1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề hsg 8 nh 23 24 q trạch

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Thi Học Sinh Giỏi Huyện Năm Học 2023-2024
Trường học Trường THCS Quảng Trạch
Chuyên ngành Lịch sử- Địa lí 8
Thể loại đề thi
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Quảng Xương
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 33,11 KB

Nội dung

Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia Câu 5: 4.0 điểm: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm đầu th

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG TRẠCH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2023- 2024

Môn: Lịch sử- Địa lí 8

Thời gian: 150 phút

I.LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 0 ĐIỂM)

Câu 1(3.0 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân, hậu quả và tác động của cuộc chiến

tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hoàn bình thế giới?

Câu 2(3.0 điểm): Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự

kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?

II.LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 ĐIỂM)

Câu 3 (3.0 điểm):

Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội nào

để nước ta không trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến? Em hãy phân tích các cơ hội đó?

Câu 4 (3,0 điểm):

Lập bảng so sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu

thế kỉ XX ?( Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia)

Câu 5: (4.0 điểm):

Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm đầu thế kỉ

XX đến năm 1918? Những hoạt động cứu nước của Người có ý nghĩa và giá trị như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Là học sinh em rút ra được bài học gì trong

cuộc vận động ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

III.CHỦ ĐỀ CHUNG (4.0 DIỂM)

Câu 6 (2.0 điểm): Em hãy mô tả chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Cửu

Long?

C©u 7( 2,0điểm): Những thuận lợi và khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền,các quyền

và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1

(3.0

điểm)

a.Nguyên nhân

-Nguyên nhân sâu xa:

+Do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay

đổi Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh Pháp) kinh tế

phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa Còn các đế quốc mới ra

đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng

có ít thuộc địa Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ”

về thuộc địa là hết sức gay gắt Cho nên các đế quốc Đức, Mĩ, Nhật tích

cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế giành giật thuộc địa.Các

cuộc chiến tranh đế quốc bước đầu chia lại thế giới đã diễn ra Đó là

chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898) và chiến tranh Anh – Bô-Ơ (1899 –

1902): Anh thôn tính hai nước của người Bô-Ơ, sáp nhập vào Nam Phi;

chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905)

+ Mâu thuẫn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa phát triển gay gắt dẫn

đến hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: khối Liên minh gồm

Đức, Áo- Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882; khối Hiệp ước gồm Anh,

Pháp, Nga ra đời năm 1907 Cả hai khối tích cực chuẩn bị chiến tranh để

thanh toán địch thủ chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới Đây chính là

nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

- Nguyên nhân trực tiếp: Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những

năm 1912- 1913 đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh Ngày 28- 6- 1914,

Thái tử kế vị Áo- Hung bị ám sát ở Xéc-bi Nhân sự kiện này, Áo- Hung

tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8- 1914 Chiến

tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới

b,Hậu quả và tác động

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối

với cả hai bên tham chiến Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối

Hiệp ước, song đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân loại

+10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, chi phí cho chiến

tranh lên tới 85 tỉ đô la

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy

Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ Riêng Mỹ được hưởng lợi

trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần Nhật

0,5

0,5

0,5

0,75

0,25

Trang 3

Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và

Thái Bình Dương

- Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành

lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị

thế giới

c.Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới

-Bản thân tích cực học tập, yêu tự do, bảo vệ hòa bình, có tinh thần

chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc

-Lên án, tố cáo, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sử dụng vũ khí

hủy diệt Tuyên truyền đến mọi người thông điệp vì một thế giới hòa

bình

0,5

Câu 2

(3,0

điểm)

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện

lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ

XX vì: Cách mạng tháng lợi hoàn toàn tren đất nước Nga rộng lớn không

chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc Nga mà còn có ý nghĩa to lớn đối

với thế giới, làm rung chuyển chấn động cả thế giới

-Đối với dân tộc Nga:Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập

ta bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy

nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga

-Đối với thế giới:

+Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng

của giai cấp công nhân quốc tế,chỉ ra cho họ conđường đi tới thắng lợi

trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường

giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới

+ Cách mạng tháng Mười Nga có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử

và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế

quốc chủ nghĩa,tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa

Chủ tịch HCM đã đánh giá vai trò của Cách mạng tháng Mười “Giống

như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm

châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu nười bị áp bức, bóc lột trên Trái

Đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý

nghĩa to lớn và sâu sắc như thế”

0,5

1.0

0,5

0,5

0,5

Câu 3

(3.0

điểm)

a.Những cơ hội

- Năm 1860, Pháp phải điều quân sang chiến trường Châu Âu và Trung

Quốc chỉ để lại ở Gia Định 1000 quân trên chiến tuyến dài 10km

-Ngày 21/ 12/1873: Chiến thắng Cầu Gấy lần thứ nhất

- Ngày 19/5/ 1883: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai

b.Phân tích.

- Đầu năm 1860, Pháp đang sa lầy ở chiến trường Châu Âu và Trung

0,25

0,25 0,25 0,75

Trang 4

Quốc, không thể viện trợ cho quân đội Pháp ở Việt Nam Một lực lượng

ở Gia Định bị điều sang Trung Quốc Ở Gia Định, quân Pháp chỉ còn

khoảng 1000 quân, phải đóng trên chiến tuyến dài khoảng 10km Nhưng

quân triều đình lại cho xây dựng và đóng quân ở đại đồn Chí Hòa trong

tư thế “thủ hiểm” mà lẽ ra nên phản công truy quét địch và sau khi ổn

định, Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn, đại đồn Chí Hòa thất

thủ

- Ngày 21/12/ 1873, trận Cầu Giấy lần thứ nhất thắng lợi, tên chỉ huy

Pháp là Gác-ni-ê tử trận, nhiều binh sĩ và sĩ quan Pháp bị giết, làm cho

quân Pháp ở Hà Nội và nhiều nơi hoang mang dao động, ngược lại tinh

thần chiến đấu của quân ta lên cao Đây là cơ hội để quân ta tiêu diệt

chúng, nhưng triều Nguyễn lại ra lệnh quân rút lên mạn ngược để thương

lượng, kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) Theo đó Pháp se rút quân

khỏi Bắc Kì, còn triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc

Pháp

- Ngày 19/5/1883: trận Cầu Giấy lần thứ hai của quân ta thắng lợi,

Ri-vi-e và nhiều binh si bị giết tại trận Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm

cho quân Pháp hoang mang, dao động cực độ, chúng toan bỏ chạy nhưng

triều đình Huế lại ra lệnh bãi binh chủ trương thương lượng với Pháp với

hi vọng chúng se rút quân như năm 1873 Sau đó chúng tăng thêm lực

lượng viện binh, cuối tháng 7/1883 nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội

bộ triều đình lục đục, trong khi chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển

mạnh, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An,

cửa ngõ kin thành Huế Triều đình Huế vội vã xin đình chiến và kí với

Pháp hiệp ước Hác-măng chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở

Bắc Kì và Trung Kì, cơ bản biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, nhà

Nguyễn đầu hành hoàn toàn thực dân Pháp,

0,75

0,75

Câu 4:

(3.0

điểm)

Lập bảng so sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng

cứu nước đầu thê kỉ XX ?(Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương

thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia)

Các nội dung

chủ yếu

Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX

Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX

Mục tiêu Đánh Pháp giành độc

lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa (theo hướng tư sản)

Thành phần lãnh

đạo

Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông dân

Các nhà nho yêu nước

1.0

0,5

Trang 5

Phương thức

hoạt động

Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền

giáo dục, vận động cải cách xã hội

Các phong trào

tiêu biểu

Cần Vương, nông dân Yên Thế

Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, vận động Duy tân

Lực lượng tham

gia

Chủ yếu là nông dân Nhiều tầng lớp, giai cấp

trong xã hội

0,5

0,5

0,5

Câu 5:

(4.0điể

m)

a.Hoàn cảnh

- Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

theo đường lối phong kiến và dân chủ tư sản đều thất bại, cách mạng VN

lâm vào bế tắc và khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo Đòi hỏi

phải tìm ra con đường cứu nước mới

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên- Nam Đàn –

Nghệ An Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho yêu nước được sống

trên quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, lớn lên

được chứng kiến hàng loạt phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế

kỉ XX diễn ra sôi nổi nhưng thất bại lại được tiếp xúc với các nhà yêu

nước như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng rất

khâm phục, song không tán thành con đường cứu nước của họ nên

Nguyễn Tất Thành quyết định tìm con đường cứu nước mới

b.Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành

- Năm 1906, Người học tập ở Huế, được tiếp cận với khẩu hiệu “Tự do,

bình đẳng, bác ái” Năm 1908, Người lên đường vào Nam và dạy học ở

trường Dục Thanh( Phan Thiết) Đầu năm 1911, Người vào Sài Gòn làm

công nhân để có cơ hội ra nước ngoài

- Ngày 5/6/1911, từ bến cảng nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành ra

đi tìm đường cứu nước Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu

rồi quay về giúp đồng bào mình

- Từ năm 1911- 1917, Người đi qua các nước Châu Á, Châu Âu, Châu

Phi, làm nhiều nghề để kiếm sống và tiếp xúc với nhiều tầng lớp Người

rút ra kết luận: dù người da trắng, da đen, da vàng ở đâu bọn đế quốc

cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man, từ đó

nhận rõ bạn và thù; Hình thức đấu tranh phong phú như vũ trang, đánh du

kích, tập kích, phục kích, thủy chiến kết hợp với đấu tranh bằng thơ văn

yêu nước

+ Nhân dân biết kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với chống

phong kiến đầu hàng sau khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc, cuộc

kháng chiến chống Pháp của nhân dân tách thành mặt trận riêng, không lệ

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

Trang 6

thuộc vào triều đình.

-Cuối năm 191, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động trong

phong trào đấu tranh của quần chúng lao động và phong trào công nhân

Pháp

- Tuy mới chỉ là những hoạt động ban đầu nhưng là sự chuẩn bị về tư

tưởng cho cách mạng về sau

c.Ý nghĩa và giá trị của những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất

Thành đối với cách mạng Việt Nam

-Sự chuyển biến về lập trường tư tưởng chính trị của Nguyễn Thất

Thành: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,

từ tinh thần dân tộc đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản

-Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Đồng thời mở ra chiều hướng giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối

và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

c.Bản thân em rút ra bài học gì

- Tấm lòng yêu nước thương dân, ý chí quyết tâm giải phóng “gông cùm

nô lệ” cho dân tộc Đó là tính nhân văn của sự yêu thương con người

- Trong mọi hoạt động phải kết hợp lí luận thực tiễn, học đi đôi với hành,

nói đi đôi với làm,

- Ý chí vượt khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, dù trong hoàn

cảnh nào cũng không từ bỏ mục tiêu chiến đấu

-Dám hướng tầm nhìn ra thế giới, quyết tâm học tập Nắm bắt xu thế phát

triển của thế giới, nhằm vận động sáng tạo vào công cuộc xây dựng, bảo

vệ và phát triển đất nước

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu 6:

(2,0

điểm)

Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Cửu Long đơn giản và

điều hòa, chia thành hai mùa:

-Mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu

lượng dòng chảy cả năm Lũ khi lên và rút đều diễn ra chậm vì lưu vực

sông Mê Công dài, có dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ

Tôn-lê-sáp

-Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng

20% lưu lượng dòng chảy cả năm

Đặc biệt ở vùng hạ lưu châu thỏ chịu tác động rất mạnh của chế độ thủy

triều

0,25 0,75

0,75 0,25

Câu 7:

(2,0

điểm)

Những thuận lợi và khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi

ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

*Thuận lợi:

-Công ước của liên hiệp quốc về luật biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia

khẳng định và bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.Cùng

năm đó Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc

0,5

Trang 7

gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển

Đông

-Trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982,Việt Nam đã xây

dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền,các quyền

và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông ,như: Luật Biển Việt Nam

năm 2012.Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,

- Đồng thời, Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên

Biển Đông(COC),kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác

trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục

địa với In – đô-nê-xi-a năm 2003,Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục

địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992

- Tình hình an ninh,chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định,các

nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển

Đông.

* Khó Khăn:

- Hiện nay khó khăn lớn nhất là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của

nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp,ảnh hưởng đến tình hình an ninh

trên Biển Đông,đòi hỏi giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.

0,5

0,25

0,25

0,5

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:46

w