp đồng mua USD (bán nội tệ) có kỳ hạn (forward contract) với các

Chênh lệch giữa giá USD vào thời điểm hiện tại (spot rate) so với giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn (forward rate) sẽ bằng đúng với chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và USD vào thời điểm hợp đồng được ký Đây là nguyên lý mà bất cứ giáo trình tài chính cơ bản

Việc ký hợp đồng kỳ hạn như thế tương đương với việc bán khống (short sell) đồng nội tệ làm tăng thêm áp lực phá giá đồng nội tệ Mặc dù hợp đồng mua USD có thời hạn chỉ

Trang 12

yêu cầu trao đổi tiền tệ trong tương lai, nhưng một khi lượng bán khống đồng nội tệ quá lớn, các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải phòng ngừa rủi ro các nghĩa vụ bán USD trong tương lai của mình bằng cách bán đồng nội tệ và mua vào USD trên thị trường giao

Ngoài việc gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ, các hedge fund sử dụng hợp đồng kỳ hạn như là công cụ để khuếch đại sức mạnh tài chính của mình, nghĩa là chỉ với vài chục triệu USD tiền vốn, họ có thể làm cầu USD tăng lên vài trăm triệu, thậm chỉ vài tỷ USD trên

Thông thường, mức độ khuếch đại vốn của các hedge fund từ 10 đến 100 lần vốn của họ tùy vào từng thị trường Nếu áp lực phá giá chưa đủ lớn, các hedge fund lại tiếp tục mua USD bằng các hợp đồng kỳ hạn, đẩy cầu USD trên thị trường giao ngay cao lên nữa cho đến khi ngân hàng trung ương buộc phải phá giá Lúc đó, các hedge fund chỉ việc thanh lý các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực và kiếm được một khoản lợi nhuận bằng chênh lệch giữa spot rate sau khi đã bị phá giá với forward rate

Điểm mấu chốt để cơ chế tấn công này có thể thành công là các hợp đồng kỳ hạn mà các hedge fund ký được phải có thời hạn dài hơn khoảng thời gian mà ngân hàng trung ương có thể cầm cự được trước khi phá giá Nếu các hợp đồng này hết hạn trước đó, hedge fund sẽ buộc phải thực thi việc mua USD với tỷ giá chưa bị phá và ký tiếp hợp đồng kỳ hạn khác

b2/Diễn biến:

Trang 13

Vào đầu năm 1992 Anh trở thành nước đầu tiên bị tấn công Theo ước tính chỉ trong vái ngày,Ngân hàng Trung Ương Anh quốc đã phải bán ra dự trữ ngoại tệ và mua vảo 15 tỷ đồng bảng Anh để bảo vệ tỉ giá Nhưng đến ngày 16/9/1992, Anh quyết định đi ra khỏi EMS và thả nổi tỉ giá Một ngày sau khi Anh ra đi, Ý cũng đã hành động tương tự Kế đến là Tây Ban Nha,Ai len tăng lãi suất qua đêm lên tới 100% và Pháp cũng đã sử dụng một nửa dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỉ giá giữa đồng France và đồng marc Đến mùa hè năm 1993 Pháp và các quốc gia EMS còn lại cũng đã mở rộng biên độ 15%.

b3/Giải thích bằng mô hình Obsfeld:

Rõ ràng các nước thành viên của EMS vào thời điểm 1992 có đủ dự trữ ngoại tệ(trừ Ý) để hỗ trợ tỷ giá, nhưng đã không làm vậy.Để bảo vệ tỉ giá chính phủ các nước thành viên có thể vay dự trữ ngoại tệ hay nâng lãi suất,thậm chí có thể áp đặt chính sách ngoại hối tạm thời Những biện pháp này có thể bảo vệ tỉ giá cố định nhưng tạo ra chi phí lớn về mặt kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm suy giảm kinh tế và thất nghiệp cao Chính vì vậy chính phủ các nước thành viên EMS phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của việc không điều chỉnh tỉ giá Nếu trong một tình huống nào đó làm tăng những ước tính của thị trường về chi phí chính phủ phải chịu khi duy trì tỉ giá cố định thì một cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ sẽ xảy ra va chính phủ tốt nhất là nện chuyển sang tỷ giá thả nổi.

Trang 14

MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG THỨ 3:

1/ Lý thuyết:

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Đây là những tiền đề cho mô hình khủng hoảng thứ ba

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xây dựng,đặctrưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoảnvốn trong cán cân thanh toán quốc tếViệc tự do hoá tài khoản vốnthiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến haihệ quả là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kép:

(i) Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâmhụt cán cân vãng lai; và (ii) Vốn ngắn hạnchiếm tỷ trọng quá lớn.

2/Phân tích tình hình Thái Lan 1997

Ngày đăng: 13/04/2024, 19:05

w