1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học thương mại

15 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại” làm đề tài nghiên cứu của m

Trang 1

ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀMSAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THƯƠNG MẠI CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong môi trường thông tin đa chiều và xu hướng hội nhập quốc tế, sinh viên Việt Nam hiện nay là lớp người chịu ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực từ những biến đổi của đất nước và thế giới Thế hệ trẻ chính là chính là tương lai của đất nước Gắn liền với họ là những ước mơ, hoài bão và những dự định trong tương lai về công việc và những thành công trong cuộc sống.

Tìm kiếm được một việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp chính là một ưu tiên quan trọng đối với sinh viên Có được một công việc đúng chuyên môn, sở trường không chỉ giúp họ thành công trong ngành nghề của mình mà còn giúp chất lượng cuộc sống của họ được đảm bảo Đối với các cơ sở giáo dục bậc đại học, vị trí việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sẽ phản ánh được chất lượng đào tạo của nhà trường Chính vì lẽ đó, định hướng việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn trên ghế nhà trường là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng đồng thời khẳng định được chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường Để làm được điều này một cách có hiệu quả, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là vô cùng cần thiết

Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sẽ giúp nâng cao khả năng thành công sau tốt nghiệp Bằng cách đưa ra các thông tin, nguồn lực và hướng dẫn phù hợp, sinh viên sẽ có thể định hướng sự nghiệp và lựa chọn công việc phù hợp với mục tiêu của mình

Với lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:

Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải

Trang 2

pháp giúp sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và toàn thể các sinh viên nói chung định hướng tốt hơn nghề nghiệp trong tương lai.

- Mục tiêu cụ thể:

 Xác định các khái niệm, cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên

 Tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại

 Đo lường yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại

 Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên định hướng việc làm tốt hơn

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi tổng quát:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trưởng Đại học Thương Mại?

- Câu hỏi cụ thể:

 Đam mê và sở thích có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Năng lực cá nhân có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Sức khỏe có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Gia đình có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Bạn bè có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Nhu cầu xã hội có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Tháng 9/2023 đến tháng 10/2023

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại, những sinh viên sắp

tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp gần đây của trường Đại học Thương Mại

- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thương Mại

5 Ý nghĩa nghiên cứu

- Ý nghĩa lí luận:

Trang 3

 Nghiên cứu đề tài với mong muốn được góp một nguồn tài liệu đáng tin cậy để sinh viên cùng tham khảo về vấn đề này

 Đưa ra những nhân tố khách quan, những con số cụ thể, từ đó rút ra được cường độ tác động của từng nhân tố đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Ý nghĩa thực tế:

 Đưa ra những hậu quả đã xảy ra, nguy cơ tiềm tàng khi định hướng sai ngành nghề

 Bài nghiên cứu cung cấp cho các bạn sinh viên có những cơ sở khoa học đáng tin cậy để hiểu biết thêm về định hướng việc làm sinh viên sau tốt nghiệp cũng như nguồn tài liệu để nhà trường năm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp giúp đỡ sinh viên

- Trước hết, Việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập và lợi ích; đây là những việc làm hợp pháp được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động.

 Dưới góc độ kinh tế xã hội, Việc làm được hiểu là hoạt động kiếm sống của con người nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung Về vấn đề của mỗi cá nhân, có thể thấy Việc làm là hoạt động được thực hiện xuất phát từ nhu cầu của bản thân người lao động để được trả công, thu lợi nhuận, Nhìn chung, xét về phương diện kinh tế- xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận.

 Dưới góc độ pháp lý, mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm (Theo Điều 13 Bộ luật lao động Việt Nam).

- Ngoài ra, cũng có rất nhiều khái niệm về Việc làm được đưa từ nhiều chủ thể, nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:

 Theo Từ điển Việt Nam thì Việc làm được hiểu đơn giản là công việc được giao cho làm hằng ngày và được trả công.

Trang 4

 Việc làm cũng được coi là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất để thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân - Bên cạnh đó, tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia

việc làm ra thành nhiều loại với cách định nghĩa riêng Cụ thể, theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, người ta có thể chia ra:

 Việc làm toàn thời gian: là công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.

 Việc làm bán thời gian: mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.

 Việc làm thêm: được hiểu như một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.

1.1.2 Định hướng việc làm

- Định hướng việc làm theo góc độ giáo dục là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế nhằm cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học với các thông tin, kinh nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết (Phê, 2010), là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường (Ánh, 2010)

- Các nhà tâm lý học Mỹ cũng cho rằng : “Hướng nghiệp là một quá trình giúp cho cá nhân tìm hiểu nghề và những phẩm chất nhân cách của mình, trên cơ sở đó lựa chọn một nghề phù hợp”

- Bên cạnh đó, còn có thể hiểu định hướng nghề nghiệp là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp, về hệ thống phân công lao động trong xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp tâm lý, giáo dục phù hợp (Liễu, 2014).

- Như vậy, có thể thấy khái niệm về định hướng việc làm có sự thống nhất ảnh hưởng giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, là việc cá nhân tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình,… và những yếu tố khác có liên quan như cơ hội việc làm, mức thu nhập

Trang 5

1.1.3 Sinh viên

- Khái niệm sinh viên:

Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học”

Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ người học ở bậc đại học Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học”

Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học

Như vậy, có thể thấy khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và thường được dùng với nghĩa phổ thông nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học.

- Khái niệm sinh viên tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp là người đã kết thúc quá trình học tập bậc đại học, cao đẳng và được cấp bằng tốt nghiệp Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp” dùng để chỉ nhóm đối tượng là người học đã hoàn thành chương trình đào tạo ở trường cao đẳng hoặc đại học, được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp, đồng thời có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động

1.2.Một số lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý tuyên bố rằng các cá nhân sử dụng các tính toán hợp lý để đưa ra các lựa chọn hợp lý và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ.

Knight (1933) đưa ra thuyết lựa chọn hợp lý và cho rằng cá nhân sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm Tác giả nhấn mạnh vai trò của cá nhân và sự lựa chọn công việc phù hợp dựa vào năng lực, khả năng thích ứng đối với các tác động bên ngoài.

Bên cạnh đó, theo G.Homans (1950), ông cho rằng chủ thể hành động luôn cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những hành động đang đặt trước mắt của chủ thể hành động Những tiền đề của thuyết lựa chọn hợp lý như là hành vi trong xã hội tổng hợp, phản ánh tổng các lựa chọn của mỗi cá nhân Trong trường hợp các hành động, phương án có thể đánh giá theo lợi ích và chi phí, một cá nhân hợp lý sẽ lựa chọn hành động cung cấp các lợi ích ròng tối đa Do đó, khi sinh viên định hướng việc làm, họ sẽ cân nhắc đến những lợi ích có thể đạt được và sự phù hợp với bản thân để đưa ra lựa chọn,

Trang 6

Vì lý thuyết này đề cao vai trò của cá nhân, nên có thể sự lựa chọn hợp lý với cá nhân này chưa chắc đã hợp lý với cá nhân khác, song mỗi công việc đều là một sự lựa chọn hợp lý với các cá nhân khác nhau Lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu tiền đề và mục tiêu lựa chọn việc làm của sinh viên phụ thuộc vào các tiêu chí phù hợp của cá nhân và sự cân nhắc kỹ lưỡng.

1.2.2 Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân là một cá thể sống trong một hệ thống phức tạp, đa dạng và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như gia đình, bạn bè, cộng đồng, bối cảnh chính trị, hoàn cảnh kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục và nhiều thiết chế, yếu tố khác nữa Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành tư tưởng, nhận thức, sở thích, kinh nghiệm và các quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các cá nhân Đương nhiên ở mỗi một hoàn cảnh, môi trường sẽ có những tác động khác nhau đến các cá nhân khác nhau, do đó, tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể hay khả năng thích ứng, phản ứng với điều kiện bên ngoài mà các cá nhân sẽ có định hướng nghề nghiệp không giống nhau Dựa vào lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu các tác động khách quan bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến định hướng việc làm của sinh viên trong thời buổi hiện nay.

2 Các kết quả nghiên cứu trước đó

2.1.Những nghiên cứu về định hướng việc làm

Nghiên cứu của Đặng Thu Thủy (2020)

Nghiên cứu của (Thủy, 2022) chỉ ra việc định hướng nghề nghiệp dựa trên đặc điểm cá nhân ngay từ bậc học phổ thông sẽ giúp học sinh lựa chọn được những ngành học ở bậc đại học mà mình yêu thích, phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện gia đình Định hướng nghề nghiệp phù hợp cũng là con đường đi tới tương lai tươi sáng, giúp sinh viên hăng say trong học tập và có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp đại học Trong xu thế toàn cầu hóa, định hướng việc làm đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xã hội khi các tri thức trẻ có trình độ cao, đầy nhiệt huyết tham gia vào các hoạt động của xã hội, tránh lãng phí trong đào tạo, tránh tổn thất nguồn lực của quốc gia Thực trạng hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm ở các trường đại học trong cả nước chiếm một tỷ lệ lớn, nhưng tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn được đào tạo rất phổ biến do định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân chưa dựa trên đặc điểm về đam mê và năng lực Ngoài ra, trong nghiên cứu, tác giả cho thấy việc định

Trang 7

hướng nghề nghiệp không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân của sinh viên mà còn có tác động từ phía nhà trường bởi các thầy cô và gia đình cũng như cộng đồng.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Công Khanh (2004)

Nghiên cứu của (Lê & Khanh, 2004) đã đưa ra sự cần thiết của giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông và 3 con đường mà chương trình giáo dục hướng nghiệp đi theo Theo đó, quyết định nghề nghiệp được coi là 1 quá trình phát triển, quá trình này đòi hỏi phải có thời gian và được nuôi dưỡng bằng những khám phá, trải nghiệm nghề nghiệp thích hợp Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng định hướng nghề nghiệp bằng trắc nghiệm CDI-V (Career Development Inventory đã được Việt hóa từ bảng của Australia) trên 1.431 học sinh THPT của 8 tỉnh (Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Cần Thơ) Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh THPT chưa được định hướng nghề nghiệp phù hợp, chưa được chuẩn bị tốt để sau khi tốt nghiệp phổ thông có 1 bộ phận lớn học sinh có thể sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường việc làm (thực tế chỉ có 6,6% học sinh sẵn sàng) Bên cạnh đó, cũng qua phân tích số liệu, nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế của sự giáo dục hướng nghiệp ở từng trường.

Nghiên cứu của Lê Hải Nam (2016)

Nghiên cứu (Nam, 2016) nhằm mục đích tìm hiểu định hướng về nơi làm việc, khu vực làm việc và giá trị việc làm của sinh viên, từ đó đưa ra khuyến nghị giúp sinh viên định hướng tốt hơn Nghiên cứu đã vận dụng các lý thuyết: Thuyết hành động xã hội, Thuyết xã hội hóa, Thuyết cấu trúc - chức năng, Thuyết Tương tác tượng trưng Nghiên cứu cho thấy rằng, yếu tố khách quan ảnh hưởng sinh viên là bố mẹ, yếu tố chủ quan là sự tự tin về kĩ năng, năng lực Khu vực làm việc cũng là một vấn đề ý nghĩa đối với định hướng việc làm sinh viên Đại đa số sinh viên lựa chọn làm việc tại khu vực Nhà nước, theo sau đó là công ty Tư nhân, tự tạo việc làm và cuối cùng là công ty Liên doanh Song song với vấn đề khu vực làm việc là nơi làm việc Sinh viên lựa chọn làm việc và lập nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng…

Nghiên cứu của Mai Thị Bích Phương (2018)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên có định hướng công việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đã ý thức được việc học tập nghiêm túc để tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực chuyên môn bản thân thông qua lý thuyết hệ thống, lý thuyết lựa chọn Nghiên cứu xác định được một phần đông sinh viên có xu hướng sẽ đi làm ngay khi tốt nghiệp Đại học chiếm 69,7% trong tổng số mẫu đồng thời sinh viên định hướng lựa chọn công việc bản thân dựa trên năng lực chuyên môn, ngành đào tạo là chủ yếu Sinh

Trang 8

viên các khoa mong muốn được công tác trong khu vực kinh tế tư nhân nước ngoài chiếm phần lớn, ở khu vực kinh tế tư nhân trong nước chiếm tỷ lệ trung bình và khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ rất ít Thực thế khảo sát cho thấy rằng mỗi sinh viên có những định hướng riêng, khác nhau nhưng tổng hợp lại đều có chung mong muốn có được công việc ổn định, thu nhập khá và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

2.2.Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm

2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Giang và Dương Thị Hoài Nhung (2022)

Nghiên cứu của (Giang & Nhung, 2022) đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp Nghiên cứu đã xây dựng sơ bộ 4 yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn việc làm của sinh viên, gồm: gia đình, sở thích cá nhân, lợi ích tài chính và áp lực từ bạn bè Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng thông qua cuộc khảo sát với 198 sinh viên tại Hà Nội được chọn ngẫu nhiên để tiến hành nghiên cứu chính thức Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 2 phần: phần đầu tiên tập trung vào thông tin nhân khẩu học của người tham gia; phần hai gồm 23 câu hỏi dựa trên khung mô hình, câu trả lời dựa trên thang điểm đồng ý 5 điểm Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, từ 4 thang đo ban đầu tác giả kết luận còn 3 biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên: (1) Lợi ích cá nhân; (2) Lợi ích tài chính; (3) Ảnh hưởng của bạn bè; trong đó lợi ích cá nhân có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là lợi ích tài chính, ảnh hưởng của bạn bè có mối quan hệ tiêu cực với sự lựa chọn nghề nghiệp và yếu tố gia đình bị bác bỏ.

Nghiên cứu của Bùi Hà Phương và nhóm nghiên cứu (2020)

Nghiên cứu của (Phương và nnk, 2020) ựa trên cơ sở lý thuyết: Lý thuyết nhân tố d mục tiêu, Lý thuyết nhân tố chủ quan, Lý thuyết tương tác tác giả đã xây dựng đề tài nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa Thư viện -Thông tin học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó tác giả đưa ra giả thuyết: Mục tiêu cụ thể mà công việc mang lại (mức lương, các lợi ích, vị trí, cơ hội thăng tiến, ) Các yếu tố xã hội và yếu tố tâm lý cá nhân Yếu tố cá nhân về tâm lý, sinh học (sức khỏe, tình trạng cơ thể, tính cách, ) Sự tác động của gia đình, nhà trường, bạn bè, thầy cô Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên kích thước mẫu được chọn được chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên Theo Phương pháp điều tra bằng hỏi Từ cuộc nghiên cứu tác giả đưa ra kết quả như sau: Trong phạm vi nghiên cứu và giới hạn của bài viết, tác giả chưa khai thác được một cách toàn diện và đa dạng

Trang 9

hơn về sự thay đổi của định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên trong suốt 4 năm học đại học tại trường và sau khi tốt nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu cũng còn hạn chế khi chưa có cuộc khảo sát nghiên cứu so sánh để nhận diện được sự đa dạng đối tượng sinh viên ngành TT-TV ở các cơ sở giáo dục đào tạo khác.

Nghiên cứu của Nguyễn Trung Tiến và nhóm nghiên cứu (2020)

Nghiên cứu (Tiến và nnk, 2020) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường dựa trên số liệu khảo sát 250 cựu sinh viên Trước khi tiến hành hồi quy, nhóm nghiên cứu thực hiện một số thống kê mô tả trên bộ số liệu đã có để phân tích về thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của sinh viên gồm 6 yếu tố độc lập là (1) Kết quả học tập; (2) Trình độ ngoại ngữ; (3) Kỹ năng cứng; (4) Kỹ năng mềm; (5) Ý thức trong công việc; (6) Khả năng làm việc Kết quả phân tích mô hình hồi quy Biary Logistic đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: (1) Kỹ năng cứng; (2) Kỹ năng mềm; (3) Khả năng làm việc; (4) Trình độ ngoại ngữ; (5) Kết quả học tập Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của sinh viên là khác nhau Cụ thể, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là Kỹ năng cứng, tiếp đến là các yếu tố Kỹ năng mềm, Khả năng làm việc, Trình độ ngoại ngữ và Kết quả học tập Kỹ năng cứng là yếu tố quan trọng nhất để sinh viên tìm được việc làm sau khi ra trường, kỹ năng cứng càng tăng thì khả năng tìm được việc làm của sinh viên càng cao.

Nghiên cứu của Vũ Thị Bích Hảo và nhóm nghiên cứu (2023)

Nghiên cứu của (Hảo và nnk, 2023) Dựa trên cơ sở lý thuyết lựa chọn, cá nhân và hệ thống tác giả đã nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng dựa trên kích thước mẫu được chọn ngẫu nhiên gồm 325 sinh viên với hình thức là điều tra khảo sát Từ đó xây dựng 4 yếu tố sơ bộ ảnh hưởng: trường học, gia đình, bạn bè, cá nhân Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm hai phần: Phần thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: 3 câu và phần thông tin khảo sát: 37 câu Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu Kết quả nghiên cứu rút gọn lại còn 3 thành phần: (1) Trường học; (2) Bạn bè; (3) Gia đình Trong đó nhân tố trường học có tác động mạnh mẽ nhất tới định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên và tỷ lệ ít nhất là nhân tố gia đình.

2.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài

Trang 10

Nghiên cứu của Kazi Afaq Ahmed và nhóm nghiên cứu (2017)

Trong nghiên cứu của (Ahmed và nnk, 2017), nhóm tác giả đã điều tra các yếu tố tác động đến định hướng việc làm của sinh viên và tạo ra sự phù hợp giữa sở thích của họ với chương trình giảng dạy của trường Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng bảng câu hỏi được tiến hành trên 120 sinh viên tại các trường kinh doanh khác nhau ở Karachi Dựa trên kết quả phân tích bằng SPSS kết hợp với phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ ra “sự hứng thú với môn học” là yếu tố tích cực, chi phối nhất đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, “kết quả tài chính”, “sự dễ dàng trong môn học” và “cơ hội việc làm trong tương lai” có tác động tương đối nhỏ Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra lưu ý về việc xem xét giữa tính cách với sở thích nghề nghiệp bởi thành công trong tương lai phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của cá nhân, thiếu sự phù hợp có thể là nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng và căng thẳng của sinh viên.

Nghiên cứu của Kazi A S và Akhlaq A (2017)

Nghiên cứu của (Kazi & Akhlaq, 2017) Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các biến dân số đối với lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Để thu thập dữ liệu, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng Một bảng gồm 24 câu hỏi được tiến hành ảo sát trên 432 sinh viên đồng thời phát triểnkh triển thêm những câu hỏi về dân số để thu thập thông tin liên quan đến nền tảng của người tham gia như giới tính, trường đại học, trình độ học vấn của mẹ và bố, nghề nghiệp và thu nhập của họ Sau khi hoàn thành cuộc khảo sát, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn với một số sinh viên thuộc các ngành khoa học và khoa học xã hội để có được kết quả sâu hơn Từ những dữ liệu đó, nghiên cứu đã đưa ra 8 yếu tố có sự ảnh hưởng nhất định: Gia đình, bạn bè, giới tính, lí do học tập, truyền thông, tài chính, sở thích, ảnh hưởng của người khác Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là gia đình, tiếp theo đó là bạn bè, giới tính… Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho sinh viên và nhà trường.

Nghiên cứu của Bambang Suryadi và nhóm nghiên cứu (2018)

Theo nghiên cứu của (Suryadi và nnk, 2018) Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Theo định hướng nghề nghiệp của Patton và Creed phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự trưởng thành trong nghề nghiệp Heslin đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp, bao gồm cả yếu tố bối cảnh và cá nhân Vai trò tiềm năng của hai yếu tố bối cảnh: liệu nghề nghiệp có đang được theo đuổi trong thị trường được ăn cả, cũng như văn hóa tổ

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w