1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tài chính quốc tế đề tài biến động giá năng lượng 2022 2023 nguyên nhân và hệ quả

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến Động Giá Năng Lượng 2022-2023: Nguyên Nhân Và Hệ Quả
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,21 MB

Nội dung

Đối với các doanh nghiệp, biến động giá năng lượng có thểtác động đến chi phí sản xuất và lợi nhuậnII.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG NĂM 2022 - 2023II.1Thị trường xăng năm 2022-2023Năm

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG



TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 2022-2023:

NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH MỤC LỤC

I BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ? 5

II TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG NĂM 2022 - 2023 5 2.1 Thị trường xăng năm 2022-2023 5

2.2 Thị trường dầu năm 2022-2023 10

2.3 Thị trường khí đốt năm 2022 – 2023 12

III.NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 2022-2023 17

3.1 Nguyên nhân biến động giá xăng, dầu 17

3.2 Nguyên nhân biến động giá khí đốt 22

IV HỆ QUẢ BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 2022-2023 24

4.1 Hệ quả biến động giá xăng 24

4.2 Hệ quả của biến động giá dầu 25

4.3 Hệ quả của biến động giá khí đốt 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

2

Trang 3

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới

21/2/2023-1/3/2023 8

Hình 2: Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới 23/10/1023-1/11/2023 8

Hình 3: Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước 1/1/2023-1/11/2023 9

Hình 4: Diễn biến giá dầu thô WTI và Brent từ đầu năm 2023 12

Hình 5: Giá khí đốt tại Mỹ, Nhật và châu Âu từ 1/2019-7/2022 13

Hình 6: Giá khí đốt lao dốc mạnh trong năm 2023 15

Hình 7: Tổng công ty Khí Việt Nam PV GAS 16

Hình 8: Giá gas Thương phiếu Petrolimex tháng 4 17

Hình 9: Biểu đồ diễn biến giá xăng dầu 2022 17

Hình 10: Biểu đồ diễn biến giá xăng dầu 2023 20

3

Trang 4

BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 2022-2023: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ

I BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?

Biến động giá năng lượng là sự biến đổi của giá của năng lượng, như xăng dầu, khíđốt, điện, hay năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời và gió) trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Sự biến động này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cung cấp và cầu,tình hình kinh tế toàn cầu, sự biến đổi trong thời tiết, chính trị, và sự kiện địaphương hoặc quốc tế khác có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng.Biến động giá năng lượng có thể ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu dùng và cácdoanh nghiệp Khi giá năng lượng tăng đột ngột và không ổn định, người tiêu dùng

có thể phải trả nhiều tiền hơn cho hóa đơn điện, nhiên liệu, hoặc sản phẩm và dịch

vụ khác mà họ tiêu thụ Đối với các doanh nghiệp, biến động giá năng lượng có thểtác động đến chi phí sản xuất và lợi nhuận

II TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG NĂM 2022 - 2023

II.1 Thị trường xăng năm 2022-2023

Năm 2022

Thế giới

Năm 2022 là năm "dị biệt" của thị trường xăng thế giới, 6 tháng đầu năm 2022, thịtrường xăng thế giới có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm, giá xăng dầu liêntục tăng cao do sự phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới làm tổngnhu cầu đối với mặt hàng xăng tăng cao Bình quân giá các mặt hàng xăng ở mức110-120 USD một thùng, tăng 40,5-60% so với 2021

Thị trường xăng thế giới trong thời gian giữa 2 kỳ điều hành giá vừa qua có nhiềubiến động Nguồn cung cho thị trường (nhất là khu vực châu Âu) tiếp tục chịu ảnhhưởng từ việc các nước châu Âu thống nhất tăng mức cấm vận đối với các sảnphẩm xăng dầu từ Nga, trong khi đó tồn kho dầu thô của Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp

Về nhu cầu, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng chốngdịch bệnh Covid-19 tại Thượng Hải từ 01/6/2022 sẽ hỗ trợ cầu xăng tăng mạnh và

4

Trang 5

nhu cầu một số mặt hàng xăng tăng khi đang vào mùa lái xe mùa Hè tại Hoa Kỳ.Các yếu tố trên đã đẩy giá các mặt hàng xăng tăng khá cao so với kỳ điều hànhtrước Một số nước trong khu vực như Trung Quốc (1,35 USD/lít); Thái Lan (1,43USD/lít), Lào (1,74 USD/lít), Hàn Quốc (1,53 USD/lít); Campuchia (1,39USD/lít).

Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thị trường xăng Việt Nam chịuảnh hưởng, phụ thuộc lớn vào thị trường xăng thế giới Đây là điều hiển nhiên vìnước ta nhập khẩu 20-25% xăng vào sử dụng thị trường trong nước, số còn lại Nhàmáy Lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn sản xuất

Trong nửa đầu năm 2022, thị trường mặt hàng xăng trong nước trong 6 tháng đầunăm 2022 có nhiều biến động Nguồn cung trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhàmáy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất sản xuất và không cung ứng đủ sảnlượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết Dù 2 nhà máy đã sản xuất vượtcông suất, Bình Sơn gần đây sản xuất vượt 112% nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch.Như vậy, còn thiếu 170.000 m3/tấn xăng, dầu các loại (10 tháng đầu năm, nguồnsản xuất trong nước từ 2 nhà máy đạt 9,7 triệu m3/tấn, trong khi kế hoạch đăng ký

10 tháng đầu năm là 9,87 triệu m3/tấn) Trong khi đó, nguồn xăng từ nhập khẩugặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn doxung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine

Đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xảy ra (bắt đầu từtháng 2/2022), thị trường xăng thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khanhiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 thángđầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021) Tuy nhiên, từ cuối tháng

6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng có xu hướng giảm liên lục, đã hơn 10 lầngiảm giá, do nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô hàngđầu thế giới người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng được hưởng lợi, CPI ổnđịnh, nhưng doanh nghiệp xăng thì chịu nhiều khó khăn

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp phânphối và 36 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu (DN đầu mối), nhưng thị trường vẫnxảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu trong thời gian qua Thực tế thời gian quacho thấy, nguồn xăng dầu nhập khẩu trong quý III/2022 của các DN đầu mối kinhdoanh xăng dầu giảm mạnh Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trong quý III/2022,

5

Trang 6

sản lượng nhập khẩu xăng giảm đến 40%, dầu diesel giảm 35% so với quý II/2022.Tổng cục Hải quan cũng cho biết, chỉ có 19/33 DN đầu mối xăng dầu nhập khẩu,còn lại không thấy nguồn hàng nhập khẩu về nước Trong đó, thương nhân đầumối thường nhập khẩu với số lượng lớn, nhưng quý III cũng không nhập, đơn cửnhư Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil

Năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng trên phạm vi toàn cầubởi tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp và khó lường, đặc biệt, cuộc xungđột Nga - Ucraina kéo dài cùng với các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gâyđứt gãy, khan hiếm về nguồn cung xăng dầu (cả thành phẩm và dầu thô) trên thịtrường thế giới; giá xăng tăng cao và trồi, sụt thất thường với biên độ lớn, trongthời gian dài, gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Tỷ giá đồng đô la và lãi suất tíndụng liên tục tăng cao, cùng với sự cố của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sựkhó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngoại tệ do các doanh nghiệp kinhdoanh xăng không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của ngân hàng đãảnh hưởng đến tiến độ và tổng mức nhập khẩu xăng của các doanh nghiệp đầumối gây khó khăn về nguồn cung trong nước ở một số thời điểm nhất định.Thị trường xăng Việt Nam là một thị trường phức tạp với nhiều đầu mối quản lý vàchính sách luôn đi sau sự biến động trong cung cầu Đặc biệt, ở những thời điểmnhạy cảm như cuối năm 2022 khi dự trữ ngoại hối về mức thấp nhất và lãi suấtngân hàng tăng cao đột biến, tình trạng thiếu xăng đã lan rộng trên nhiều tỉnh thànhkhiến người dân phải đi khắp nơi xếp hàng dài để chờ đợi tới lượt mua Cuộc sốngngười dân và ngành vận tải bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề và tình trạng này cònkéo dài đến đầu năm 2023

Năm 2022 đã khép lại, có thể nói đây là năm thị trường xăng dầu có nhiều biếnđộng Giá xăng đã tăng 16 lần, giảm 16 lần, giữ nguyên một lần, có thời điểm vượtmốc 30.000 đồng/lít Đó là vào ngày 21/6, giá xăng lập đỉnh, đạt 32.870 đồng/lít.Thời điểm giá xăng tăng mạnh, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng mạnh, ảnh hưởng lớnđến đời sống người dân cũng như tiểu thương kinh doanh

Khi giá xăng lập đỉnh hơn 30.000 đồng/lít, nhiều loại rau củ, thực phẩm tại chợtruyền thống, dịch vụ vận tải và các hàng hoá thiết yếu khác cũng tăng giá từ 10-30% so với trước đó Nhưng khi giá xăng giảm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếuvẫn không chịu giảm giá, cũng có giảm giá cũng chỉ nhỏ giọt, thậm chí về cuốinăm nhiều mặt hàng còn tăng giá Còn các dịch vụ ăn uống, chế biến sẵn vẫn giữnguyên giá bán sau khi từng “xin khách hàng” để tăng giá bán thêm 5.000-10.000

6

Trang 7

an ninh

160

Preparing Vocabulary FOR UNIT 6

10

Trang 8

đồng/món khi giá xăng dầu lập đỉnh Vào những ngày đầu tháng 10, giá xăng giảmđáng kể so với lúc lập đỉnh vào ngày 21/6, thị trường lại diễn ra tình trạng thiếuxăng cục bộ, đứt gãy ở một số phân khúc Lý do là chi phí chiết khấu cho các nhàbán lẻ quá thấp, thậm chí nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này mà chỉ đầu mốicung cấp mới có Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ thìđương nhiên họ sẽ không mặn mà gì với việc bán Nhiều đại lý chỉ bán nhỏ giọt,trong một lần đổ chỉ cho mua tối đa chỉ 30.000 – 50.000 đồng/xe

Năm 2023

Thế giới

Hình 1: Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới 21/2/2023-1/3/2023

Bình quân giá thành phẩm xăng thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/02/2023 và

kỳ điều hành ngày 01/3/2023 là: 94.182 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chếxăng E5RON92 (giảm 2,671 USD/thùng, tương đương giảm 2,76% so với kỳtrước); 97.928 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2.349 USD/thùng, tương đươnggiảm 2,34% so với kỳ trước)

Trang 9

Bình quân giá thành phẩm xăng thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 23/10/2023 và

kỳ điều hành ngày 01/11/2023 là: 95,246 USD/thùng xăng RON92 dùng để phachế xăng E5RON92 (tăng 1,226 USD/thùng, tương đương tăng 1,30% so với kỳtrước); 100,806 USD/thùng xăng RON95 (tăng 1,858 USD/thùng, tương đươngtăng 1,88% so với kỳ trước)

Việt Nam

- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.614 đồng/lít (tăng 249 đồng/lít so với giá bán

lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.315 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.929 đồng/lít (tăng 416 đồng/lít so với giábán lẻ hiện hành);

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 12lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên

Ngày 1-1-2023, giá xăng được bán với giá cụ thể sau: Xăng E5RON92: Không caohơn 21.020 đồng/lít (tăng 1.045 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơnxăng RON95-III 787 đồng/lít; Xăng RON95-III: Không cao hơn 21.807 đồng/lít(tăng 1.100 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) Ngày 21/03/2023, giá các mặthàng xăng được điều chỉnh như sau: Xăng ESRON92: không cao hơn 22.022đồng/lít (giảm 784 đồng/lít); Xăng RON95-III: không cao hơn 23.038 đồng/lít(giảm 780 đồng/lít) Ngày 22-5 giá xăng dầu đã bật tăng nhẹ trở lại Theo đó, giáxăng RON 95-III tăng lên mức 21.499 đồng (tăng 499 đồng), giá xăng E5 RON 92

là 20.488 đồng (tăng 357 đồng) một lít Đến gần cuối tháng 6.2023, giá xăng trongnước đã giảm gần 30-40% cho tất cả các mặt hàng Xu hướng giá cuối năm có thể

8Hình 3: Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước 1/1/2023-1/11/2023

Trang 10

tăng nhẹ, song vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước Ngày 21-7, giá các loại xăngđều tăng Cụ thể, giá bán xăng E5RON92 không cao hơn 21.639 đồng/lít (tăng1.220 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); giá bán xăng RON95-III không caohơn 22.792 đồng/lít (tăng 1.295 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) Ngày1/8/2023: Giá xăng tăng hơn 1.100 đồng, tiến sát mốc 24.000 đồng/lít Ngày11/10/2023 và kỳ điều hành ngày 23/10/2023 là: 94,020 USD/thùng xăng RON92dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 1,980 USD/thùng, tương đương tăng 2,15%

so với kỳ trước); 98,948 USD/thùng xăng RON95 (tăng 1,926 USD/thùng, tươngđương tăng 1,99% so với kỳ trước)

2.2 Thị trường dầu năm 2022-2023

Năm 2022

Năm 2022, thị trường dầu mỏ thế giới đã trải qua một năm nhiều biến động về giá

cả và nguồn cung Đầu năm 2022, các quốc gia lạc quan về một năm phát triểnkinh tế sau những tháng bị phong tỏa, hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19, lạm phátđược kiểm soát, nhiều việc làm được tạo ra, thương mại hàng hóa phát triển.Tuy nhiên ngày 24/2/2022, cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra và kéo dài đến naytạo ra các cú sốc về kinh tế, chính trị trên toàn thế giới Mỹ, Liên minh châu Âu(EU) và nhiều nước trên thế giới liên tục đưa ra, tham gia vào các đợt cấm vậnkinh tế, chính trị Nga - một trong những đất nước sản xuất và cung cấp dầu mỏ lớnnhất thế giới Điều này khiến các thị trường tài chính, tiền tệ, vận tải, nguyên vậtliệu, nhiên liệu trong đó có dầu mỏ thế giới… bị tác động mạnh Một cuộc khủnghoảng nguồn cung dầu mỏ và biến động giá dầu xảy ra năm 2022 ở nhiều quốc giatrên thế giới với nhiều mức độ khác nhau Ngay khi cuộc xung đột Nga - Ukrainexảy ra, thế giới chứng kiến số lượng lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, đặcbiệt về năng lượng, trong đó có dầu mỏ Mỹ, EU và nhiều nước khác không muốnnhập khẩu dầu mỏ của Nga, đồng thời áp đặt giới hạn giá bán dầu của Nga trên thịtrường thế giới, loại trừ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu… trong khi Nga

là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn nhất trên thế giới

và có thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn cầu

Ngoài ra, EU cấm các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm cho các tàu chở dầu Ngatrên khắp thế giới EU muốn Nga gặp khó khăn trong việc bán dầu cho các kháchhàng ở châu Á, bởi các công ty bảo hiểm của châu Âu cung cấp hợp đồng cho phầnlớn giao dịch thương mại dầu mỏ trên toàn cầu Trong gói trừng phạt này, EU cấmdầu thô và các sản phẩm dầu từ Nga nhập khẩu vào EU qua đường biển, phươngthức vận tải chiếm tới 2/3 tổng lượng dầu mà châu Âu nhập khẩu từ Nga Bên cạnh

9

Trang 11

đó, EU có kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trong cùng kỳ

và cấm các công ty châu Âu đầu tư mới vào lĩnh vực này

Việc EU, Mỹ và một số nước không mua dầu của Nga, tham gia cấm vận các hoạtđộng mua bán liên quan đến dầu của Nga đã làm cho cung cầu dầu mỏ trong ngắnhạn trên thế giới bị ảnh hưởng bởi những quốc gia này chưa thể tìm ngay được cácnhà cung cấp mới Việc sản xuất dầu mỏ của một số quốc gia không thể gia tăngngay sản lượng để phục vụ cho các khách hàng mới là các quốc gia không mua dầucủa Nga Việc vận chuyển dầu, kho bãi, bể chứa cũng không thể đáp ứng gấp nhucầu và yêu cầu của các quốc gia không mua dầu của Nga Điều này khiến cung cầudầu mỏ cho nhiều quốc gia bị mất cân đối, giá dầu thế giới biến động mạnh trongngắn hạn

Năm 2023

Nhìn chung, xu hướng tăng của giá dầu thế giới bắt đầu từ khoảng đầu tháng7/2023, sau khi nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia tự nguyện cắtgiảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, tương đương với 1% nhu cầu dầu toàncầu Bên cạnh đó, nước này vẫn tiếp tục thực hiện mức hạn ngạch hạn chế sảnlượng theo tuyên bố chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và đồngminh (OPEC+)

Việc Saudi Arabia tuyên bố duy trì kế hoạch đến hết năm 2023, ngay trong mùatiêu thụ cao điểm tại nhiều quốc gia đã tạo ra lo ngại thiếu hụt nguồn cung Bêncạnh đó, đồng minh của nhóm OPEC+ là Nga cũng cắt giảm xuất khẩu 300.000thùng dầu/ngày cho tới cuối năm nay, so với mức cơ sở trung bình tháng 5 vàtháng 6 Đây là nguyên nhân chính đã đẩy giá dầu liên tục tăng cao trong giai đoạnqua

Ông Troy Vincent, nhà phân tích thị trường cao cấp tại công ty dịch vụ tài chínhDTN cho hay với việc Saudi Arabia cắt giảm xuất khẩu 1 triệu thùng/ngày trongtháng Tám và có khả năng kéo dài sang quý 4/2023, thị trường đang định giá theotriển vọng lưu kho thắt chặt hơn khi hướng tới năm 2024 Theo ông, câu hỏi lớn ởthời điểm này là điều gì sẽ khiến Saudi Arabia ngừng kế hoạch cắt giảm này Cómột khả năng là Nga không tiếp tục cắt giảm tự nguyện và bắt đầu chiếm quánhiều thị phần so với ý muốn của Saudi Arabia

Ngoài ra, báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đưa ra dựbáo, thị trường dầu sẽ thâm hụt khoảng 580.000 thùng/ngày trong quý III và240.000 thùng/ngày trong quý IV năm nay Điều này tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giádầu trong phần còn lại của năm 2023 Trong quý 3/2023, giá dầu đã tăng gần 30%

10

Trang 12

so với quý 2/2023, có thời điểm giá dầu WTI và Brent chạm mốc 95 USD/thùng.Hơn nữa, một số động thái mới của Nga bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel vàxăng chất lượng cao kể từ ngày 21/9/2023 cũng tăng lo ngại về nguồn cung nhiênliệu trên thế giới.

Trong báo cáo thị trường khí đốt hàng quý được công bố, IEA cho biết thị trườngkhí đốt tự nhiên trên toàn thế giới đã thắt chặt kể từ năm 2021 và tiêu thụ khí đốttoàn cầu dự kiến sẽ giảm 0,8% trong năm 2022 do mức giảm kỷ lục 10% ở châu

Âu cũng như nhu cầu không đổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Tại châu Âu, tiêu thụ khí đốt đã giảm 10% trong 8 tháng kể từ đầu năm 2022 sovới cùng kỳ năm 2021, do lĩnh vực công nghiệp giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốtkhi các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng bởi chi phí sản xuất tăng cao

Nguồn cung khí đốt từ các đường ống dẫn dầu của Nga sang châu Âu đã giảmtrong năm 2022 và giờ chỉ còn lại rất khiêm tốn sau khi đường ống dẫn dầu Dòng

11

Trang 13

chảy Phương Bắc 1 (Nord Stream 1) từ Nga đến Đức bị đóng cửa vào đầu tháng 9

và rò rỉ trên hệ thống vào tuần trước

Kể từ ngày 31/8, gã khổng lồ năng lượng do nhà nước Nga kiểm soát - Gazprom

đã ngừng toàn bộ việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 với lý dobảo dưỡng tua bin duy nhất của họ Tuy nhiên, thay vì trở lại hoạt động sau 3 ngày,Gazprom lại dẫn lý do rò rỉ dầu và thông báo đóng cửa vô thời hạn đường ống này.Thông báo gây sốc trên được đưa ra trong bối cảnh các cường quốc kinh tế G7đang ủng hộ đề xuất áp dụng cơ chế giá trần với dầu Nga Giới phân tích nănglượng gọi đây là sự leo thang trong nỗ lực gây nỗi đau kinh tế cho châu Âu củaNga Điện Kremlin đã tuyên bố rằng việc nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu

là phụ thuộc hoàn toàn vào việc châu Âu có dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Moscow haykhông Việc "khóa van" hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1, kết nốigiữa Nga và Đức qua biển Baltic, đã khiến cho giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt Nga thực hiện lời cảnh báo là trừng phạt công ty năng lượng Ukraine Naftogaz,một trong những tuyến đường cung cấp khí đốt cuối cùng của Nga tới châu Âu cóthể bị đóng cửa Điều này làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ngaykhi mùa Đông, thời điểm nhu cầu sưởi ấm cao nhất tại châu Âu, bắt đầu

Châu Âu đã cố gắng phần nào bù đắp khoảng trống về khí đốt của Nga trong nămnay thông qua việc tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) IEA dựbáo nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ tăng hơn 60 tỷ m3 trong năm 2022, hoặc gấphơn hai lần so với năng lực xuất khẩu bổ sung LNG trên toàn cầu Điều này cónghĩa là nhập khẩu LNG của châu Á có thể ở mức thấp hơn năm 2021, do giá khíđốt cao ở châu Âu Nhu cầu của châu Âu đối với khí hóa lỏng (LNG) để bổ sungcho nguồn cung giảm từ Nga đã đẩy chi phí năng lượng ở châu Á lên cao, nơi giáLNG đã tăng 87% trong tháng 8/2022 Giá khí đốt tại Mỹ đã tăng 120% trong cùngtháng 8/2022, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của châu Âu (8,80 USD/BTU

so với 70,00 USD/BTU tại châu Âu)

12

Trang 14

Hình 5: Giá khí đốt tại Mỹ, Nhật và châu Âu từ 1/2019-7/2022

Ví dụ về khí đốt - gas

Năm 2022 chứng kiến sự biến động không ngừng của giá gas thế giới do tác động

từ cuộc khủng hoảng năng lượng Nga - EU Giá gas trong nước cũng chịu ảnhhưởng không nhỏ khi nguồn cung phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt vàbiến động tỷ giá

Tình hình biến động giá gas thế giới 2022

Năm 2022 chứng kiến sự biến động không ngừng của giá khí đốt tự nhiên trên thịtrường thế giới Một phần nguyên nhân của sự biến động này xuất phát từ cuộckhủng hoảng năng lượng Châu Âu Từ mức giá khoảng hơn 3,5 USD/MMBtu, giákhí đốt đã tăng lên gấp đôi vào tháng 4/2022, thậm chí gần gấp 3 vào cuối tháng8/2022

Trong những tháng cuối năm 2022, mặc dù Châu Âu đã có nhiều biện pháp đối phóvới khủng hoảng năng lượng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Nga khiến giá khí đốtgiảm nhưng nhìn chung vẫn chưa thể quay lại mốc đầu năm Theo số liệu thống kêcủa TradingEconomics, giá khí đốt cuối năm 2022 vẫn cao hơn gần 30% so vớithời điểm cuối năm 2021

Tình hình biến động giá gas trong nước 2022

Trong 12 tháng năm 2022, giá gas bán lẻ trong nước biến động không ngừng với 5chu kỳ tăng và 7 chu kỳ giảm Cụ thể, giá gas 12kg tăng giảm như sau:

13

Trang 15

=>Như vậy, tính đến cuối năm 2022, giá gas bán lẻ trong nước ghi nhận 7 lần giảmvới tổng mức giảm 118.000đ và 5 lần tăng với tổng mức tăng 107.000đ Như vậy,giá gas tháng 12/2022 đã giảm 11.000đ so với thời điểm cuối năm 2022.

Sự biến động về giá gas bán lẻ chịu tác động lớn từ diễn biến giá gas thế giới và tỷgiá USD bởi 60% nhu cầu tiêu thụ vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu khí đốt.Trong 12 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng hơn 2 triệu tấn khí đốt hóalỏng với giá nhập khẩu bình quân khoảng 785 USD/tấn Riêng tháng 4/2022, giánhập khẩu LPG lên đến 911 USD/tấn

Năm 2023

Thế giới

Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 do nhập khẩu khíđốt qua đường ống sụt giảm và xu hướng này dường như vẫn sẽ duy trì cho đếncuối năm nay, theo đánh giá của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt

Hình 6: Giá khí đốt lao dốc mạnh trong năm 2023Giá khí đốt đã giảm đáng kể vào tháng 1/2023 Sau đó, vào tháng 4/2023, giá tiếptục giảm thêm “33%” trên sàn TTF và “gần 25%” trên sàn JKM, so với giá củatháng 1 Lượng nhập khẩu khí đốt đường ống của Liên minh châu Âu đạt tổngcộng 11,6 tỉ mét khối trong tháng 6, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong

14

Trang 16

nửa đầu năm 2023, mức tiêu thụ khí đốt của liên minh gồm 27 thành viên đã giảm10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 178 tỉ mét khối Nhìn chung, việcvận chuyển khí đốt qua đường ống tới EU đã giảm 34% xuống còn 76,7 tỉ mét khối

do nhập khẩu từ Nga và Na Uy giảm

Trong báo cáo về nhu cầu khí đốt trong trung hạn, IEA giải thích, mặc dù căngthẳng thị trường đã hạ nhiệt trong 3 quý đầu năm nay, nhưng nguồn cung khí đốtvẫn tương đối thắt chặt và giá cả tiếp tục biến động mạnh Điều này phản ánh sựcân bằng mong manh trên thị trường khí đốt toàn cầu Nhu cầu khí đốt nói chung

từ các thị trường trưởng thành ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu vàBắc Mỹ đã đạt đỉnh điểm vào năm 2021 và được dự báo sẽ giảm 1% mỗi năm chođến năm 2026 Nga có kế hoạch tăng cường quan hệ năng lượng với Trung Quốcvới giá bán khí đốt chỉ bằng một nửa so với châu Âu

Nga dự kiến bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 297,3 USD/1.000m3,

so với mức giá trung bình 501,6 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và các khách hàng châu Âukhác

Việt Nam

Hình 7: Tổng công ty Khí Việt Nam PV GAS

9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chi hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu trên 1,9triệu tấn khí đốt hóa lỏng (LPG) từ các thị trường, tăng 35,4% về lượng nhưnggiảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Nhập khí đốt hóa lỏng trong 9tháng năm 2023 của Việt Nam đã bằng 97,5% tổng lượng nhập của cả năm 2022.Giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/4 ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ đầunăm tới nay Cụ thể, so với tháng 3, mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêudùng giảm từ 58.000-62.000 đồng, loại 45kg giảm khoảng 220.000 đồng/bình, tùythương hiệu Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP Hồ Chí Minh (SaigonPetro) thông báo, từ ngày 1/4, giá gas của công ty này sẽ giảm 62.000 đồng/bình

12 kg, tương đương mức giảm 5.167 đồng/kg (đã bao gồm VAT) Với mức giảmnày, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 399.000 đồng/bình 12 kg

15

Trang 17

Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro giảm 4.833 đồng/kg Như vậy,bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng giảm 58.000đồng/bình.

Thương hiệu gas Petrolimex tại Hà Nội điều chỉnh giảm gần 60.000 đồng/bình 12

kg và hơn 237.000 đồng/bình 48kg từ ngày 1/4 Do đó, giá bán lẻ đến tay ngườitiêu dùng là 405.240 đồng/bình 12 kg; Đối với bình 48kg sẽ còn 1.620.960đồng/bình

Nguyên nhân giá gas trong nước quay đầu giảm mạnh là do giá gas thế giới tháng

4 chốt ở mức 550 USD/tấn, giảm 180 USD/tấn so với tháng 3 Hiện nguồn cunggas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ Vì vậy, các doanh nghiệpkinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo

Hình 8: Giá gas Thương phiếu Petrolimex tháng 4

III NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 2022-2023

III.1 Nguyên nhân biến động giá xăng, dầu

Năm 2022

16

Ngày đăng: 26/02/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w