1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng các chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính” trong tthcm để xây dựng đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay

32 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng các chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính” trong TTHCM để xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hoàng Kim Bảo, Ngô Gia Bảo, Vương Thị Bích, Phan Quỳnh Châu, Đinh Thị Huệ Chi, Phạm Thị Quỳnh Chi, Trần Thị Diễm, Phạm Thị Huyền Diệp, Nguyễn Thị Diệu, Phạm Thị Mỹ Duyên, Phan Thị Thuỳ Dương, Phạm Thị Ánh Dương, Nguyễn Văn Đạt
Người hướng dẫn Ts. Bùi Hồng Vạn
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Khách sạn - Du lịch
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một hệ thống quan điểm toàn diện về cách mạng Việt Nam, mà còn là sự kết hợp của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao nhất của giai cấp công nhân và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Vận dụng các chuẩn mực “trung với nước,

hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính” trong TTHCM để xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

- Hoàn thiện đề cương

- Phân chia công việc

- Chỉnh sửa, kiểm tra word, powerpoint

9 Phạm Thị Huyền Diệp Thuyết trình

10 Nguyễn Thị Diệu Tổng hợp Word

12 Phan Thị Thuỳ Dương 2.1.1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà cách mạngkiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã để lại cho chúng ta một tượng đài về đạođức và tư tưởng cách mạng Người là biểu tượng của sự kiên nhẫn, sự hi sinh vàtình yêu đối với Tổ quốc Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một hệ thống quanđiểm toàn diện về cách mạng Việt Nam, mà còn là sự kết hợp của những phẩm chất

và giá trị tinh thần cao nhất của giai cấp công nhân và của cả dân tộc

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trải qua giai đoạn đổi mới với nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự giao lưu hội nhập với các nướcthế giới Điều này đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức Mặc dù đã có nhiềuthành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và chính trị, nhưng cũng xuất hiện nhữngvấn đề liên quan đến nhân cách và đạo đức con người trong xã hội hiện đại.Các thế lực thù địch vẫn không ngừng âm mưu để gây chia rẽ và ngăn cản sựphát triển của Việt Nam Do đó, việc thực hiện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vàgiáo dục nhân cách mới cho nhân dân Việt Nam là vô cùng quan trọng Chúng tacần xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nguồncảm hứng Bởi vậy, nhóm chúng em quyết định triển khai đề tài "Vận dụng cácchuẩn mực 'trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính' trong tư tưởng HồChí Minh để xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Sinh viên lànhững người trẻ tuổi, và việc xây dựng đạo đức trong họ là đặc biệt quan trọng.Bằng cách tuân thủ các chuẩn mực này, chúng ta có thể đảm bảo rằng thế hệ trẻ sẽtiếp tục mang theo tư tưởng cách mạng và đạo đức của Hồ Chí Minh, đóng góp vào

sự phát triển của đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một quan niệmtốt đẹp về cách làm người, cách sống và làm việc cùng nhau trong tình thần đoànkết và yêu nước Việc áp dụng những chuẩn mực "trung với nước, hiếu với dân",

"cần, kiệm, liêm, chính" trong đời sống hàng ngày và trong sự nghiệp của mỗi sinhviên là một bước quan trọng để bảo vệ và phát triển những giá trị quý báu này

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI

1.1 Tư tưởng HCM về các chuẩn mực đạo đức nói chung 5

1.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng

1.1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

1.2 Tư tưởng HCM về các chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính”

1.2.1 Chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”

1.2.2 Chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính”

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHUẨN MỰC “TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN; CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.1 Mặt tích cực

2.1.2 Mặt tiêu cực

2.2 Nguyên nhân của thực trạng

2.2.1 Nguyên nhân mặt tích cực

2.2.2 Nguyên nhân mặt tiêu cực

CHƯƠNG III VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN; CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

3.1 Vận dụng đạo đức lối sống phù hợp cho sinh viên Việt Nam hiện nay

3.1.1 Thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân” trong thời kỳ hội nhập đổi mới

3.1.2 Thực hiện lời dạy: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nêu cao phẩm giá con người Việt Nam

3.2 Tác động của môi trường

3.2.1 Đối với gia đình

3.2.2 Đối với nhà trường, xã hội

3.2.3 Đối với Đảng, Nhà nước

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI

1.1 Tư tưởng HCM về các chuẩn mực đạo đức nói chung

1.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng

Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng và là sức mạnhcủa người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Bởi lẽ,

có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa vào cuộc sống.Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu mộtquan điểm lớn “phải có đức để đi đến cái trí” Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính

là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đãchấp nhận, đã đi theo

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giớibàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Khi đánh giá vai tròcủa đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồnnuôi dưỡng và phát triển con người Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức làgốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Ngườicoi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối Trongtác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) Người viết: “Cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng choloài người là một công việc to tát, mà tu mình không có đạo đức, không có căn bản,

tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?"

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức và hành động, lấy hiệu quả thực

tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng,gắn đức với tài lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở nhữnggiá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của người bằng tấm gương sống và hành độngcủa mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực Chính tấm gương đạo đức,lối sống cao đẹp của dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở nhân dân Phải thật sựtôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt “quan cáchmạng” ra lệnh, ra oai

Trang 6

Những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành mộtsức mạnh vô địch Bác nói: “Đối với phương Đông, một tấm gương sống còn giá trịhơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” Và tấm gương trong sáng của người là nguồn

cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ, đoànkết, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

1.1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trước hết, phải trung với nước, hiếu với dân

“Trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọngnhất và chi phối các phẩm chất khác Trung và hiếu là các khái niệm đạo đức đã có

từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống của Việt Nam và phương Đông, phảnánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: "Trung với vua, hiếuvới cha mẹ” Đầu năm 1946, Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung vớivua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới, phải trungvới nước, phải hiếu với toàn dân, với đồng bào" Trung với nước là trung thành với

sự nghiệp dựng nước và giữ nước Trong thư gửi thanh niên (1965), Người viết:

“Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nàocũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Luậnđiểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị

- đạo đức cho người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trướcđây, hôm nay, mà còn lâu dài về sau nữa

Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia,dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Nước ở đây với ý nghĩa

"dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ khôngphải của riêng ai, và chính mọi người dân là những "chủ nhân" của đất nước Mốiquan hệ nước - dân, dân - nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhautrong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộngđồng, quốc gia, dân tộc

Trang 7

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chi

là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàndân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước Bác Hồ từng chỉ rõ:

"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻvang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân", "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau

có tình có nghĩa như thế Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấycàng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốnbiển một nhà đạo đức ngày nay cao rộng hơn Không phải chỉ có hiểu với bố mẹ,

mà trung với nước, hiếu với dân" “Trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng, trongtừng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, Đảng viên và mỗi người dân Đó là,lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận

và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Đảng và dântộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khókhăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sựtin yêu, kính trọng nhân dân

Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bácthường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân ViệtNam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghisâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu với dân"

Thứ hai là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nội dung cốt lõi của đạo đức cáchmạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người

Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưngkhông bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi chochúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gươngcho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân" Với ý nghĩa như vậy, “cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư” cũng là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước,hiếu với dân"

Là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ ChíMinh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đápứng yêu cầu của cách mạng

"Cần" tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, cónăng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng

Trang 8

“Kiệm” tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củanhân dân, của nước, của bản thân mình; không phô trương hình thức, không liênhoan chè chén lu bù Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, “không xa xỉ, không hoangphí, không bừa bãi”, nhưng không phải là bủn xỉn.

“Liêm” là trong sạch, không tham lam; là liêm khiết, “luôn luôn tôn trọnggiữ gìn của công, của dân”; “liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, khôngtham sung sướng, không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chínhđại

“Chính” nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn Chính được thể hiện rõtrong ba mối quan hệ: “đối với mình – chớ tự kiêu, tự đại”; “đối với người - khôngnịnh hót người trên, xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,phải thực hành chữ Bác Ái"; “đối với việc – phải để việc công việc nước lên trên,trước việc nhà”, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũngtránh

Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thựchành trước để làm từng cán bộ, Đảng viên đã tạo nên nét riêng biệt, đặc thù của chế

độ mới mà ở các chế độ khác không hề có, nhân dân không thấy được ở những conngười của chế độ cũ Chính tấm gương đạo đức cách mạng, nhân cách, lý tưởng caođẹp, lổi sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động đã tạo nên sức hấp dẫn của chế

độ Chủ Nghĩa Xã Hội được nhân dân ta và nhân dân thế giới tin theo, ca ngợi, lànguồn cổ vũ, động viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trongcuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Thứ ba là thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và là lý tuởng nhân văn củaNgười Theo Bác, yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người Bácđánh giá cao vai trò của nhân dân "trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" Báctôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quétrác Bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thànhtốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau Theo Bác, yêu thương conngười là phải sống với nhau có tình, có nghĩa

Trang 9

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp chủ nghĩa nhân đạocộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng vớiviệc thể nghiệm chính bån thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xácđịnh tình thương yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹpnhất Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàngchấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúccho con nguoi Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rông lớn,trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, nhữngngười bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng, nếukhông có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thểnói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phåi được xây dựng trên lậptrường của giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn

bè, đồng chí, anh em Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình;rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với người khác; phải có thái độ tôn trọngquyền của con người, tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng; nâng conngười lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ “dĩ hòa viquý", không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người

Người thực sự là mẫu mực tuyệt vời về sự ứng xử tinh tế và cao thượng củamột vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, người con ưu tú của dân tộc, sự khoáng đạt, cởi

mở, hài hòa, nhân ái, vị tha, khoan dung, độ lượng và tình nghĩa thủy chung, sâusắc Là tấm gương sáng về đạo đức mà mỗi chúng ta cần học tập và rèn luyện

Có tinh thần quốc tế trong sáng

Đây là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi người trong mối quan hệ rộnglớn, vượt qua ranh giới quốc gia, dân tộc Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóahiện nay, "tinh thần quốc tế trong sáng" có vai trò rất to lớn

Ngay trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - bấy giờ

là Nguyễn Ái Quốc, đã khẳng định: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ cóhai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có mộtmối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" Theo Người, tinh thần quốc tếtrong sáng chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân laođộng các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.Theo Bác, giúp đỡ một dân tộc khác bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo

vệ lợi ích của đất nước mình Ðây chính là một bước phát triển mới trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

Trang 10

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩayêu nước Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệkhăng khít với nhau Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong tràoủng hộ hòa bình thế giới" Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thầnquốc tế không trong sáng có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩabành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc

Có thể nói, tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắtnguồn từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị

áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thật

sự cho con người Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặtnền móng và xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dân Việt Namvới các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ViệtNam và nhân dân thế giới

1.2 Tư tưởng HCM về các chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính”

1.2.1 Chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”

“Trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọngnhất và chi phối các phẩm chất khác Trung và hiếu là các khái niệm đạo đức đã có

từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống của Việt Nam và phương Đông, phảnánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: "Trung với vua, hiếuvới cha mẹ" Phẩm chất này được Hồ Chí Minh sử dụng với nội dung mới, rộnglớn: “Trung với nước, hiếu với dân", đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc tronglĩnh vực đạo đức Đầu năm 1946, Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trungvới vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới, phảitrung với nước, phải hiếu với toàn dân, với đồng bào"

Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kếthừa giá trị yêu nước truyền thống dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế củatruyền thống đó Người cho rằng, “trung với nước” phải gắn liền “hiếu với dân” Vì

“dân là dân của nước, nước là nước của dân” Nghĩa là nhân dân là chủ của đấtnước, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vìdân, cán bộ là“đầy tớ nhân dân”, chứ không phải là “quan nhân dân để đè đầu cưỡi

cổ nhân dân”

Trang 11

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu choĐảng, cho cách mạng, phải làm sao cho “dân giàu, nước mạnh” Theo Hồ ChíMinh, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với

sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là connước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải củariêng ai Mối quan hệ nước - dân, dân - nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòaquyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợicông dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc

Còn “hiếu với dân” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là phải tôn trọng,yêu kính Nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, khẳng định sức mạnh to lớn củanhân dân và phải coi dân là gốc, nền tảng của sự nghiệp cách mạng Đồng thời,

“hiếu với dân” cũng được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ làđầy tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân

có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” Báccòn chỉ rõ: “Chính Sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đờisống của nhân dân Nếu Dân nói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng vàChính phủ có lỗi Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phảihết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân” Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là

“công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân” Và “việc gì có lợi chodân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”

Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thểhiện trong mọi công việc cách mạng của Đàng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thểcủa mỗi cán bộ, Đảng viên và mỗi người dân Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từngthời kỳ cách mạng khác nhau, những yêu cầu về trung, hiểu luôn nhất quán và làtiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện

Đó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; làbổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Đảng

và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt quamọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cáchmạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân

Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bácthường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân ViệtNam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghisâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu với dân"

1.2.2 Chuẩn mực “ cần, kiệm, liêm, chính”

Trang 12

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọngvấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của ngườicách mạng Người không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đềđạo đức mà chính bản thân Người trong suốt cuộc đời đã thực hiện một cách mẫumực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra Trong tư tưởng Hồ ChíMinh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từngđối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đápứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định Từ đóNgười đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người ViệtNam trong thời đại mới là: “trung với nước, hiếu với dân”; “yêu thương con người";

"cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “tinh thần quốc tế trong sáng” Trongnhững phẩm chất đó thì phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đượcNgười đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày củamỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cánhân trong đời công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác.Cần được hiểu là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai “Muốn cho chữ cần

có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc” Cần tức là lao độngcần cù, chịu khó, có kế hoạch, sáng tạo, đạt được năng suất cao; lao động với tinhthần tự lực cánh sinh, chủ động, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm Mỗingười phải nhận định rõ: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồnhạnh phúc của chúng ta”

Trang 13

Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” Đây đượchiểu là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của nhân dân, cảnước,của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến nhỏ; không phô trương hình thức,kiên quyết chống lãng phí, xa hoa Tuy nhiên, cũng nên suy nghĩ đúng đắn về

“Kiệm”, không nên hiểu “Kiệm” là đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “thắt lưng,buộc bụng”, nắm cơm với quả cà để xây dựng chủ nghĩa xã hội; hay cán bộ khôngđược mua sắm và sử dụng những phương tiện hiện đại phục vụ cho công việc trongkhi đã có điều kiện Phải Phân biệt rõ, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi khôngnên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi íchcho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vuilòng, như thế mới là kiệm Việc đánh tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ khôngphải là kiệm” Cái mà chúng ta đang giáo dục, đấu tranh, phản đối là lối sống gấp,lãng phí, chạy theo thị hiếu không lành mạnh dẫn đến suy thoái về đạo đức vàphong cách sống “Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của conngười” Liêm là “trong sạch, không tham lam”, luôn tôn trọng tài sản của công vàcủa nhân dân, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, “không tham địa vị; không tham tiềntài; không tham sung sướng; không ham tâng bốc mình” “Chữ liêm phải đi đôi vớichữ kiệm Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần Có kiệm mới có liêm được”bởi tham lam ắt sẽ dẫn đến bất liêm Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýphải là tấm gương về “Liêm”, cán bộ không nghiêm, phạm vào các thói hư nhưtham ô, tư lợi bất chính, lãng phí thì không mang lại niềm tin cho quần chúng, làmsuy yếu nội bộ Đảng và xã hội

Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, chính trực Chính được thểhiện rõ trong ba mối quan hệ Đối với mình, phải tìm hiểu, học hỏi cầu tiến bộ,không tự cao tự đại, phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tiếp thu nhận xét của ngườikhác Đối Với người, không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với việc, phải để việc công lên trên, lêntrước việc tư,việc nhà Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho bằng được, không sợkhó mà lùi; “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”

“Chí công vô tư” là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sứccông bằng, công tâm, không chút thiên tư, thiên vị, luôn đặt lợi ích của Đảng, củanhân dân, của dân tộc lên hàng đầu, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Muốn “chícông vô tư” thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân vì “chủ nghĩa cá nhân làgiặc nội xâm”, “nó kéo người ta xuống dốc không phanh” Đây chính là sự tiếp nốicủa cần, kiệm, liêm, chính

Trang 14

Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thựchành trước để làm kiểu mẫu cho dân Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức,những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạn Nếu không giữđúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân HồChí Minh quan niệm: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu vềvật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” Cần, kiệm, liêm,chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước.

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHUẨN MỰC “TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN; CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.1 Mặt tích cực

Trước hết những biểu hiện tích cực trong đạo đức và lối sống của sinh viênViệt Nam theo các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” trong Tư tưởng Hồ ChíMinh: Sinh viên Việt Nam được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc :

“Cần” tức là siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó và truyền thống hiếu học.Đức tính ấy bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữvững và phát huy bởi sinh viên Việt Nam hiện nay Trong mọi thời đại, sinh viênViệt Nam luôn khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức Xưa có Cao Bá Quátkhông có tiền mua sách vở, dầu đèn, ông lấy que củi làm bút, lấy lá làm vở, lấy đomđóm làm đèn Ngày nay, sinh viên không chờ đợi, thụ động dựa vào giảng viên, họ

tự mình đọc sách, chủ động nghiên cứu trên internet để lấy thông tin Không chỉriêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên chủđộng giải quyết Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thứccủa sinh viên Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đâu cần thanh niên có, việc

gì khó có thanh niên” Khắc ghi lời dạy của Người, sinh viên Việt Nam luôn năngđộng và sáng tạo, không ngại khổ, không ngại khó khăn, thử thách

Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổimới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị;

và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực Không chỉ chờđợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàndiện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xãhội của đất nước Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn đượcthử nghiệm trong thực tế

Chúng có thể thành công hoặc thất bại, song sinh viên không hề chùn bước.Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàngchấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thấtbại ấy cũng nằm trong kế hoạch Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó

Trang 16

Cùng với “Cần” thì “Kiệm” cũng là một trong những nét phẩm chất tốt đẹpcủa dân tộc “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí Khổng Tử nói:

“Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luônđầy đủ” Nhiều sinh viên Việt Nam biết sống tiết kiệm để chi trả cho cuộc sống, họctập,… “Kiệm” không chỉ là tiết kiệm về của cải vật chất mà còn tiết kiệm về thờigian và công sức Của cải nếu hết còn có thể làm thêm nhưng thời giờ đã qua thìkhông bao giờ kéo trở lại được Đức tính “ kiệm” được thể hiện trong cách làm việcnhóm của sinh viên Khi làm việc có tổ chức, mỗi người làm một phần thì chỉ cầnmột thời gian ngắn, công việc sẽ được hoàn thành mà tốn ít thời gian, ít sức lực màhiệu quả công việc rất cao “ Kiệm” còn được sinh viên Việt Nam áp dụng trongviệc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn: những phong trào quyên gópsách vở, bút thước, quần áo, thức ăn thường xuyên được sinh viên phát động trongnhà trường

Về việc thực hiện “Liêm”, liêm là trong sạch, không tham lam Ngay từ bậctiểu học, học sinh đã được giáo dục về đức tính liêm khiết qua những câu chuyệnđời thường như "nhặt được của rơi" với bài học giản dị mà ai cũng thuộc “nhặt đượccủa rơi phải trả lại người đánh mất" Nhờ việc được giáo dục, truyền dạy nhữngđiều hay, lẽ phải từ gia đình và nhà trường nên phần lớn sinh viên đều mang trongmình đức tính này

“Chính” tức là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn Thế hệ sinh viên Việt Namhiện nay vẫn giữ được đức tính thật thà, chính trực, luôn có thái độ cầu tiến tronghọc tập

Sinh viên Việt Nam luôn tự đánh giá bản thân là non trẻ, còn thiếu kinhnghiệm và sự từng trải Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên khôngbao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc chachú của mình Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ tự tin thựchiện ý định của mình, sinh viên luôn khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữacái dở, tự phê bình, nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm, dám nhìn thẳng vàonhững điểm yếu để sửa chữa sai lầm

Ngoài những biểu hiện tích cực trong đạo đức và lối sống theo các chuẩnmực “cần, kiệm, liêm, chính” sinh viên Việt Nam còn có “tình yêu thương conngười” Biểu hiện của lòng yêu thương con người của sinh viên xuất phát từ nhữngđiều nhỏ nhặt, bình dị xung quanh cuộc sống chúng ta yêu thương, san sẻ những

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w