1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Môi Trường Quản Trị Tới Hoạt Động Quản Trị Của Shopee Việt Nam.pdf

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường quản trị tới hoạt động quản trị của Shopee Việt Nam
Người hướng dẫn GV Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Đề tài thảo luận môn học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Và câu hỏi đặt ra là môi trường quảntrị của Shopee có những lợi thế gì để duy trì được hoạt động kinh doanh dẫn đầu trongthị trường thương mại điện tử?. Để làm rõ thắc mắc đó nhóm 4 chún

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KHÁCH SẠN – DU LỊCH

 - -

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ TỚI

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA SHOPEE VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu đề tài 6

3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6

4 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ 7

1 Khái niệm và phân loại môi trường quản trị 7

1.1 Môi trường quản trị 7

1.2 Phân loại môi trường quản trị 7

2 Môi trường bên trong tổ chức 8

2.1 Khái niệm môi trường bên trong tổ chức 8

2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức 8

2.2.1 Các yếu tố thuộc về tài chính 8

2.2.2 Các yếu tố thuộc về nhân sự 8

2.2.3 Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ 9

2.2.4 Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức 9

3 Môi trường bên ngoài tổ chức 9

3.1 Khái niệm môi trường bên ngoài tổ chức 9

3.2 Môi trường chung (vĩ mô) 10

3.2.1 Khái niệm môi trường chung 10

3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường chung 10

3.2.2.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô 10

3.2.2.2 Yếu tố chính trị, pháp luật 12

3.2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 12

3.2.2.4 Yếu tố công nghệ, kỹ thuật 13

3.2.2.5 Yếu tố tự nhiên 13

3.3 Môi trường đặc thù (môi trường ngành) 14

3.3.1 Khái niệm môi trường đặc thù 14

3.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù 14

Trang 3

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CỦA SHOPEE VIỆT

NAM 17

1 Giới thiệu chung về shopee Việt Nam 17

2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong của Shopee Việt Nam 18

2.1 Yếu tố tài chính 18

2.2 Yếu tố nhân sự: 20

2.3 Yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghiệp: 20

2.4 Yếu tố văn hóa tổ chức: 21

3 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Shopee Việt Nam 21

3.1 Môi trường chung 21

3.1.1 Kinh tế vĩ mô 21

3.1.2 Chính trị - Pháp luật 24

3.1.3 Văn hóa, xã hội 25

3.1.4 Công nghệ, kỹ thuật 27

3.1.5 Tự nhiên 28

3.2 Môi trường đặc thù 28

3.2.1 Khách hàng 28

3.2.2 Nhà cung ứng 29

3.2.3 Đối thủ cạnh tranh 29

3.2.4 Cơ quan hữu quan 30

4 Đánh giá chung về tác động của môi trường quản trị đến hoạt động của Shopee Việt Nam 32

4.1 Cơ hội, thách thức 32

4.2 Điểm mạnh, điểm yếu 33

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA SHOPEE VIỆT NAM 35

1 Giải pháp cho môi trường bên trong 35

2 Giải pháp cho môi trường bên ngoài 36

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Thành viên nhóm 4 xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến giáo viên hướng dẫnNguyễn Thị Thu Hà, giảng viên Bộ môn Quản trị học – Trường Đại học ThươngMại đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến cho chúng em trong quá trìnhthực hiện bài thảo luận

Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã giành thời gian tham giabuổi thảo luận của nhóm và đã đóng góp những ý kiến quý giá cho nhóm để bài thảoluận được hoàn thiện

Cuối cùng, chúng em rất cảm ơn các bạn và giảng viên đã lắng nghe bài thuyếttrình của chúng em

Xin trân thành cảm ơn!

Nhóm 4 QTH – Trường Đại học ThươngMại

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ hiện nay Internet đang ảnh hưởng và tác động trực tiếpđến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến việc các mô hình kinh doanh thương mại điện tử rađời Tại Việt Nam mô hình kinh doanh thương mại xuất hiện bắt kịp với xu thế nên rấtđược chú trọng và phát triển trên sàn thương mại điện tử và ngày càng trở nên phổbiến bởi những tiện ích mà nó đem lại Nếu như trước đây hoạt động trao đổi mua bándiễn ra thông qua quá trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp thì hiện nay hoàn toàn khác Chỉvới một vài cú click chuột hay chỉ cần một số thao tác trên màn hình Smartphonethông qua website thương mại điện tử là chúng ta có thể mua sắm được hàng hóa Ởtrên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều trang web cung cấp dịch

vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử Ở Việt Nam có những sàn thương mại điện

tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Theo đó trong báo cáo toàn cảnh thương mạiđiện tử Đông Nam Á công bố cho biết đứng đầu về doanh thu và số lượng người sửdụng là Shopee (Trường, 2019) Kể từ khi ra mắt Shopee đã đặt được sự tăng trưởngtheo cấp số nhân Nền tảng này hiện có hơn 160 triệu danh sách người hoạt động vớikhoảng 6 triệu người bán, bao gồm 7 nghìn thương hiệu và nhà phân phối hàng đầu.Hiện nay, nền tảng thương mại điện tử này đã có mặt tại hầu hết các nước Đông Nam

Á như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam (Chiến Lược Kinh DoanhCủa Shopee: “Thủ Lĩnh” Ngành TMĐT, 2023) Và câu hỏi đặt ra là môi trường quảntrị của Shopee có những lợi thế gì để duy trì được hoạt động kinh doanh dẫn đầu trongthị trường thương mại điện tử? Để làm rõ thắc mắc đó nhóm 4 chúng em đã lựa chọn

đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường quản trị tới hoạt động quản trị của Shopee Việt Nam”

2 Mục tiêu đề tài

- Mục tiêu tổng quát: Xác định và đánh giá những ảnh hưởng của yếu tố môi

trường tới hoạt động quản trị của Shoppe Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ranhững giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát triển trang web bán hàng trựctuyến để đáp ứng những nhu cầu khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàngtiềm năng

Trang 6

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

 Xác định ảnh hưởng của yếu tố môi trường quản trị tới hoạt động quản trị củaShoppe Việt Nam

 Đánh giá đo lường và chiều tác động của từng yếu tố môi trường quản trị tớihoạt động quản trị của shoppe Việt Nam Từ đó đưa ra kiến nghị các chínhsách, giải pháp nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của Shopee đến người tiêu dùng

3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường quản trị của Shopee

- Phương pháp nghiên cứu: Phương nghiên cứu được sử dụng đó là nghiên cứuđịnh tính và định lượng Dựa vào việc tham khảo và sưu tầm thông tin từ cáctài liệu đã được công bố và phỏng vấn

4 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

1 Khái niệm và phân loại môi trường quản trị.

1.1 Môi trường quản trị.

Môi trường quản trị chỉ các định chế hay lực lượng bên trong và bên ngoài cóảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức

Theo (Robbins), nhà quản trị chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến kết quả hoạt độngcủa tổ chức vì tổ chức có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức mà nhàquản trị không thể kiểm soát

Ở góc độ chung, môi trường quản trị là một môi trường kinh tế xã hội rộng lớn,không phải là dạng môi trường tự nhiên

Môi trường quản trị là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, được xây dựng

từ tất cả các yếu tố từ bên trong, bên ngoài với sự tác động thường xuyên của chúng,ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả của hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanhnghiệp

Các yếu tố của môi trường quản trị luôn vận động, tương tác lẫn nhau, có ảnhhưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động quản trị một tổ chức

1.2 Phân loại môi trường quản trị.

Các yếu tố của môi trường quản trị được chia thành 2 nhóm:

- Yếu tố môi trường bên ngoài tổ chức:

 Môi trường vĩ mô

 Môi trường ngành

- Yếu tố môi trường bên trong tổ chức

2 Môi trường bên trong tổ chức

2.1 Khái niệm môi trường bên trong tổ chức

Môi trường bên trong tổ chức là môi trường bao gồm các yếu tố, các điều kiện

mà tổ chức có khả năng kiểm soát được

Trang 8

Môi trường bên trong tổ chức bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằmtrong nội bộ doanh nghiệp Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêngcủa từng doanh nghiệp Nó xác định các thủ tục và phương pháp thực hiện các hoạtđộng trong tổ chức.

2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức

2.2.1 Các yếu tố thuộc về tài chính

Khả năng tài chính là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và làđiều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường

- Giúp doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

- Đáp ứng các hoạt động sản xuất, kinh doanh: mua, bán, dự trữ, quảng cáo

- Đảm bảo hiệu quả làm việc của người lao động

- Kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp

2.2.2 Các yếu tố thuộc về nhân sự

Yếu tố nhân sự (Human Resources Factors) là những khía cạnh liên quan đếnnguồn nhân lực trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp Các yếu tố nhân sự bao gồm tất

cả các khía cạnh có liên quan đến con người trong môi trường làm việc Điều này cóthể bao gồm nhân viên, quản lý nhân sự, chính sách nhân sự, văn hóa tổ chức, quản lýhiệu suất, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của lực lượnglao động Một số đặc điểm như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất laođộng, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tính ổn định và năng động của doanhnghiệp

Để quản trị nguồn nhân lực cần:

 Xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn vị

 Tuyển dụng đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực

 Phân công lao động khoa học hợp lí, khai thác tối đa nguồn lực lao động

 Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lí để động viên, khuyến khích người laođộng

Trang 9

2.2.3 Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ

Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở khả năng cái tiến

kỹ thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sảnphẩm và phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu và phát triển là yếu tố đảm bảo nângcao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp

- Tạo ra các sản phẩm cạnh tranh cao

- Tiết kiệm chi phí

- Nâng cao hiệu quả làm việc

- Nâng cao hiệu quả quản lý

2.2.4 Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan: Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trịđặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành,tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán vàtruyền thống thâm nhập Nó chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọithành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trịtruyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo một cách tựnguyện

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các thành viên Do

đó, nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa trong khi thực hiện vaitrò quản trị của mình

3 Môi trường bên ngoài tổ chức

3.1 Khái niệm môi trường bên ngoài tổ chức

Môi trường bên ngoài tổ chức bao gồm hai nhóm yếu tố: những yếu tố của môitrường vĩ mô và những yếu tố của môi trường vi mô (môi trường ngành) Những yếu

tố này đều nằm ngoài tổ chức

Trang 10

3.2 Môi trường chung (vĩ mô)

3.2.1 Khái niệm môi trường chung

Đây là nhóm các yếu tố không chỉ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạtđộng của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố của môi trường vi mô hay môitrường bên trong tổ chức

Bao gồm: các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội, sự tiến

bộ cũng như rủi ro cho hoạt động quản trị tổ chức

 Ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh nghiệp.

3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường chung

3.2.2.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô

Bao gồm: Thu nhập quốc dân(tăng trưởng hay suy thoái kinh tế), lạm phát, tỷ giáhối đoái và lãi suất, công ăn việc làm hay tiền lương, thuế…

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

GDP tăng hay giảm có ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm thu nhập của dân cư,tăng hay giảm đầu tư, chi tiêu dẫn đến tăng hay giảm nhu cầu hàng hóa dịch vụ trongnền kinh tế, tăng hay giảm quy mô thị trường hàng hóa dịch vụ… Có thể nói đây lànhững thông tin quan trọng cho hoạt động quản trị (hoạch định chiến lược, tác nghiệp,

tổ chức điều hành và kiểm soát cũng như các hoạt động quản trị tác nghiệp) Tốc độ tăng kinh tế cao thu nhập người dân tăng khả năng thanh toán cao 

 sức mua (cầu) của hàng hóa tăng Doanh nghiệp thay đổi hoạt đông kinh doanhcủa mình

Lạm phát:

Lạm phát làm cho gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào, giá cả tăng cao làm sứccạnh tranh giảm, khó tiêu thụ Mặt khác khi các yếu tố lạm phát tăng cao cùng vớiviệc thu nhập thực tế của người dân lại giảm không đáp ứng được với giá cả ngàycàng tăng cao của thị trường sẽ dẫn đến giảm sức mua và nhu cầu thực tế của ngườitiêu dùng Các thông tin trên giúp nhà quản trị doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiếnlược và chính sách thích hợp để tránh được thua lỗ, hạ chế tác hại, rủi ro của yếu tốlạm phát

Trang 31

3.2.4 Cơ quan hữu quan

Cơ Quan Quản Lý Doanh Nghiệp:

Quỹ Đầu Tư: Các quỹ đầu tư có thể là cổ đông chiến lược hoặc đối tác chiếnlược của Shopee

Ủy Ban Chứng Khoán và Chính Quyền: Các cơ quan này có thể giám sát vàquản lý thông tin liên quan đến quá trình niêm yết và giao dịch cổ phiếu của Shopeetrên thị trường chứng khoán

Cơ Quan Chính Phủ và Quản Lý Thương Mại:

Bộ Công Thương và Tổ Chức Quản Lý Thương Mại: Cơ quan này ở mỗi quốcgia có thể có trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động thương mại điện tử, baogồm cả Shopee

Ủy Ban Cạnh Tranh và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng: Các cơ quan này có thể theodõi và đảm bảo tuân thủ các quy định về cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền lợicủa người tiêu dùng

Cơ Quan Thuế: Shopee cần tương tác với cơ quan thuế tại các quốc gia nơi họhoạt động để đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và báo cáo tài chính

Trang 32

Tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển (OECD): OECD có thể cung cấp thông tin

và hỗ trợ về chính sách kinh tế và thương mại, làm cho Shopee có thể điều chỉnhchiến lược kinh doanh của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế

Tổ chức Cộng Đồng và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng:

Tổ chức Bảo vệ Người Tiêu Dùng: Shopee có thể tương tác với các tổ chức bảo

vệ người tiêu dùng để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy tắc và quy định về quyền lợicủa người tiêu dùng

Tổ chức Thông Tin và Quyền Riêng Tư:

Cơ Quan Quản Lý Dữ Liệu: Shopee cần tương tác với cơ quan quản lý dữ liệu

để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

4 Đánh giá chung về tác động của môi trường quản trị đến hoạt động của Shopee Việt Nam.

4.1 Cơ hội, thách thức

a) Cơ hội

Tính đến đầu năm 2021, mức độ thâm nhập internet ở Việt Nam là 73,7% vớitổng cộng 72 triệu tài khoản mạng xã hội và có đến 45,6 triệu người Việt mua hàngtiêu dùng trên Internet, đây là một thời cơ lớn để tăng trưởng của Shopee nói riêng vànhững sàn TMĐT nói chung Bên cạnh đó, sự bùngnổ của công nghệ 4.0 Shopee đãnhạy bén và nắm bắt cơ hội để áp dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ, tạo điều kiệnkinh doanh thành công và hiệu quả hơn

Môi trường quản trị chất lượng cao có thể cung cấp cơ hội cho sự phát triển, rènluyện những kỹ năng chuyên sâu cho nhân viên cùng với môi trường lao động trẻ.Điều này giúp Shopee xây dựng được một đội ngũ chuyên nghiệp, đầy đủ năng lực cóthể đối mặt với bất cứ thách thức phức tạp trên thị trường thương mại điện tử bên cạnh

đó còn duy trì sự độc đáo qua những ý tưởng mới

Một môi trường quản trị linh hoạt và có khả năng đối phó với rủi ro tiềm ẩn bấtngờ tạo cơ hội giúp Shopee nhanh chóng nhận biết và giải quyết vấn đề, từ đó tối ưuhóa được hiệu suất kinh doanh và giữ vững uy tín của mình

Trang 33

Môi trường quản trị của Shopee thường tạo điều kiện cho sự tương tác và hợptác giữa các bộ phận trong tổ chức Điều này có thể tăng cường hiệu suất làm việc,nâng cao tính đoàn kết

Môi trường quản trị của Shopee luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ và chămsóc khách hàng để tạo được lòng tin từ phía người tiêu dùng, giúp duy trì và thu hútthêm khách hàng

Cũng như các doanh nghiệp khác, trong môi trường quản trị của mình Shopeeluôn hướng đến tính bền vững Nó không chỉ là việc tuân thủ các quy định về tiêuchuẩn môi trường, mà còn xây dựng hình ảnh tích cực trong tâm trí của khách hàng vàcộng đồng

b) Thách thức

Ngày nay thị trường thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và trở nêncạnh tranh hơn Shopee phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá cả, và đổimới để giữ chân khách hàng trong môi trường cạnh tranh ác liệt

Với việc giao dịch trực tuyến, hệ thống bảo mật thông tin cá nhân và tài khoảntrở thành mối quan tâm hàng đầu Shopee phải đảm bảo an toàn cho dữ liệu kháchhàng và giao dịch để giữ lòng tin của người tiêu dùng

Thị trường thương mại điện tử biến động không ngừng đòi hỏi Shopee cần phảinắm bắt được xu hướng hiện hành, nhanh chóng thích nghi để đáp ứng nhu cầu thayđổi của khách hàng và không bị lạc hậu

Công nghệ phát triển nhanh chóng yêu cầu Shopee phải liên tục đầu tư vào hệthống và cơ sở hạ tầng để đảm bảo khả năng mở rộng, tăng cường tính hữu ích và duytrì tính ổn định

Khi mở rộng kinh doanh Shopee cần đối mặt với các rủi ro từ việc quản lý đốitác, giao dịch quốc tế, và đồng thời phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đếnthương mại điện tử

Vì là sàn thương mại điện tử nên sự đánh giá từ phía khách hàng có thể ảnhhưởng lớn đến uy tín của Shopee Thách thức đặt ra là làm thế nào để duy trì chấtlượng dịch vụ, giải quyết mọi khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w