Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực là nguồn lực có vai trò quyết định mọi sự thành công cũng như thất bại của mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các ngành và các địa phương hay yếu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ TIẾN DUY
QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ VIETTEL
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ TIẾN DUY
QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ VIETTEL
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC HIỆP
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Tác giả
Vũ Tiến Duy
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này
Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo và Khoa sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Đức Hiệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra những đóng góp hết sức quý báu để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Công ty CP TVTK Viettel, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, các tài liệu liên quan giúp tác giả hoàn thiện luận văn
Tuy tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu song vì điều kiện hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi để tiếp tục hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Kết cấu nội dung của luận văn: 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: 5
1.1.3 Đánh giá chung 7
1.2 Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Các khái niệm chính 8
1.2.2 Nội dung quản lý nhân lực trong tổ chức doanh nghiệp 13
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNL 30
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực 31
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhân lực ở Viettel và các công ty TVTK thuộc BQP, bài học cho Công ty CP TVTK Viettel 36
1.3.1 Kinh nghiệm từ Viettel và các công ty TVTK thuộc BQP: 36
1.3.2 Bài học kinh nghiệm: 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 41
2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 42
2.2.1 Các phương pháp thu thập số liệu 42
2.2.2 Các phương pháp xử lý thông tin 43
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 6CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CP TVTK VIETTEL 44
3.1 Giới thiệu về Công ty CP TVTK Viettel 44
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 44
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 45
3.1.3 Kết quả các lĩnh vực hoạt động chính 51
3.2 Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại công ty CP TVTK Viettel giai đoạn 2013 -2017 52
3.2.1 Xây dựng kế hoạch nhân lực 52
3.2.2 Tổ chức thực hiện 53
3.2.3 Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực 56
3.3 Đánh giá chung 56
3.3.1 Những kết quả đạt được 56
3.3.2 Những hạn chế 57
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP TVTK VIETTEL 61
4.1 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 61
4.1.1 Phương hướng 61
4.1.2 Mục tiêu 62
4.2 Giải pháp 63
4.2.1 Giải pháp đối với mô hình tổ chức 63
4.2.2 Giải pháp đối với cơ chế tuyển dụng nhân sự 65
4.2.3 Đào tạo, đào tạo lại và thải loại 68
4.2.4 Giải pháp đối với quy chế lương, thưởng và phúc lợi 70
4.2.5 Giải pháp đối với nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể 75
4.2.6 Giải pháp đối với quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ 76
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhân lực là nguồn lực có vai trò quyết định mọi sự thành công cũng như thất bại của mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các ngành và các địa phương hay
yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
QLNL góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động QLNL là giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
QLNL gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân lực QLNL là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị,
nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức QLNL hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản lý nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có QLNL Cung cách QLNL tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp
Ngành viễn thông và CNTT trên thế giới hiện nay có vai trò rất lớn, thể hiện qua bảng thống kê của Forbes, các thương hiệu như Apple, Microsolf, Google đều nằm trong top đầu về giá trị thương hiệu và các ông chủ của nó là Steve Jobs (huyền thoại công nghệ, biến cái không thể thành có thể), Bill Gate (giàu nhất thế giới), Larry Page (doanh nhân quyền lực nhất thế giới) Càng ngày các thương hiệu ngành này càng nhiều và mạnh, gắn liền với cuộc sống của mọi người – Facebook, Alibaba…Nước Mỹ có Apple, Microsolf, Trung Quốc có Alibaba, Huewai Việt Nam có Viettel Viettel hiện là doanh nghiệp top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới, là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới
Với môi trường văn hóa của Viettel, doanh nghiệp quân đội nên việc „giao việc‟ được hiểu là „giao nhiệm vụ‟, đó là mệnh lệnh hành chính của cấp trên cho cấp dưới và phải thực hiện như một lệnh trong quân đội, điều đó được thể hiện trong tất cả các hoạt động của công ty (sản xuất kinh doanh, thiết bị, nhân sự, các
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 10những mặt tích cực thì cũng có sự chồng chéo trong việc QLNL, ví dụ nếu CTCP là
bổ nhiệm chức danh QL thì ở đây là „giao nhiệm vụ‟, khi đó các quyền và nghĩa vụ
sẽ được thể hiện khác đi Công tác tuyển dụng tại công ty cũng vì thế rất chậm do phải trình duyệt từ dưới lên trên và phải giải trình rất nhiều, qua các cấp, hơn nữa lại phải theo quy định tuyển dụng của Tập đoàn Viettel Cơ chế lương cũng rất phức tạp, chưa theo sát với thị trường, còn có người làm ít nhưng lương cao và ngược lại Việc phải báo cáo theo ngành dọc rất nhiều lên trên nên công ty phải có lực lượng nhân lực lãng phí cho việc này
Tính chất công việc của CBCNV công ty hiện nay có tính chất modul, lặp lại rất nhiều dẫn tới đơn điệu, nhàm chán và vì thế mọi người rất khó khăn khi làm những việc mới mà định hướng công ty là mở rộng địa bàn, ngành nghề, tăng năng lực cạnh tranh
Mặt khác, chủ trương cổ phần hóa mạnh mẽ các DNNN của chính phủ sẽ tác động trực tiếp tới công ty trong tương lai gần thông qua giảm dần tỉ lệ sở hữa cổ phần nhà nước
Do đó việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp QLNL phù hợp với sự phát triển của công ty trong thời gian tới là cần thiết và cấp bách Vì vậy, tác giả chọn
đề tài: “ Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế Viettel” làm đề tài
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Viettel trong xu thế phát triển mới?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích
Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Viettel phù hợp với xu hướng phát triển trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ
- Một số nội dung cơ bản liên quan tới quản lý nhân lực như lập kế hoạch nhân lực, tổ chức thực hiện (mô hình tổ chức, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ đối với người lao động), giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch;
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 11- Trên cơ sở định hướng và xu thế phát triển, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực trên các phương diện chính như cơ cấu tổ chức, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, cơ chế giao việc - khoán lương; thi đua khen thưởng, kỷ luật, thải loại tại Công ty CP TVTK Viettel trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhân lực của doanh nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ quản lý kinh tế theo
đó chủ thể quản lý được xác định là Công ty CPTVTK Viettel với những đặc thù riêng có được tính đến là công ty cổ phần quân đội có vốn nhà nước chi phối
- Về không gian: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty CP TVTK Viettel phù hợp với xu thế phát triển Nghiên cứu kinh nghiệm của một số công ty có tính chất tương tự để tham khảo (Công ty TVTK hàng không, Viện thiết kế Bộ quốc phòng);
- Thời gian: giai đoạn 2013 – 2017, định hướng đến năm 2025
4 Kết cấu nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được kết cấu gồm bốn
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý nhân lực trong doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Công ty CP TVTK
Viettel
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực
tại Công ty CP TVTK Viettel
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập và giải quyết một số vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực dưới các góc độ và phạm vi khác nhau liên quan đến đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của đề tài Những nghiên
cứu này góp phần tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài
Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài như:
- Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm ,1996 Sách Phát triển nguồn nhân lực - kinh
nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta Hà Nội: NXB CTQG Cuốn sách đã luận giải một
số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực Cuốn sách chỉ ra rằng, sự phát riển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt
là chiến lược phát riển giáo dục đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”
- TS Nguyễn Thanh, 2005 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất
nước Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Cuốn sách này gồm 3 chương: Chương 1 phát
triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta hiện nay Chương 2 phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở nước ta hiện nay
- thực trạng và một số định hướng chủ yếu Chương 3 phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao CNH- HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo là “ Quốc sách hàng đầu”
- Phan Thuỷ Chi, 2008 Luận án Tiến sỹ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp
LVTS Quản lý kinh tế
Trang 13tác đào tạo quốc tế” của Các vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
được hệ thống trong luận án là nguồn tham khảo cho tác giả
- Hoàng Thế Tùng, 2008 Luận văn cao học: “Hoàn thiện công tác quản trị
nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế” Đề tài khái quát cơ sở lý luận về
quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp trong cả nước, điều tra bằng phiếu phỏng vấn đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo tạo Công ty còn yếu kém, từ đó tác giả đưa ra 6 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty
- Bùi Quang Sáng, 2011, với đề tài khoa học: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng công chức tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện – KBNN Thái Nguyên” Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn của KBNN Thái Nguyên nói riêng và hệ thống KBNN về công tác quản lý, sử dụng công chức tại KBNN cấp huyện trực thuộc KBNN Thái Nguyên, qua đó đưa ra được những giải pháp nhắm quản lý và sử dụng công chức một cách hiệu quả hơn
- Nguyễn Chí Vương, luận văn thạc sỹ kinh tế, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KBNN Hà Nội” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013 Tác giả đã nghiên cứu, phân tích thực trạng nguồn nhân lực của KBNN Hà Nội, chỉ ra phương hướng phát triển, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực KBNN Hà Nội nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế” của Trần Anh Tuấn (2017), Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án tập trung đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý đội ngũ công chức ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Thời gian qua, phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp đã được quan tâm và nghiên cứu khá nhiều ở ngoài nước dưới các góc độ và phạm vi khác nhau Các công trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết không ít các vấn đề liên quan đến
LVTS Quản lý kinh tế