1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN GIAI ĐOẠN 1981-2019

38 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (7)
  • 1.2 Cơ sở lý thuyết về lạm phát (7)
  • 1.3 Cơ chế tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế (8)
  • 1.4 Cơ chế tác động của các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế (9)
  • 2.1 Tổng quan các lý thuyết kinh tế (11)
  • 2.2 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm (12)
  • 2.3 Khung phân tích (18)
  • 3.1 Mô hình nghiên cứu (18)
  • 3.2. Nguồn số liệu (20)
  • 3.3. Phương pháp ước lượng (21)
  • 4.1 Mô tả thống kê (21)
  • 4.2 Mô tả tương quan (23)
  • 4.3 Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả nghiên cứu (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết phát triển kinh tế Theo Kuznets (1955), tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng Thirlwall (1994) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập bình quân hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Khác với phát triển kinh tế là sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế chỉ xét về sự gia tăng quy mô nền kinh tế tập trung vào sự thay đổi về lượng Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại của Samuelson và Nordhaus (1985), tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua sự tăng lên của các chỉ số liên quan đến việc mở rộng sản lượng của một quốc gia như Tổng sản phẩm quốc dân (GNI), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn được tiếp cận qua các chỉ số thể hiện mức sống của người dân tại quốc gia đó như Tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người (GNI/người), Sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/người), Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/người) và Thu nhập quốc dân sử dụng trên đầu người (NDI/người) Do đó, người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu này để thống kê, đo lường sự tăng trưởng của nền kinh tế

Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế

Nghiên cứu của nhóm sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế như một thước đo đo lường tăng trưởng kinh tế Đây cũng là phương pháp được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế: Abo-Zaid, S và Tuzemen, D (2012); Wolassa, L.K (2015); Mavikela, N., Mhaka,

S và Phiri, A (2019), Cụ thể, Phương pháp đo lường tốc độ tăng trưởng GDP theo công thức sau:

Cơ sở lý thuyết về lạm phát

Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ

Lạm phát có thể được đo lường thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng chỉ số CPI phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội Đây cũng là phương pháp được sử dụng trong nhiều nghiên cứu liên quan đến lạm phat: Abo-Zaid, S và Tuzemen, D (2012); Masson, M.P.R., Savastano, M.M.A và Sharma, M.S (1997); Công thức để đo lường lạm phát theo phương pháp này như sau:

Cơ chế tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm cả tích cực và tiêu cực Xét về tác động tích cực, lạm phát với tốc độ vừa phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển) sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau: Thứ nhất, lạm phát có tác động kích cầu Lạm phát sẽ tạo ra tâm lý kỳ vọng giá tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, giúp kích thích tiêu dùng, vay nợ, do đó làm gia tăng tổng cầu Bên cạnh đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá nội tệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng Theo lý thuyết trọng cầu của Keynes, nhân tố quyết định trực tiếp đến sản lượng và việc làm là tổng cầu Việc giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử dụng tiền mặt để tiêu dùng, đầu tư kinh doanh

Thứ hai, lạm phát có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lý khiến việc nắm giữ tiền mặt sẽ làm giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tư, từ đó làm đầu tư trở nên hấp dẫn Tobin (1972) nhận định lạm phát vừa phải là chất bôi trơn của nền kinh tế (grease effect), giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thực sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất

Thứ ba, lạm phát cho phép chính phủ có thêm lựa chọn cho các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua hoạt động mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm, nếu không chủ động có thể gây nên hậu quả xấu

Bên cạnh đó, lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của một quốc gia:

Thứ nhất, lạm phát gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa người cho vay và người đi vay, người mua và người bán: có thể dẫn tới nạn đầu cơ, làm mất cân đối nghiêm trọng

9 quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, làm cho giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn, càng gia tăng khoảng cách thu nhập và mức sống giàu nghèo

Thứ hai, lạm phát làm thay đổi cơ cấu kinh tế: Gây biến đổi cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối Thứ ba, lạm phát dẫn đến nền kinh tế kém hiệu quả: Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá, mất nhiều thời gian để đối phó với lạm phát, gây nên tình trạng rối loạn thị trường vốn, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Thứ tư, lạm phát còn làm trầm trọng hơn các khoản nợ nước ngoài: lạm phát đã làm tỷ giá gia tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và Chính phủ Đối với một số nền kinh tế mở nhưng tỷ giá hối đoái không hoàn toàn linh hoạt, lạm phát có thể làm thâm hụt cán cân thương mại Một số quốc gia có lạm phát cao thì khả năng cạnh tranh sẽ bị giảm đi đáng kể bởi sự tuân thủ tỷ giá danh nghĩa cố định (Hossain và Chowhury, 1996).

Cơ chế tác động của các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế

1.4.1 Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (GNI/người)

Việc lựa chọn GDP hay GNI làm chỉ số kinh tế chủ đạo sẽ ảnh hưởng lớn đến mô hình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Chọn GNI (Gross National Income - GNI) là dựa vào nguồn lực trong nước là chính, tập trung chú trọng đến sự thịnh vượng Mặc dù GNI cũng không thể phản ảnh được hoàn hảo mức độ phát triển của một quốc gia hay đo lường phúc lợi nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy GNI có mối liên hệ chặt chẽ với một số chỉ số về chất lượng cuộc sống Ở đây nhóm sử dụng dữ liệu GNI bình quân đầu người đại diện cho chi tiêu hộ gia đình

Tiếp cận theo hướng thu nhập thực tế, chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia GNI phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm Đối với nhiều quốc gia, chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa GDP và GNI, nghĩa là thu nhập sở hữu thuần không đáng kể, không có hoặc có ít sự chênh lệch giữa thu nhập người lao động nhận được và các khoản thanh toán của quốc gia đó cho nước ngoài Ngược lại, GNI có xu hướng cao hơn GDP khi quốc gia nhận được nhiều thu nhập sở hữu từ đầu tư và thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài Trong trường hợp nước ngoài có quyền kiểm soát lớn đối với sản lượng quốc gia và thu nhập sở hữu nhận được không đáng kể, GNI sẽ thấp hơn GDP

Như vậy, điểm mạnh của GNI là thước đo kinh tế ghi nhận tất cả khoản thuần thu nhập đi vào nền kinh tế quốc dân, không tính đến phạm vi lãnh thổ kinh tế của thu nhập đó Nói cách khác, đó là thuần thu nhập thực tế từ sản xuất và sở hữu tài sản của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu hữu ích hỗ trợ các nhà nghiên cứu, hoạch định xây dựng được bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động kinh tế

Sự khác biệt về tỷ lệ vốn hình thành giữa các quốc gia thường phản ánh các cấp độ phát triển kinh tế và bắt kịp khác nhau Tỷ lệ này cao hơn ở các nước nghèo hơn sẽ dẫn đến sự cải thiện mức độ sống tốt hơn trong thời gian dài thông qua tăng trưởng kinh tế tăng tốc và một thiết bị cải tiến của lực lượng lao động với cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại, cụ thể: (i) Đầu tư của chính phủ vào trợ cấp học phí đại học thường có thể tăng doanh thu thuế; (ii) Chi tiêu cơ sở hạ tầng được coi là đầu tư của chính phủ vì nó thường sẽ tiết kiệm tiền trong thời gian dài và do đó làm giảm giá trị hiện tại ròng của các khoản nợ chính phủ; (iii) Trợ cấp công cộng của học phí đại học sẽ tăng giá trị hiện tại ròng của biên lai thuế thu nhập vì người nộp thuế được giáo dục đại học kiếm được nhiều hơn so với những người không có giáo dục đại học; (iv) Chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng xã hội, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe phòng ngừa, có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đô la mỗi năm, vì bệnh nhân ung thư có nhiều khả năng được chẩn đoán ở giai đoạn I trong đó điều trị chữa bệnh thường là một vài bệnh nhân ngoại trú

Về cơ chế tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết kinh tế như lý thuyết trọng cầu, lý thuyết cổ điển, lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã chỉ rõ xuất khẩu có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể:

Thứ nhất, Kinh tế học trọng cầu (Keynes) cho rằng tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Theo đó, gia tăng xuất khẩu là một trong những nhân tố có thể thúc đẩy tăng tổng cầu và vì vậy sẽ chắc chắn dẫn đến tăng sản lượng

Thứ hai, Lý thuyết cổ điển chỉ ra rằng xuất khẩu có thể coi như một nhân tố sản xuất giá trị thặng dư và là phương tiện để mở rộng thị trường, từ đó sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên TTKT ở lý thuyết này mới chỉ ở trạng thái tĩnh và tác động này thường rất nhỏ, chưa đủ để phản ánh lợi ích tiềm năng mà xuất khẩu mang lại cho TTKT

Thứ ba, Lý thuyết tân cổ điển lập luận xuất khẩu có thể làm tăng thu nhập của quốc gia trong dài hạn Ngoài ra, xuất khẩu thường được coi là nhân tố có ảnh hưởng tới tiến bộ công nghệ, năng suất hoặc liên quan đến hiệu quả kinh tế

Thứ tư, Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho thấy xuất khẩu là nhân tố có tác động đến TTKT trong ngắn và trung hạn Không chỉ vậy, Lý thuyết tăng trưởng nội sinh còn chỉ ra xuất khẩu là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến TTKT trong dài hạn

1.4.4 Chính sách lạm phát mục tiêu

Lạm phát mục tiêu là một chính sách tiền tệ được đưa vào áp dụng cách đây 30 năm và được nhiều quốc gia lựa chọn Chính sách LPMT cho phép các ngân hàng trung ương phản ứng với

11 những cú sốc trong nền kinh tế và tập trung vào những vấn đề trong nền kinh tế Lạm phát ổn định làm giảm sự không chắc chắn của nhà đầu tư, cho phép các nhà đầu tư dự đoán những thay đổi về lãi suất và lạm phát kỳ vọng Mục tiêu lạm phát nếu được công khai cũng cho phép chính sách tiền tệ trở nên minh bạch hơn

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng việc tập trung vào mục tiêu lạm phát để ổn định giá tạo ra bong bóng đầu cơ không bền vững và các biến dạng khác trong nền kinh tế Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã lây lan mạnh mẽ, ít nhất là cho đến khi lạm phát giảm xuống

Mối quan hệ giữa chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế cũng là đề tài của rất nhiều nghiên cứu Nhìn chung, phần lớn các nhà kinh tế thông qua các nghiên cứu thực nghiệm về các quốc gia đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu đều cho rằng: chính sách lạm phát mục tiêu đã giúp kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định nền kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết kinh tế của Keynes đã chỉ ra một cách rõ ràng về tác động của chi tiêu Chính phủ đối với GDP Sự gia tăng của chi tiêu Chính phủ giúp cho sự tăng trưởng kinh tế, ngược lại nếu chi tiêu của Chính phủ giảm cũng tác động làm tăng trưởng kinh tế giảm

Các nghiên cứu trước đây được tiến hành cũng chỉ ra tác động tích cực của chi tiêu Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu của Devarajan, Swaroop và Zou (1996), nghiên cứu của Agell, Lindh và Ohlsson (1997) Cụ thể, các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chi tiêu Chính phủ bằng không sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế rất thấp, bởi vì việc thực thi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạ tầng… sẽ rất khó khăn nếu không có chính phủ Nói cách khác, một số khoản chi tiêu của chính phủ là cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu chi tiêu Chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng cần thiết nói trên sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả

Tổng quan các lý thuyết kinh tế

Các nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng bắt nguồn từ các lý thuyết kinh tế cổ điển và cho đến nay, là các lý thuyết hiện đại Theo đề xuất của Adam Smith, lý thuyết cổ điển giả định rằng có ba yếu tố sản xuất: đất đai, lao động và vốn Tiết kiệm được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng kinh tế Không có mối quan hệ trực tiếp nào tồn tại giữa lạm phát và ảnh hưởng thuế của nó đối với mức lợi nhuận và sản lượng Giả định rằng các nhà tư bản cạnh tranh trên thị trường lao động, dẫn đến tăng chi phí tiền lương Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hoàn toàn tiêu cực, dẫn đến tiền lương cao hơn và giảm mức lợi nhuận của một công ty

Từ đó, lý thuyết kinh tế cổ điển cho rằng sản lượng và việc làm được quyết định bởi hàm sản xuất ngắn hạn của lao động và vốn, chứ không phải bởi việc tạo ra tiền

Một khía cạnh khác của lý thuyết cổ điển là lý thuyết trọng tiền tệ Nó nói rằng tiền không ảnh hưởng đến các biến số thực trong thời gian dài, nhưng có thể xác định mức giá trong nền kinh tế Mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế không được trình bày rõ ràng trong lý thuyết tăng trưởng cổ điển, nhưng người ta ngầm khẳng định rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến số Cụ thể, nó không khuyến khích tiết kiệm và khuyến khích vay mượn, làm tăng lãi suất danh nghĩa Ngược lại, lãi suất danh nghĩa tăng sẽ không khuyến khích đầu tư và do đó không khuyến khích tăng trưởng

Theo lý thuyết tân cổ điển, phát triển mô hình Mundell – Fleming có thể thấy rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển, nhà kinh tế học Sidrauski có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vàng” (superneutral) với lạm phát Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Mặt khác, “tiền mặt trong mô hình tiên tiến” của Stockman lập luận rằng tiền và vốn là hoàn tâm thần Bài báo của họ đã xem xét tác động của lạm phát dự đoán đối với trạng thái ổn định vốn cổ phần trong một nền kinh tế, nơi tiền được đưa vào thông qua một khoản tiền mặt ràng buộc hơn là thông qua các chức năng tiện ích của các cá nhân Họ khẳng định rằng có một mối quan hệ tiêu cực trong dài hạn giữa tăng trưởng và lạm phát Tuy nhiên, tác dụng thực sự của tiền sẽ khác nếu tiền đóng vai trò chuyển tiếp thông qua một "công nghệ mua sắm".

Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau, mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Các nghiên cứu sau này tại các quốc gia trên thế giới trong các thời kỳ khác nhau, đều thừa hưởng những thành quả đó và đưa ra các kết quả nghiên cứu mới

Fischer (1993) đã sử dụng cả dữ liệu chéo và dữ liệu bảng bao gồm cả các nền kinh tế công nghiệp hóa và đang phát triển khám phá ra rằng lạm phát và tăng trưởng không chỉ có mối quan hệ một chiều mà còn có mối quan hệ qua lại với nhau và là mối quan hệ ngược chiều trong dài hạn Quartey, (2010) sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen, thấy rằng có một tác động tiêu cực

13 của lạm phát đối với tăng trưởng tại Ghana F Kasidi và Kenami (2013) thực hiện nghiên cứu ở Tanzania trong giai đoạn 1990 – 2011, chỉ ra rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn, không có mối quan hệ giữa hai biến M W Madurapperuma (2015) cũng đưa ra kết quả tương tự tại Sri Lanka, nhưng là quan hệ tiêu cực đáng kể cả ở trong ngắn hạn và dài hạn F A Akinsola và N M Odhiambo (2017) cũng có nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế nhưng trên phạm vi rộng toàn thế giới, nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển

Trái ngược lại, Mallik và Chowdhury (2001) tìm thấy kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ Đồng thời, Gulnaz, Sidra và Atta (2017) cũng nghiên cứu ở Pakistan chỉ ra rằng sự tích cực mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tỷ lệ của Pakistan đã ở ngưỡng lạm phát 5,5% đến 9% và khẳng định mối quan hệ phi tuyến tính giữa chúng N Kryeziu và E Durguti (2019) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng tiền chung Euro Để giải thích cho điều đó, Nell (2000) đã kiểm tra vấn đề liệu lạm phát có gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế hay không bằng cách sử dụng kỹ thuật VAR và kết quả thực nghiệm của ông cho thấy rằng ngưỡng lạm phát là tại 10% Tỷ lệ lạm phát trong khu vực một con số có thể có lợi cho tăng trưởng kinh tế, trong khi lạm phát ở khu vực hai con số có xu hướng hạn chế tăng trưởng kinh tế Khan và Senhadji (2001) cũng ước tính ngưỡng lạm phát của các quốc gia đang phát triển là 11%, cụ thể nếu lạm phát vượt quá 11% sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế trong khi tỷ lệ lạm phát dưới ngưỡng này không có bất cứ tác động rõ ràng nào Vinayagathasan (2013) tính toán được ảnh hưởng ngưỡng xảy ra tại điểm 5.43%, một tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi tỷ lệ dưới ngưỡng này không có tác động đáng kể đến tăng trưởng Ở Việt Nam, Phúc N V (2009) phân tích số liệu trong hơn 20 năm thấy răng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là phi tuyến tính và có một ngưỡng thay đổi nhất định mà khi lạm phát vượt trên ngưỡng này sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Sáng N M và Khuê N N D (2015) đã tự hồi quy với mẫu nghiên cứu 17 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cho thấy tồn tại ngưỡng là 12% Tùng L T (2015) đưa ra một điểm ngưỡng khác trong quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á là 4%

Như vậy, thông qua cơ chế tác động và tổng quan nghiên cứu mà nhóm đã tổng hợp bên trên:

Nhóm kỳ vọng tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế mang dấu dương đến một giá trị ngưỡng và mang dấu âm nếu vượt ngưỡng lạm phát (+/-)

2.2.2 Tác động của chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế

Có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT) và tăng trưởng kinh tế Bernanke, Laubach, Mishkin, và Posen (1999) dựa vào kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng một trong các bất lợi của chính sách LPMT là làm cho mức độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn Cùng kết quả, Mavikela và cộng sự (2019) sử dụng phương pháp hồi quy lượng tử cho ra kết quả rằng chính sách lạm phát mục tiêu hiện tại đang ngăn cản tăng trưởng kinh tế tại Ghana và Nam Phi

Trong khi, L M Ball và N Sheridan (2004) và Atish R G., Jonathan D O (2009) đều đưa ra kết luận rằng chính sách LPMT không có tác động rõ ràng giữa các quốc gia thực hiện hay không thực hiện, đặc biệt là các quốc gia thực hiện neo tỷ giá Kumo (2015) cũng tìm hiểu tác động của chính sách lạm phát mục tiêu và biến động của lạm phát lên sự tăng trưởng kinh tế tại Nam Phi trong khoảng thời gian trước cũng như sau khi áp dụng chính sách này và thấy được rằng chính sách có thể làm giảm tỷ lệ và sự biến động lạm phát; tuy nhiên, sự suy giảm này không dẫn đến tăng trưởng kinh tế thực

Trái ngược lại, R D Brito và B Bystedt (2010) cho rằng chính sách lạm phát mục tiêu không chỉ ổn định lạm phát mà còn giúp đạt được các mục tiêu khác như giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế cao Abo-Zaid and Tuzemen (2012) cũng đưa ra kết quả rằng, sau khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đều đạt được mức lạm phát thấp và ổn định hơn cũng như tăng trưởng GDP cao và ổn định hơn Daboussi (2014) và E Souza (2016) cũng đưa ra những kết quả về mối quan hệ tác động tích cực của chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng đầu ra và thúc đẩy hiệu quả kinh tế ở các nước phát triển Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về chính sách lạm phát mục tiêu như:

Hà N V (2007), Ngọc T K và Duy N K (2012),… nhưng hầu hết các công trình đều tập trung vào khái quát cơ sở lý luận và phân tích các đặc điểm, điều kiện áp dụng của chính sách lạm phát mục tiêu Tú L M (2015) đã đưa ra nghiên cứu xác định tác động của nó đến các khu vực cụ thể của thế giới, và nhận thấy rằng mặc dù tác động của lạm phát mục tiêu đối với tăng trưởng kinh tế là yếu nhưng có một sự gia tăng đáng kể về GDP thực tế giữa các nước tại khu vực nhất định là: châu Âu, châu Á, các nước Trung và Bắc Phi Bên cạnh đó, Hồng N T và cộng sự (2020) đã hồi quy tham số của mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS từ đó rút kết luận chính sách lạm phát mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng trưởng kinh tế Chile

Như vậy, thông qua cơ chế tác động và tổng quan nghiên cứu mà nhóm đã tổng hợp bên trên:

Nhóm kỳ vọng Chính sách LPMT sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (+)

2.2.3 Tác động của các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế

2.2.3.1 Tác động của tổng thu nhập quốc dân trên đầu người đến TTKT

Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (hay GNI trên đầu người) đại diện cho ảnh hưởng của khoản thu nhập của đất nước đó nhưng không chỉ nằm ở thị trường trong nước, mà còn cả thị trường nước ngoài K K Kurihana (2011) lần đầu đưa ra giải thích về mối quan hệ về thu nhập quốc gia và tăng trưởng kinh tế, cho rằng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì thu nhập quốc gia thực tế cao nhất trong khi vẫn duy trì việc làm đầy đủ mà không bị lạm phát Nghiên cứu của Handriyani R., Sahyar, Arwansyah (2018) cho rằng thu nhập thu nhập quốc gia đến chủ yếu từ chi tiêu của hộ gia đình, nên khi chi tiêu của hộ gia đình tăng sẽ khiến thu nhập quốc gia có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của M A Rasasi và các cộng sự (2021) cũng sử dụng GNI trên đầu người như một chỉ số đại diện cho chi tiêu trung bình của hộ gia đình, và đưa ra kết quả hai biến có mối quan hệ nhân quả với nhau và có mối quan hệ tích cực trong dài hạn

Trong khi đó, nghiên cứu của B Richard và G Till (2020) đã đưa ra kết quả ngược lại về ảnh hưởng của phân phối thu nhập của Canada, bằng cách sử dụng GNI trên đầu người, đến tăng trưởng kinh tế rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm là do có sự gia tăng của tỷ lệ thu nhập quốc gia của vốn Nghiên cứu của C Ezekwe, H Nchom, J Ozigbu (2021) khi nghiên cứu về sự đánh đổi chính sách của bộ ba bất khả thi ở Nigeria từ năm 1980 đến 2020, cũng có đưa ra kết luận về ảnh hưởng của GNI bình quân đầu người đến tăng trưởng kinh tế, nói rằng GNI bình quân đầu người có tác động tích cực trong cả ngắn hạn và dài hạn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước Còn Zhou và Yang (2022) sau khi xem xét các tài liệu hiện có về mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra kết quả khi GNI bình quân đầu người tăng, sẽ dẫn đến bất bình đẳng tăng nhưng tăng trưởng kinh tế cũng tăng trưởng theo

Như vậy, thông qua cơ chế tác động và tổng quan nghiên cứu mà nhóm đã tổng hợp bên trên:

Nhóm kỳ vọng Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (+)

2.2.3.2 Tác động của tổng vốn hình thành lên tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nghiên cứu cho thấy tổng vốn hình thành của một quốc gia có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của A Aslan và B Altinoz (2020) nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu, tại tất cả các châu lục đã đưa ra kết quả rằng, tổng vốn hình thành có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại các châu Âu, châu Á và châu Mỹ, trong khi điều đó lại ngược lại tại châu Phi Còn Pasara, M T và Garidzirai, R (2020) bằng cách sử dụng mô hình VAR với dữ liệu tại Nam Phi, đưa ra kết quả rằng tổng vốn hình thành có tác động làm cải thiện việc làm và tăng trưởng kinh tế A R Isiaka, O N Obianuju và S O Olaide (2021) đã đưa thực hiện nghiên cứu cho thấy tổng

16 vốn của một quốc gia có mối quan hệ cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn hạn, nhưng trong thời gian dài hạn không thể kết luận được Bên cạnh đó, Y Moheddine, B Marwa và K Hasna (2021) cũng nghiên cứu và đưa ra kết luận về ảnh hưởng của tổng vốn hình thành trong một nước bao gồm trợ cấp nước ngoài, FDI, vốn đầu tư trong nước ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại các nước châu phi không phải là một đường thẳng, và trong ngắn hạn, chúng có ảnh hưởng dương đến với nền kinh tế Sau đó, nghiên cứu của D Cheche và các cộng sự (2022) cũng cho ra kết quả tương tự bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Mỹ, cho thấy tổng vốn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong thời nhất nhất định, và mối quan hệ giữa chúng là hình chữ U ngược

Như vậy, thông qua cơ chế tác động và tổng quan nghiên cứu mà nhóm đã tổng hợp bên trên:

Nhóm kỳ vọng Tổng vốn hình thành tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế (+)

2.2.3.3 Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế

Trong các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, có nhiều nghiên cứu về các mặt hàng khác nhau như nông sản, các sản phẩm công nghệ cao,… S Bakari và M Mabrouki (2017) nghiên cứu về ảnh hưởng của xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Châu Âu, cho thấy rằng xuất khẩu nông sản có tương quan mạnh đến GDP nên sẽ có ảnh hưởng dương đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, nghiên cứu của P K Koukakou (2020) về xuất khẩu tất cả mặt hàng ở Bờ Biển Ngà cũng cho ra ảnh hưởng tích cực và mạnh đến tăng trưởng kinh tế của đất nước Còn C W Lee và các cộng sự

(2020) đưa ra nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI và xuất khẩu tại các quốc gia ASEAN+3, cho thấy các yếu tố đến dẫn đến tăng trưởng kinh tế và đều có ảnh hưởng dương Nghiên cứu của O G Obisesan (2020) cũng cho kết quả tương tự khi nghiên cứu về ảnh hưởng trong cả ngắn hạn và dài hạn của việc xuất khẩu thương mại các mặt hàng, ngoại trừ dầu, đều ảnh hưởng dương đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria Đối với xuất khẩu dầu, Al-Yousif (1997) nghiên cứu tại 4 quốc gia OPEC giai đoạn 1973 - 1993 và đưa ra kết luận rằng xuất khẩu mặt hàng này đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Trost and Bojnec (2016) cũng đưa ra kết luận tương tự về mối quan hệ này tại Slovenia và Estonia Chủ đề này cũng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu thực trạng tại các quốc gia Châu Á: Ibrahim (2002) nghiên cứu 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á; Sharma and Panagiotidis (2005) nghiên cứu tại Ấn Độ: Tất cả đều đưa ra kết luận về mối quan hệ thuận chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, và nguyên nhân các nghiên cứu đưa ra là do tác động của chính sách phát triển của các quốc gia đang nghiên cứu Ngoài việc tìm được mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015, Nguyễn T H (2016) còn lý giải nguyên nhân xuất khẩu đóng vai trò trong tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại quốc gia này Tuy nhiên, nhiều

Khung phân tích

Sau khi tham khảo các lý thuyết, các nghiên cứu đi trước, khung nghiên cứu được nhóm sử dụng trong nghiên cứu này là:

Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết của các mô hình tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học cũng như kế thừa các nghiên cứu, cơ sở thực nghiệm đi trước, mô hình được nhóm sử dụng trong nghiên cứu này là: growth it = β0+ β1 infla it + β2 inftar it + β3 gpc it + β4 capform it + β5 export it + β6 govex it + uit (1) Trong đó: growth it : Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia i tại năm t infla it : Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số CPI của quốc gia i tại năm t inftar it : Quốc gia i có thực hiện chính sách LPMT vào năm i hay không: inftar it = 1: quốc gia i có thực hiện chính sách LPMT vào năm i

- Chính sách lạm phát mục tiêu

- Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người

- Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

19 inftar it = 0: quốc gia i không thực hiện chính sách LPMT vào năm i gpc it : Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của quốc gia i tại năm t capform it : Tổng vốn hình thành so với GDP của quốc gia i tại năm t export it : Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia i năm t govex it : Tăng trưởng chi tiêu chính phủ của quốc gia i tại năm t

Cụ thể các biến trong mô hình được diễn giải ở bảng sau:

Bảng 1: Giải thích các biến

Biến Ý nghĩa Đơn vị Kỳ vọng Các nghiên cứu đã sử dụng Nguồn số liệu Biến phụ thuộc growth it

Tốc độ tăng trưởng GDP % WB

Biến độc lập infla it

Nell (2000), Khan and Senhadji (2001); Phúc N V (2009);

Biến kiểm soát gpc it

Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người

Triệu đơn vị tiền tệ địa phương

Tỷ lệ tổng vốn hình thành trên

Hasna (2021); D Cheche và các cộng sự (2022);

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

C W Lee và các cộng sự

Tăng trưởng chi tiêu chính phủ

K Amusa và M A Oyinlola (2019); L C Maulid và các cộng sự (2021); E A Selvanathan và các cộng sự (2021);

Quốc gia có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu không

Brito Ricardo D và Brianne Bystedt (2010); Abo-Zaid and Tuzemen (2012); Daboussi

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Nguồn số liệu

Để ước lượng mô hình xác định mối quan hệ phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào lạm phát tại 4 nước ASEAN, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, nhóm đã sử dụng mẫu số liệu nghiên cứu của các quốc gia này trong giai đoạn 1981 – 2019, với tổng số 156 quan sát Khoảng thời gian này được lựa chọn vì những lý do sau:

Thứ nhất, trước năm 2020, các quốc gia chưa chịu những ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch SARS – Covid 19 (xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2019) – đại dịch này là đòn giáng “chí mạng” nền kinh tế thế giới (Hường T., 2019) Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cũng đưa ra nhận định rằng: “Covid-

19 là cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu tồi tệ nhất trong 90 năm qua” Vì vậy, từ những ảnh hưởng tiêu cực cho cả hai yếu tố mà nhóm muốn nghiên cứu là Lạm phát và Tăng trưởng kinh tế, cú sốc này có thể làm sai lệch đi mối quan hệ của chúng Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng có đầy đủ số liệu các nhân tố mà nhóm muốn thu thập

Thứ hai, chính sách lạm phát mục tiêu được một số quốc gia thực hiện vào những năm đầu của thế kỉ XXI, cụ thể: Indonesia, Philippines và Thái Lan bắt đầu thực hiện chính sách này năm

2000, 2002 và 2000 (IMF) Vì vậy, dựa vào dữ liệu thu thập được, nhóm có thể phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này trong 15 năm trước và sau khi thực hiện chính sách, từ đó, nhóm có thể đánh giá được mức độ hiệu quả mà CSTT này đem lại cho nền kinh tế quốc gia

Phương pháp ước lượng

Phương trình (1) có thể được ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình như sau:

Thứ nhất, Mô hình gộp (POLS) là mô hình giả định không tồn tại nhân tố (nhân tố thể hiện sự khác biệt đặc trưng giữa các đơn vị mà không đo lường được) trong mô hình Phương pháp ước lượng cho mô hình gộp là bình phương nhỏ nhất cổ điển Hạn chế của mô hình này là giả định quá chặt giữa các đơn vị khi thực tế luôn tồn tại sự khác biệt đặc trưng và sự khác biệt này có thể thay đổi theo thời gian

Thứ hai, Mô hình hiệu ứng cố định (FE) là mô hình khẳng định có sự khác biệt đặc trưng giữa các đơn vị và theo thời gian, sự khác biệt này có tương quan với các biến giải thích Mô hình

FE đánh giá được ảnh hưởng của sự khác biệt đặc trưng đó đến biến được giải thích Tức là, có tồn tại trong mô hình và tương quan với các biến giải thích Phương pháp ước lượng cho mô hình gộp là bình phương nhỏ nhất cổ điển có biến giả hoặc ước lượng dọc Khắc phục được hạn chế của mô hình POLS nhưng mô hình FE không đo lường được những nhân tố không thay đổi theo thời gian và giả định cổ điển cho sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật N ~ (0, s2-) khó thực hiện được

Thứ ba, Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) là mô hình được giả định có sự khác biệt đặc trưng giữa các đơn vị nhưng sự khác biệt này là ngẫu nhiên và không tương quan với biến giải thích Tức là, có tồn tại trong mô hình và không tương quan với các biến giải thích Phương pháp ước lượng cho mô hình gộp là bình phương nhỏ nhất tổng quát Điểm vượt trội của mô hình RE so với FE là chỉ sử dụng một hệ số chặn cho tất cả các đơn vị chéo Giá trị này là giá trị trung bình của tất cả các đơn vị chéo và đo lường được những nhân tố không đổi theo thời gian Để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất cho dữ liệu bảng ta lần lượt thực hiện các kiểm định: Đầu tiên, kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0) để lựa chọn giữa mô hình POLS với RE với giả thuyết H0: Phương sai của sai số qua các đơn vị là không đổi (hay mô hình POLS phù hợp hơn)

Sau đó, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình RE và FE với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa hai mô hình (hay mô hình RE phù hợp hơn)

4 Kết quả ước lượng và thảo luận

Mô tả thống kê

Dữ liệu mà nhóm thu thập tạo thành dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel) với mô tả thống kê được ghi nhận như sau:

Bảng 2: Mô tả thống kê biến định lượng

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ bộ số liệu trên phần mềm Stata

Với 7 biến được thu thập trong giai đoạn 1981 – 2019, trong đó, không biến nào bị thiếu giá trị trong khoảng thời gian này Do vậy mẫu số liệu bao gồm 156 quan sát và ta có thống kê mô tả như sau:

Với biến growth: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 4.96%, cao hơn so với tốc độ phát triển trung bình của toàn thế giới trong cùng giai đoạn là 3.06% (WB) Tuy nhiên với đặc thù nền kinh tế kém ổn định của các quốc gia đang phát triển, độ lệch chuẩn lớn (3.55%) Ngoài ra, sự kém ổn định còn được thể hiện ở khoảng giá trị của tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó giá trị lớn nhất là khoảng 13.29% và thấp nhất là -13.12% tại Indonesia năm 1998 do quốc gia này cùng với Thái Lan là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 (Tuân M., 2022) Về phân phối của biến, phân phối có xu hướng lệch phải (skewness = -1.82) và cao hơn so với phân phối chuẩn với giá trị kurtosis = 6.08 (Nhóm tác giả tính toán)

Với biến infla: Tỷ lệ lạm phát của mẫu trung bình khoảng 5.78% với độ lệch chuẩn khoảng 6.85% cho thấy sự biến động trong tình hình lạm phát của các quốc gia tương đối lớn Mặc dù biến động tương đối đáng kể nhưng các quốc gia này vẫn kiểm soát mức lạm phát trung bình tốt so với thế giới là 5.45% (WB) Giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ lạm phát là -0.9% nhưng giá trị lớn nhất là 58,45% tại Indonesia năm 1998 Ngoài ra, lạm phát phi mã cũng nhiều lần diễn ra tại các quốc gia trong khoảng thời gian này: Philippines (1981, 1984 – 1985), Indonesia (1998 – 1999) …

Với biến gpc: Thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người đạt trung bình 3.72 triệu đơn vị tiền tệ địa phương, với độ lệch chuẩn rất cao (10.82) thể hiện mức độ phân tán của các giá trị

Biến số Số quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất growth 156 4.962365 3.551502 -13.12673 13.28811 infla 156 5.775974 6.849633 -0.900425 58.45104 gpc 156 3.718833 10.81915 0.0039339 56.72537 capform 156 23.50055 10.16678 0.259955 43.6399 export 156 2.423286 3.661101 -7.804246 9.967003 govex 156 4.667273 4.809911 -15.37154 17.07961

Cụ thể, thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu đạt 56.73 triệu đơn vị tiền tệ địa phương và giá trị thấp nhất chỉ đạt khoảng 0.004 triệu đơn vị tiền tệ địa phương (tương đương 4 nghìn đơn vị địa phương)

Với biến capform: Tỷ lệ vốn hình thành trên so với GDP đạt trung bình khoảng 23.5%, xấp xỉ lượng vốn hình thành trên thế giới 24.92% (WB) Ngoài ra, tỷ lệ vốn hình thành cao nhất so với GDP đạt 43.64% và thấp nhất là 0.26% Với khoảng giá trị rộng và độ lệch chuẩn tương dối cao là 10.17% cho thấy mức độ tập trung thấp

Với biến export: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đạt 2.42%, tương đối thấp so với thế giới trong khoảng thời gian này là 4.96% (WB) Độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhất nhất của biến lần lượt là 3.66%, -7.8% và 9.97% Ngoài ra, phân phối của biến rất phù hợp với phân phối chuẩn với skewness và kurtosis lần lượt là -0.93 và 2.32 (Nhóm tác giả tính toán)

Với biến govex: Tốc độ tăng tưởng trong chi tiêu chính phủ của 4 quốc gia đạt trung bình 4.67% với độ lệch chuẩn cao 4.81% thể hiện mức độ biến động lớn trong chi tiêu của chính phủ, tuy nhiên chi tiêu chính phủ của các quốc gia này vượt trội so với mặt bằng chung của thế giới là khoảng 2.01% (WB) Tương tự với biến export, phân phối của biến gov rất phù hợp với phân phối chuẩn với skewness là -0.42 va kurtosis là khoảng 2.1 (Nhóm tác giả tính toán)

Bảng 3: Mô tả thống kê biến định tính inftar Tần suất Phần trăm

0: Quốc gia không thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu 98 62.82

1: Quốc gia thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu 58 37.18

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ bộ số liệu trên phần mềm Stata

Với biến inftar: Biến giả đại diện cho việc quốc gia có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hay không cho biết, trong 156 quan sát có 98 (62.82%) quan sát biến inftar có giá trị bằng 0 hay trong năm đó, quốc gia không thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu 58 quan sát còn lại, tương ứng với 37.18%, biểu thị các quốc gia có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu.

Mô tả tương quan

Bảng 4: Ma trận tương quan giữa các biến growth infla inftar gpc capform export govex growth 1.0000 infla -0.4993 1.0000 inftar -0.0039 -0.1849 1.0000 gpc 0.2187 0.0429 -0.2591 1.0000 capform 0.2430 0.0365 -0.0560 0.0001 1.0000 export 0.1498 -0.0062 0.0805 -0.0132 0.0572 1.0000 govex 0.4240 -0.3736 0.1340 0.0119 0.1259 -0.0630 1.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ bộ số liệu trên phần mềm Stata

Về mối tương quan của biến phụ thuộc (growth) với các biến độc lập: Kết quả từ bảng trên cho thấy mức độ tương quan giữa biến độc lập và các biến độc lập định lượng ở mức trung bình cho tới cao (giá trị tuyệt đối từ 0.15 đến 0.5), tuy nhiên mức độ tương quan của biến này với biến giả rất thấp (giá trị tuyệt đối đạt 0.004) Cụ thể, giá trị tương quan giữa các cặp biến lần lượt là:

(growth, infla) đạt -0.49, cho thấy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan ngược chiều và chặt chẽ Như kỳ vọng của nhóm về tác động của tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế: Ban đầu, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, khi tăng đến một mức nào đó, tỷ lệ lạm phát sẽ là nguyên nhân cản trở tăng trưởng kinh tế Với trường hợp của 4 quốc gia nghiên cứu, lạm phát đã vượt ngưỡng và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Kết quả này giống với kết luận một số nghiên cứu đi trước như: Fischer (1993), Quartey (2010), Madurapperuma M W (2015) … Thậm chí, nghiên cứu của tác giả Tùng L T (2015) đã đưa ra điểm ngưỡng trong quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á là 4% Điều này hoàn toàn phù hợp với trường hợp của các quốc gia đang xem xét, khi giá trị trung bình của tỷ lệ lạm phát, như đã nêu ở trong phần thống kê mô tả, đạt khoảng 4.96% (vượt qua 4%)

(growth, inftar) đạt -0.0039, cho thấy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan ngược chiều và không chặt chẽ Điều này trái với kỳ vọng ban đầu của nhóm về quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát – Chính sách lạm phát mục tiêu giúp ổn định giá cả, từ đó tạo tiền đề cho phát triển kinh tế (Brito Ricardo D và Brianne Bystedt, 2010) Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với kết luận từ các nghiên cứu của Bernanke, Laubach, Mishkin và Posen (1999),

Mavikela và cộng sự (2019) … Các nghiên cứu đưa ra một kết luận là việc thực hiện chính sách LMPT sẽ ngăn cản sử phát triển của tăng trưởng kinh tế

(growth, gpc) đạt 0.2187, cho thấy tăng trưởng kinh tế và tổng thu nhập quốc dân trên đầu người có mối quan hệ thuận chiều và yếu Mối quan hệ này phù hợp với kỳ vọng của nhóm và kết quả của các nghiên cứu đi trước (C Ezekwe, H Nchom, J Ozigbu, 2021), Zhou và Yang, 2022) về tác động của thu nhập quốc gia trên đầu người nhưng chưa đủ chặt chẽ

(growth, capform) đạt 0.243, cho thấy tăng trưởng kinh tế và tổng vốn hình thành có mối quan hệ thuận chiều và ở mức độ trung bình Mối quan hệ này phù hợp với kỳ vọng của nhóm và kết quả của các nghiên cứu đi trước (A R Isiaka, O N Obianuju và S O Olaide (2021)) về tác động của lượng vốn hình thành đến sự tăng trưởng của nền kinh tế

(growth, export) đạt 0.15, cho thấy tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có mối quan hệ thuận chiều nhưng rất yếu Mặc dù mối quan hệ chưa chặt chẽ nhưng phù hợp với kỳ vọng của nhóm về tác động của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như phù hợp với kết luận từ các nghiên cứu đã được thực hiện của S Bakari và M Mabrouki

(growth, govex) đạt 0.424, cho thấy tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ có mối quan hệ thuận chiều và tương đối mạnh Mối quan hệ này phù hợp với kỳ vọng của nhóm về tác động của chi tiêu chính phủ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, kết quả này cũng phù hợp với các kết luận từ các nghiên cứu đi trước khi nghiên cứu trong dài hạn như các nghiên cứu của K Amusa và M

A Oyinlola (2019); L C Maulid và các cộng sự (2021) và E A Selvanathan và các cộng sự (2021)

Về mối tương quan giữa các biến độc lập, từ bảng trên, ta có thể thấy mối quan hệ giữa chúng không chặt chẽ Cụ thể, giá trị tuyệt đối lớn nhất và nhỏ nhất của các hệ số tương quan lần lượt là 0.0001 và 0.374, cả 2 giá trị này đều nhỏ hơn 0.8 Như vậy, chúng ta có thể kết luận mô hình sẽ không mắc khuyết tật đa cộng tuyến hoàn hảo hoặc đa cộng tuyến cao giữa các biến độc lập.

Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả nghiên cứu

Như đã lập luận trong phần phương pháp ước lượng, kết quả được ước lượng bằng 3 phương pháp: Pooled OLS, Fixed effect hoặc Random effect Để lựa chọn giữa phương pháp ước lượng POLS với RE, nhóm sử dụng kiểm định của Breusch Pagan (1980) – xttest0 với mô hình hồi quy

26 theo phương pháp RE (Mô hình 1) và thu được giá trị (Prob > chibar2) = 1.0000 > 0.05 nên trong

3 phương pháp trên thì phương pháp ước lượng POLS là phù hợp

Bảng 5: Kết quả ước lượng

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Biến số growth growth growth infla -0.225*** -0.225*** -0.225***

Bỏ sót biến quan trọng

Phương sai sai số thay đổi chi2(26) = 19.90 Prob > chi2 = 0.7964 Ghi chú: *, **, ***: Hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1%

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ bộ số liệu trên phần mềm Stata

Với phương pháp ước lượng POLS, nhóm thực hiện hồi quy thu được kết quả là Mô hình 2 Tiếp theo, nhóm nghiên cứu thực hiện các kiểm định sau lựa chọn mô hình Các kiểm định cần kiểm định bao gồm: (i) Bỏ sót biến quan trọng; (ii) Phương sai sai số thay đổi; (iii) Tự tương quan; (iv) Đa cộng tuyến Với 2 khuyết tật đầu, nhóm thực hiện kiểm định và thu được giá trị Pvalue lần lượt là 0.1561 và 0.7964 (đều lớn hơn 0.05) nên mô hình không bỏ sót biến quan trọng và có phương sai sai số thuần nhất Với khuyết tật tự tương quan, nhóm không thực hiện kiểm định mà sẽ thực hiện hồi quy Robust Ngoài ra, mô hình không mắc khuyết tật Đa cộng tuyến như nhóm đã kết luận ở phần trên Sau khi thực hiện hồi quy Robust để khắc phục các khuyết tật, nhóm thu được kết quả được ghi nhận ở Mô hình 3 Sau đây, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích và bình luận kết quả của mô hình này Đối với kết quả ước lượng của mô hình POLS Robust (Mô hình 3), ở mức ý nghĩa 1%, các biến định lượng, bao gồm: Tỷ lệ lạm phát (inftar), Thu nhập quốc dân tính trên đầu người (gpc), Tổng vốn hình thành (capform), Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (export) và Chi tiêu chính phủ (govex) đều có ý nghĩa thống kê Như vậy, ta có thể kết luận, mô hình trên là hoàn toàn phù hợp Bên cạnh đó, biến giả inftar thể hiện việc quốc gia đó có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hay không lại không có ý nghĩa thống kê ở cả 3 mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Ngoài ra, các biến độc lập giải thích được 44.7% sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1981 – 2019

Tác động của biến tỷ lệ lạm phát

Trong kết quả hồi quy trên, tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với hệ số hồi quy là -0.225 (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%), tức là tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế 0.225%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Như đã trình bày phía trên, điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm: “Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế mang dấu dương đến một giá trị ngưỡng và mang dấu âm nếu vượt ngưỡng lạm phát” và cũng phù hợp với các nghiên cứu đi trước

Trên thực tế, tuỳ theo đặc thù kinh tế của mỗi nước và ở mỗi giai đoạn khác nhau, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể cùng chiều và cũng có thể ngược chiều Do đặc điểm là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nên chưa ổn định và có những bất ổn là tương đối dễ hiểu, đặc biệt là những cú sốc làm lạm phát Trong khoảng thời gian nghiên cứu của nhóm, các quốc gia Đông Nam Á phải chịu tác động từ 2 cuộc khủng thoảng kinh tế thế giới đó là cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997 – 1998 bắt nguồn từ Thái Lan và cuộc khủng hoảng bất động sản Mỹ 2008

Cả 2 cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 1997 – 1998, khi cả 4 nước mà nhóm nghiên cứu bao gồm: Indonesia,

Malaysia, Philippines hay Thái Lan đều được đánh giá là các quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất (TTXVN, 2002) Hệ quả của những cuộc khủng hoảng này đem lại là những nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao thậm chí, phi mã: Indonesia giai đoạn 1998 – 1999, Thái Lan 1998, Indonesia 2008… Không chỉ trong các cuộc khủng hoảng, với tình trạng nền kinh tế thế giới bình thường, các quốc gia như Indonesia hay Philippines cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bình ổn giá cả (lạm phát) khi trong giai đoạn 1981 – 2019, tỷ lệ lạm phát trung bình của 2 quốc gia này lần lượt là 9.12% và 7.85% Tình trạng lạm phát như vậy vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước (Renshaw và Richards, 1996) hay làm méo mó qua trình phân bổ nguồn lực (Bruno và Easterly, 1995; Romer, 2001)

Theo IMF, mức lạm phát tối ưu cho các quốc gia Đông Nam Á là khoảng 3.6% hay nghiên cứu của Tùng L T (2015) đã đưa ra điểm ngưỡng trong quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á là 4% Chính vì vậy, lạm phát trên cả giai đonạ 1981 – 2019 ảnh hưởng tiêu cực đên tăng trường kinh tế của các quốc gia này

Tác động của biến giả chính sách lạm phát mục tiêu

Biến giả inftar đại diện cho việc quốc gia đó có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hay không Trong tất cả các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế mà nhóm nghiên cứu, đây là yêu tố duy nhất không có ý nghĩa thống kê, hay trong nghiên cứu này, nhóm không tìm ra được mối quan hệ rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu Điều này trái với kỳ vọng của nhóm nhưng lại phù hợp với một số nghiên cứu đi trước: Atish R Ghosh, Jonathan D Ostry (2009) – “Chính sách LPMT không có tác động rõ ràng giữa các quốc gia thực hiện hay không thực hiện, đặc biệt là các quốc gia thực hiện neo tỷ giá”

Sau khi chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 – 1998 và tầm quan trọng của sự ổn định giá cả, các quốc gia như: Thái Lan, Indonesisa và Philippines đã ngay lập tức xem xét việc thực hiện chính sách LPMT (Kenward L R., 2013) Năm 2000, Indonesia cùng Thái Lan công bố bắt đầu thực hiện chính sách LMPT, và chỉ sau 2 năm, Philippines cũng bắt đầu thực hiện chính sách này (IMF) Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách này đối với các nền kinh tế vẫn còn là dấu hỏi lớn, cụ thể: Sau khi thực hiện chính sách LPMT, các quốc gia vẫn gặp phải tình trạng lạm phát cao và không ổn định: lạm phát tại Indonesia vượt 10% giai đoạn 2006 –

2007 và 2008, thực trạng tương tự cũng diễn ra tại Philippines năm 2008 Việc chính sách lạm phát mục tiêu không được phát huy hết công dụng cũng được đề cập trong nghiên cứu của Masson, Savastano and Sharma (1997): “Phần lớn các quốc gia đang phát triển không phù hợp để thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu” Một trong những nguyên nhân chính mà các tác giả này đưa ra đó chính là CSTT tại các quốc gia đang phát triển không đủ “độc lập” để ổn định mức độ lạm phát

29 của quốc gia Đồng tình với ý kiến này, Guy Debelle (2001) nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu của một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á (trong đó bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines…) và chỉ ra một số rào cản dẫn đến sự không hiệu quả của chính sách này: Thứ nhất, sự không độc lập trong CSTT Một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách này là việc lạm phát mục tiêu là mục tiêu chính của CSTT, tuy nhiên, với các quốc gia này, CSTT có phải “gánh vác” rất nhiều mục đích khác nhau: Tỷ giá hối doái, tạo việc làm, cán cân vãng lai, ngân sách chính phủ… Thứ hai, các nền kinh tế mới nổi không có một nền tài chính sâu như các quốc gia phát triển Thứ ba, thực trạng lạm phát ở các quốc gia đang phát triển có xu hướng biến động mạnh hơn đáng kể so với các quốc gia phát triển

Ngoài những yếu tố trên, Mishkin (2004) cũng đề cập đến 5 tiêu chí để việc thực thi chính sách LMPT hiệu quả hay Paul R Masson (1997) cũng đề cập đến 2 điều kiện tiên quyết cho việc thực thi chính sách này và ông cũng kết luận rằng, hầu hết các quốc gia đang phát triển không đáp ứng được 2 điều kiện này Như vậy, việc thực thi chính sách LPMT ở các quốc gia mà nhóm nghiên cứu là chưa hiệu quả, từ đó chính sách này chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng kinh tế quốc gia trong khoảng thời gian nghiên cứu

Tác động của các biến kiểm soát

Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với hệ số hồi quy là 0.072 (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%), tức là biến gpc tăng 1 triệu đơn vị tiền tệ địa phương thì tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tăng 0.072% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của nhóm cũng như hầu hết các nghiên cứu đi trước: “GNI bình quân đầu người có tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn đến tăng trưởng của nền kinh tế đất nước” Theo Mankiw (2003), thu nhập của mỗi thành viên trong gia đình tăng lên, họ càng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn làm tăng lượng cầu hàng hóa dịch vụ, từ đó sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; đây cũng là kết luận từ nghiên cứu của M Mariska và cộng sự (2021) Ngoải ra, theo WB (2021), 4 quốc gia mà nhóm nghiên cứu: Indonesa, Philippines, Thái Lan và Malaysia lần lượt thuộc các nhóm quốc gia có Thu nhập trung bình thấp ($1,086 –

$4,255) và Thu nhập trung bình cao ($4,256 – $13,205) cùng với hàng loạt chính sách kích cầu tiêu dùng từ Chính phủ nhằm khai thác triệt để sức tiêu dùng của người dân và chuyển tiền cho các doanh nghiệp, ngân hàng,… từ đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng: ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, các quốc gia thực hiện chính sách kích cầu để hỗ trợ người dân hậu khủng hoảng: từ 2008 – 2009, Thái Lan đưa ra gói cứu trợ 3.35 tỉ USD tập trung chủ yếu và các đối tượng dễ bị tổn thương; năm 2009 Malaysia chi 27.9 tỉ Ringgit hỗ trợ người dân tiêu dùng một số hàng hóa thiết yếu: thực phẩm, xăng dầu,…; cũng trong năm 2009, Indonesia chi 73300 tỉ rupiah hỗ trợ cả các Bộ ngành và người dân,… (ĐCSVN, 2011) Chính những động thái kịp thời và hiệu quả này

30 của Chính phủ các nước đã tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ Vì vậy, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia giai đoạn 1981 – 2019

Ngày đăng: 20/03/2024, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w