1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nợ công ở một số quốc gia và tình hình nợ công ở Việt Nam những năm gần đây

20 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nợ Công Ở Một Số Quốc Gia Và Tình Hình Nợ Công Ở Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà, Trần Đình Hoan, Nguyễn Ngọc Đại, Dương Vũ Sơn, Nguyễn Quang Tùng, Chhoy Vichheka
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Công
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 326,93 KB

Nội dung

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.. Phân loại nợ công Nợ công bao gồm các loại như sau: - Nợ Chính p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MÔN TÀI CHÍNH CÔNG 2

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

Nợ công ở một số quốc gia và tình hình nợ công ở Việt Nam

những năm gần đây

Họ và tên sinh viên:

1 Nguyễn Ngọc Hà (11211911)

2 Trần Đình Hoan (11212322)

3 Nguyễn Ngọc Đại (11218911)

4 Dương Vũ Sơn (11218925)

5 Nguyễn Quang Tùng (11210123)

Lớp: Tài chính công 2_01(322)

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm, phân loại và tác động 2

1 Khái niệm 2

2 Phân loại nợ công 3

3 Tác động 4

a, Lợi ích 4

b, Mặt tiêu cực 4

II Nợ công ở một số quốc gia trên thế giới 5

1 Sri lanka 5

2 Nhật Bản 6

III Tình hình nợ công ở Việt Nam trong những năm gần đây 7

1 Nợ công Việt Nam 7

2 Thực trạng nợ công và sử dụng nợ công tại Việt Nam 8

a, Giai đoạn trước năm 2016 8

b, Giai đoạn 2017-2021 9

3 So sánh nợ công Việt Nam với khu vực 13

IV Kiến nghị giải pháp 14

Danh mục tài liệu tham khảo: 17

Trang 3

I Khái niệm, phân loại và tác động

1 Khái niệm

Theo quan điểm của Việt Nam thì: “Nợ công là nợ Chính phủ và các khoản nợ

mà Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương” Trong đó:

- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh

- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay

(Luật quản lý nợ công 2017)

2 Phân loại nợ công

Nợ công bao gồm các loại như sau:

- Nợ Chính phủ

+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;

+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh

+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;

+ Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh

- Nợ chính quyền địa phương

+ Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

+ Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

Trang 4

+ Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước

(Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017)

3 Tác động

a, Lợi ích

- Nợ công là một cách tốt để các quốc gia có thêm tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư đồng bộ để tăng trưởng kinh tế Nợ công cũng là một cách an toàn cho người nước ngoài đầu tư vào tăng trưởng của một quốc gia bằng cách mua trái phiếu chính phủ

- Nợ công cũng chính là hình thức huy động nguồn tài chính nhàn rỗi của nhân dân Những khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được sử dụng cho những mục đích chính đáng để đầu tư, phát triển cho đất nước Nợ công cũng hấp dẫn với các nhà đầu

tư không thích rủi ro

- Khi được sử dụng tốt, nợ công giúp cải thiện mức sống của quốc gia Nó cho phép chính phủ có chi phí xây dựng cầu, đường, cải thiện giáo dục, đào tạo nghề

và trả lương hưu Điều này thúc đẩy công dân chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sau này Công dân chi tiết nhiều thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng

- Đối với các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài, Nhà nước có thể tận dụng nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế theo hình thức hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương

b, Mặt tiêu cực

- Nhà nước sẽ gia tăng áp lực về trách nhiệm hoàn trả nợ công và nợ công có thể

sẽ trở thành nợ xấu nếu như năng lực quản lý tài chính của đất nước đó yếu kém

Trang 5

- Nếu như không quản lý chặt chẽ các nguồn vay thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát lãng phí

- Nếu các khoản vay không được sử dụng hợp lý, đầu tư đúng chỗ thì sẽ rất dễ gây đến tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ chồng nợ, hiệu ứng domino…

- Các nhà đầu tư nước ngoài tăng lãi suất để đổi lấy rủi ro vỡ nợ cao, điều đó khiến cho các thành phần của mở rộng kinh tế như nhà ở, tăng trưởng kinh doanh và cho vay tự động đắt đỏ hơn Như vậy, để tránh các gánh nặng này, các chính phủ sẽ cẩn thận tìm ra điểm tới hạn của nợ công, đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đủ nhỏ để giữ mức lãi suất ở thấp

II Nợ công ở một số quốc gia trên thế giới

1 Sri lanka

- Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948, Sri Lanka vào ngày 12/4/2022 đã tuyên bố không đủ khả năng trả khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD Tỷ lệ nợ trên GDP ở mức hơn 100% vào năm 2021

- Đối với những quốc gia đang phát triển thì việc vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách và đầu tư phát triển là một việc làm phổ biến Sri lanka cũng là một quốc gia đang phát triển như thế tuy nhiên vay nước ngoài quá mức cho các dự án hạ tầng mà không có nguồn thu hợp lý để trả nợ là nguyên nhân chính đẩy Sri Lanka vào khủng hoảng Vậy có những tác động nào đã ảnh hưởng đến nguồn thu và cách chi tiêu của chính phủ Sri lanka khiến họ bị “vỡ nợ”?

+ Đầu tiên, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ (59,2% GDP - bao gồm

du lịch, khai thác cảng biển, dịch vụ công nghệ thông tin ), mảng sản xuất vật chất khá khiêm tốn (nông nghiệp chỉ chiếm 7,4% và công nghiệp chế tạo 27,4%), Sri Lanka lâm vào khủng hoảng kinh tế khi giá cả nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh và lạm phát vọt lên mức cao nhất lịch sử 17,5% vào

Trang 6

tháng 3-2022 do ảnh hưởng của Covid 19 Giá gạo, chẳng hạn, đã tăng lên 500 rupee Sri Lanka (1,53 USD) một ký so với bình thường chỉ 80 rupee

+ Thứ hai, dù khá phát triển nhưng lĩnh vực nông nghiệp của Sri Lanka chủ yếu tập trung vào các cây trồng xuất khẩu như trà, cà phê, cao su và gia vị Tháng 4-2021, chính quyền Rajapaksa phạm một sai lầm chết người Nhằm ngăn nguồn ngoại hối chảy ra nước ngoài, một lệnh cấm trắng nhập khẩu phân bón được ban bố Sri Lanka tuyên bố họ sẽ trở thành nước canh tác nông nghiệp hữu cơ 100% Chính sách này thất bại hoàn toàn và bị hủy bỏ vào tháng 11-2021, nhưng hậu quả là sự suy giảm sản lượng nông nghiệp chưa từng thấy, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu lại càng lớn hơn

+ Thứ ba, do nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, nông sản và chế tạo dệt may nên khi Covid 19 lan rộng trên toàn thế giới, giá cả leo thang và việc dừng các hoạt động du lịch đã khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia này sụt giảm trầm trọng Dẫn đến việc họ không thể trả được nợ

+ Một yếu tố quan trọng khác nữa là mối quan hệ kinh tế của Sri Lanka với Trung Quốc Trung Quốc cho Sri lanka vay khá dễ dàng so với các bên còn lại, đó như một cái bẫy nợ khiến đảo quốc này càng chìm sâu vào cảnh nợ nần Những khoản nợ không thể trả liên quan tới các khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cảng Hambantota, cảng lớn thứ hai đất nước sau Colombo, được coi là một nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng

- Cuộc khủng hoảng nợ này đã tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của Sri lanka: nhiều tháng bị thiếu lương thực thực phẩm, nhiên liệu và thuốc, mất điện kéo dài và lạm phát tăng cao sau khi quốc gia này hết tiền để mua các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu nhất Ngoài ra, họ phải gán cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc và bán 70% cổ phần cảng cho Trung Quốc để trả

nợ 6 tỷ đô Chịu sự kiểm soát hoạt động thu chi của Chính phủ từ các chủ nợ và IMF

Trang 7

2 Nhật Bản

- Ở một chiều hướng khác thì tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật luôn ở mức rất cao là hơn 260%, tổng nợ đến tháng 6/2022 là hơn 9.421 tỷ USD Lý do chính dẫn đến

nợ công của Nhật lớn như vậy là do chi phí an sinh xã hội cao do già hóa dân số

và họ phải chi các khoản tiền lớn để phòng dịch Covid 19 Tuy nhiên, Nhật Bản không hề vỡ nợ và vẫn ở ngưỡng an toàn dù tỷ lệ nợ trong 10 năm gần đây luôn xấp xỉ 200% Những nhân tố đóng góp vào mức an toàn nợ công Nhật Bản, đó là:

+ Thứ nhất, trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD, gần 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm giữ

+ Thứ hai, lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%

+ Thứ ba, phần lớn trái phiếu chính phủ hướng tới người mua là dân chúng Nhật Bản (chiếm tới 95% trái phiếu chính phủ) Khoảng 50% tài sản chính trị (khoảng 1.400 nghìn tỷ yen) được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 14%), trong đó, phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng

+ Thứ tư, hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật Bản hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh Mặc dù tỉ lệ nợ công của Nhật Bản cao hơn nhiều 200% GDP, song chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0, do vậy khả năng trả nợ không quá khó Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản cũng ở mức rất cao

+ Thứ năm, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản đạt hơn 1.200 tỷ USD

Trang 8

Những sự khác biệt này cho thấy, Nhật Bản vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ Nhờ dư nợ trái phiếu chính phủ được nắm giữ bên ngoài Nhật Bản rất nhỏ (chỉ khoảng gần 5%) nên việc đảo nợ cũng được thực hiện dễ dàng mà không phụ thuộc nhiều vào tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế

III Tình hình nợ công ở Việt Nam trong những năm gần đây

1 Nợ công Việt Nam

- Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc

và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải tăng các khoản thu lên để bù đắp

=> Suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách Nợ chính phủ thể hiện sự lấy tiền của thế hệ sau để trả tiền cho nợ của thế hệ trước

- Vậy để quốc gia không bị vỡ nợ hay là để thế hệ sau của đất nước có khả năng trả nợ, Chính phủ phải vay ở mức độ thích hợp và dùng nợ công một cách tối đa hiệu quả để đầu tư phát triển đất nước, tạo điều kiện để có những khoản thu lớn trong tương lai nhằm tăng thu và trả được nợ

2 Thực trạng nợ công và sử dụng nợ công tại Việt Nam

Theo Điểm 3 Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.”

a, Giai đoạn trước năm 2016

- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc chi cho đầu tư phát triển và dùng nợ là việc làm cần thiết Vì vậy, tỷ lệ nợ công trên GDP giai đoạn này là

Trang 9

khá cao, theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016

- Tốc độ tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Cứ 3 tháng 1 lần, Việt Nam trả nợ công gồm cả gốc và lãi với số tiền khoảng 25 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ Nếu không giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô Năm 2016, nợ công đến hạn của Việt Nam là 280.000 tỷ đồng, nhưng chỉ trả được 150.000 tỷ đồng và phải vay thêm 130.000 tỷ đồng, xấp xỉ 6 tỷ đô la Mỹ để đảo nợ

- Thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam là 2.200 USD/người/năm Theo quy định, con số trên đã cho thấy Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo và là nước có thu nhập trung bình Vì vậy, các khoản vay với ưu đãi về lãi suất và thời hạn sẽ không còn nữa mà chúng ta phải vay các khoản với lãi suất cao hơn và thời hạn cũng ngắn hơn

- Tuy vậy việc sử dụng nợ vay để đầu tư lại thất bại Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ như tổng công ty đóng tàu Vinashin, 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ bảo lãnh vay nợ các ngân hàng trong và ngoài nước cho các công ty con của Vinashin hoàn toàn vô nghĩa hay là các dự án đầu tư xây dựng phát triển thì chậm tiến độ và đội vốn Năm 2008, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển khai với tổng vốn đầu tư là 552 triệu USD Nhưng đến năm 2016 thì tổng số vốn điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (tăng lên hơn 1,5 lần so với mức vốn ban đầu Trong số đó có bao gồm vay của Trung Quốc 669 triệu USD, trả lãi cho khoản này mỗi ngày là 1,2 tỷ đồng/ngày Dự án tiếp theo là dự án đường sắt trên cao Ga Hà Nội - Nhổn, tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 783 triệu EUR và được điều chỉnh lên 1176 triệu EUR, trong đó có nguồn vốn vay của Pháp là 653 triệu EUR Hầu hết các dự án của Việt Nam đều chậm tiến độ, vốn chi bất hợp lý, kém hiệu quả Đầu tư vào quản lý hệ thống

Trang 10

công cộng hết sức trì trệ, chậm tiến độ so với các nước khác, các công trình thi công ở Việt Nam chậm tiến độ đến 3 - 4 lần, đội giá

b, Giai đoạn 2017-2021

- Trong giai đoạn 2017 – 2021, tỷ lệ nợ công Việt Nam có xu hướng giảm

- Theo bản tin nợ công số 14 của Bộ Tài chính, cho thấy xu hướng khả quan về

nợ tại Việt Nam hiện nay Theo đó tỷ lệ nợ công/ GDP giảm từ 61,4% GDP (năm 2017) xuống còn 58,3% GDP (năm 2018), năm 2019 giảm còn 55% GDP,

năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021 là 43,1%

- Cùng với đó ta thấy tỷ lệ nợ Chính phủ /GDP, chiếm phần lớn tỷ lệ nợ

công/GDP, có cùng xu hướng giảm Đặc biệt vào năm 2021, tỷ lệ nợ/GDP giảm khoảng 12 điểm phần trăm từ 51,7% vào năm 2017 xuống 39,1%, đây là mức giảm khá lớn

Tuy tỷ lệ nợ /GDP giảm nhưng số nợ Chính phủ tuyệt đối có xu hướng tăng qua từng năm Năm 2017 nợ Chính phủ đạt 2,587 triệu tỷ VND, tăng dần lên 2,767 ; 2,897 ; 3,138 và 3,283 triệu tỷ VND lần lượt vào các năm sau đó

- Nguyên nhân tỷ lệ nợ /GDP giảm mạnh

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thay đổi cách tính quy mô GDP

Theo bản tin nợ công số 14 được công bố ngày 16-8-2022, Bộ Tài chính cho biết các chỉ tiêu về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia năm 2021 được tính toán trên quy mô GDP năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Nhưng GDP năm 2017 trong bản tin không sử dụng GDP được điều chỉnh lại cho giai đoạn 2010 - 2017 của Tổng cục Tổng cục Thống kê

Cụ thể GDP theo giá thực tế (đã điều chỉnh, làm tăng GDP năm 2017 lên 25%

so với trước khi điều chỉnh) của Tổng cục Thống kê thì GDP của Việt Nam năm

Trang 11

2017 là 6,294 triệu tỷ đồng, tăng gần 1,3 triệu tỷ đồng so với số liệu cũ là 5,007 triệu tỷ đồng Đến năm 2021 con số này là 8.479,7 triệu tỷ đồng

Kết hợp với số dư nợ công tuyệt đối tăng từ 2,587 triệu tỷ đồng vào năm 2017 đến 3,283 triệu tỷ đồng năm 2021 Ta được tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam theo giá thực tế là 41,1% năm 2017 và giảm nhẹ xuống còn 38,7%, giảm khoảng 3 điểm % vào năm 2021

Qua đó qua việc sử dụng GDP thực tế điều chỉnh cho cả giai đoạn cho ta thấy bức tranh thực tế hơn về tình hình nợ công ở Việt Nam Tỷ lệ nợ công/ GDP có giảm nhưng mức giảm không lớn giống với báo cáo của Bộ Tài chính

- Tuy tỷ lệ nợ trên GDP có chiều hướng tích cực, xong chính phủ cần quan tâm tới số nợ phải trả so với thu ngân sách hàng năm đang có xu hướng tăng Cụ thể,

số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhẹ lên 6,2% (2021) so với tổng kim ngạch xuất khẩu

Hay nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2017 là 19,7% thì đến 2021 tăng lên 21,8% Mặc dù, chỉ tiêu này vẫn chưa chạm trần tỷ lệ 25% theo quy định của Quốc hội, nhưng đang trên đà tăng nên cần phải cân đối các nguồn thu chi, cũng như kế hoạch huy động vốn

Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy tình hình nợ công của Việt Nam trong các năm qua

có được cải thiện hay không là tùy vào góc nhìn và số liệu thống kê dùng làm cơ

sở

Bên cạnh đó là dấu hiệu cho thấy nguồn thu ngân sách đang tăng chậm hơn so với đà tăng của nợ công, phần nào phản ánh khả năng trả nợ của Chính phủ, vì nguồn thu ngân sách là con số không có sự điều chỉnh như GDP Điều này khiến

ta cần quan tâm, đánh giá một cách chính xác hiệu quả của đầu tư công và chi tiêu của Chính phủ

Ngày đăng: 11/04/2024, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w