Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy l
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê
1.1 Khái niệm Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất về việc thu nhập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian. Điều 3, Luật Thống kê 2015: “Điều tra thống kê là hình thức thu nhập thông tin thống kê theo phương án điều tra”
Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đơn vị.
Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất.
Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai.
1.3 Nhiệm vụ và yêu cầu
- Nhiệm vụ: Cung cấp tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê.
+ Chính xác: tài liệu thu thập được phải phản ánh trung thực tình hình thực tế khách quan, có sao ghi chép vậy không được tự tiện thêm bớt.
+ Kịp thời: thống kê phải nhạy bén với tình hình, thu nhập và phản ánh đúng lúc các tài liệu mà lãnh đạo quan tâm, tiến hành đúng thời hạn quy định để phát huy hết tác dụng của tài liệu điều tra.
Các loại điều tra thống kê
2.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
- Điều tra thường xuyên: tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách liên tục, có hệ thống Có khả năng theo dõi tỉ mỉ tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian, thu thập được những tài liệu phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng trong thời kỳ dài
- Điều tra không thường xuyên: thu thập tài liệu của hiện tượng nghiên cứu một cách không liên tục, mà chỉ tiến hành ghi chép tài liệu ở một thời điểm nào đó, không gắn liền với quá trình phát triển của hiện tượng
2.2 Điều tra toàn bộ và không toàn bộ
- Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thâp tài liệu ban đầu trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng điều tra Đây là nguồn cung cấp đầy tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê
- Điều tra không toàn bộ: tiến hành thu thâp tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung Đây là loại điều tra được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu thống kê Tùy theo cách lựa chọn các đơn vị để điều tra, có thể phân biệt các loại điều tra không toàn bộ sau đây:
+ Điều tra chọn mẫu: là môt loại điều tra khồn toàn bộ, trong đó chỉ chọn ra một số đơn vị để điều tra thực tế, sau đó dùng kết quả thu thập được để tính toán suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể
+ Điều tra trọng điểm: là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên những bộ phận chủ yếu, tọng điểm của hiện tượng nghiên cứu.+ Điều tra chuyên đề: là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên một số ít đơn vị nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra những vấn đề đặc thù, cốt lõi
Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
3.1 Phương pháp đăng kí trực tiếp
Nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra và ghi chép những thông tin thu được và phiếu điều tra
Phương pháp này thường gắn với quá trình phát sinh ,phát triển của hiện tượng
- Ưu điểm: Độ chính xác cao
+ Phạm vi áp dụng rất hạn chế.
+ Có những hiện tượng không thể cân đong đo đếm trực tiếp được
+ Đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian
Phương pháp phòng vấn đươic coi là phương pháp thu nhập thông tin điều tra thông qua việc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin
Thông thường thì [phiếu diều tra sẽ là một công cụ cầu nối rất quan trọng trong phương pháp này
Tuy nhiên phỏng vấn cần phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu , thao đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình hay phương án điều tra
3.2.2 Đặc điểm a Về nhân viên điều tra
Phải tuân thủ phương án điều tra nhất là nội dung điều tra được trình bày cụ thẻ trong phương án điều tra
Phải chuẩn bị kĩ lưỡng về kỹ năng phỏng vấn, về năng lục chuyên môn, sự am hiểu nội dung, đối tượng điều tra.
Ghi chép; chính xác, trung thực, tuân theo hướng dẫn quy định của phiếu điều tra để tạo thuận lợi cho việc xử lý, tổng hợp thông tin sau này. b Phạm vi áp dụng
Phù hợp với nhiều hoàn cành, hiện tượng và đối tượng nghiên cứu khác nhau c Ưu điểm
13 Độ tin cậy cao, dễ tổng hợp, tập trung vào những nội dung chủ yếu nhờ bảng hỏi hoặc phiếu điều tra. d Phân loại
Tùy theo đặc điểm của quá trình hỏi , người ta chia ta làm 2 loại phỏng vấn cơ bản: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp Trong mỗi loạI lain được chia nhỏ hơn như bảng sau:
- Phỏng vấn trực tiếp: Theo phương pháp này, thu nhập tài liệu ban đầu dựa trên quá trình hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin Những thông tin thu được sẽ được ghi chép vào bảng hỏi hoặc phiếu điều tra
Việc tiếp xúc trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi để điều tra viên tìm hiểu được tâm tư, tình cảm đối tượng nên dễ dẫn dắt câu chuyện 1 cách chủ động nhằm tìm ra được những thông tin chính xác nhất Đây là ưu điểm quan trọng mà các phương pháp khác không có.
Cũng do được tiếp xúc trực tiếp nên điều tra có thể quan sát để phát hiện những sai sót kịp thời để uốn nắn kịp thời Hay cúng thể giải thích cho đối tượng những câu hỏi, thuật ngữ mà người được hỏi chưa hiểu hoặc hiểu không chính xác
Phương pháp này phù hợp với nhiều loại đối tượng, Nhưng đặc biệt là đối tượng có trình độ văn hóa chưa cao.
Do đặc trưng của loại hình phỏng vấn này mà chi phí của các điều tra là rất cao
Mất rất nhiều thời gian và công sức của điều tra viên.
Quá trình phỏng vấn cũng phức tạp hơn nên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ở tát cả các khâu như nội dung phỏng vấn, trình độ chuyên môn của điều tra viên, hình thức gặp gỡ …
Trong phỏng vấn trực tiếp có thể do tác động của ý kiên chủ quan của người phỏng vấn làm thông tin thu được sai lệch đi
+ Tính chất: Phỏng vấn trực tiếp luôn gồm những tính chất sau: tính một chiều, tính quyết định, tính giả định và tính phi hậu quả.
- Phỏng vấn gián tiếp: Đây là phương pháp thu nhập thông tin khi người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau mà quá trình khai thác thông tin sẽ được thực hiện một cách gián tiếp thông qua phiếu điều tra Người được hỏi sẽ nhân phiếu điều tra sau đó điền các thông tin vào đó và gửi lại cho đơn vị điều tra.
Dễ tổ chức, tiết kịêm chi phí và thời gian
Chỉ được áp dụng trong những điều kiện thực hiện nhất định khi đối tượng phải có trình độ dân trí cao, có tinh thần trách nhiệm.
Người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau nên không thể giải thích được những thắc mắc của đối tượng điều tra Cũng như không thể quan sát thái dộ của đối tượng để biế được độ tin cậy của câu trả lời
Tỷ lệ thu hồi phiếu không cao vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫm của cuộc điều tra, nội dung, phương pháp trình bày bảng hỏi, hình thức phương pháp bảng hỏi … Đối tượng áp dụng chỉ là những người có trình độ dân trí cao
Phương pháp quan sát là cách thu thấp thông tin không chỉ bằng thị giác mà là sự vận dụng tất cả các giác quan tổng hợp của nhân viên điều tra khi trực tiếp đến hiện trường và quan sát đối tượng, thwo dõi diễn biến của sự việc để ghi chép lại, từ đó đưa ra nhận xét kết luận về hiện tượng nghiên cứu
3.4 Phương pháp phân tích tư liệu có sẵn Đây là phương pháp thu thập thông tin một cách gián tiếp thông qua việc phân tích tài liệu, tư liệu sẵn có để tìm ra những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu
Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hình thức tổ chức điều tra thống kê
4.1 Báo cáo thống kê định kỳ
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Người ta áp dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và thường xuyên Đây là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buộc.
Nội dung cơ bản của báo cáo thống kê định kỳ bao gồm những chỉ tiêu cơ bản về hoạt động nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đặt ra Tài liệu của báo cáo thống kê định kỳ còn được dùng để phân tích, đối chiếu giữa các đơn vị rút ra những kết luận chung về vấn đề nghiên cứu, theo dõi và là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho kỳ sau.
Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo kế hoạch nội dung và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
Nội dung của điều tra chuyên môn luôn thay đổi theo từng lần điều tra, nội dung trong điều tra chuyên môn thường là những hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỳ chưa tiến hành hoặc chưa thu thập được.
Người ta áp dụng phổ biến loại điều tra không thường xuyên, toàn bộ hoặc không toàn bộ, phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, vai trò của điều tra chuyên môn ngày càng quan trọng vì nó đảm bảo tính hữu dụng, khắc phục được sự cứng nhắc trong báo cáo thống kê định kỳ Do đó, nó ngày càng được sử dụng rộng rãi để phục vụ nhiều yêu cầu nghiên cứ
Những vấn đề cơ bản
Bất kì hiện tượng kinh tế xã hội nào cũng đều có thể quan sát xem xét,nghiên cứu trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau Nghiên cứu trên mỗi mặt, mỗi khía cạnh khác nhau sẽ cho ta đưa ra những kết luận khác nhau về hiện tượng và phục vụ những yêu cầu nghiên cứu cũng khác nhau Vì16 vậy, trước khi tiến hành điều tra cần xác định rõ cuộc điều tra này nhằm mục đích tìm hiểu vấn đề gì, phục vị cho yêu cầu nghiên cứu nào Đó chính là mục đích của cuộc điều tra.
Mục đích của điều tra là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị điều tra, xây dựng kế hoạch và nội dung điều tra Vì vậy, việc xác định đúng, rõ ràng mục đích điều tra sẽ là cơ sở quan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp lý đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
5.2 Đối tượng điều tra, đơn vị điều tra
+ Nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội
+ Nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất
+ Nghiên cứu hiện tượng số lớn
+ Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
- Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra, một mặt cần phải dựa vào sự phân tích lý luận, nêu lên những tiêu chuẩn cơ bản phân biệt hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng liên quan, phân biệt đơn vị tổng thể này với các đơn vị tổng thể khá, đồng thời cũng còn phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu.
- Đơn vị điều tra là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được điều tra thực tế. Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, điều tra cần đến đó thu thập trong cuộc điều tra Như vậy nếu xác định đối tượng điều tra trả lời câu hỏi “điều tra ai?” thì việc xác định đơn vị điều tra trả lời câu hỏi “điều tra ở đâu?”
5.3 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
- Nội dung điều tra trả lời cho câu hỏi “Điều tra cái gì?” Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đợn vị điều tra mà ta cần cung cấp thông tin:
+ Mục đích điều tra: chỉ rõ thông tin về thông tin nào để đáp ứng yêu cầu của nó.
+ Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Tất cả những hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đêu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. + Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức điều tra Điều này biểu hiện về khả năng tài chính, về thời gian, kinh nghiệm và trình độ tổ chức điều tra.
- Bảng hỏi (hay phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có thể thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
5.4 Thời điểm, thời kì và quyết định thời hạn điều tra
- Thời điểm điều tra: Là thời gian thống nhất trong đó cuộc khảo sát cần thu thập thông tin về hiện tượng đang tồn tại tại thời điểm đó.
- Giai đoạn điều tra: Là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm ) được quy định để thu thập số liệu về lượng hiện tượng tích lũy trong toàn bộ thời gian này.
- Thời gian khảo sát: Là thời gian thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu Ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của hiện tượng nghiên cứu và nội dung điều tra cũng như khả năng, kinh nghiệm của người điều tra. Nhìn chung, thời gian khảo sát không nên quá dài hoặc quá xa thời điểm khảo sát vì thông tin có thể bị mất do người trả lời không nhớ đầy đủ sự kiện đã xảy ra.
5.5 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Lập kế hoạch và tiến hành điều tra là một vấn đề then chốt trong điều tra thống kê Kế hoạch này chỉ rõ từng bước, từng công việc Vì vậy, việc điều tra càng kỹ lưỡng, rõ ràng, cụ thể thì việc thực hiện càng dễ dàng và chất lượng điều tra càng được nâng cao Tuy nhiên, đây là công việc phức tạp, đòi hỏi người lập kế hoạch phải có kinh nghiệm và nắm rõ tình hình thực tế Kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra bao gồm nhiều khâu, công việc thường bao gồm các bước sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan điều tra.
- Thành lập lực lượng đặc vụ điều tra, phân công trách nhiệm, địa bàn cho từng đặc vụ và tổ chức đào tạo cho họ.
- Chọn phương pháp điều tra phù hợp.
- Xác định các bước thực hiện.
- Phân chia địa bàn, địa bàn điều tra.
- Tổ chức hội nghị trù bị.
- Truyền đạt mục đích và tầm quan trọng của cuộc điều tra.
LẬP PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Mục đích, mục tiêu điều tra
- Mục đích điều tra: xác định trung bình sinh viên Đại học Thương Mại đã dành bao nhiêu thời gian trong ngày cho các khâu (lên lớp, tự học, thể thao, nghỉ ngơi và các công việc khác) để có kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý
+ Nghiên cứu lý thuyết và các tài liệu liên quan đến đề tài để từ đó xác định được thời gian sinh viên dành cho các khâu (lên lớp, tự học, thể thao, nghỉ ngơi và các công việc khác) trong ngày.
+ Xác định phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu nhập, phân tích dữ liệu.
+ Tiến hành điều tra trên thực tế.
+ Xử lý dữ liệu thu thập được.
+ Đưa ra kết quả nghiên cứu và so sánh với những kết quả nghiên cứu trước đó.+ Đề xuất một số kiến nghị.
Đối tượng và đơn vị điều tra
- Đối tượng điều tra: thời gian dành cho các khâu (lên lớp, tự học, thể thao, nghỉ ngơi và các công việc khác) trong ngày của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Đơn vị điều tra: Đại học Thương Mại.
Thời điểm, thời hạn, phạm vi điều tra
- Thời gian điều tra: 10 ngày
+ Khách thể nghiên cứu: sinh viên
+ Không gian: Đại học Thương Mại.
Nội dung và phiếu điều tra .18 8
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng
+ Lịch học dày đặc, các tiết học sát nhau
+ Lịch thảo luận, làm việc nhóm dồn dập
+ Lịch tham gia các CLB của trường
+ Lịch học thêm các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm + Vừa đi học vừa đi làm thêm
+ Thời gian đi làm kéo dài 4-8h/ngày
+ Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi
- Lập kế hoạch, mục tiêu:
+ Kế hoạch cụ thể cho từng công việc
+ Mục tiêu rõ ràng theo từng ngày, tháng, năm
+ Hay trì hoãn, dồn công việc
+ Có những kế hoạch đột xuất như: đi chơi, đi cafe với bạn bè,
+ Sử dụng điện thoại, mạng xã hội vô tội vạ
+ Làm việc đa nhiệm: vừa làm, vừa học, vừa chơi,
+ Ôm nhiều công việc cùng 1 lúc
+ Làm việc theo bản năng, cảm tính
+ Môi trường học tập có nhiều người chăm chỉ, có ý chí trong học tập + Môi trường làm việc không có tổ chức, quy củ
+ Bạn bè có chí tiến thủ, luôn cố gắng
+ Bạn bè không có ý thức, trách nhiệm trong học tập
+ Áp lực về tài chính
+ Cảm xúc không ổn định, tiêu cực
4.2 Phương pháp điều tra và loại điều tra
- Phương pháp điều tra: Theo mục đích, yêu cầu của phương án điều tra, ta sẽ sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các đối tượng điều tra sẽ trả lời câu hỏi thông qua phiếu điều tra trực tuyến
- Loại điều tra: sử dụng điều tra chọn mẫu của điều tra không toàn bộ
Bảng câu hỏi khảo sát (Đánh giá về tình hình sử dụng thời gian của sinh viên trường Đại học
Thương Mại) Phần I: Thông tin cá nhân
2.Giới tính: Nam☐ Nữ ☐ ☐Khác…
3.Anh/chị là sinh viên năm:
Phần II: Thông tin chung
1 Bạn có thấy mình là người sử dụng thời gian hiệu quả không?
☐Có ☐Không ☐Chưa chắc chắn
2 Bạn có thường xuyên lập kế hoạch để sử dụng thời gian hiệu quả không?
☐Có ☐Không ☐Chưa chắc chắn
3 Bạn nghĩ việc sử dụng thời gian hiệu quả có mang lại nhiều lợi ích không?
☐Có ☐Không ☐Chưa chắc chắn
Phần III: Phần câu hỏi đánh giá về tình hình sử dụng thời gian của sinh viên trường Đại học Thương Mại
Hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau đây đến việc sử dụng thời gian theo mức độ từ 1 đến 5 theo quy ước bằng cách đánh dấu x vào ô trống 1-Không ảnh hưởng
STT Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời 1 2 3 4 522 gian của sinh viên
3 Tính cách (trì hoãn, lười biếng, )
4 Kỹ năng quản lý thời gian
5 Môi trường xung quanh gây xao nhãng
6 Sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái
8 Sử dụng mạng xã hội
Anh/chị hãy cho biết việc phân chia thời gian trong ngày cho từng việc cụ thể sau như thế nào bằng cách đánh dấu x vào ô trống
STT Công việc Không dành thời gian
1 Thời gian trên lớp học
5 Hoạt động vui chơi giải trí
6 Gia đình và bạn bè
Xin chân thành cảm ơn vì đã dành thời gian đóng góp ý kiến!
Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
5.1 Lập kế hoạch tổ chức
- Thành lập ban chỉ đạo, xác định các bước tiến hành điều tra và phân công trách nhiệm cho các cá nhân:
- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch điều tra: nhóm trưởng: Phạm Ngọc Đức An.
- Xây dựng nội dung, cơ sở lý luận chung làm nền cho quá trình điều tra thống kê: Nguyễn Phương Anh, Đoàn Anh Kiên, Phạm Thị Duyên, Bùi Phương Linh, Ngô Thị Hương Nhài, Trần Thanh Thảo
- Lập phương án điều tra cụ thể và tiến hành điều tra thống kê: Phạm Ngọc Đức An, Lê Phương Quỳnh.
- Tổng hợp lại quá trình xây dựng, điều tra, thống kê để cho ra một bài điều tra thống kê hoàn chỉnh: Vũ Nguyễn Thanh Lam, Nguyễn Hoàng Hương Ly.
Bước 1: Xây dựng lý luận chung về điều tra thống kê và những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê.
Bước 2: Dựa vào đề tài lựa chọn điều tra thống kê để lập phương án điều tra cụ thể: xác định mục đích, mục tiêu điều tra; đối tượng, phạm vi điều tra; thời điểm, thời hạn điều tra.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp điều tra để xây dựng phiếu điều tra cụ thể: Xây dựng thang đo sơ bộ, lên kế hoạch nghiên cứu định tính và chuẩn bị phiếu điều tra để nghiên cứu định lượng
Bước 4: Tiến hành điều tra: Đăng tải phiếu khảo sát chi tiết lên các trang, nhóm của trường Đại học Thương Mại để thu thập ý kiến của các sinh viên
Bước 5: Tổ chức tổng hợp số liệu và phân tích:
- Sau khi thu nhận hết các ý kiến điều tra, tổng hợp, chọn lọc, phân tích số liệu thu thập được.
- Thiết kế bảng biểu cụ thể, phân tích đánh giá kết quả điều tra.
5.2.2 Tổ chức tổng hợp số liệu và phân tích:
Tổng cộng có 290 kết quả điều tra được đưa vào phân tích qua bảng hỏi khảo sát online Đối tượng của bảng hỏi này là 290 sinh viên của Đại học Thương mại trong đó bao gồm 151 sinh viên năm 1-2 cùng với 139 sinh viên năm 3-4 đại diện cho các khoa trong trường Sau khi tổng hợp số liệu ta có kết quả như bảng dưới đây về việc sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên trường Đại học Thương mại:
Bảng tổng hợp đánh giá việc sử dụng thời gian của 290 sinh viên trường Đại học Thương mại:
Chưa chắc chắn Có hiệu quả Tổng số
Số SV Tỷ lệ Số SV Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số SV Tỷ lệ
Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta thấy được tỉ lệ sinh viên sử dụng thời gian không hiệu quả là 107 sinh viên (chiếm 36,9% tổng số điều tra được) trong đó có 74 sinh viên thuộc năm 1-2 và có 33 sinh viên thuộc năm 3-4 Trong khi đó cũng có những sinh viên chưa chắc chắn về việc sử dụng thời gian hiệu quả hay không, số đó chiếm 14,14% tổng số điều tra gồm 23 sinh viên năm 1-2 và
18 sinh viên năm 3-4 Số còn lại đánh giá sử dụng thời gian có hiệu quả chiếm 48,96% tổng số điều tra.
Bảng tổng hợp về việc phân chia thời gian trong ngày cho từng việc cụ thể của sinh viên năm 1-2 trường Đại học Thương mại:
Công việc Sinh viên năm 1-2
Thời gian trên lớp học 0 5 76 58 12
Tham gia CLB 63 22 53 11 2 Đi làm thêm 74 22 15 34 6
Hoạt động vui chơi giải trí 0 36 34 58 23
Gia đình và bạn bè 9 53 79 7 3
Theo bảng tổng hợp về việc phân chia thời gian trong ngày của sinh viên năm 1-2 trường Đại học Thương mại, sinh viên dành phần lớn thời gian trên lớp học khoảng 2-8h (cụ thể: 2-5h chiếm 50.33%; 5-8h chiếm 38.41% tổng số sinh viên); Thời gian tự học khoảng 2-5h là chủ yếu (chiếm 40.40% tổng số sinh viên); Số sinh viên không tham gia CLB chiếm 41.72% tổng số sinh viên, nếu có tham gia CLB thường dành 2-5h (chiếm 35.10% tổng số sinh viên); Sinh viên không đi làm thêm chiếm 49%, nếu có đi làm thêm thường dành 5-8h (chiếm 22.52% tổng số sinh viên); Thời gian dành cho hoạt động vui chơi giải trí từ 5- 8h là phổ biến nhất (chiếm 38.41% tổng số sinh viên): Thời gian dành cho gia đình và bạn bè tập trung ở khoảng 2-5h chiếm 52.32% tổng số sinh viên); Thời gian nghỉ ngơi thường là trên 8h (chiếm 44.37% tổng số sinh viên).
Bảng tổng hợp về việc phân chia thời gian trong ngày cho từng việc cụ thể của sinh viên năm 3-4 trường Đại học Thương mại:
Công việc Sinh viên năm 3-4
Thời gian trên lớp học 0 8 64 48 19
Tham gia CLB 51 41 35 9 3 Đi làm thêm 24 18 39 40 18
Hoạt động vui chơi giải trí 0 65 41 21 12
Gia đình và bạn bè 8 81 38 9 3
Theo bảng tổng hợp về việc phân chia thời gian trong ngày của sinh viên năm 3-4 trường Đại học Thương Mại, sinh viên dành phần lớn thời gian trên lớp học 2-5h chiếm 46,04% tổng số sinh viên và 5-8h chiếm 34,53% tổng số sinh viên; thời gian tự học chủ yếu là 1-2h chiếm 30,22% và 2-5h chiếm 42,45% tổng số sinh viên; sinh viên không tham gia CLB chiếm 36,69%, nếu có tham gia CLB thì phần lớn hoạt động từ 1-5h cụ thể 1-2h chiếm 29,5% và 2-5h chiếm 25,18% tổng số sinh viên; sinh viên đi làm thêm chủ yếu từ 2-8h cụ thể 2-5h chiếm 28,06% và 5-8h chiếm 28,78% tổng số sinh viên; sinh viên dành thời gian cho hoạt động vui chơi giải trí phổ biến nhất từ 1-2h chiếm 46,76%; thời gian sinh viên dành cho gia đình và bạn bè chủ yếu 1-2h chiếm 58,27% tổng số sinh viên; sinh viên nghỉ ngơi chủ yếu từ 5-8h chiếm 68,35%.
- So sánh số liệu ở các bảng trên ta thấy được sự khác biệt giữa 2 nhóm sinh viên.
- Sinh viên năm 1-2 có số lượng phiếu cao nhất là 74 sinh viên đánh giá việc sử dụng thời gian không hiệu quả (chiếm 49% tổng số sinh viên năm 1-2 tham gia khảo sát)
- Trong khi đó sinh viên năm 3-4 lựa chọn sử dụng thời gian có hiệu quả nhiều hơn (63,31% tương đương với 88 phiếu trong tổng số 139 phiếu của sinh viên năm 3-4 được điều tra)
Sự khác biệt này có lẽ ảnh hưởng bởi việc phân chia thời gian không hợp lí dẫn đến việc sử dụng thời gian không hiệu quả Khi mà sinh viên năm 1-2 bắt đầu chuyển sang môi trường Đại học khiến cho họ có mong muốn được thích nghi, khám phá và trải nghiệm nhiều hơn Chính vì thế họ dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động tham gia CLB, hoạt động vui chơi giải trí, gia đình và bạn bè và cả thời gian nghỉ ngơi, dẫn đến thời gian dành cho các công việc khác bị giảm xuống Trong khi đó, sinh viên năm 3-4 đã có thời gian sinh hoạt và học tập ở môi trường Đại học nên họ có kinh nghiệm và có khả năng sắp xếp, lên thời gian biểu để cân bằng thời gian, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thời gian của mình.
- Một số sinh viên khác (gồm 41 sinh viên, trong đó 23 sinh viên năm 1-2 và
18 sinh viên năm 3-4) chưa chắc chắn về việc sử dụng thời gian của mình là hiệu quả hay không hiệu quả có thể do chính bản thân họ chưa xác định được mục tiêu cũng như chưa có được kĩ năng sắp xếp thời gian
Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn những yếu tố tác động đến việc sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên trường Đại học Thương mại qua bảng tổng hợp dưới đây:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian của sinh viên
Sinh viên năm 1-2 Sinh viên năm 3-4
Số SV Tỷ lệ Số SV Tỷ lệ
Tính cách (trì hoãn, lười biếng, ) 79 52,32% 51 36,7%28
Kỹ năng quản lý thời gian 126 83,44% 119 90,84% Môi trường xung quanh gây xao nhãng 69 45,7% 33 23,74% Sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái 83 54,97% 67 48,2%
Sử dụng mạng xã hội 113 74,83% 89 64,03%
Qua bảng tổng hợp ta thấy được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên trường Đại học Thương mại Cụ thể có 9 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự như sau: Mục tiêu (chiếm 88.62% tổng số sinh viên); Kỹ năng quản lý thời gian (chiếm 84.48%); Sử dụng mạng xã hội (chiếm 69.66%); Tài chính ổn định (chiếm 61.72%); Sử dụng công nghệ (chiếm 58.62%); Sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái (chiếm 51.72%); Tính cách (trì hoãn, lười biếng, ) (chiếm 44,83%); Lịch học dày đặc (chiếm 43,79%); Môi trường xung quanh (chiếm 35,17%)