1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế chương trình du lịch cho khách nội địa

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA 1.1 Mục đích đi du lịch Du lịch Việt Nam đang là thị trường phát triển mạnh mẽ, chính vì lí do đó, nhu cầu du lịch của người dân Việt Nam tang lên rõ rệt. Vào mùa du lịch, ở nhưng khu du lịch 2 nổi tiếng các khách sạn từ hạng trung đến chất lượng 5 sao quốc tế thường không có đủ phòng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa. Mục đích của việc đi du lịch của du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân họ. Vì thế, người đi du lịch với mục đích khác nhau thì tất yếu là do nhu cầu khác nhau. Có bốn mục đích chính của khách du lịch nội địa khi họ tiến hành chuyến du lịch đó là: khám phá, gặp gỡ con người, trải nghiệm độc đáo, nghỉ ngơi. Khách du lịch nội địa thích đến tham quan, ngắm cảnh tại các điểm du lịch nổi tiếng, thăm người thân, bạn bè và du lịch kết hợp với công việc. Và trong 4 mục đích này thì 2 mục đích là trải nghiệm độc đáo và nghỉ ngơi là mục đích là mục đích chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tên học phần: : Thiết kế chương trình du lịch Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Thị Thảo

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021

Trang 2

Mục Lục

I PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA 1

1.1 Mục đích đi du lịch 1

1.2 Thời gian rảnh rỗi 2

1.3 Thời điểm đi du lịch 3

1.4 Khả năng thanh toán 3

1.5 Yêu cầu về chất lượng, thói quen tiêu dung du lịch 3

II PHÂN TÍCH TÀI NGYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN, VĂN HÓA 4

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 4

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 5

2.1.1 Gía trị văn hóa vật chất 6

2.2.2 Gía trị văn hóa tinh thần 6

III XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ CHO KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA 7

Trang 3

Đề bài:

1 Phân tích nhu cầu của khách du lịch nội địa và tài nguyên du lịch tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Từ đó, hãy xây dựng chương trình du lịch tới vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch nội địa

2 Giả sử chương trình du lịch anh (chị) vừa thiết kế có các dữ kiện như sau: Số lượng khách: 10 người lớn

Lưu trú: 2 người 1 phòng, Phòng: 2.000.000 đồng/phòng đôi/toàn bộ chương trình Vé tham quan: 350.000 đồng/người Thuê xe: 3 triệu đồng/ngày

Hướng dẫn viên: 800.000 đồng/ngày Chi phí biến đổi khác: 300.000 đồng/người Tiền ăn: 500.000 đồng/ngày/khách

Doanh nghiệp lữ hành xác định mức lợi nhuận bằng 10% giá bán, chi phí khác bằng 10% giá thành, chi phí bán bằng 10% giá bán, thuế bằng 15% giá thành, thuế giá trị gia tăng bằng 10% (Trong trường hợp, anh (chị) sử dụng phương án vận chuyển, lưu trú và các dịch vụ khác, hãy tự đưa ra chi phí thay cho mức chi phí trên)

Anh (chị) hãy xác định giá bán của chương trình du lịch (đã bao gồm VAT) cho một khách

Bài Làm

I PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

1.1 Mục đích đi du lịch

Du lịch Việt Nam đang là thị trường phát triển mạnh mẽ, chính vì lí do đó, nhu cầu du lịch của người dân Việt Nam tang lên rõ rệt Vào mùa du lịch, ở nhưng khu du lịch

Trang 4

nổi tiếng các khách sạn từ hạng trung đến chất lượng 5 sao quốc tế thường không có đủ phòng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa

Mục đích của việc đi du lịch của du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân họ Vì thế, người đi du lịch với mục đích khác nhau thì tất yếu là do nhu cầu khác nhau Có bốn mục đích chính của khách du lịch nội địa khi họ tiến hành chuyến du lịch đó là: khám phá, gặp gỡ con người, trải nghiệm độc đáo, nghỉ ngơi Khách du lịch nội địa thích đến tham quan, ngắm cảnh tại các điểm du lịch nổi tiếng, thăm người thân, bạn bè và du lịch kết hợp với công việc Và trong 4 mục đích này thì 2 mục đích là trải nghiệm độc đáo và nghỉ ngơi là mục đích là mục đích chính

1.2 Thời gian rảnh rỗi

Trong quãng thời gian đi du lịch, khách nội địa thường dùng thời gian rỗi của mình vào việc sử dụng các dịch vụ cơ bản như hát karaoke, đạp xe, chèo thuyền, leo núi,… Tham gia vào các trò chơi dân gian như đánh đu, làm gốm, vẽ tranh Đông Hồ, đập niêu, thả diều Trẻ em thì thích tham gia những trò chơi hiện đại Tuy nhiên nhu cầu tham gia các hoạt động tham quan mạo hiểm của khách không cao

Thời gian rảnh nỗi của khách du lịch sẽ vào thứ bảy, chủ nhật và những ngày lễ, tết như ngày quốc tế Lao Động hay ngày Quốc Khánh hay những dịp nghỉ hè (việc du khách đi vào ngày thứ bảy hay chủ nhật là rất hiếm du nó rảnh hơn so với những ngày khác)

Thời gian rảnh rỗi là một nhân tố cố tính quyết định đến sự tăng trưởng của nhu cầu du lịch thuần tuý Và thời gian nghỉ có lương trong năm càng dài, thời gian rảnh rỗi càng cao và các hoạt động kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu du lịch càng lớn

Trang 5

1.3 Thời điểm đi du lịch

Việt Nam là một điểm đến quanh năm dành cho khách du lịch nhờ vào sự trái ngược về mùa giữa miền Bắc và miền Nam Để có thể tận hưởng những trải nghiệm tốt nhất ở Việt Nam, thời gian đi du lịch của khách du lịch nội địa vào tầm giữa tháng Hai, tháng Tư hoặc giữa tháng Tám và tháng Mười

1.4 Khả năng thanh toán

Du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua Khách nội địa tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào tổng thu của ngành du lịch Thời gian chuyến đi và mức chi tiêu bình quân/ ngày của khách du lịch nội địa ngày càng có xu hướng tăng cao Theo thống kê của Tổng cục Du Lịch, thời gian chuyến đi bình quân của một khách nội địa là 3,7 ngày, chỉ tiêu bình quân của một khách nội địa khoảng từ 1,0 - 1,6 triệu đồng/ ngày

1.5 Yêu cầu về chất lượng, thói quen tiêu dung du lịch

Ngày nay, thu nhập của người Việt Nam đã cao hơn trước, khả năng chi trả cho các dịch vụ, hoạt động du lịch cũng tăng Chính về điều đó, khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt hơn, quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ tại điểm đến Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có trải nghiệm thú vị

Khách du lịch nội địa, thường mua các mặt hàng đặc sản của địa phương để làm quà như áo dài, đồ thổ cẩm, nón Huế, hải sản khô, đặc sản địa phương, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ,… để làm quà và rất nhạy cảm trước mỗi biến động của giá cả tại nơi du lịch

Trang 6

II PHÂN TÍCH TÀI NGYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN, VĂN HÓA

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

2.1.1 Địa hình:

- Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

- Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị

2.1.2 Khí hậu

Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ: Khí hậu khu vực Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, cho nên mùa đông ở đây thời gian lạnh ngắn và ổn định hơn so với các vùng phía đông Hoàng Liên Sơn

Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ: Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có khí hậu cận nhiệt ẩm Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế"

2.1.3 Sinh vật

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng

Trang 7

sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam

2.1.4 Tài nguyên nước

Nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện 2.1.5 Vị trí địa lý

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Vùng trung du, miền núi phía Bắc là một địa bàn rộng lớn và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, ẩm thực, phong tục tập quán,… Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc nhưng có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc Vùng Đông Bắc là nơi cư trú của người Tày, Dao, Mường, Nùng,…; vùng Tây Bắc là nơi cư trú của người Thái, Mông, Dao,…Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng và độc đáo Kho tàng văn hóa của các dân tộc thiểu số trong vùng khá phong phú tạo nên các giá trị văn hóa cơ bản Các giá trị văn hóa đó được thử thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, trải qua sự chắt lọc theo các giai đoạn lịch sử, được thể hiện trong sự tiếp biến của quá trình giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác Nói đến giá trị văn hóa là nói đến những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc

Trang 8

2.1.1 Gía trị văn hóa vật chất

Về nhà ở, mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình Ngôi nhà của người Nùng có những nét độc đáo riêng biệt trong những ngôi nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường Họ thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây cối, vì theo kinh nghiệm của đồng bào, nơi có nhiều cây cối thường không bị sạt lở đất

Về ẩm thực, đối với người DTTS vùng trung du, nguồn lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cách chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm cũng như cách thức tổ chức ăn uống thường không có sự khác biệt nhiều so với người DTTS miền núi phía Bắc Nguồn lương thực, thực phẩm của đồng bào khá phong phú và đa dạng, là nơi nổi tiếng với xôi ngũ sắc, thịt lợn muối,

Về trang phục, đây được coi là bức tranh đa màu sắc trong các loại trang phục truyền thống của từng dân tộc, qua những nét chấm phá đặc sắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đại diện cho những giá trị thẩm mĩ đã được các thế hệ lưu truyền từ xưa đến nay

2.2.2 Gía trị văn hóa tinh thần

Các dân tộc trong vùng sống gắn bó thường xuyên với môi trường tự nhiên nên mặc nhiên ở họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo Tín ngưỡng các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trước hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sau là tín ngưỡng đa thần giáo và một số phương diện chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo.Trong gia đình, cư dân các dân tộc đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên Ngoài ra họ còn thờ Phật, theo Đạo, có khi thờ vị thần được coi là thủy tổ của dân tộc mình

Trang 9

III XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ CHO KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

3.1 Tên chương trình

Tour Du Lịch Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Cạn 3.2 Độ dài thời gian

Trang 10

Tour Du Lịch Hà Giang Cao Bằng Bắc Cạn 5 ngày 4 đêm Phương tiện di chuyển: Ô tô

NGÀY 1: DU LỊCH HÀ NỘI – HÀ GIANG – QUẢN BẠ – YÊN MINH (ĂN – / TRƯA / TỐI)

06h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành cho chuyến đi tour du lịch Hà Giang Cao Bằng Nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại ngã 3 Kim Anh

Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng) Do đó nếu khách hàng bay ra Nội Bài muộn có thể không book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ

11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên (Hàm Yên, Tuyên Quang)

Trang 11

14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô

15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại Km0 của Hà Giang

16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao

17h30: Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi 18h30: Ăn tối Buổi tối tự do Nghỉ đêm tại Yên Minh

NGÀY 2: YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – MÈO VẠC – BẢO LẠC (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)

06h00: Ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vỹ của công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Dọc đường đi Quý khách dừng ghé thăm: Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá cung quanh nhà

Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh

Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20

Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam

Trang 12

12h30: Ăn trưa tại nhà hàng Chiều 13h30: Tiếp tục thăm quan:

Phố Cổ Đồng Văn đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ Quý khách có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Café phố Cổ (chi phí tự túc)

Chinh phục đèo Mã Pì Lèng dài 16km nối Đồng Văn với Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”

Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của Hẻm Tu Sản (hay còn gọi là hẻm vực Mã Pì Lèng hoặc hẻm vực sông Nho Quế) ở độ cao 1500m so với mực nước biển và độ sâu trung bình 800m – nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam

Du thuyền trên Sông Nho Quế: Lên thuyền ngược dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu sản, là hẻm vực sâu nhất của Việt Nam nằm trên dòng sông Nho Quế Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua Hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng (Lưu ý: Chưa bao gồm chi phí thuyền 150.000đ/khách và chi phí đi xe ôm 200.000đ/khách)

19h00: Về tới Bảo Lạc, ăn tối sau đó nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi Buổi tối tự do Nghỉ đêm tại Bảo Lạc

NGÀY 3: BẢO LẠC – BẢN GIỐC – NGƯỜM NGAO – CAO BẰNG (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)

06h00: Trả phòng sau đó ăn sáng và lên xe khởi hành đi Cao Bằng Trên đường đi Quý khách dừng chân chụp hình với những cảnh đẹp trên đường

11h00: Ăn trưa tại Quảng Uyên Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục lên xe đi Bản Giốc

Trang 13

Buổi chiều thăm quan 13h : Thác Bản Giốc, thác có độ cao 53m, chia làm 3 tầng được coi là thác đẹp nhất Việt Nam và là thác lớn nhất Đông Nam Á Đây là thác nước lớn thứ 4 trong top10 thác nước trên thế giới nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia

Thăm quan động Ngườm Ngao (động Hổ), một trong những hang động đẹp nhất không chỉ của Cao Bằng mà của cả miền Bắc

Thăm làng Rèn Phúc Sen với nghề làm dao nổi tiếng tại Quảng Uyên

18h30: Về đến thành phố Cao Bằng Ăn tối sau đó về nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi Buổi tối Quý khách tự do thăm quan mua sắm tại khu vực chợ trung tâm thành phố, đặ biệt là hạt dẻ Nghỉ đêm tại Cao Bằng

NGÀY 04: CAO BẰNG – PÁC BÓ – BA BỂ (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI) 06h00: Trả phòng sau đó ăn sáng và lên xe khởi hành đi Pác Bó

08h00: Đến Pác Bó, Quý khách thăm quan Khu di tích lịch sử Pắc Bó Vào thăm nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945, đoàn chụp hình lưu niệm tại Suối Lê Nin – Núi Các Mác, thăm hang Cốc Bó 10h00: Rời Pác Bó đi Ba Bể Trên đường đi Quý khách ngắm nhìn những con đèo với cảnh đẹp của núi rừng như: đèo Tài Hồ Sìn, đèo Cao Bắc, đèo Khau Khang, đèo Gió 12h00: Dừng xe nghỉ ngơi và ăn trưa trên Đèo Gió

16h00: Đến Ba Bể, Nhận phòng tại nhà sàn của người Tày ven Hồ Ba Bể

18h00: Ăn tối và nghỉ đêm tại Ba Bể Buổi tối, Quý khách có thể lựa chọn giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại hoặc nghe biểu diễn hát Then của người Tày (chi phí tự túc)

NGÀY 05: HỒ BA BỂ – HÀ NỘI (ĂN SÁNG / TRƯA )

Ngày đăng: 12/04/2024, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w