1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Phương Thảo, Trịnh Phương Thảo, Trần Thị Thơm, Đinh Thị Minh Thu, Ma Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Trà, Đàm Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn Ngô Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiệnthắng lợi mục tiêu cách mạngHồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-   

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài chính: Phân tích Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức? Liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học

Thương mại hiện nay.

Đề tài phụ: Phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Huyền Trang Nhóm: 6

Lớp HP: 2196HCMI0111

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ

46 Nguyễn Thị Thanh

Thảo 19D200045

Nguyên nhân và thực trạng vấn đề đạo đức của sinh viên Thương Mại trong giai đoạn hiện nay

47 Phạm Thị Phương

Thảo 20D150163

Biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Thương Mại hiện nay

48 Trịnh Phương Thảo 19D200114 Đề tài 1 (đề tài phụ)

49 Trần Thị Thơm 19D200046 Vai trò và sức mạnh của đạo đức

50 Đinh Thị Minh Thu 19D200047 Phần Cơ sở lý luận + Powerpoint

51 Ma Thị Thanh Thúy 20D150046

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng của tư tưởng HCM

52 Nguyễn Thu Thủy 19D200118 Lời Mở đầu và Kết luận

+ Thuyết trình

53 Nguyễn Thị Trà 19D120259 Quan điểm về những chuẩn mực đạo

đức cách mạng của tư tưởng HCM

54 Đàm Nguyễn Thùy

Trang (nhóm trưởng) 19D130253

Biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Thương Mại hiện nay + Tổng hợp Word

Trang 4

Đề tài 1 (đề tài phụ): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và về sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay.

LỜI MỞ ĐẦU

Khái quát và giới thiệu tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc

tế và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam năm 2011

1 2 Khái niệm và tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế

 Khái niệm đoàn kết quốc tế

 Tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế

1 3 Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế và những hoạt động đoàn kết quốc

tế trong thực tiễn của Hồ Chí Minh

1.3.1 Những cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh

 Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

 Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về đoàn kết quốc tế

1 3.2 Những hoạt động đoàn kết quốc tế trong thực tiễn của Hồ Chí Minh

 Hoạt động đoàn kết của Hồ Chí Minh trên đất Pháp

 Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí MINH trong quốc tế cộng sản

 Hoạt động đoàn kết quốc tế cho việc thành lập Đảng và thắng lợi của Cách mạngTháng Tám năm 1945

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

2.1 Vai trò của đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

Trang 5

Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế và cũng là một trong những bài học quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắcnhất của cách mạng Việt Nam

2.2 Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức

2.2.1 Các lực lượng cần đoàn kết

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoànkết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủnghĩa cộng sản Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các đảngcộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấpcông nhân trong thời đại ngày nay

Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã thấy rõ âm mưuchia rẽ dân tộc của các nước đế quốc Cùng với đó, Người đã giúp tăng cường đoàn kếtgiữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc

Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do vàcông lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết Hồ Chí Minh đã gắncuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý vàbình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới

2.2.2 Hình thức tổ chức

Năm 1941, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ

Trang 6

chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, thựchiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đấu tranh giành độc lập Đây là hìnhthức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầutiên xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đãnâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộcủa các nước xã hội chủ nghĩa, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, hình thành Mặttrận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược

Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướngcho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kếtViệt Nam – Lào – Campuchia; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặttrận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược Đây thực sự là sựphát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

2.2.3 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn

cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nềntảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình

Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do

và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với ViệtNam trên cơ sở những nguyên tắc đó

Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòabình, chống chiến tranh xâm lược Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu củadân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân vănnhân loại

 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ

Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượngquốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cáchmạng đã đặt ra Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải

có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn

Trang 7

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC

TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3 1 Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

 Về mặt lý luận

Công lao và đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam vàcách mạng thế giới là sự vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới Làm giàu khotàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trên con đường khai phá đường lối cách mạnggiải phóng dân tộc, đưa các dân tộc đi vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới

Thứ nhất, hợp tác quốc tế luôn là nguyên tắc, chiến lược, có vai trò, vị trí, ý nghĩa

quan trọng trong quan điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam Đến nay, Việt Nam đãxác lập mối quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, làđối tác chiến lược và đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia, là đối tác toàn diện với tất cảcác nước trong cộng đồng ASEAN; lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban Luật thương mạiquốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL); lần thứ hai được bầu, trở thành Ủy viên khôngthường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và tới 2020, là Chủtịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam ngày càng chủ động, sáng tạo hơn trong triểnkhai hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế, góp phần phục vụ tốt lợi ích quốc gia, dân tộc

Trang 8

trị, an ninh trong nước, góp phần đan xen lợi ích với các đối tác, qua đó, tạo cục diệnthuận lợi để Việt Nam giữ nước từ xa.

Thứ hai, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, hoạt động đối ngoại

của Việt Nam tập trung vào các đối tác ưu tiên, chủ chốt, các nước lớn, các nước lánggiềng, khu vực và các đối tác quan trọng khác

Thứ ba, đoàn kết, hợp tác quốc tế, với Hồ Chí Minh, gắn với nguyên tắc bất di bất

dịch và mục tiêu quan trọng là góp phần đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ;hợp tác tìm giải pháp ổn định, lâu dài, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế

và tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau

Nguy cơ lớn nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiệnnay, là vấn đề Biển Đông Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, ViệtNam đã, đang và luôn sẵn sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển Đôngbằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc giữ gìnmối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng

3.3 Một số giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay

 Nhận thức đúng đắn, nắm chắc, thực hiện linh hoạt phương thức vận dụng và pháttriển tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay

 Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt nội dung, giá trị của tư tưởng HồChí Minh về quan hệ quốc tế

 Quán triệt các quan điểm, bài học rút ra trong thực hiện quan hệ quốc tế

 Tổ chức tốt lực lượng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệquốc tế

Trang 9

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I.1 Khái niệm Tư tưởng HCM 2

I.2 Khái niệm, tầm quan trọng về đạo đức 3

I.3 Cơ sở hình thành Tư tưởng HCM về vai trò và sức mạnh của đạo đức 3

CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG 6

2.1 Lý thuyết: Tư tưởng của HCM về các chuẩn mực đạo đức cách mạng 6

2.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 6

2.1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của tư tưởng HCM 8

2.1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 8

2.1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 10

2.1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 15

2.1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 18

2.1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng của tư tưởng HCM. 2.1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 19

2.1.3.2 Xây đi đôi với chống 20

2.1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 21

2.2 Vận dụng: Liên hệ tới quá trình tu dưỡng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương Mại hiện nay 21

2.2.1 Thực trang vấn đề đạo đức của sinh viên Thương Mại trong giai đoạn hiện nay 22

2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng 23

2.2.3 Biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Thương Mại hiện nay 24

2.2.3.1 Biện pháp 24

2.2.3.2 Về phương châm tu dưỡng giáo dục đào đức cho sinh viên theo Tư tưởng HCM 28

CHƯƠNG 3: PHẦN KẾT LUẬN 30

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao kiệt xuất, người sáng lập nền ngoại giaoViệt Nam hiện đại Trên cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Người luôn quan tâmchỉ đạo công tác đối ngoại, đoàn kết quốc tế nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, đồngthời tranh thủ sự ủng hộ của các nước và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc và xây dựng đất nước Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh trướchết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong các nước

xã hội chủ nghĩa anh em Đoàn kết quốc tế là nhân tố bảo đảm sự thắng lợi của chủ nghĩa

xã hội cũng như thắng lợi của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phi thực dânhóa trên phạm vi toàn thế giới Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời

cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, vấn đề đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế có những thuận lợi và khó khăn mới Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết, phát huy sự ủng hộ quốc tế là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạchđịnh chủ trương, đường lối đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khi nói khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trịnhư một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhấtquán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhucầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó

Có nhiều cách tiếp cận đẻ nêu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái niệm “Tư tưởng

Hồ Chí Minh” như sau:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác – Lênin vào đều kiện cụ thể của nước ta, kết thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần

vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

Khái niệm đã chỉ ra ba yếu tố: một là, nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh;hai là, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; ba là, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh.Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ ChíMinh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng củaNgười, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta

1.2 Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức.

Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủnghĩa – cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hếttinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng Hồ ChíMinh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên Người xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Về mặt lýluận, Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạođức Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán

bộ, đảng viên Cũng như V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không

2

Trang 13

chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng củamình.

Khi đánh giá vai trò của đạo đức các mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảngcủa người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của song suối Ngườiviết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng choloài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tựmình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”

Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền Hồ Chí Minh trăn trởvới nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đứccách mạng của cán bộ, đảng viên Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhànước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức của cách mạng thì mặttrái của quyền lực có thể làm tha hóa con người Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải

“là đạo đức, là văn minh” Người nói, cán bộ, đảng viên muốn dân tin, dân yêu, dân phụcthì không phải viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến Quần chúng chỉquý mến người có tư cách đạo đức

Tầm quan trọng của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đo là thước đo lòng caothượng của con người Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tàinăng, vị trí khác nhau, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xãhội, vào những điều kiện vật chất kinh tế Nó có khả năng tác động tích cực trở lại, cảibiến tồn tại xã hội Giá trị đạo đức tinh thần là một khi con người được tiếp nhận sẽ biếnthành một sức mạnh vật chất Có đạo đức thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũngkhông phải lùi bước chán nản…; khi gặp thuận lợi cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn…Đao đức là cái gốc của con người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài cómối quan hệ mật thiết với nhau Có tài phải có đức, nếu không sẽ không mang lại lợi ích

gì mà còn có hại cho thân Mặt khác, phải thấy trong đức có tài Tài càng lớn thì đức phảicàng cao, vì đức – tài nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thằng lợi

1.3 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc ViệtNam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức

Trang 14

phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tưtưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng

mà các ông đã để lại Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động củaNgười sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sựgiản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ" "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính làtính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tómlại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu

Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi" Đây khôngphải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cảcác dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù củacác tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo Nếu từ đó lại cho rằng bảnchất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sai lầm.Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người Qua cácthời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của nhân loại,nhưng nội dung đã cớ nhiều thay đổi Những khái niệm như trung, hiếu, nhân, nghĩa,cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; dânchủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã Nhưng tronghai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu những khái niệm đó rất khácnhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau Điều đó là do những lợi ích khác nhaucủa các giai cấp, các dân tộc khác nhau quy định

Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quenthuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổsung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mànhững giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dântộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạo đứctruyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợptruyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho

tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoàichấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưngnổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

4

Trang 15

Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Namthực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ,

đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Namtrong thời đại mới

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc củacây, ngọn nguồn của sông, của suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức

có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cáchmạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòihỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệnối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thườngxuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức là văn minh", thì mớihoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người cũng thường nhắc lại ý củaLênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình vàcủa thời đại Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biếtđúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn ViệtNam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết đểđưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏicon người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, lànền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng,cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cáitâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, vớinước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình Phải có tâm, có đứcmới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống.Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó

Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảngviên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến việc giáo dụcđạo đức cho mọi người Tùy theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề ra những yêu cầu

Trang 16

đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càngnặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó mà giành thắng lợi càng to lớn hơn cho sự nghiệpcách mạng.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2.1 Tư tưởng của HCM về các chuẩn mực đạo đức cách mạng

2.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Đạo đức theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là sự kết tinh nhữnggiá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa đạo đức của nhân loại.Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm ĐườngKách mệnh (năm 1927) đến bản Di chúc cuối cùng (hoàn chỉnh vào tháng 5/1969), Chủtịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạođức là “cái gốc” của người cách mạng

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạođức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sôngsuối Người nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sôngcạn Cây phải có gốc không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" Đạo đức là yếu tốkhông thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, đối với cá nhân con người và đặc biệt làđối với người cách mạng Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đứcmới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộcsống Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặtđức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức

mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kếthợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Với cán bộ, đảng viên, càng phải yêu cầu cao về đạo đức, bởi: “Làm cách mạng đểcải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm

vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánhđược nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội” Như vậy, có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cáchmạng vẻ vang Sự nghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng giai

6

Trang 17

cấp, giải phóng con người Sự nghiệp đó rất cao cả và nhân văn, đòi hỏi phải có nhữngphẩm chất tương ứng.

Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thấtbại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữvững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lohoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”

Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người Người

có đạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu, nhưng cóđược đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh Vì vậy,trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ Đảng xa rời cuộc sống,

xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa, biến chất Vậy nên, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Đảngphải “là đạo đức, là văn minh” Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng cộng sảnphải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc,người căn dặn: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phảixứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh,sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồidào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ởphẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động củamình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực Tấm gương đạo đức trong sáng củamột nhân cách vĩ đại, song cùng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sứchấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới Tấmgương đó từ lâu là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta vànhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xãhội

Trong bài “Đạo đức cách mạng” năm 1958, Hồ Chí Minh khái quát: “Nói tóm tắtthì đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó làđiều chủ chốt nhất Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốtđường lối, chính sách của Đảng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên,

Trang 18

lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân Vì Đảng, vìdân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc Ra sức học tập chủ nghĩa Mác –Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác củamình và cùng đồng chí mình tiến bộ” Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến mộtcách toàn diện Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xãhội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả bamối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người và đối với việc.

2.1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của tư tưởng HCM

2.1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chiphối các phẩm chất khác

Trung và hiếu trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những điều mớiđược đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng đạo đứctruyền thống phương Ðông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng, nóphản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếuvới cha mẹ”

“Trung với nước, hiếu với dân” được kế thừa trong Tư tưởng Nho giáo xưa, nóđược thể hiện qua tư tưởng: “Trung quân ái quốc”, “hiếu thảo với cha mẹ”, “Trung quân

ái quốc” chỉ hành động hết lòng với vua, ám chỉ việc khi mà quyền lợi của ông vua ấythống nhất với quyền lợi của dân tộc thì “trung” đó cũng đồng thời là trung với nước Tuynhiên Khổng Tử không chủ trương “Ngu trung”, không bắt buộc bề tôi phải phục tùng bềtrên một cách vô điều kiện Khi vua không ra vua thì thần dân không nhất thiết phảitrung Đến chế độ phong kiến nội dung của chữ “trung’ đã có khác đi Khi đó nhà vua vàtriều thần đều cần người bề tôi tuyệt đối phục vụ vua, trung thành với vua vô điều kiện.Triều đại phong kiến Việt Nam chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng này Còn

“hiếu với cha mẹ”, ý chỉ con cái phải hết lòng phụng dưỡng, nghe lời cha mẹ, như câu

“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, làm con cái tuyệt đối không được cãi lại với cha mẹ.Với tư tưởng tiến bộ, Hồ Chí Minh đưa ra các khái niệm “Trung với nước, hiếu vớidân” theo những nội dung mới Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành vớilợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý

8

Trang 19

nghĩa "Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ khôngphải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước Mốiquan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trongmột thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốcgia, dân tộc.

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ làhiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc,

vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trờikhông gì quý bằng nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cholợi ích của nhân dân"; "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từkhi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩađồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Đạo đức ngày nay cao rộnghơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"; "Người kiênquyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cáchmạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốcphong kiến giày vò Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác,

bố mẹ của cả nước nữa Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu nhưthế mới là đúng"

Ta có thể thấy được sự sáng tạo của Bác trong chuẩn mực “Trung với nước, hiếuvới dân”, không chỉ là trung thành với một vị vua hay một triều đại nào mà là trung vớiđất nước này dù có thay đổi bao nhiêu triều đại hay dưới bất kỳ hình thức tổ chức xã hộinào Cũng không chỉ là hiếu với cha mẹ mình mà còn với cha mẹ người khác, là ngườidân trong cùng một nước, là những đồng bào của ta Sự sáng tạo còn được thể hiện ở chỗ

“trung với nước, hiếu với dân” phải được thêt hiện bằng hành động cụ thể chứ khôngphải chỉ là những lời nói suông Phải ra sức vì nước, vì dân, vì lợi ích chung

Như vậy, tư tưởng “Trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những

kế thừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế củatruyền thống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đềucủa dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Đảng và Chính phủ là

“đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quanniệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước; rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về

Trang 20

dân như vậy, điều này càng làm ch tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước.Thư gửi thanh niên (1965), Người viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng trungvới nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻthù nào cũng đánh thắng” Luận điểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi hành động,vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấutranh cách mạnh trước đây, hôm nay, mà còn lâu dài về sau nữa.

Và chính Người là một tấm gương sáng về lòng “trung với nước, hiếu với dân”

để bất cứ ai trong chúng ta noi theo Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước saunhư một Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lậpcho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách

Sự truy sát ráo riết và de dọa của kẻ thù không làm Người nhụt chí Trong lao tù của kẻthù, lòng kiên trung bất khuất của Người, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấmcho đồng bào càng được bồi đắp thêm Khi Tổ quốc được độc lập, Người "tuyệt nhiênkhông ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với vòng danhlợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muôn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàntoàn 'độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, aicũng được học hành” Lòng trung, hiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện hữu trong từngcông việc Dù ở đâu, làm gì, Người cũng chi nhằm một mục đích là "phụng sự đồng bào,phụng sự Tổ quốc” Để rồi trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người tự vấn lòngmình và thấy rằng; "Suốt đời tôi hết lòng hết sửc phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng,phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có gì phải hôi hận, chitiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiểu hơn nữa.”

2.1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng,

đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người Vì vậy, HồChí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từcuốn sách Đường cách mệnh đến bản Di chúc

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chínhnhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi chochúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính chi cán bộ thực hiện làm gương cho nhândân theo để kợi cho nước cho dân: Với ý nghĩ như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

10

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w