1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận môn pháp luật đại cương đề tài phân chia di sản thừa kế

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Chia Di Sản Thừa Kế
Tác giả Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Vũ Linh Chi, Trương Anh Cường, Hoàng Thị Diễn, Đỗ Thị Mỹ Duyên, Đặng Ngọc Dũng, Nguyễn Thùy Dương, Vi Thị Thùy Dương, Bùi Đình Đạt, Đàm Thị Hà Giang, Phạm Hương Giang, Bùi Việt Hà, Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Thu Hà, Trần Bảo Hà, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thu Hảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vinh Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Để hạn chế những tranh chấp về di sản thừa kế trong thực tế đời sống xã hội, luật pháp của các nước trên thế giới nói chung và luật pháp của Việt Nam nói riêng đã có những quy phạm pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Vinh Hương Nhóm thực hiện : 02

Lớp học phần : 231_TLAW0111_16

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM VIỆC NHÓM

Chủ trì (Nhóm trưởng): Đỗ Thị Mỹ Duyên

Thư kí (Người ghi biên bản): Nguyễn Thu Hà

1 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

18 Nguyễn Quỳnh Chi Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

19 Nguyễn Vũ Linh Chi Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

20 Trương Anh Cường Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

21 Hoàng Thị Diễn Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

22 Đỗ Thị Mỹ Duyên Nhóm trưởng Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

23 Đặng Ngọc Dũng Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

24 Nguyễn Thùy Dương Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

25 Vi Thị Thùy Dương Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

26 Bùi Đình Đạt Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 1

27 Đàm Thị Hà Giang Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

28 Phạm Hương Giang Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

29 Bùi Việt Hà Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

30 Nguyễn Thái Hà Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

31 Nguyễn Thu Hà Thư kí Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

32 Trần Bảo Hà Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

33 Nguyễn Văn Hải Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

34 Nguyễn Thu Hảo Thành viên Đóng góp, hoàn thành bài tập 2

Trang 3

Word + Phần mở đầu + Phần kết

2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN

quá trình

Đánh giá kết quả

Tổng kết

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023

THƯ KÍ NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

Nguyễn Thu Hà Đỗ Thị Mỹ Duyên

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Bài tập 1: 4

Đề bài 4

Bài làm 4

Bài tập 2: 6

Đề bài 6

Bài làm 6

PHẦN KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

1

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành thảo luận “Phân chia di sản thừa kế” tập thể nhóm

xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên ThS Nguyễn Thị Vinh Hương đã

cung cấp và truyền đạt những kiến thức nền tảng, kỹ năng cần

thiết cũng như những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc để nhóm có

thể hoàn thành bài thảo luận nhóm này

Nhưng sau tất cả, tập thể nhóm nhận thức rằng với lượng

kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân sẽ khó tránh khỏi

những thiếu sót trong bài tiểu luận Kính mong quý thầy cô thông

cảm và góp ý để nhóm có thể ngày càng hoàn thiện hơn

Tập thể nhóm xin trân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Tập thể nhóm xin cam đoan bài làm được tự thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc, kết cấu của bài tiểu luận Các cơ sở lý luận và kiến thức được trình bày trong bài tiểu luận là trung thực và có nguồn gốc

Tập thể nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong bài này

2

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Thừa kế là một chế định xuất hiện từ rất sớm Ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành và nhất là giai đoạn có sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Theo đó, việc một cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho các thành viên khác trong gia đình hoặc trong gia tốc, bộ lạc của mình là vấn đề thường xuyên diễn ra Cho đến ngày nay, quan hệ thừa kế vẫn là quan hệ pháp luật phổ biến trong xã hội Đặc biệt là trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay, Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện và sâu sắc về mọi mặt của đời sống Dưới ảnh hưởng của nền kinh tế mở đó đã tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội làm giàu cũng như tự khẳng định mình Theo đó tài sản thuộc sở hữu

cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú cả về giá trị, số lượng dẫn đến xảy ra các tranh chấp về di sản thừa kế cũng tăng lên đáng kể

Để hạn chế những tranh chấp về di sản thừa kế trong thực tế đời sống xã hội, luật pháp của các nước trên thế giới nói chung và luật pháp của Việt Nam nói riêng

đã có những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế Tuy nhiên, trong đó không phải tài sản nào pháp luật cũng có quy phạm điều chỉnh hay

dự liệu hết được Vấn đề thừa kế di sản cũng từ đó mà nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp thừa kế gặp phải không ít khó khăn, thậm chí phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử khác nhau gây tốn kém cả về thời gian và chi phí Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau là tiền đề cho việc áp dụng không nhất quán Trong những năm gần đây số lượng vụ án tranh chấp về thừa kế luôn chiếm

tỉ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp

Xuất phát từ những lý do trên tập thể nhóm 2 tiến hành nghiên cứu giải hai bài tập tình huống sau đây để làm nội dung thảo luận nhằm mục đích hiểu rõ hơn các quy định về tài sản thừa kế

3

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Bài tập 1:

Đề bài

Anh Tùng và chị Ngọc kết hôn năm 2005, họ có 2 con chung là Bích sinh năm 2008 và Toản sinh năm 2011 Sau khi sinh con trai thứ hai anh chị bất hòa, sống ly thân

Ngày 1/2/2017, anh Tùng bị tai nạn xe máy phải đưa vào bệnh viện Cho rằng không thể qua khỏi, anh Tùng di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng)

là để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Trịnh (bạn thân từ nhỏ)

và cô Giang (vợ cũ của anh Tùng, đã ly dị) Sau ca phẫu thuật không thành công, anh Tùng qua đời Chia di sản thừa kế của anh Tùng, biết rằng tài sản chung của Tùng và Ngọc là 900 triệu đồng, năm 2014 anh Tùng được Giang gửi cho 100 triệu đồng để chữa bệnh nhưng anh Tùng chưa sử dụng và vẫn giữ trong một cuốn sổ tiết kiệm riêng

1 Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

2 Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của Tùng có gì khác?

Bài làm

1 Hãy chia các trường hợp trên?

Di chúc miệng của anh Tùng là hợp pháp do anh đang trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa (Khoản 1 Điều 629, BLDS 2015) Vì vậy, di sản của anh Tùng sẽ được chia theo di chúc

Di sản của anh Tùng là: 900/2 + 100 = 550 triệu đồng

Về nguyên tắc, nếu người chết để lại di chúc thì phải chia di sản theo ý nguyện của người chết Theo di chúc miệng hợp pháp của anh Tùng là để lại toàn

bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Trịnh (bạn thân từ nhỏ) và cô Giang

4

Trang 9

(vợ cũ của anh Tùng, đã ly dị); tuy nhiên theo Điều 644 BLDS (2015), trong trường hợp này có chị Ngọc, Bích và Toản thuộc đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Vì vậy, chị Ngọc, Bích, Toản sẽ được nhận 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật

Một suất thừa kế theo pháp luật được xác định như sau: 550/3 = 183,33 triệu đồng

Chị Ngọc, Bích và Toản sẽ nhận được 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là:

Ngọc = 183,33 x 2/3 = 122,22 triệu đồng

Bích = 183,33 x 2/3 = 122,22 triệu đồng

Toản = 183,33 x 2/3 = 122,22 triệu đồng

Số tiền này được trích từ phần tài sản mà anh Trịnh và cô Giang được thừa

kế nên số tiền còn lại mà hai người được hưởng là: 550 – 122,22 – 122,22 – 122,22

= 183,34 triệu đồng

Giả sử anh Trịnh và cô Giang được chia phần tài sản thừa kế như nhau Vậy, anh Trịnh và cô Giang được hưởng:

Trịnh = 183,34/2 = 91,67 triệu đồng

Giang = 183,34/2 = 91,67 triệu đồng

2 Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của Tùng có gì khác?

Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh bình thường,

5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim thì di chúc miệng của anh không còn hợp pháp (Khoản 2 Điều 629, BLDS 2015) Vậy toàn bộ di sản của anh Tùng (550 triệu đồng) được chia theo pháp luật (Điều 650, BLDS 2015) cho hàng thừa

kế thứ nhất của anh gồm: chị Ngọc, Bích, Toản (Điều 651, BLDS 2015)

Vậy chị Ngọc, Bích và Toản được hưởng:

5

Trang 10

Ngọc = 550/3 = 183,33 triệu đồng.

Bích = 550/3 = 183,33 triệu đồng

Toản = 550/3 = 183,33 triệu đồng

Bài tập 2:

Đề bài

Anh Huy & chị Mai kết hôn năm 1993, có 2 con gái là Nhung sinh năm

1994 (đi làm tại một công ty nước ngoài) & Bích sinh năm 2002 Năm 2013 Huy

đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài & chung sống như vợ chồng với Liễu, hai người đã có một con chung là Tuấn sinh năm 2014 Tháng 11/2017 Huy về nước & yêu cầu chị Mai ly hôn, chị Mai đồng ý, Tòa án cũng đã thụ lý đơn

Ngày 8/1/2018 Huy bị đột quỵ, trước khi chết Huy di chúc để lại cho Liễu, Tuấn, Nhung mỗi người một phần đều nhau Liễu đến đòi chia di sản thừa kế của anh Huy nhưng gia đình anh Huy không đồng ý Vì vậy Liễu đã làm đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Biết rằng:

Huy & Liễu cùng kinh doanh và có khối tài sản chung là 2 tỷ đồng Tài sản chung của Huy & Mai là 680 triệu đồng

Tháng 8/2016, Huy được cậu ruột tặng cho 300 triệu đồng

1 Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

2 Giả sử Nhung vì giận bố phản bội mẹ nên đã thuê người đánh Huy và Liễu gây thương tích và bị Tòa án kết án về hành vi này Hãy chia di sản thừa kế của anh Huy trong trường hợp anh Huy không để lại di chúc?

Bài làm

1 Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

Theo pháp luật hôn nhân, giữa Huy và Liễu vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng và do không đủ cơ sở để phân chia nên giả sử tỉ lệ góp vốn là như nhau thì

số tài sản được chia đều cho 2 người = 2 tỷ /2 = 1 tỷ

6

Trang 11

Do khi Huy làm ăn cùng chị Liễu, Huy và Mai chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên về nguyên tắc, tài sản tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung và phần 1 tỷ này vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng anh Huy và chị Mai

Di sản của anh Huy = (1 tỷ + 680 triệu đồng)/2 + 300 triệu đồng = 1 tỷ 140 triệu đồng

Hàng thừa kế thứ nhất của anh Huy là Nhung, Bích, Tuấn, Mai (Điều 651, BLDS 2015)

Trước khi chết Huy di chúc để lại cho Liễu, Tuấn, Nhung mỗi người một phần đều nhau Về nguyên tắc, nếu người chết để lại di chúc thì phải tôn trọng ý nguyện của người chết và phân chia di sản Tuy nhiên, theo Điều 644, BLDS (2015) trong trường hợp này có Mai và Bích thuộc đối tượng được hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc là sẽ được nhận 2/3 một suất thừa

kế theo pháp luật

Một suất thừa kế theo pháp luật được xác định như sau:

1 tỷ 140 triệu đồng /4 = 285 triệu đồng

Bích và Mai sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật là:

Bích = 2/3 x 285 = 190 triệu đồng

Mai = 2/3 x 285 = 190 triệu đồng

Số tiền này sẽ lấy từ phần tài sản mà Nhung, Tuấn và Liễu được hưởng nên

số tiền còn lại Nhung, Tuấn và Liễu được hưởng là:

1 tỷ 140 triệu đồng – 190 triệu đồng – 190 triệu đồng = 760 triệu đồng Vậy nên số tiền thừa kế của Nhung, Tuấn và Liễu là:

Nhung = 760 triệu đồng / 3 = 253,33 triệu đồng

Liễu = 760 triệu đồng / 3 = 253,33 triệu đồng

Tuấn = 760 triệu đồng / 3 = 253,33 triệu đồng

7

Trang 12

2 Giả sử Nhung vì giận bố phản bội mẹ nên đã thuê người đánh Huy và Liễu gây thương tích và bị Tòa án kết án về hành vi này Hãy chia di sản thừa kế của anh Huy trong trường hợp anh Huy không để lại di chúc?

Vì Nhung đã bị Tòa án kết án về hành vi thuê người đánh Huy và Liễu gây thương tích nên Nhung bị loại ra khỏi việc thừa kế di sản của anh Huy để lại (Điều

621, BLDS 2015)

Cô Liễu chưa phải vợ chồng hợp pháp với anh Huy nên cũng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Vì vậy, hàng thừa kế thứ nhất của anh Huy chỉ có: Mai, Bích và Tuấn (Điều

651, BLDS 2015)

Do anh Huy không để lại di chúc nên di sản thừa kế của anh Huy sẽ được chia theo pháp luật (Điều 650, BLDS 2015)

Di sản của anh Huy = (1 tỷ + 680 triệu)/2 + 300 triệu = 1tỷ 140 triệu Vậy nên số tiền thừa kế của Mai, Bích và Tuấn là:

Mai = 1 tỷ 140 triệu /3= 380 triệu đồng

Bích = 1 tỷ 140 triệu /3= 380 triệu đồng

Tuấn = 1 tỷ 140 triệu /3= 380 triệu đồng

8

Trang 13

PHẦN KẾT LUẬN

Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc di chuyển tài sản từ người chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết) cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo một trình tự nhất định Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nền văn hóa và truyền thống lâu đời Do

đó, việc coi trọng các phong tục tập quán, tình cảm đã khiến nhiều người bỏ qua việc đảm bảo quyền lợi thừa kế của mình Bên cạnh đó, có những người lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho bản di chúc không rõ ràng nên những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ làm cho mối quan hệ thân thuộc bị rạn nứt, đặc biệt là tình cảm gia đình do tranh chấp thừa kế thường diễn ra giữa các thành viên trong gia đình Do đó, việc nghiên cứu hai tình huống trên về thừa kế di sản nhằm nắm bắt được thực trạng của chế định này trong xã hội Với nhu cầu phát triển ngày càng cao cũng như những mối quan hệ trong xã hội ngày càng phức tạp thì những quy định của pháp luật về thừa kế cần được hoàn thiện hơn nữa để có thể giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tiễn

9

Trang 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ luật Dân sự năm 2015

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công an Nhân dân, 2017

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2017

10

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN