MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hà Nội đánh giá cao về có vai trò to lớn và ý nghĩa quyết định của cán bộ và công tác cán bộ đối với sự thành bại của cách mạng: “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “ Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách nền công vụ, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh trong các ngành nghề trong đó có hệ thống Tòa án nói riêng. Ngay sau khi Cánh mạng Tháng Tám thành công, Tòa án là một trong những cơ quan Nhà nước được hình thành sớm nhất xuất phát từ nhu cầu chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố và xây dựng chính quyền nhân dân. Trước khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, Chủ tịch Hà Nội đã ký Sắc lệnh số 33CSL ngày 1391945 thành lập hệ thống Tòa án ở nước ta. Với chức năng nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quá trình phát triển của hệ thống Tòa án đã gắn liền với quá trình hoàn thiện và củng cố nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hiện nay là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động xét xử của Tòa án trung tâm của hoạt động tư pháp, nơi thể hiện nền công lý, sự đối xử công bằng trong tất cả các mối quan hệ là một trong những hoạt động biểu hiện tập trung, cụ thể nhất của thực thi quyền lực tư pháp đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí của Tòa án trong hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng được khẳng định qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ khi thẩm quyền được thay đổi, mở rộng để đáp ứng điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như song song việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì hệ thống các Tòa án cấp quận, huyện trực thuộc Thành phố Hà Nội cũng được mở rộng, hiện nay là 30 Tòa án cấp huyện, thị xã. Đi kèm với đó đòi hỏi, chất lượng đội ngũ thẩm phán (ĐNTP) ngày một phải được nâng cao để đáp ứng các điều kiện của tình hình mới và điều kiện hội nhập quốc tế, đây cũng là lực lượng nòng cốt để nâng cao uy tín ngành Tòa án. Chất lượng hoạt động của thẩm phán các cấp nói chung và của thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện của thành phố Hà Nội nói riêng đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, ĐNTP vẫn còn không ít hạn chế. Đáng quan tâm là: cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng chưa cao, còn thiếu những Thẩm phán giỏi, nhiệt huyết và có tinh thần công hiến, xây dựng đội ngũ chưa cao…. Việc nâng cao chất lượng ĐNTP ở tòa án nhân dân cấp huyện vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm: nhận thức về xây dựng và nâng cao chất lượng Thẩm phán hiện nay của nhiều Thẩm phán, đảng viên và một số cấp ủy viên, lãnh đạo đơn vị còn chưa đầy đủ, sâu sắc; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho các Thẩm phán còn chưa được quan tâm thỏa đáng; việc tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, điều kiện làm việc để Thẩm phán yên tâm giải quyết các vụ án khó, nguy hiểm, phức tạp còn nhiều bất cập; công tác quản lý đánh giá Thẩm phán còn chưa được đổi mới mạnh mẽ; sự lãnh đạo, chỉ đạo về sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa còn chưa chặt chẽ; việc thu hút và trọng dụng nhân tài về làm việc trong các Tòa án còn chưa mạnh mẽ… Nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Từ những sự phân tích trên đây học viên quyết định chọn đề tài: Chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
Trang 1MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 122
1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ thẩm phán cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 122
1.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng đội ngũ thẩm phán cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 37
2.2 Khảo sát chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 44
2.3 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chất lượng đội ngũ Thẩm phán cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 69
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 82
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội 79
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội 79
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
TÓM TẮT LUẬN VĂN 105
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hà Nội đánh giá cao về có vai trò to lớn và ý nghĩaquyết định của cán bộ và công tác cán bộ đối với sự thành bại của cách mạng:
“ cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “ Muôn việc thành công hoặc thất bại,đều do cán bộ tốt hoặc kém” Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng, Nhànước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách nềncông vụ, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vữngmạnh trong các ngành nghề trong đó có hệ thống Tòa án nói riêng
Ngay sau khi Cánh mạng Tháng Tám thành công, Tòa án là một trongnhững cơ quan Nhà nước được hình thành sớm nhất xuất phát từ nhu cầuchống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố và xâydựng chính quyền nhân dân
Trước khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, Chủ tịch Hà Nội đã kýSắc lệnh số 33C-SL ngày 13/9/1945 thành lập hệ thống Tòa án ở nước ta Vớichức năng nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mụctiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quá trình phát triển của hệ thốngTòa án đã gắn liền với quá trình hoàn thiện và củng cố nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa, hiện nay là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Hoạt động xét xử của Tòa án - trung tâm của hoạt động tư pháp, nơi thể hiệnnền công lý, sự đối xử công bằng trong tất cả các mối quan hệ - là một trongnhững hoạt động biểu hiện tập trung, cụ thể nhất của thực thi quyền lực tưpháp đã được Hiến pháp năm 2013 quy định
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc thực hiện các Nghị quyết củaĐảng về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam và tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị
Trang 3trí của Tòa án trong hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng được khẳng địnhqua việc thực hiện tốt nhiệm vụ khi thẩm quyền được thay đổi, mở rộng đểđáp ứng điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháttriển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như song song việc
Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì hệ thống các Tòa án cấp quận, huyệntrực thuộc Thành phố Hà Nội cũng được mở rộng, hiện nay là 30 Tòa án cấphuyện, thị xã Đi kèm với đó đòi hỏi, chất lượng đội ngũ thẩm phán (ĐNTP)ngày một phải được nâng cao để đáp ứng các điều kiện của tình hình mới vàđiều kiện hội nhập quốc tế, đây cũng là lực lượng nòng cốt để nâng cao uy tínngành Tòa án
Chất lượng hoạt động của thẩm phán các cấp nói chung và của thẩmphán Tòa án nhân dân cấp huyện của thành phố Hà Nội nói riêng đã đượcnâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, ĐNTP vẫn còn không ít hạn chế Đángquan tâm là: cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng chưa cao, còn thiếu những Thẩmphán giỏi, nhiệt huyết và có tinh thần công hiến, xây dựng đội ngũ chưacao… Việc nâng cao chất lượng ĐNTP ở tòa án nhân dân cấp huyện vẫn cònnhững yếu kém, khuyết điểm: nhận thức về xây dựng và nâng cao chất lượngThẩm phán hiện nay của nhiều Thẩm phán, đảng viên và một số cấp ủy viên,lãnh đạo đơn vị còn chưa đầy đủ, sâu sắc; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyênsâu cho các Thẩm phán còn chưa được quan tâm thỏa đáng; việc tạo điều kiệnthuận lợi về phương tiện, điều kiện làm việc để Thẩm phán yên tâm giải quyếtcác vụ án khó, nguy hiểm, phức tạp còn nhiều bất cập; công tác quản lý đánhgiá Thẩm phán còn chưa được đổi mới mạnh mẽ; sự lãnh đạo, chỉ đạo về sựphối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa còn chưa chặt chẽ; việc thu hút vàtrọng dụng nhân tài về làm việc trong các Tòa án còn chưa mạnh mẽ…
Trang 4Nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm,khắc phục có hiệu quả những hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng ĐNTPcủa Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội thực sự là vấn đề rấtcần thiết và cấp bách hiện nay Từ những sự phân tích trên đây học viên quyết
định chọn đề tài: "Chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nâng cao chất lượng ĐNTP được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy Đảngnghiên cứu Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được đăng tảitrên các tạp chí khoa học, sách; thể hiện trong tổng quan đề tài khoa học, luậnvăn, luận án
Xây dựng ĐNTP là yêu cầu của cái cách tư pháp Vì vậy vấn đề trên đãđược đề cập và đăng tải trên các tạp chí như : Tạp chí TAND, Thông tin khoahọc pháp lý, Tạp chí luật học, Bộ tư pháp có đề tài "Những vấn đề lý luận vàthực tiễn góp phần xây dựng quy chế Thẩm phán" TAND tối cao có đề tài:
"Những yêu cầu và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TAND; Đề tài
"Đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán TAND địaphương" Tiến sỹ Phan Văn Lợi đã chủ biên về chế định Thẩm phán một sốvấn đề lý luận và thực tiễn, Tiến sỹ Phan Hữu Thư có bài đạo đức nghề luậtđăng trên tạp chí luật học vv Tuy nhiên, trong các tài liệu đó cũng chỉ đề cậpđến những vấn đề chung nhất về thẩm phán chứ chưa nghiên cứu một cáchtoàn diện có hệ thống và đồng bộ về các giải pháp nâng cao năng lực chuyênmôn cùng với việc phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán
Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cườnghội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xây dựng ý thực pháp luật của Thẩm phánphải biết tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và đủ năng lực chuyên
Trang 5môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kỳ đổi mới là rất cần thiết Đây là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệtquan tâm Trong thời gian qua ở nước ra đã có một số công trình nghiên cứuquan trọng liên quan đến lĩnh vực này như: Sổ tay Thẩm phán; Các phẩm chất
cơ bản của Thẩm phán của tác giả Đặng thị Thanh Nga (Tạp chí Luật học số5/2002); Kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự; ThS.Bùi Thị Kinh Chi (Tạp chí Luật học số 2/2005); Một số suy nghĩ về nhữngviệc Thẩm phán không được làm quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hộithẩm Toà án nhân dân năm 2002, Nguyễn Thị Hồng Tươi (Tạp chí Toà ánnhân dân số 1/2003); Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, ThS.Bùi Thị Kim chi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2005); Những phẩm chất,nhân cách của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay, ThS.Đặng Thanh Nga(Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Hà Nội, 2003); Suynghĩ về những điều Thẩm phán phải làm, Thẩm phán được làm, chính sáchchế độ đối với Thẩm phán, Nguyễn Hồng Tươi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật
số 5/2002)
Nhìn chung, các bài viết trên của các tác giả được thể hiện ở nhiều cấp
độ nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yêu dướidạng các bài nghiên cứu trên các tạo chí chưa có đề cập một cách có hệ thống
và cụ thể về “Chất lượng Thẩm phán tại các Toà án nhân dân thuộc các huyệntrên địa bàn Thành phố Hà Nội”
2.1 Các đề tài khoa học
- “Một số giải pháp nâng cao vị thế của ĐNTP trong tố tụng hình sự
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” Trần Thu Hạnh (Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)
- “Thực tiễn giải quyết quan hệ dân sự trong vụ án hình sự Những
v-ướng mắc và kiến nghị” Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Chí Công, Thẩm tra viên Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao.
Trang 6- “Thực trạng công tác thống kê của ngành Tòa án nhân dân - Một số
giải pháp và kiến nghị” Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Thị Tú, Thẩm phán Tòa Dân
sự Tòa án nhân dân tối cao Phó Chủ nhiệm: Ths Lê Thế Phúc, Thẩm tra viên Viện Khoa học Xét xử Tòa án nhân dân tối cao.
- “Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng
của ngành Tòa án nhân dân trong giai đoạn mới” Chủ nhiệm: Cn Bùi Ngọc Hòa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phó Chủ nhiệm: Cn Hoàng Văn Hồng, Phó Chánh Văn phòng- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
-“ Thực trạng công tác thống kê của ngành Tòa án nhân dân - Một số
giải pháp và kiến nghị” Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Thị Tú, Thẩm phán Tòa Dân
sự Tòa án nhân dân tối cao Phó Chủ nhiệm: Ths Lê Thế Phúc, Thẩm tra viên Viện Khoa học Xét xử Tòa án nhân dân tối cao.
- “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam” Chủ nhiệm: Ths Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phó Chủ nhiệm: TS Từ Văn Nhũ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- “Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý ngành Tòa án nhân dân” Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Tường Linh, Trưởng phòng Phòng Tổng hợp Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
2.2 Sách
- PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên (1998), Xác định cơ cấu và tiêu
chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Các nhà khoa học đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định tiêu chuẩn cán bộ với ĐNCB lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị; xác định tiêu chuẩn cán bộ trong những năm tới và phương hướng, giải pháp xây dựng ĐNCB theo tiêu chuẩn xác định.
Trang 7- PGS, TS Tô Huy Rứa, PGS, TS Nguyễn Cúc, PGS, TS Trần Khắc Việt (2003), Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền
núi nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hà Nội (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội
- Sổ tay thẩm phán Việt Nam do Tiến sỹ Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực Toà án nhân dân tối cao Việt Nam.
Giải Đáp Một Số Vấn Đề Về Nghiệp Vụ Năm 2018 2019
-TH.S.Quốc Dương
2.3 Các bài viết đăng trên báo, tạp chí
- Ths Nguyễn Thế Anh (2016)” Vai trò bảo vệ công lý của Tòa án trong Hiến pháp 2013” Tạp chí nhà nước.
- PGS, TS Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao (2017) “Xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán vững vàng
về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử,
bảo vệ công lý” Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
- GS TSKH Đào Trí Úc “Xác định tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là
hoạt động trọng tâm Cổng thông tin điện tử Trường đại học kiểm sát Hà Nội.
- Lê Minh (2018) “Chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực ĐNTP”
Báo điện tử Vĩnh Phúc.
- Mai Thao (2018) “Đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án đã có sự chuyển
mình vượt bậc về chất lượng” Báo công lý
- (2018) “Đổi mới, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án” Báo điện
tử Nhân dân
- Thái Vũ(2018) “Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác cán
bộ Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân
Trang 8- Trần Thu Hạnh (2009) “Một số giải pháp nâng cao vị thế của ĐNTP
trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.
Mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ, sự tácđộng qua lại giữa các yếu tố trên trong quy trình thực hiện công tác cán bộ đãđược tác giả phân tích sâu sắc, có giá trị tham khảo tốt đối với luận văn Côngtrình khoa học này đã tập trung khẳng định quan điểm của Đảng về tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; thực trạng và nội dung, giải phápđào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trong tình hình mới
- Nguyễn Văn Động (2013), "Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hộinghị Trung ương 6 khóa XI của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán
bộ trong tình hình mới", Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 14/8/2013.
- Hồ Văn Màng (2013), "Để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 28/9/2013.
Ngoài ra còn một số các tạp chí khác trên các tạp chí như Tạp chíTAND, thông tin khoa học pháp lý, Tạp chí luật học Tuy nhiên, trong cáctài liệu đó cũng chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất về thẩm phán chứchưa nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống đồng bộ về các giải phápnâng cao năng lực chuyên môn cùng với việc phải nâng cao đạo đức nghềnghiệp của thẩm phán
2.4 Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ
- Luận án của Nguyễn Văn Khoa, năm 2017 “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ năm 2001 đến năm 2011”.
- Nguyễn Huyền Ly, năm 2012 “Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội.
- Hoàng Thị Thoa, năm 2014 “Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án Hình sự” - Luận văn Thạc sỹ,
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trang 9- Bùi Quang Thắng, năm 2018 “Vai trò của Tòa án nhân dân cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” –
Luận văn Thạc sỹ, Viện hàn Lâm khoa học Việt Nam
- Luận án của Dương Văn Chính, Phó Chánh án TAND thành phố Hải
Phòng năm 2020 “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử của TAND cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự - Hà Tuấn Anh; Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự - Hoàng Thị Thoa; Địa Vị Pháp Lý Của Thẩm Phán – Trần Thị Thu Thuỷ; Nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của thẩm phán trong tố tụng dân sự - Nguyễn Thị Hằng…
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàndiện về xây dựng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Hà Nội hiện nay
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng chất lượng ĐNTPcủa các Tòa án nhân dân cấp huyện của thành phố Hà Nội, luận văn đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNTP cấp huyện của thành phố
Hà Nội đáp ứng yêu cầu của tình hình mới
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng ĐNTP của các Tòa ánnhân dân cấp huyện của thành phố Hà Nội: vị trí, vai trò của Toà án, vai trò củangười thẩm phán trong hoạt động xét xử của Toà án; tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng của Thẩm phán…
- Làm rõ thực trạng chất lượng ĐNTP của các Tòa án nhân dân cấphuyện của thành phố Hà Nội
Trang 10- Đề xuất được các giải pháp có cơ sở lý luận, thực tiễn và có tính khả thinhằm nâng cao chất lượng ĐNTP cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng ĐNTP của Tòa ánnhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về Thẩm phán và công tác Thẩm phán
Trên cơ sở giải quyết sâu sắc những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài màluận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng, năng lực chuyên môn và đạo đứcnghề nghiệp của Thẩm phán và từ đó đã có những đề xuất, kiến nghị có giá trịtham khảo trong quá trình xây dựng ĐNTP, nhất là trong quá trình xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN, tiến hành cải cách tư pháp hiện nay
5.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động nâng cao chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dâncấp huyện thuộc thành phố Hà Nội; các báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn
Trang 11vị về công tác xây dựng, đào tạo ĐNTP; những số liệu, tư liệu điều tra, khảosát của tác giả.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩ MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Đặc biệt các vấn đề
về cải cách tư pháp, xây dựng ĐNTP cấp huyện trong địa bàn Thành phố HàNội
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, sosánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn
6 Những cái mới và đóng góp khoa học của đề tài luận văn
- Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng caochất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội;những kinh nghiệm về nâng cao chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấphuyện thuộc thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến nay; những giải pháp có tínhkhả thi tiếp tục nâng cao chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyệnthuộc thành phố Hà Nội đến năm 2025
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo cho các cấp ủy, lãnh đạo của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thànhphố Hà Nội và các cấp ủy có liên quan trong nâng cao chất lượng ĐNTP củaTòa án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được dùng làm tài liệutham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu về công tác đảng, công tácchính trị trong các học viện, nhà trường trong ngành Tòa án
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động công tác của Toà án, tác giả
đã chỉ ra được một số hạn chế của ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyệnthuộc thành phố Hà Nội
Trang 12- Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấphuyện thuộc thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở đó đã có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy địnhpháp luật trong phươn hướng xây dựng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấphuyện thuộc thành phố Hà Nội:
+ Tuyển chọn Thẩm phán bằng hình thức thi tuyển hoặc sát hạch
+ Quy định thời gian dự bị của Thẩm phán
+ Kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán
+ Tăng cường các chính sách đãi ngộ và bảo vệ Thẩm phán
+ Công khai bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn tư
pháp nói chung và thực tiễn công tác xét xử các loại vụ án tại Tòa án nhândân cấp huyện Đóng góp những đề xuất trực tiếp phục vụ công tác xét xử;công tác tổ chức xét xử và trong công tác đào tạo, bổi dưỡng Thẩm phán
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài tham khảonghiên cứu, giảng dạy, học tập trong ngành Tòa án
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 13án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩmphán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà ánquân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa (Thẩmphán cấp huyện), có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hộiđồng xét xử gồm nhiều thẩm phán Chỉ có Thẩm phán mới có quyền nhândanh Nhà nước tuyên án khi xét xử một vụ án cụ thể
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổnhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếptheo là 10 năm
Trang 14Thẩm phán làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án Khi xét xửthẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan,
tổ chức hay cá nhân nào và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình
Theo quy định tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cácngạch Thẩm phán bao gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm pháncao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp
Thực tế Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có Thẩm phán sơcấp và một số ít thẩm phán trung cấp ( số lượng thẩm phán Trung cấp tại cấphuyện thì ít, đa số là các lãnh đạo của các Tòa án nhân dân cấp huyện đã trúngtuyển kì thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp) và một số được Tòa án nhândân thành phố Hà Nội biệt phái trở về giải quyết án tại cấp huyện
Căn cứ theo Luật tổ thức Tòa án quy định:
“Điều 67 Tiêu chuẩn Thẩm phán
1 Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2 Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3 Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4 Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5 Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 68 Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1 Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
Trang 15a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp
2 Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.
a) Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
3 Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp” 1.1.1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ Thẩm phán cấp huyện
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc được dùng phổ biến trong đờisống Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “Chất lượng là phạmtrù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì,tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác
Trang 16Trong lĩnh vực kinh tế, khái niệm chất lượng thường được dùng trongviệc kiểm tra, đánh giá sản phẩm, hàng hóa Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩnhóa ISO (International Organization for stadardization) đưa ra định nghĩa:chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hayquá trình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan
Mặc dù có những khái niệm khác nhau về chất lượng, ở các góc độ tiếpcận, hoặc lĩnh vực khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều có điểm chung: chấtlượng của sự vật là tổng hợp các thuộc tính bản chất, những giá trị đặc trưng của
sự vật, qui định sự tồn tại và mức độ đáp ứng của sự vật so với yêu cầu của conngười, của xã hội
Từ những chỉ dẫn trên có thể quan niệm: chất lượng ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện là tổng hợp những giá trị, những thuộc tính đặc trưng của các yếu tố số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp tác phong công tác, được biểu hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi Thẩm phán cấp huyện và cả các Tòa án cấp huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố
1.1.1.3 Chất lượng đội ngũ Thẩm phán cấp huyện phải đi đôi với đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán
Quan niệm về đạo đức: Đạo đức, theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bảnvăn hoá thông tin năm 2001, là: Đạo lý và đức hạnh, lẽ tốt nên theo Theo từđiển tiếng việt - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng năm 2005 thì: Đạo đức
là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy địnhhành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội Phẩm chất tốtđẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có
Mỗi một xã hội có quan niệm của mình về đạo đức Đạo đức vừa mangtính xã hội vừa mang tính giai cấp sâu sắc, bên cạnh đó đạo đức còn bị chiphối bởi tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc Trong xã hội, con người luôn có
Trang 17nhu cầu hướng tới các giá trị đạo đức, hướng tới cái thiện, nhân đạo, lẽ côngbằng Để có được những phẩm chất đạo đức tốt, người thẩm phán phải có mộtquá trình tu dưỡng, rèn luyện vất vả Trong đời sống xã hội, mọi hành vi củacon người phải được đánh giá từ phương diện đạo đức và như Chủ tịch HồChí Minh nói: "Người cách mạng phải có đạo đức như cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo "Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, trongviệc đánh giá, xây dựng đội ngũ cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi "Đạođức" là cái "Gốc", là nền tảng của người cán bộ cách mạng, nếu không có đạođức thì dù tài mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Đối với cán bộ ngành
Tư pháp người căn dặn: "Các chú hiện nay làm công tác Tư pháp, công tác
xử án Vậy muốn làm tốt công tác ấy thì làm thế nào? Trước hết phải đề caolòng yêu nước, thương đồng bào, phải căm ghét bọn thực dân xâm lược và bè
lũ tay sai của chúng Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đềkhác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phảithương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức, phải làm saođóng góp vào việc làm cho nước độc lập, được tự do, hạnh phúc, nhân loạikhỏi đau khổ"Bản thân pháp luật không thể tạo ra được các giá trị đạo đức.Tuy nhiên chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng góp phần loại bỏnhững thói hư tật xấu, xây dựng lên những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ,tạo lên sự ổn định xã hội Xu hướng hiện nay là pháp luật ngày càng ghi nhậnnhiều hơn nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ.Khi đạo đức đã xuống cấp thì pháp luật có hay đến mấy cũng trở thành vônghĩa Con người trong xã hội nói chung và đối với đội ngũ cán bộ công chứchiện nay, nếu không nhận biết về các chuẩn mực đạo đức thì cũng dễ dàng viphạm pháp luật và ngược lại sự vi phạm pháp luật, pháp luật không nghiêm làtiền đề để làm rối loạn kỷ cương đạo đức xã hội Vì vậy, quy phạm đạo đức cóvai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hoá hay
Trang 18phi tội phạm hoá các hành vi Chính vì vậy mà khi phát biểu ý kiến bế mạcHội nghị công tác tư pháp toàn quốc tháng 4/2004 Chủ tịch nước Trần ĐứcLương trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã nói: Đội ngũ cán bộ
tư pháp có phẩm chất đạo đức trong sáng làm việc vì dân, có bản lĩnh và nănglực là một điều kiện vô cùng quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ cải cách Tưpháp Do vậy chúng ta phải thật chú trọng đến việc bồi dưỡng, giáo dục, quản
lý đội ngũ cán bộ Bên cạnh những tấm gương dũng cảm, tận tuỵ vì công việcthì trong đội ngũ cán bộ Tư pháp cũng còn một số người sa sút về phẩm chất,đạo đức, thiếu trách nhiệm, không chịu học tập nâng cao trình độ còn vi phạmpháp luật đã gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan Tưpháp
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán:
Đạo đức nghề nghiệp là một trong các nội dung được bàn luận nhiềuhiện nay, làm nghề gì thì cũng phải cần có đạo đức của nghề đó Đạo đứcnghề nghiệp là đạo đức được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của
cá nhân, của một nhóm người, một tổ chức người nhất định, nó mang đầy đủcác yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội Đạo đứcnghề nghiệp liên quan đến hoạt động nghề nghiệp mà nghề nghiệp đó có sựtác động, sự ảnh hưởng nhất định đến sinh mạng chính trị, đến tính mạng, sứckhoẻ, đến tài sản của cá nhân, tổ chức Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán
là một loại hình đạo đức được hình thành và phát triển gắn liền với hoạtđộng xét xử Vì việc xét xử của thẩm phán là xét xử đối với hành vi cụ thểcủa cá nhân, của tổ chức Chính vì thế, nếu như người thẩm phán chỉ cần vì
lý do gì đó không xem xét sự việc một cách khách quan, thận trọng, khôngxuất phát từ lương tâm của mình thì có thể sẽ gây ra hậu quả không tốt, làmthiệt hại đến lợi ích vật chất hoặc tinh thần của cá nhân, tổ chức Đạo đứcnghề nghiệp thẩm phán được hình thành và phát triển thông qua quá trình tự
Trang 19tu dưỡng, tự rèn luyện trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.Trong hoạt động xét xử của thẩm phán, yếu tố đạo đức không chỉ đơn thuần làphẩm chất đạo đức của bản thân người Thẩm phán mà còn là việc vận dụng cácphạm trù đạo đức vào trong việc giải quyết vụ án trên cơ sở pháp luật, thực tếchứng minh, trong lịch sử, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo đức Trongtrường hợp thiếu quy định của pháp luật cụ thể hoặc có mẫu thuẫn giữa phápluật với đạo đức truyền thống thì phải lấy đạo đức để áp dụng.
Điều này phải được thể hiện cụ thể trong hoạt động xét xử của Thẩmphán từ cách giao tiếp, thẩm vấn, điều hành phiên toà, đăcj biệt là trong cácquyết định phán quyết của Thẩm phán, người thẩm phán phải biết phối hợpcác ưu thế của pháp luật và đạo đức đến mức thành một nghệ thuật xét xử.Trong điều kiện hiện nay như ý kiến phát biểu của Chủ tích nước Trần ĐứcLương tại Hội nghị công tác tư pháp toàn quốc tháng 2/2002: Chúng ta đangxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì thái độphục vụ nhân dân là một tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ đảng viên, đặc biệt làcán bộ Tư pháp Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán không phảibỗng dưng mà có, mà được tạo nên bởi các yếu tố:
Lương tâm là yếu tố tạo lên đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán.Lương tâm: Theo từ điển tiếng việt - Viện ngôn ngữ học năm 2005 là: Yếu tốnội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạođức, và do đó tự điều chỉnh hành vi của mình
Người thẩm phán có tinh thần trách nhiệm là thực hiện công việc theođúng lương tâm của mình, lương tâm và trách nhiệm có mối quan hệ hữu cơvới nhau, gắn bó với nhau Càng độc lập bao nhiêu thì Thẩm phán càng phải
có lương tâm, càng phải có trách nhiệm bấy nhiêu Càng có tinh thần tráchnhiệm cao, có lương tâm đạo đức nghề nghiệp thì trong hoạt động xét xử càngtránh được sự vi phạm, tránh được oan, sai bấy nhiêu, một người có lương tâm
Trang 20sẽ có sự phán quyết khách quan, sự nhìn nhận đúng đắn trước hành vi của mộtcon người Lao động của thẩm phán là hoạt động sáng tạo, là thứ lao độngnghề nghiệp liên quan đến việc áp dụng pháp luật Nhưng các văn bản phápluật đó dù có đầy đủ và chính xác bao nhiêu thì cũng không thể nào quyđịnh được hết các tình huống xẩy ta trong xã hội, và lúc đó người thẩm phánphải thể hiện tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghềnghiệp, cộng với khả năng phân tích sáng tạo và biện chứng không cứng nhắc,siêu hình.
Các quy định của pháp luật được ban hành ra không phải để dànhriêng cho từng trường hợp cụ thể mà người Thẩm phán lúc đó tiến hànhgiải quyết công việc buộc phải áp dụng các điều khoản đó cho từngtrường hợp cụ thể, không phải vụ việc nào cũng như vụ việc nào, mỗi vụ cóhành vi khác nhau, tính chất phức tạp khác nhau, mối quan hệ khác nhau
Vì thế người thẩm phán phải phân tích các sự kiện, đánh giá các sự vật sựviệc một cách khách quan rồi tiến hành áp dụng luật một cách chính xác đểxác định được chính xác những hành vi và các mối tương quan một cáchchính xác có đạo đức
1.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng đội ngũ thẩm phán cấp huyện ở Thành phố Hà Nội
1.2.1 Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cảnước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứnhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính nhữngngười cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 làgần 10 triệu người Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độgiao thông là 105,2 xe/km² mặt đường Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loạiđặc biệt của Việt Nam Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp
Trang 21thứ 2 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quânđầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP GRDP đạt 971.700
tỉ Đồng (tương ứng với 41,85 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6triệu đồng (tương ứng với 5200 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62%
Hà Nội mở rộng chia ra làm 02 khu vực: Khu vực đô thị và khu vựcnông thôn, đồng thời nhiều bất cập như Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môitrường, phân hóa thành phần, tỉ lệ tội phạm hình sự gia tang, các tranh chấp
về dân sự/ kinh doanh thương mại trở nên phức tạp nên cần phải chú trọng
về chất lượng Thẩm phán cho phù hợp
Tương ứng với việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, thực hiệnNghị quyết số 15/NQ-QH của Quốc hội khoá XII, Tòa án nhân dân tỉnh HàTây được hợp nhất vào Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ ngày01/8/2008 nâng tổng số Tòa án cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
là 30 Tòa án
Với địa bàn công tác rộng, các loại vụ án đều tăng đáng kể, phức tạp và
đa dạng nhưng ĐNTP của các Tòa án cấp huyện trực thuộc Thành phố HàNội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phụcmọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao Đối với các
vụ án khó, tồn đọng các lãnh đạo Tòa Hà Nội luôn sẵn sàng lắng nghe cácThẩm phán cấp huyện báo cáo để cùng nhau giải quyết các khó khan, vướngmắc Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong từng giai đoạn, cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ngày càng được kiện toàn theohướng, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Do đó, Tòa án nhân dân cấp huyệntrên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng từng bước đổi mới, hoàn thiện về tổchức và hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật để tập trung nâng cao chất lượng xét xử và các mặt công tác
Trang 22khác, góp phần vào việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển, ổnđịnh chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Danh sách Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay:
1 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
2 Tòa án nhân dân quận Ba Đình
3 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng
4 Tòa án nhân dân quận Đống Đa
5 Tòa án nhân dân quận Tây Hồ
6 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy
7 Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai
8 Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân
9 Tòa án nhân dân quận Long Biên
10 Tòa án nhân dân quận Hà Đông
11 Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm
12 Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm
13 Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm
14 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì
15 Tòa án nhân dân huyện Đông Anh
16 Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn
17 Tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây
18 Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa
19 Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên
20 Tòa án nhân dân huyện Ba Vì
21 Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức
22 Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai
23 Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ
24 Tòa án nhân dân huyện Thường Tín
25 Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai
26 Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức
27 Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng
28 Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất
29 Tòa án nhân dân huyện Mê Linh
30 Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ
Trang 231.2.2 Đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội
1.2.2.1 Tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân cấp huyện
- Gồm 1 Chánh án là người đứng đầu và có 1 đến 2 Phó chánh án cónhiệm kì quản lý là 5 năm - Chánh án là người kiểm tra việc tuyên án củaThẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không Khi Chánh án, PhóChánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án, Phó Chánh ánđược gọi là thẩm phán của phiên tòa (với điều kiện Chánh án, Phó Chánh áncòn nhiệm kì Thẩm phán)
- Thẩm phán sơ cấp (Tùy thuộc vào số lượng án của các Tòa án cấphuyện mà có thể xin biên chế Thẩm phán nhiều hay ít)
ĐNTP của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội xét xửcác loại án chứ không phân ra giải quyết theo các Tòa chuyên trách như Tòa ánnhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Tối cao
- Các Thẩm phán Trung cấp có vị trí lãnh đạo của Tòa án cấp huyện sẽđược Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội giải giải quyết các vụ án Hànhchính trên địa bàn mình
- Các Thẩm phán Sơ cấp và các Thẩm phán Trung cấp biệt phái sẽđược giải quyết và xét xử các vụ án theo thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Trang 24Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán cấphuyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết các yêu cầudân sự cũng như các tranh chấp dân sự, cụ thể như sau:
Giải quyết các tranh chấp:
Tranh chấp về hôn nhân và gia đình
Thẩm phán cấp huyện thường giải quyết các vụ án ly hôn, tranh chấp
về quyền nuôi con khi ly hôn, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn; cáctranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranhchấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, xác định cha, mẹ chocon hoặc xác định con cho cha, mẹ,… Ngoài ra, các tranh chấp về cấp dưỡng;tranh chấp về nuôi con hoặc chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhaunhư vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa TAND cấp huyện
Tranh chấp về dân sự, đất đai
Thẩm phán cấp huyện giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, thừa
kế, bồi thường thiệt hại, các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp xoayquanh hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại,góp vốn quyền sử dụng đất,…
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuậnthuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội
Tranh chấp về lao động
Thẩm phán cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữangười lao động và người sử dụng lao động về việc xử lý kỷ luật lao động theohình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động; hoặc bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
Trang 25nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng,…
Giải quyết các yêu cầu:
Các yêu cầu về hôn nhân gia đình
Thẩm phán cấp huyện tiến hành giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôntrái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chiatài sản khi ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn; yêu cầuxác định cha, mẹ, con,…
Các yêu cầu về dân sự, đất đai
Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất nănglực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắngmặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích,…đều được giải quyết tại TANDcấp huyện
Các yêu cầu về kinh doanh thương mại
Thẩm phán cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghịquyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quyđịnh của pháp luật về doanh nghiệp Ngoài ra còn có các yêu cầu khác về kinhdoanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác theo quy định của pháp luật
Các yêu cầu về lao động
Thẩm phán cấp huyện giải quyết các yêu cầu tuyên bố hợp đồng laođộng, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, các yêu cầu khác về lao động trừtrường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quyđịnh của pháp luật
Trang 26Tóm lại: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấpdưới đây nhưng không có yếu tố nước ngoài ( đương sự hoặc tài sản ở nướcngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài).
+ Giải quyết, xét sử sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh,thương mại, lao động, hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tung Dân sự năm 2015
+ Giải quyết, xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ítnghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, bao gồmcác loại tội phạm có mức hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình
sự là 15 năm tù trừ những tội phạm được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
+ Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hànhnhững quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việckhác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩmToà án nhân dân)
+ Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử (Điều 9 Pháplệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân)
+ Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán có quyềnliên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân và công dân Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mìnhcác cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán,Hội thẩm làm nhiệm vụ
+ Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ(khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân)
Thẩm phán không được làm những việc sau đây:
Trang 27- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không đượclàm: Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng kháclàm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định củapháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnhhưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếukhông vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩmquyền;
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong
vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định (Điều 15 Pháplệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân)
- Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong cáctrường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 16 Pháp lệnh Thẩm phán vàHội thẩm Toà án nhân dân)
bỏ qua hoặc chưa được làm rõ Trách nhiệm của thẩm phán là đảm bảo haibên cư xử đúng mực theo quy định pháp luật, loại bỏ tình tiết không liênquan, và ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết Do đó, trong mô hình tố tụngtranh tụng, việc trình bày chứng cứ và gọi nhân chứng sẽ do hai bên hoàn toàn
Trang 28quyết định Thẩm phán không có quyền yêu cầu hoặc đề xuất bằng chứng nàođược đưa ra trước tòa.
Ưu điểm: Thẩm phán không đưa ra bình luận cho tới khi đã nghe hếtbằng chứng hai bên đưa ra Điều này sẽ khiến thẩm phán trung lập hơn, vì họchỉ đưa ra phán quyết khi chứng cứ được trình bày đầy đủ
Nhược điểm: Khâu tìm tòi bằng chứng sẽ hoàn toàn dựa vào nguồnlực của hai bên tranh tụng, và điều này dễ dẫn tới sự bất công Ngoài ra, cácbên sẽ chỉ đưa ra bằng chứng có lợi cho mình và bỏ đi bằng chứng kháchquan khác
- Tại Việt Nam là một trong các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Xãhội chủ nghĩa - bắt nguồn từ Dân luật và sau đó được điều chỉnh cho phù hợpvới tư tưởng của học thuyết Mác – Lê-nin Vai trò của thẩm phán Việt Namnói chung và của cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng tươngđối giống với người đồng cấp ở hệ thống Dân luật, tức là họ cũng phải tuânthủ chặt chẽ quy định của pháp luật thành văn khi giải quyết vụ án Nhưngmột đặc điểm khác của thẩm phán Việt Nam là dù quyết định của tòa cấpdưới là độc lập với các phán quyết của tòa cấp cao, nhưng khi gặp vấn đềpháp lý khó giải quyết, tòa án cấp dưới thường gửi đơn xin ý kiến của tòa cấpcao hơn Đây chỉ là sự khác biệt về văn hóa pháp lý của các nước, không làmảnh hưởng tới sự khách quan của tòa án
Vai trò của Thẩm phán trong công tác xét xử "Thẩm phán là ngườiđược bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ
án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án" Là chứcdanh cán bộ tạo nên thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ, công chức củaToà án nhân dân, có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Toà án nhân dân, đảm nhiệm nghiêm nghiệp vụ công việc và chấp hành
Trang 29đúng các nội quy công việc, đưa ra những quyết định đúng đắn và có đạo đứclàm việc đúng người đúng tội Thẩm phán Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét
xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát nhândân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.Luôn tuân thủ chủchương làm việc và hết mình vì công việc để thăng tiến giúp cho cơ quan làmviệc đạt được mục tiêu đã đề ra Sau nhiều năm kể từ ngành toà án ra đời đã
có nhiều chủ chương chính sách tuyển dụng Thẩm phán các chỉ tiêu ngàycàng nghiêm ngặt và khắt khe để có được Thẩm phán nghiêm chính và cónăng lực công việc giúp cho ngành toà án nói riêng và đất nước ta nói chungđược ngày một phát triển, công bằng, liêm chính Thẩm phán không chỉ có vịtrí trung tâm trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn có vai tròquyết định trong toàn bộ hoạt động tố tụng tư pháp theo quy định của phápluật Nói một cách khác, Thẩm phán là người có vai trò chính trong việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án Cũng như vậy, Thẩm phán cấp huyệntrên địa bàn Thành phố Hà Nội có vai trò chính trong việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện
+ Thứ nhất: Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực Nhànước để phán quyết, do đó các phán quyết của Thẩm phán tòa án nhân dân cáccấp được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Chỉ có Thẩmphán mới có tư cách nhân danh Nhà nước thực hiện công việc xét xử để phánxét một người có tội hay không có tội, tuyên một bản án để định rõ tội trạng
và hình phạt tương ứng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và giải quyếtcác tranh chấp khi có yêu cầu tại Toà án Một nguyên tắc được thừa nhậnchung của nền văn minh pháp lý nhân loại và được quy định trong pháp luậtViệt Nam là: "Không ai được coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa cóbản án của Toà án có hiệu lực pháp luật" Khác với hoạt động lập pháp vàhành pháp, hoạt động xét xử không những nhân danh Nhà nước mà còn nhân
Trang 30danh công lý Vì nhiều khi Thẩm phán còn phải xét xử cả quyết định và hành
vi của cơ quan Nhà nước Vì vậy, chủ thể của hoạt động Tư pháp không chỉcăn cứ vào pháp luật mà còn căn vào công lý, nhất là đối với các vụ án hình
sự Khi đó, Toà án chỉ nhân danh Nhà nước thì không đúng với bản chất củahoạt động Tư pháp, sẽ có sự thiên lệch, cho lên Thẩm phán phải nhân danhcông lý, trong nhiều trường hợp nhân danh Nhà nước cũng là nhân danh cônglý
Trong xã hội ta, việc kết tội một công dân là việc làm hết sức quantrọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng, sức khoẻ, tự do, nhân phẩm,danh dự, tài sản cũng như các quyền và lợi ích của họ "Bản án đối vớingười phạm tội là một sự kiện quan trọng đối với bản thân họ, đối với gia đình
họ, đối với xã hội" Và chính vì thế mà chỉ có Tòa án mà trung tâm là Thẩm phán
có đủ điều kiện, được pháp luật giao quyền xác định một người có tội haykhông có tội và áp dụng loại và mức hình phạt nào cho phù hợp pháp luật,đảm bảo thực hiện mục đích trừng trị kết hợp với cải tạo và giáo dục, kết hợpgiữa phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt Trong điều kiệnhiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng vàlãnh đạo thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ Quốc tế, tiếnhành cải cách Tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyệnngày càng được mở rộng, bên cạnh việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hônnhân và gia đình, Thẩm phán cấp huyện còn được xét xử các vụ án tranh chấpkinh tế, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hành chính ( đối với Thẩm phán lãnhđạo của Tòa án nhân dân cấp huyện), lao động và giải quyết các việc kháctheo quy định của pháp luật sẽ ngày càng nhiều lên Trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền hiện nay thì "Toà án là cơ quan công lý, là Toà án của
Trang 31nhân dân, là bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu của Nhà nướcpháp quyền XHCN"Và như Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của BộChính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ: Toà
án có vai trò trung tâm của hệ thống Tư pháp và xét xử là trọng tâm của hoạtđộng Tư pháp Mọi hoạt động tố tụng mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếnhành, thậm chí các hoạt động của các cơ quan bổ trợ Tư pháp như: cơ quanGiám định, Công chứng, Tổ chức luật sư đều chỉ có ý nghĩa trợ giúp cho hoạtđộng xét xử của Toà án, của các Thẩm phán
+ Thứ hai: Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân và vì dân, xuất phát từ vùng đặc thù kinh tế,chính trị Thủ đô của cả nước, bằng hoạt động xét xử của mình, Thẩm pháncấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội trở thành một bộ phận không thểthiếu được trong cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong bộmáy Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, Tư pháp.Với tư cách là một trong ba nhánh quyền lực Hoạt động của Thẩm phán cấphuyện không chỉ là một hoạt động áp dụng pháp luật đơn thuần để giải quyếtnhững vi phạm pháp luật cụ thể, mà bằng hoạt động của mình, Thẩm phán đãtác động tích cực trở lại đối với hoạt động lập pháp và hành pháp, kiểm tratính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quản lý hành chính, các hành vihành chính Thẩm phán Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện được giao giảiquyết vụ án hành chính còn có thể kiểm soát tính hợp pháp của hành vi hànhchính trên địa bàn quận, huyện Sự Tài phán của thể chế Tư pháp đối với hành
vi của lập pháp và hành pháp có ý nghĩa kiểm soát tính hợp pháp, hợp hiếnhành vi của chính quyền, một yêu cầu chủ yếu của Nhà nước pháp quyềnnhư Ăng ghen đã chỉ rõ: "Điều kiện đầu tiên của tự do, đó là tất cả các quanchức Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về hành vi chức vụ của mình đối vớibất kỳ công dân nào trước Toà án" Chính vì thế, việc xét xử được tiến hành
Trang 32theo những thủ tục rất chặt chẽ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự,
Bộ luật tố tụng dân sự Còn việc xử lý của các cơ quan hành chính Nhà nướcđược tiến hành theo các thủ tục đơn giản hơn, nhanh gọn hơn Thủ tục xét xử
đó là những quy định pháp lý Dân chủ, công khai và có hiệu lực thực thi caohơn các thủ tục xử lý hành chính Vì thế khi tham gia xét xử, các Thẩm phánkhông chỉ đòi hỏi chính xác về nội dung và còn phải đảm bảo đầy đủ, đúng đắn
về thủ tục Bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng phápluật chẳng những có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội, giáo dục, cải tạo họ màđồng thời còn góp phần phòng ngừa ngăn chặn tội phạm
Trong điều kiện Hà Nội mở rộng hiện nay, chất lượng đội ngũ Thẩmphán cấp huyện càng cần phải được nâng cao, phát triển đồng đều trên cả 30Tòa án quận, huyện trong địa bàn để tạo ra được trật tự pháp luật, làm lànhmạnh hoá các quan hệ xã hội, thực hiện có hiệu quả chính sách quản lý xãhội kết hợp biện pháp giáo dục phòng ngừa là cơ bản và trấn áp trừng trị kẻphạm tội Đây chính là phương châm hoạt động thường xuyên, tích cực đểđẩy lùi tội phạm và tạo điều kiện tốt cho công tác phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật, và việc xét xử góp phần đắc lực cho việc thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội Đó cũng chính là sự đòi hỏi của người dân, đòi hỏi của xãhội đối với các Thẩm phán cấp huyện Thẩm phán phải thật sự là chỗ dựa tincậy của người dân "yêu cầu chung của đất nước đặt ra đối với các cơ quan
Tư pháp nói chung, với ngành TAND nói riêng là phải phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, xây dựng nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân"
+ Thứ ba: Hoạt động xét xử của Thẩm phán cuối cùng được thể hiệnbằng việc ra một bản án, quyết định, đó chính là sự thể hiện tập trung ở nhữnggiá trị xã hội; giá trị dân chủ, nhân bản và giá trị giáo dục tư tưởng Bằng hoạt
Trang 33động của mình "Toà án phối hợp với cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận tổquốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chứckinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc phát huy tác dụng giáo dục củaphiên toà và tạo điều kiện cho việc thi hành bản án, quyết định của Toàán"
Bản án, quyết định của Thẩm phán không chỉ nhằm mục đích trừng trịđơn thuần về thể xác hoặc tinh thần mà chủ yếu giúp cho người phạm tội thấyđược lỗi lầm, mở đuờng cho họ ăn năn hối cải, trở thành người công dân cóích cho xã hội Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử của Thẩm phá đã gópphần tích cực vào việc nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao ý thức phápluật cho nhân dân, giúp cho người dân hiểu luật mà còn thấy được cần phải cóluật rong cuộc sống hàng ngày Giáo dục pháp luật qua việc xét xử tại phiêntoà có ý nghĩa và vai trò rất to lớn, vì hoạt động xét xử là một dạng của hoạtđộng bảo vệ pháp luật, chủ yếu là vạch rõ hành vi vi phạm pháp luật và tộiphạm Ngoài phương pháp thuyết phục, hoạt động xét xử tại các phiên toà làquá trình tác động trực tiếp lên ý thức và hành vi không những của cá nhânngười vi phạm pháp luật và tội phạm và còn của đông đảo người đến tham dựphiên toà, nhằm tạo lên ý thức tuân thủ pháp luật của người dân Giáo dụcpháp luật qua hoạt động xét xử có sức mạnh và hiệu quả rất cao vì nó khôngphải chỉ là sự tuyên truyền bằng lời nói hay bằng văn bản bình thường, mà nóđược thực hiện trực tiếp thông qua các phiên toà xét xử các vụ án, nhất làthông qua các phiên toà lưu động, bằng cả quá trình tố tụng, bằng sự phánquyết công minh và bằng chính bản thân các bản án, quyết định đúng phápluật Và "Bằng kết quả xét xử, Toà án là nơi thể hiện sâu sắc nhất của bản chấtNhà nước ta, của nền công lý nước ta, Toà án của chế độ ta là Toà án của nhândân, do dân và vì nhân dân phục vụ"
Trang 34+ Thứ tư: Thông qua hoạt động xét xử, Thẩm phán có vai trò bảo đảmthực hiện các quyền Dân chủ, các quyền con người Các giá trị chung củaquyền con người: danh dự, nhân phẩm, các quyền về kinh tế, chính trị - xãhội được Toà án bảo vệ thông qua công tác xét xử như: quyền yêu cầu Toà ánbảo vệ; nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền bào chữa của bị can, bị cáo,quyền bất khả xâm phạm cá nhân, quyền bất khả xâm phạm đời tư, điều đó thểhiện sự dân chủ của một xã hội, sự tôn trọng con người của xã hội Đặc biệttrong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay Điều đó cũng đượcthể hiện thông qua sự độc lập xét xử xủ Toà án
- Thẩm phán là người có vị trí trung tâm trong hoạt động tư pháp
Để đưa ra được các quyết định khởi, truy tố và xét xử vụ án, cơ quan vàngười tiến hành tố tụng phải đưa vào các chứng cứ và các quy định của phápluật về các hoạt động tố tụng này Về nguyên tắc, các chứng cứ do cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát thu thập có trong hồ sơ vụ án, và các chứng cứ do cácbên đương sự hay người đại diện hợp pháp, luật sư bào chữa của họ trong vụ
án đưa ra đều không có giá trị; Nếu các chứng cứ đó không được Hội đồngxét xử thẩm tra đánh giá tại phiên toà
Trong mối liên hệ đó, nếu việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luậtcủa thẩm phán không đúng đắn và đầy đủ, hoặc vì lý do nào đó chỉ hoàn toàndựa vào chứng cứ và những tài liệu có trong hồ sơ do cơ quan điều tra vàViện kiểm sát thu thập mà không có sự đối chiếu, kiểm tra kết luận một cáchkhách quan, toàn diện về tính đúng đắn và hợp pháp của các chứng tại phiêntoà, thì việc phán quyết của Toà án sẽ không đảm bảo được yêu cầu kháchquan là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
- Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong hoạt động xét xử
Trong hoạt động xét xử của TAND, Thẩm phán là nhân tố cơ bản, lànhân vật trung tâm Thẩm phán phải chịu trách nhiệm toàn bộ về những
Trang 35phán quyết của mình kể cả việc phải chịu hậu quả pháp lý khi để xẩy ra saisót Chỉ có Thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước phán xử, để tuyênmột bản án, để tuyên một người có tội hay không có tội Hoạt động xét xửcủa Thẩm phán liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đặc biệt hoạt động xét xử củaThẩm phán một mặt tác động tích cực đến đương sự này, mặt khác lại tácđộng tiêu cực đến đương sự khác Vì vậy việc xét xử của Thẩm phán manglại lợi ích cho nhiều người nhưng cũng không ít trường hợp đương
sự không vừa lòng với quyết định của Toà án Các vụ án có được xét xử kịpthời, đúng pháp luật, trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội, bảo vệ kịp thời lợiích của Nhà nước và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân haykhông? Việc xét xử của Toà án có góp phần vào việc răn đe phòng ngừa các
vi phạm pháp luật, và có tác dụng trong việc tuyên truyền, giáo dục phápluật trong nhân dân hay không phụ thuộc rất nhiều vào Thẩm phán cấphuyện Toà án Đảm bảo sự công bằng trong hoạt động xét xử Hoạt động xét
xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ công lý, do vậy công bằng trong hoạt độngxét xử là yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của ngườiThâm phán Như trong thư gửi Hội nghị cán bộ tư pháp toàn quốc năm 1948,Chủ tich Hồ Chí Minh đã nói: "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư".Công bằng trong xét xử là công bằng đối với tất cả mọi người, bất kể người
đó là ai, giữ cương vị gì, chức vụ gì đều phải bị xử lý nghiêm minh theođúng tội trạng và hậu quả của hành vi phạm tội Công bằng ở đây là khôngđược thiên lệch, không được nhân nhượng về bên nào, tất cả các đượng sự,
bị cáo không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị xã hội, thành phần kinh
tế đều phải được bình đẳng như nhau trước pháp luật, các hành vi, quyền vàlợi ích hợp pháp của họ được Thẩm phán nhìn nhận đánh giá một cách kháchquan giữa hành vi phạm tội và trách nhiệm trước pháp luật của tội phạm
Trang 36Xác định tội danh đúng là tiền đề quan trọng để cho việc lượng hình đảmbảo khách quan, đảm bảo chính xác, đảm bảo sự công bằng Quyết định hìnhphạt công bằng có nghĩa là hình phạt được tuyên đối với bị cáo phải tươngxứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của bị cáo thực hiện.
Sự tương xứng ấy cũng thể hiện khắc phục những mặc cảm, những địnhkiến, những khuynh hướng cực đoan dễ nẩy sinh trong tâm lý người xét xử,công bằng còn đòi hỏi các quyền của đương sự, của bị cáo, người bị hại phảiđược bảo vệ bằng pháp luật Một đòi hỏi nữa của công bằng là người khôngphạm tội phải được minh oan và được khôi phục mọi quyền lợi đầy đủ vàkịp thời theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
ĐNTP cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội là lưc lượng nòng cốt
để giải quyết các vụ án tại cấp Sơ thẩm, có vị trí, vai trò quyết định trong việctriển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước tại cấp cơ sở
Có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máynhà nước nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng, góp phần tuyên truyền,giải thích pháp luật rộng rãi bởi vì họ là những người trực tiếp gắn bó với địaphương, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của địa phương, đồng thời đưa ranhững đóng góp pháp luật để hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn nữa
Thẩm phán cấp huyện còn là người trực tiếp hòa giải những mâu thuẫn,xung đột, những tranh chấp khởi kiện trong nhân dân, hiện thực hóa quyềnlàm chủ của nhân dân…Việc xét xử đúng người đúng tội, đúng bản chất của
sự việc tạo nên một nền pháp quyền công bằng, bình đẳng, giúp người dân cóniềm tin vào hệ thống pháp luật của nước nhà
- Thẩm phán là người có vị trí trung tâm trong hoạt động tư pháp
Để đưa ra được các quyết định khởi, truy tố và xét xử vụ án, cơ quan vàngười tiến hành tố tụng phải đưa vào các chứng cứ và các quy định của pháp
Trang 37luật về các hoạt động tố tụng này Về nguyên tắc, các chứng cứ do cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát thu thập có trong hồ sơ vụ án, và các chứng cứ do cácbên đương sự hay người đại diện hợp pháp, luật sư bào chữa của họ trong vụ
án đưa ra đều không có giá trị; Nếu các chứng cứ đó không được Hội đồngxét xử thẩm tra đánh giá tại phiên toà
Trong mối liên hệ đó, nếu việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luậtcủa thẩm phán không đúng đắn và đầy đủ, hoặc vì lý do nào đó chỉ hoàn toàndựa vào chứng cứ và những tài liệu có trong hồ sơ do cơ quan điều tra vàViện kiểm sát thu thập mà không có sự đối chiếu, kiểm tra kết luận một cáchkhách quan, toàn diện về tính đúng đắn và hợp pháp của các chứng tại phiêntoà, thì việc phán quyết của Toà án sẽ không đảm bảo được yêu cầu kháchquan là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
- Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong hoạt động xét xử
Trong hoạt động xét xử của TAND, Thẩm phán là nhân tố cơ bản, lànhân vật trung tâm Thẩm phán phải chịu trách nhiệm toàn bộ về những phánquyết của mình kể cả việc phải chịu hậu quả pháp lý khi để xẩy ra sai sót Chỉ
có Thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước phán xử, để tuyên một bản
án, để tuyên một người có tội hay không có tội Hoạt động xét xử của Thẩmphán liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân Đặc biệt hoạt động xét xử của Thẩm phán một mặt tácđộng tích cực đến đương sự này, mặt khác lại tác động tiêu cực đến đương sựkhác Vì vậy việc xét xử của Thẩm phán mang lại lợi ích cho nhiều ngườinhưng cũng không ít trường hợp đương sự không vừa lòng với quyết địnhcủa Toà án Các vụ án có được xét xử kịp thời, đúng pháp luật, trừng trịnghiêm khắc kẻ phạm tội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước và các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân hay không? Việc xét xử của Toà án có gópphần vào việc răn đe phòng ngừa các vi phạm pháp luật, và có tác dụng trong
Trang 38việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân hay không phụ thuộc rấtnhiều vào đội ngũ Thẩm phán Toà án Đảm bảo sự công bằng trong hoạt độngxét xử Hoạt động xét xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ công lý, do vậy côngbằng trong hoạt động xét xử là yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động nghềnghiệp của người Thâm phán Như trong thư gửi Hội nghị cán bộ tư pháptoàn quốc năm 1948, Chủ tich Hồ Chí Minh đã nói: "Phụng công, thủ pháp,chí công, vô tư" Công bằng trong xét xử là công bằng đối với tất cả mọingười, bất kể người đó là ai, giữ cương vị gì, chức vụ gì đều phải bị xử lýnghiêm minh theo đúng tội trạng và hậu quả của hành vi phạm tội Công bằng
ở đây là không được thiên lệch, không được nhân nhượng về bên nào, tất cảcác đượng sự, bị cáo không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị xã hội,thành phần kinh tế đều phải được bình đẳng như nhau trước pháp luật, cáchành vi, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Thẩm phán nhìn nhận đánhgiá một cách khách quan giữa hành vi phạm tội và trách nhiệm trước pháp luậtcủa tội phạm Xác định tội danh đúng là tiền đề quan trọng để cho việc lượnghình đảm bảo khách quan, đảm bảo chính xác, đảm bảo sự công bằng Quyếtđịnh hình phạt công bằng có nghĩa là hình phạt được tuyên đối với bị cáo phảitương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của bị cáo thựchiện Sự tương xứng ấy cũng thể hiện khắc phục những mặc cảm, những địnhkiến, những khuynh hướng cực đoan dễ nẩy sinh trong tâm lý người xét xử,công bằng còn đòi hỏi các quyền của đương sự, của bị cáo, người bị hại phảiđược bảo vệ bằng pháp luật Một đòi hỏi nữa của công bằng là người khôngphạm tội phải được minh oan và được khôi phục mọi quyền lợi đầy đủ và kịpthời theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 392.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Thành phố Hà Nội
2.1.1 Sứ mệnh bảo vệ công lý của đội ngũ Thẩm phán
Hiến pháp 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Nhiệm vụ của Tòa
án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, tổ chức cá nhân Tòa án phải là nơi mà mọi conngười, mọi công dân tìm đến lẽ phải, tìm đến sự thật, đến sự công bằng Khiquyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, người dân tìm đến Tòa án như là tìmđến công lý Vì vậy, có thể nói, Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm
vụ bảo vệ công lý Niềm tin của nhân dân vào Tòa án chính là niềm tin vàocông lý
Đặt trong bối cảnh đó thì điểm nghề nghiệp của Thẩm phán được đánhgiá là rất quan trọng trong thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người, bảo vệcông lý của Tòa án Bởi vì Thẩm phán là nhân vật trung tâm trong hệ thốngTòa án, đảm nhận nhiệm vụ xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc thuộcthẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ hiến định
Khác với công chức khác trong bộ máy nhà nước, nghề Thẩm phán cónhững đặc điểm riêng biệt Thẩm phán luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với conngười; kết quả công việc của Thẩm phán ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnhchính trị cũng như tự nhiên của mỗi con người, ảnh hưởng đến lợi ích cộngđồng Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được hiến định cũngchính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thẩm phán
Thẩm phán là người áp dụng pháp luật Trên cơ sở xác định sự kiệnpháp lý, sự thật khách quan của vụ án, Thẩm phán áp dụng quy định của phápluật để phán quyết về vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý và phán quyết đó
Trang 40làm phát sinh hậu quả đối với con người, đối với xã hội Mọi hoạt động nghềnghiệp của Thẩm phán đều được thực hiện đúng với trình tự, thủ tục do phápluật quy định; chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật Sự thật, pháp luật,công bằng, công lý luôn là những yếu tố song hành cùng Thẩm phán trongcông việc cũng như cuộc sống thường nhật.
Đặc biệt, Thẩm phán là người được giao thực hiện quyền lực nhà nước,phán quyết liên quan đến sinh mệnh chính trị, tự nhiên của con người, đếnlợi ích xã hội, cộng đồng… cho nên hoạt động của Thẩm phán luôn chịu sựkiểm soát của pháp luật; sự giám sát của cơ quan lập pháp, hành pháp; sựgiám sát của dư luận xã hội và của nhân dân theo quy định của pháp luật.Ngoài sự giám sát từ bên ngoài, Thẩm phán còn phải chịu sự giám sát trongnội bộ Tòa án
Vậy nên, cùng với pháp luật, các quy chế hành nghề, quy phạm đạođức của Thẩm phán là những công cụ cho việc giám sát, kiểm soát bên trong
hệ thống Tòa án Đó cũng là những tiêu chí mà Thẩm phán căn cứ vào đểsống và làm việc; các cơ quan có thẩm quyền và công chúng thực hiện việckiểm soát, giám sát
Trong những năm qua, mặc dù chúng ta chưa có Bộ Quy tắc đạo đứcThẩm phán, nhưng về cơ bản, Thẩm phán cấp huyện của Việt Nam đã thựchiện các hoạt động nghề nghiệp và ứng xử phù hợp, góp phần xử lý các viphạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp trong xã hội thuộc thẩm quyền, bảo
vệ công lý, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân
Tuy nhiên, do chưa có một văn bản chính thức mang tính ràng buộc vềcác quy chuẩn đạo đức, các quy tắc ứng xử nghề nghiệp, dẫn đến tình trạngchưa có nhận thức thống nhất về các chuẩn mực về sự liêm chính, sự vô tư,khách quan mà Thẩm phán cần có; chưa có nhận thức đầy đủ về quy tắc ứng