1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KĨ NĂNG MỀM (BA) RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN

46 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhập môn ngành và kĩ năng mềm (BA) rèn luyện tư duy phản biện
Tác giả Nguyễn Hoàng Gia Bảo, Lê Thị Thuỳ Nhi, Trần Thị Thu Hà, Ngô Tấn Lương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt–Hàn
Chuyên ngành Kinh tế số và Thương mại điện tử
Thể loại Bài báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 915,73 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN (7)
    • 1.1. M ỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG (7)
      • 1.1.1. Tư duy (7)
      • 1.1.2. Phản biện (7)
      • 1.1.3. Tư duy phản biện (7)
    • 1.2. Các kỹ năng trong tư duy phản biện (9)
      • 1.2.1. Kỹ năng phân tích thông tin (9)
      • 1.2.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả (10)
      • 1.2.3. Kỹ năng sáng tạo (11)
      • 1.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (12)
    • 1.3. T ẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN (13)
      • 1.3.1. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong học tập (13)
        • 1.3.1.1. Tăng tính tò mò và sáng tạo (14)
        • 1.3.1.2. Khuyến khích sự tự nhận thức và tự phản ánh (14)
        • 1.3.1.3. Nuôi dưỡng những người giải quyết vấn đề và đổi mới (14)
        • 1.3.1.4. Bồi dưỡng kỹ năng sống (15)
      • 1.3.2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong công việc (15)
        • 1.3.2.1. Khả năng lãnh đạo (17)
        • 1.3.2.2. Giải quyết vấn đề (17)
        • 1.3.2.3. Tăng cường giao tiếp (18)
      • 1.3.3. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong đời sống xã hội (18)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY NAY (21)
    • 2.1. T ỔNG QUAN VỀ KHẢO SÁT (21)
    • 2.2. T HỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở HỌC SINH , SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC (21)
      • 2.1.1. Thực trạng lười suy nghĩ (21)
      • 2.1.2. Thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động (23)
      • 2.1.3. Thực trạng tư duy nhóm (26)
      • 2.1.4. Thực trạng sợ bị cô lập (28)
      • 2.1.5. Thực trạng kỹ năng tư duy độc lập còn yếu (30)
      • 2.1.6. Thực trạng thiếu sự tò mò (32)
    • 2.3. T HỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC (35)
      • 2.2.1. Sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá thông tin (36)
      • 2.2.2. Tâm lý ngại rủi ro (37)
      • 2.2.3. Chủ quan trong quyết định (38)
      • 2.2.4. Thói quen và kiến thức tiền định (40)
    • 2.4. T HỰC TRẠNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (41)
      • 2.4.1. Trong lĩnh vực chính trị (41)
      • 2.4.2. Trong lĩnh vực khoa học- công nghệ (42)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY NAY (44)
    • 3.1. G IẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC (44)
      • 3.1.1. Khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến (44)
      • 3.1.2. Đẩy mạnh thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế (45)

Nội dung

Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.Theo Richard Paul

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

M ỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

Theo từ điển Giáo dục học: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, cho phép phản ánh được bản chất và các mối quan hệ của sự vật khách quan mà con người không nhận biết được bằng tri giác và cảm giác trực tiếp bằng biểu tượng.

Theo Edward de Bono (2005), được mệnh danh là cha dẻ của “Tư duy về tư duy”, là nhà khoa học bậc thầy tư duy, đã nhận định: “Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não, nhờ đó trí thông minh mới được nuôi dưỡng và phát triển”.

Theo tác giả Chu Cẩm Thơ (2014), tư duy là “Sản phẩm cao cấp của một vật chất hữu cơ đặc biệt, tức là bộ não, qua quá trình hoạt động của sự phản ánh hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán” Tư duy bao giờ cũng liên hệ với một hình thức nhất định của sự vận động của vật chất với sự hoạt động của bộ não; là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng bằng những hình thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy luận.

Tóm lại, tư duy là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra mối liên hệ, mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết.

Phản biện là quá trình sử dụng lập luận logic và căn cứ để bác bỏ hoặc chống lại một quan điểm, ý kiến hoặc luận điểm khác Nó là một hoạt động tư duy phân tích, đánh giá và đưa ra lập luận hợp lý để đối đầu với quan điểm khác nhau.

Tư duy phản biện là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, bên cạnh đó em sẽ trích ra một số định nghĩa:

Theo John Dewey, How to think, 1909, tr 9 định nghĩa tư duy phản biện là

“sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”

Theo Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phản biện được sử dụng rộng rãi nhất thế giới là Watson-Glaser CriticalThinking Appraisal phát biểu về tư duy phản biện như sau: “(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; (2) là sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý; và (3) là một số kỹ năng trong việc áp dụng các phương pháp đó Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.

Theo Richard Paul phát biểu về tư duy phản biện từ một góc nhìn khác biệt so với các tác giả trước ông:

“Tư duy phản biện là một mô hình tư duy - về một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ - trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ lên quá trình tư duy của mình”

Tư duy phản biện là quá trình tư duy bằng trí tuệ nhằm khái niệm hóa, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách tích cực và khéo léo thông tin được thu thập hoặc được tạo ra bởi quan sát, kinh nghiệm, suy ngẫm, lý luận hoặc giao tiếp, như một hướng dẫn về niềm tin và hành động Ở dạng điển hình, nó dựa trên các giá trị trí tuệ phổ quát vượt qua sự phân chia chủ đề: sự rõ ràng, chính xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lý do chính đáng, sâu, rộng và sự công bằng - National Council for Excellence in Critical Thinking.

Từ những khái niệm nói trên có thể khái quát lại: Tư duy phản biện (critical thinking) – quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, xu hướng, ý tưởng, giả thuyết từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, vốn kiến thức và lý lẽ nhằm mục đích xác định đúng – sai, tốt – xấu, hay – dở, hợp lý – không hợp lý, nên – không nên, và rút ra quyết định, cách ứng xử cho mình

1.1.3.1 Hai loại tư duy phản biện phổ biến

 Tư duy phản biện tự điều chỉnh (self-regulated critical thinking)

Tư duy phản biện tự điều chỉnh là khả năng tự đánh giá, kiểm soát suy nghĩ của bản thân và điều chỉnh chúng dựa trên lý lẽ và logic Nó bao gồm khả năng đặt câu hỏi, phân tích thông tin, nhận biết lối suy nghĩ, và linh hoạt thay đổi quan điểm dựa trên thông tin mới Tư duy này giúp người ta tự chủ trong quá trình học tập và ra quyết định một cách có chất lượng.

 Tư duy phản biện ngoại cảnh (external context)

Tư duy phản biện ngoại cảnh là khả năng và kỹ năng suy nghĩ và phân tích thông tin, các quan điểm, và tình huống bằng cách xem xét các yếu tố và ngữ cảnh bên ngoài mà không chỉ dựa trên thông tin nội tại hoặc thông tin hiện tại Nó bao gồm khả năng đánh giá các yếu tố như thông tin lịch sử, xã hội, văn hóa, chính trị,kinh tế và môi trường, và nhìn nhận được cách những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tình huống hiện tại và các quyết định mà chúng ta đưa ra.

Các kỹ năng trong tư duy phản biện

Tư duy phản biện được coi là một kỹ năng không thể thiếu, vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày Truyền đạt và phát triển những kỹ năng này cho mọi người không chỉ là một trách nhiệm mà còn là một sứ mệnh thiết yếu Đồng thời, đánh giá và hiểu rõ về sự đa dạng của các kỹ năng tư duy phản biện là chìa khóa để mở cánh cửa cho sự sáng tạo và thành công trong mọi lĩnh vực Các kỹ năng trong tư duy phản biện rất đa dạng.

1.2.1 Kỹ năng phân tích thông tin

Kỹ năng phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy phản biện, giúp cá nhân hiểu rõ sâu sắc về thông tin và xử lý kiến thức một cách có chất lượng Phân tích thông tin đòi hỏi khả năng tách rời các thành phần, xác định sự liên kết giữa chúng, và đưa ra nhận định có tính logic và hợp lý.

Trong quá trình tư duy phản biện, kỹ năng phân tích thông tin giúp xác định và đánh giá sự hợp lý của một lập luận hay ý kiến Người sử dụng tư duy phản biện cần có khả năng nhận biết thông tin quan trọng từ dữ liệu lớn, phân loại thông tin theo đúng đặc điểm và ưu tiên thông tin quan trọng hơn Điều này không chỉ giúp họ xây dựng ý kiến cá nhân mà còn tạo ra cơ sở lý luận và bằng chứng đáng tin cậy để hỗ trợ quan điểm của mình.

Kỹ năng phân tích thông tin cũng liên quan đến khả năng đặt ra các câu hỏi mục tiêu, giúp người sử dụng tư duy phản biện chọn lọc và tập trung vào các khía cạnh quan trọng của một vấn đề Việc đặt câu hỏi mục tiêu giúp họ tìm kiếm thông tin cần thiết, đồng thời khám phá những khía cạnh có thể chưa được xem xét.

Ngoài ra, khả năng phân tích thông tin trong tư duy phản biện bao gồm cả khả năng đối chiếu và so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Người sử dụng tư duy phản biện cần có khả năng nhận diện sự chênh lệch và đánh giá độ tin cậy của từng nguồn thông tin Việc so sánh thông tin giữa các nguồn khác nhau giúp họ xây dựng một quan điểm toàn diện và tránh những hiểu lầm có thể phát sinh từ thông tin không nhất quán.

Tóm lại, kỹ năng phân tích thông tin là một phần không thể thiếu trong tư duy phản biện, giúp người sử dụng xử lý thông tin một cách logic, hợp lý, và sáng tạo Việc này là cơ sở cho sự hiểu biết sâu rộng và khả năng xây dựng lập luận chặt chẽ trong quá trình đưa ra quyết định và hình thành ý kiến cá nhân.

Ví dụ: Khi bạn đọc một bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Bài báo này chứa nhiều dữ liệu về tăng cường hiệu suất cây trồng trong điều kiện thay đổi khí hậu Tuy nhiên, không đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực như sự giảm sản lượng ở một số khu vực Kỹ năng phân tích thông tin sẽ giúp bạn:

+ Xác định và phân loại các dữ liệu như tăng trưởng cây trồng, biến động thời tiết, và ảnh hưởng đối với năng suất nông nghiệp.

+ So sánh thông tin từ bài báo với những nghiên cứu khác, đặc biệt là những nghiên cứu mà có góc nhìn khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu.

+ Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, bao gồm việc kiểm tra nguồn gốc và tầm quan trọng của dữ liệu được sử dụng.

Kết quả của quá trình này có thể là một đánh giá, nhận thức về sự phức tạp của vấn đề, không chỉ nhìn nhận mặt tích cực mà còn hiểu rõ các thách thức và rủi ro tiềm ẩn Điều này thể hiện rõ sự linh hoạt và khả năng đánh giá chặt chẽ, hai yếu tố quan trọng của kỹ năng phân tích thông tin trong tư duy phản biện.

1.2.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả Đôi khi bạn cần chia sẻ kết luận của mình với bạn bè, người thân, thầy cô. Để làm được điều này, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp cao để có thể truyền tải thông điệp của mình đến người khác một cách hiệu quả Kỹ năng giao tiếp cao bao gồm đặt câu hỏi quan trọng, đánh giá câu trả lời, bày tỏ ý tưởng và quan điểm, kỹ năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng nói và viết và tham gia làm việc nhóm.

Trong quá trình tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp hiệu quả đóng vai trò quan trọng, tạo nên cầu nối để chia sẻ ý kiến, thảo luận và xây dựng lập luận Một giao tiếp hiệu quả không chỉ là việc truyền đạt thông điệp một cách chính xác mà còn là khả năng lắng nghe và đối đáp linh hoạt.

Trong quá trình thảo luận, khả năng lắng nghe tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng tư duy phản biện Người sử dụng tư duy phản biện cần lắng nghe một cách chủ động để hiểu rõ quan điểm của người khác, đồng thời có khả năng tư duy phản biện bằng cách đặt câu hỏi và đưa ra đánh giá chặt chẽ về các lập luận được trình bày Lắng nghe đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm khác nhau mà còn giúp tăng cường chất lượng của cuộc thảo luận.

Giao tiếp hiệu quả cũng bao gồm khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và logic Người sử dụng tư duy phản biện cần biết cách truyền đạt thông điệp một cách chính xác, sử dụng ngôn từ phù hợp và có cấu trúc lập luận rõ ràng Việc này giúp người nghe hoặc độc giả dễ dàng hiểu và đồng cảm với quan điểm được trình bày.

Ví dụ: trong tình huống một thành viên trong nhóm đề xuất sử dụng một phương pháp mới để quản lý dự án, tuy nhiên, một số thành viên khác có ý kiến đối lập, cho rằng phương pháp cũ vẫn đủ hiệu quả Để cho cuộc thảo luận trở nên hiệu quả bạn – thành viên trong nhóm sẽ tham gia và đưa ra đánh giá phản biện

T ẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện rất quan trọng vì nó cho phép các cá nhân phân tích thông tin, xác định thành kiến, đánh giá bằng chứng và xem xét các quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quyết định hoặc đưa ra kết luận

Khi chúng ta tham gia vào tư duy phản biện, chúng ta được trang bị tốt hơn để đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên lý luận logic hơn là những phản ứng hay giả định mang tính cảm xúc.

Nó giúp chúng ta tránh đưa ra những phán xét vội vàng và cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra từ hành động của mình

Trong thế giới phức tạp và thay đổi nhanh chóng ngày nay, tư duy phản biện đã trở thành một kỹ năng thiết yếu để mỗi cá nhân điều hướng thành công cả trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.

1.3.1 Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong học tập

Khi thế giới tiếp tục phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là do COVID-19, các thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục mà họ tham gia cũng trở nên năng động Một yếu tố quan trọng luôn được các nhà giáo dục nhấn mạnh và thực hành trong nền giáo dục khai phóng là truyền đạt các kỹ năng Tư duy phản biện.

Trong môi trường học thuật, nó cho phép học sinh hiểu và tham gia vào các chủ đề phức tạp đồng thời phân biệt các lập luận xác đáng và những lập luận sai lầm Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của tư duy phản biện trong giáo dục:

1.3.1.1 Tăng tính tò mò và sáng tạo

Khi một học sinh được đào tạo để trở thành người có tư duy phản biện, bản thân sẽ phát triển sự tò mò không thể thoả mãn về thế giới xung quanh mình Học sinh có cảm giác tò mò mạnh mẽ muốn đánh giá, xử lý thông tin và tích luỹ kinh nghiệm Bản thân học sinh tự tạo ra những ý tưởng sáng suốt của riêng mình, hầu hết trong số đó đều có tính đột phá, từ đó cải thiện khả năng sáng tạo của họ Học sinh tìm kiếm những cách tiếp cận mới, giải pháp khác nhau cho vấn đề, và phát triển tư duy linh hoạt

1.3.1.2 Khuyến khích sự tự nhận thức và tự phản ánh

Các nguyên tắc cơ bản của tư duy phản biện bao gồm tư duy tự giám sát, tư duy tự kỷ luật và tư duy tự điều chỉnh Người có suy nghĩ làm việc đó vào thời gian riêng của họ Có cả sự tiếp thu khách quan và sự hiểu biết đầy đủ về chủ đề này Vì nó giúp học sinh suy ngẫm cũng như nắm bắt được quan điểm của bản thân nên tư duy phản biện là cốt lõi của việc học.

Kỹ năng này hỗ trợ học sinh tìm ra cách hiểu sự việc dựa trên sự quan sát và chuyên môn của bản thân Nó mang lại cho học sinh sự tự tin vì chúng nhận ra rằng kết quả là kết quả của một quá trình nhận thức Học sinh có được sự tự tin và khả năng học hỏi từ những sai lầm của mình, đó là tài sản quý giá trong môi trường giáo dục học tập.

1.3.1.3 Nuôi dưỡng những người giải quyết vấn đề và đổi mới

Một trong những sản phẩm phụ của kỹ năng tư duy phản biện là khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề theo phương pháp sáng tạo và mang tính xây dựng. Những người có tư duy phản biện luôn là những người giải quyết vấn đề giỏi

Một người có tư duy phản biện giỏi sẽ có thể tách biệt sự thật khỏi quan điểm và hư cấu, đồng thời xem xét vấn đề từ mọi góc độ trước khi đưa ra quyết định hợp lý để giải quyết vấn đề Họ cũng sẽ có thể đưa ra các giải pháp không thiên vị cho các vấn đề, một thực tế rất quan trọng cần lưu ý trong lĩnh vực việc làm Khi những thách thức toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, đại dịch tiếp tục hoành hành trên thế giới, giới trẻ ngày nay - những người sẽ trở thành những nhà lãnh đạo của ngày mai - sẽ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm các giải pháp hiệu quả Những người có tư duy phản biện sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo và lâu dài.

1.3.1.4 Bồi dưỡng kỹ năng sống

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là đào tạo ra người học người có đủ thông tin, nghĩa là người học phải hiểu được những ý tưởng quan trọng, hữu ích, đẹp đẽ và có tác dụng mạnh mẽ Một cách khác là tạo ra những người học có mong muốn suy nghĩ phân tích và phản biện, sử dụng những gì họ biết để cải thiện cuộc sống của chính họ và cũng để đóng góp cho xã hội, văn hóa và nền văn minh của họ Mỗi học sinh nên có một kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả và trẻ không được chấp nhận bất cứ điều gì là hiển nhiên

Tư duy phản biện cần được khuyến khích Các quan niệm truyền thống về học tập đang mất đi sức hấp dẫn của nó Học tập thụ động dựa trên văn bản đang nhường chỗ cho quá trình học tập và tư duy tích cực Mục tiêu quan trọng của giáo dục là thúc đẩy tư duy phản biện ở học sinh chứ không phải khiến họ phản ánh như một con vẹt.

1.3.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong công việc

Sau hậu quả của COVID-19, nền kinh tế mới đặt ra rất nhiều nhu cầu về lực lượng lao động linh hoạt và khả năng phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhân viên cần đưa ra các giải pháp khéo léo cho cùng một vấn đề Một nhân viên có kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ sẽ được đánh giá cao ở nơi làm việc thay đổi nhanh chóng.

Theo báo cáo “Tương lai nghề nghiệp” từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự đoán rằng đến năm 2025 xác định rằng tư duy phản biện sẽ là một trong những ưu tiên chính của hầu hết các quốc gia và các ngành công nghiệp.

Hình 1.3.2 1 Báo cáo các kỹ năng được ưu tiên của hầu hết các quốc gia

(Nguồn: https://www.weforum.org/publications/the-future-of-jobs-report-2020/in-full/ chapter-2-forecasts-for-labour-market-evolution-in-2020-2025/)

Vào tháng 10 năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra danh sách các kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng đánh giá là nổi bật trong thời gian tới năm 2025.

Hình 1.3.2 2 Danh sách các kỹ năng nổi bật 2025

(Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow- how-long-it-takes-to-learn-them/)

Và ở Việt Nam, tư duy phản biện là kỹ năng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các kỹ năng mới nổi.

Hình 1.3.2 3 Danh sách các kỹ năng mới nổi ở Việt Nam

(Nguồn: https://www.formyoursoul.com/tu-duy-phan-bien-critical-thinking-4/)

Tư duy phản biện đặc biệt quan trọng trong ba lĩnh vực kinh doanh:

THỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY NAY

T HỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở HỌC SINH , SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Qua số liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh và sinh viên còn gặp nhiều vấn đề trong việc tư duy phản biện.

2.1.1 Thực trạng lười suy nghĩ

Lười suy nghĩ là một trạng thái tâm lý khiến con người không muốn suy nghĩ, không muốn tìm tòi, khám phá, và không muốn đưa ra ý kiến của riêng mình Người lười suy nghĩ thường chỉ tin tưởng vào những thông tin được cung cấp sẵn, không muốn tự mình tìm hiểu, phân tích, và đánh giá thông tin.

Hình 2.1 Tỷ trọng thực trạng lười suy nghĩ

Kết quả khảo sát rõ ràng là một phản ánh đáng chú ý về tình trạng lười suy nghĩ trong cộng đồng sinh viên VKU Với tỷ lệ chọn phương án thường xuyên và luôn luôn chiếm 48,6%, có thể nhận thấy rằng một phần đáng kể của đối tượng nghiên cứu không có xu hướng đào sâu và nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề, thay vào đó ưu tiên việc chấp nhận ngay lời giải từ người khác

+ Đầu tiên, sự ưa thích chọn lựa phương án ngay lập tức có thể phản ánh sự thiếu sự kiên nhẫn và lòng chăm chỉ trong quá trình học tập.Sinh viên có thể tìm kiếm giải pháp dễ dàng và nhanh chóng thay vì bước vào quá trình tìm hiểu sâu rộng và phức tạp Điều này có thể hạn chế khả năng phát triển kiến thức chuyên sâu và kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Thứ hai, việc lựa chọn lời giải từ người khác mà không xem xét tự do có thể phản ánh sự thiếu sự tự tin và khả năng tự lập trong tư duy. Sinh viên có thể cảm thấy không thoải mái khi đối mặt với sự không chắc chắn và ưu tiên sự thoải mái ngay lập tức thay vì sự phức tạp và thách thức của việc suy nghĩ độc lập.

Vấn đề này nhà triết học, tâm lý học John Dewey đã từng đề cập trong nghiên cứu về tư duy phản biện rất nổi tiếng của mình (How We Think, 1910), ông gọi cách suy nghĩ này là “uncritical thinking, the minium of reflection” Nếu gợi ý xảy ra ngay lập tức được chấp nhận, chúng ta có lối suy nghĩ thiếu phản biện, sự suy ngẫm tối thiểu

Lười suy nghĩ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng tư duy phản biện của sinh viên Khi mà sinh viên chỉ tiếp nhận kiến thức, thông tin một cách thụ động không suy nghĩ, thì họ sẽ không có khả năng phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học Bên cạnh đó nó sẽ làm mất dần khả năng tự lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề, từ đó dẫn đến việc sẽ hạn chế khả năng sáng tạo phát triển bản thân Điều này có thể đặt ra những thách thức đối với quá trình học tập và phát triển cá nhân, khi mà khả năng tự suy nghĩ và đưa ra giải pháp sáng tạo là yếu tố quan trọng.

Thực trạng mà thống kê từ phiếu khảo sát cho thấy khá là đáng chú ý, khi có 46,7% sinh viên lựa chọn phương án “thỉnh thoảng” Điều này phản ánh một sự đa dạng trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề giữa nhóm đối tượng nghiên cứu, với một phần không nhỏ thường chọn sự thuận tiện và đơn giản bằng cách chấp nhận ngay lời giải từ người khác khi đối mặt với thách thức hay vấn đề nào đó

+ Trước hết, sự chọn lựa "thỉnh thoảng" có thể phản ánh sự thiếu sự nhất quán trong quá trình đưa ra quyết định Sinh viên có thể không có chiến lược cụ thể trong việc xử lý thách thức và có thể dễ dàng chuyển từ sự tự lập đến việc dựa vào ý kiến của người khác, tùy thuộc vào tình huống.

+ Thứ hai, sự ưa thích lựa chọn giải pháp thuận tiện thỉnh thoảng có thể phản ánh sự chần chừ hoặc lo ngại trước sự phức tạp của vấn đề Có thể có sự sợ hãi về khả năng tự mình đối mặt với những thách thức và sự lo lắng về khả năng đánh giá và xử lý thông tin một cách hiệu quả.Dưới cái nhìn tổng quan về kết quả khảo sát, việc phát hiện rằng 4,8% tỷ lệ học sinh, sinh viên lựa chọn phương án không bao giờ dễ dàng ngay lập tức chấp nhận cách giải quyết của người khác cho vấn đề mình đang đối mặt trở thành một chỉ số tích cực về sự cẩn trọng và tinh thần xem xét thông tin trước khi tiếp nhận. Điều này là minh chứng cho sự chín chắn và sự khôn ngoan trong việc xử lí thông tin, đồng thời nó cũng là một cơ hội để khuyến khích và đẩy mạnh thêm trong việc phát triển kỹ năng quyết định có suy nghĩ sâu sắc và phản biện

+ Tỷ lệ này có thể phản ánh sự chú trọng vào việc xem xét mọi khía cạnh của vấn đề trước khi đưa ra quyết định Học sinh và sinh viên có thể đã nhận ra tầm quan trọng của việc tự mình suy nghĩ và phân tích các giải pháp trước khi chấp nhận lời giải từ người khác Sự chín chắn này không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng quyết định mà còn thể hiện lòng tự tin trong quá trình xử lý thách thức.

+ Sự không dễ dàng chấp nhận cách giải quyết của người khác cũng có thể phản ánh tư duy phản biện mạnh mẽ và lòng tự lập Học sinh và sinh viên này có thể có lòng tự tin trong khả năng của mình để tìm ra lời giải và đưa ra quyết định một cách độc lập, không bị ảnh hưởng quá mức bởi ý kiến của người khác.

2.1.2 Thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động

Trong thời đại thông tin hiện nay, với sự phát triển của Internet, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin trên Internet đều đáng tin cậy Tình trạng thông tin giả, bị bóp méo, sai lệch, xuyên tạc sự thật, báo lá cải đang trở thành một vấn đề đáng báo động ở Việt Nam Theo một báo cáo của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), có tới 80% thông tin trên mạng xã hội là sai lệch Báo cáo cũng cho thấy rằng thông tin sai lệch có thể lan truyền nhanh hơn 70 lần so với thông tin chính xác.Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều thông tin sai lệch về các vấn đề chính trị, xã hội, y tế, giáo dục, kinh tế, được lan truyền trên mạng xã hội.

Các thông tin giả, thông tin sai lệch thường được lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội Điều này là do các nền tảng mạng xã hội có khả năng tiếp cận với đông đảo người dùng, đồng thời có các tính năng giúp cho các thông tin sai lệch dễ dàng lan truyền, chẳng hạn như tính năng chia sẻ, bình luận, và hashtag

“Don’t believe everything you read on the Internet just because there’s a picture with a quote next to it” đây là một câu nói rất nổi tiếng của Abraham Lincoln – là một luật sư, tổng thống của Hoa kỳ Đây là một lời nhắc nhở quan trọng về tầm quan trọng của việc kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi tiếp nhận và tin tưởng Câu nói này cũng khuyến khích chúng ta rèn luyện khả năng tư duy phản biện để phân biệt thông tin chính xác và thông tin.

Hình 2.1 1 Tỷ trọng thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động

Mặc dù tình trạng thông tin sai lệch đang đạt đến mức báo động Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 32,4% sinh viên đã lựa chọn phương án thường xuyên và luôn luôn dễ dàng tiếp nhận thông tin trên các trang mạng Sự lựa chọn này thể hiện một tính không khả quan đối với quá trình xem xét và tiếp nhận thông tin, có thể đưa đến những sai lầm đáng kể và làm hạn chế tư duy phản biện của họ

T HỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả nhân viên và tổ chức Sự cần thiết của tư duy phản biện không chỉ là một yếu tố đóng góp vào sự sáng tạo và giải quyết vấn đề, mà còn là một chìa khóa quan trọng trong việc thích ứng với sự biến đổi và duy trì sự linh hoạt trong môi trường làm việc đầy thách thức.

Tư duy phản biện giúp nhân viên nhìn nhận và đánh giá thông tin một cách toàn diện Trong khi môi trường làm việc ngày càng trở nên phức tạp, khả năng xử lý thông tin một cách kỹ lưỡng và có tính chất phản biện giúp người lao động không chỉ hiểu rõ hơn về vấn đề, mà còn giúp họ đưa ra quyết định dựa trên nhận thức sâu sắc.

Tuy nhiên, theo một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận World Economic Forum (WEF) năm 2022, khả năng tư duy phản biện của người lao động Việt Nam xếp thứ 130 trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát Khảo sát này dựa trên các tiêu chí như khả năng phân tích và đánh giá thông tin, khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo, và khả năng thích ứng với những thay đổi Điều này thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng tư duy phản biện của người lao động Việt Nam.

2.2.1 Sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá thông tin

Trong môi trường làm việc hiện đại, sự đa dạng và phức tạp của thông tin đang ngày càng tăng lên, đặt ra thách thức đối với khả năng của người lao động trong việc phân biệt thông tin đúng sai và đánh giá tính chất của thông tin Sự bùng nổ của dữ liệu và thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội, cũng như trên internet, đã làm cho quá trình lọc thông tin trở nên khó khăn và phức tạp

Theo một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận World Economic Forum (WEF) năm 2022, khả năng phân tích và đánh giá thông tin của người lao động Việt Nam xếp thứ 127 trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát Khảo sát này dựa trên các tiêu chí như khả năng xác định thông tin chính xác, khả năng phân biệt giữa thông tin chính xác và thông tin sai lệch, và khả năng đánh giá tính khách quan của thông tin.

Khả năng phân tích và đánh giá thông tin của người lao động Việt Nam còn yếu kém có thể được nhìn nhận qua một số biểu hiện sau:

+ Một trong những biểu hiện đáng chú ý là nhiều người lao động chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, thiếu khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan Sự thiếu hụt này có thể xuất phát từ việc họ chưa được đào tạo hoặc khuyến khích đủ để phát triển kỹ năng tư duy phản biện và khả năng đánh giá thông tin Việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động này có thể dẫn đến việc chấp nhận thông tin mà không có sự kiểm tra hay phản biện, làm mất đi sự linh hoạt và khả năng đối mặt với thông tin đa chiều

+ Sự dễ tin tưởng vào thông tin mà không kiểm tra hoặc đánh giá nguồn tin Sự thiếu chắc chắn trong quá trình đánh giá thông tin có thể dẫn đến việc chấp nhận thông tin mà không có sự phản biện Nhiều người lao động có thể dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch hoặc thiếu chính xác, tạo ra nguy cơ họ xây dựng quan điểm không đúng đắn về môi trường làm việc và xã hội xung quanh.

+ Nhiều người lao động cũng không có khả năng xác định nguồn gốc của thông tin, từ đó khó có thể đánh giá tính chính xác của thông tin đó.

Sự thiếu thông tin về nguồn gốc có thể làm cho quá trình đánh giá trở nên mơ hồ, và người lao động có thể không thể đưa ra đánh giá chính xác về độ tin cậy của thông tin đó.

Ví dụ: quá trình đàm phán về điều kiện làm việc giữa một nhóm công nhân và quản lý của một công ty sản xuất ở Việt Nam.

+ Trong buổi đàm phán về điều kiện làm việc và mức lương, nhóm công nhân đưa ra yêu cầu về tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Tuy nhiên, họ không đưa ra một phân tích chi tiết về hiệu suất làm việc, giá trị thêm mà họ mang lại cho công ty, hay những yếu tố kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của họ.

+ Trong khi đó, quản lý của công ty có kiến thức rộng lớn về thị trường quốc tế, giá cả nguyên liệu, và những thách thức của ngành công nghiệp Tuy nhiên, họ không hỗ trợ công nhân trong việc hiểu rõ hơn về các yếu tố này và làm thế nào những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quyết định về tăng lương và điều kiện làm việc.

+ Kết quả là, cuộc đàm phán không tạo ra một giải pháp chung và công bằng Công nhân cảm thấy họ không được đối xử công bằng vì họ không thấy rõ được cơ sở lý do đằng sau quyết định của công ty Ngược lại, quản lý không hiểu tại sao công nhân không chấp nhận điều kiện mà công ty có thể cung cấp.

 Trong tình huống này, sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá thông tin của cả hai bên đã dẫn đến sự hiểu lầm, không chấp nhận được và thiếu tính công bằng trong quyết định cuối cùng Nếu cả hai bên có khả năng phân tích thông tin và hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của quyết định, có thể tạo ra một quyết định có lợi cho cả công ty và công nhân.

2.2.2 Tâm lý ngại rủi ro

Tư duy phản biện là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển cá nhân và sự tiến bộ xã hội, đòi hỏi chúng ta phải dũng cảm đối mặt với rủi ro, đặt câu hỏi về các giả định, và thách thức những ý tưởng hiện có Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại có thể trở thành một rào cản lớn, ngăn cản chúng ta khám phá những khả năng mới và cản trở khả năng suy nghĩ chín chắn.

Chấp nhận rủi ro là một phần quan trọng của tư duy phản biện Khi chúng ta dám đối mặt với sự không chắc chắn và mở lòng đối với những khả năng mới, chúng ta có cơ hội học hỏi và phát triển Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại có thể làm cho chúng ta trở nên bảo thủ, ngần ngại đối mặt với những thách thức mới, và từ chối khả năng học hỏi từ những sai lầm.

T HỰC TRẠNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Tư duy phản biện có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội: giúp chúng ta vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu và thói quen có sẵn Hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến, tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, cái tiến bộ trong cả suy nghĩ và hành động Có ý thức nhìn nhận các sự vật hiện tượng dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo

Hơn nữa, tư duy phản biện còn trở thành một động lực phát triển xã hội ngày càng trở nên tốt hơn Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến những cái xưa và sáng tạo cái mới Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý Kế thừa các giá trị trong quan điểm cũ từ đó hình thành các quan điểm mới nhằm cải biến nhận thức và hành động trong thực tiễn của chúng ta.

2.4.1 Trong lĩnh vực chính trị

Trong quá trình đổi mới, năng lực tư duy phản biện của cán bộ đất nước ta cũng được nâng cao hơn Điều đó được thể hiện ở chỗ nhiều cán bộ đã dám nghĩ, dám làm, dám tranh luận về hướng đi của địa phương và của đất nước Tuy nhiên, năng lực tư duy phản biện của đội ngũ cán bộ nước ta vẫn còn hạn chế sau:

Thứ nhất: trình độ chuyên môn, trình độ tư duy lý luận, phương pháp tư duy lôgic của nhiều cán bộ nước ta còn hạn chế Vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi tư duy kinh nghiệm, với thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của Trung ương, của cấp trên Nhiều cán bộ chỉ biết nghe theo và triển khai thực hiện chính sách một cách không sáng tạo, không biết phản biện như thế nào để tìm ra những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đất nước mình Hiện nay nhiều cán bộ còn bị ảnh hưởng của tư duy bao cấp, chưa phát huy cao được ý thức trách nhiệm, trí tuệ trong việc phản biện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai: một bộ phận cán bộ thiếu khiêm tốn, trung thực, lười tư duy,không có chính kiến đối với chủ trương, chính sách ban hành của Đảng và Nhà nước Nói và làm không đúng với chủ trương hiện hành, né tránh những vấn đề phức tạp, báo cáo không trung thực, không nghiêm khắc trong việc tự phê bình chính bản thân mình và phê bình người khác, không tích cực học tập lý luận chính trị Đại hội Đảng XII đã nhận định rằng : “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng”.

2.4.2 Trong lĩnh vực khoa học- công nghệ

- Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm tạo điều kiện về nhiều mặt song hiệu quả nghiên cứu khoa học công nghệ ở nước ta chưa thực sự cao Kết quả nghiên cứu khoa học thiếu tính ứng dụng sẽ làm cho chúng ta lãng phí tài nguyên, trí não, về lâu dài sẽ làm đất nước không những không phát triển mà còn tụt hậu so với các nước bạn trên thế giới.

- Muốn nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học- công nghệ đòi hỏi phải xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu đúng Người làm nghiên cứu phải có kỹ năng, kiến thức và sự sáng tạo Ngoài ra, nhà khoa học phải có tư duy phản biện để thấy được cái mới, cái hay, để tìm tòi, bảo vệ và nhận định đúng đắn các vấn đề khoa học

Thứ nhất, do nhận thức khác nhau của người nghiên cứu Chúng ta đều biết rằng, mỗi người khác nhau thì tư duy, nhận thức tức nhiên sẽ khác nhau Chỉ những sự vật, hiện tượng được đông đảo mọi người công nhận, cùng quan điểm, cùng cách nhìn, đưa ra một khẳng định chung thì được coi là định nghĩa thì mới giống nhau Tuy nhiên, để được mọi người công nhận thì nhận định đưa ra phải chặt chẽ, logic, hợp lý nhất có thể Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm chứng cứ, lập luận để khẳng định điều chúng ta tin tưởng là đúng, phản bác lại những quan điểm sai lầm, không phù hợp Do đó, người làm nghiên cứu khoa học cần có tư duy phản biện thật tốt để chọn lọc những thông tin, luận chứng trong nghiên cứu Mục đích là để tìm ra đáp án đúng nhất, loại bỏ những đáp án không đúng hoặc không phù hợp.

Thứ hai, do suy nghĩ chủ quan của người làm nghiên cứu Chúng ta có xu hướng kiên định bảo vệ những điều chúng ta cho là đúng, những sự vật, hiện tượng chúng ta quan sát được Tuy nghiên, ta lại bị suy nghĩ chủ quan của mình dẫn dắt, đánh lừa, đôi khi việc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chúng ta đánh giá sai lệch bản chất của vấn đề, sự vật, hiện tượng, dẫn đến kết quả nghiên cứu khoa học-công nghệ của chúng ta không chính xác, thậm chí không đạt được kết quả Do đó, tư duy phản biện sẽ là công cụ tốt để giúp các nhà khoa học nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất có thể và tránh những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

Thứ ba, do mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới, khẳng định những cái đúng và loại bỏ cái không phù hợp Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu khoa học-công nghệ là đưa ra sản phẩm được mọi người thực sự chấp thuận Bởi vậy, các nhà nghiên cứu khoa học phải tìm ra các phương pháp đúng đắn nhất Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu cần có tư duy phản biện nhằm lựa chọn những phương pháp đúng, những cách thức phù hợp đối với từng đối tượng cần nghiên cứu.

GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY NAY

G IẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Trong thế giới ngày nay, nơi mà sự phức tạp và đa dạng ngày càng tăng, khả năng tư duy phản biện trở thành chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho sự thành công và phát triển cá nhân trong môi trường giáo dục Thế nên, chắc hẳn nhiều bạn học sinh, sinh viên đều mong muốn phát triển kỹ năng tư duy phản biện thật tốt để có thể vươn tới những thành công trong học tập cũng như công việc sau này Để đáp ứng với thách thức này, các giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện đã trở thành một lĩnh vực quan trọng và cần thiết Nhìn chung, chúng không chỉ giúp học sinh và sinh viên nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện, từ trí tuệ đến khả năng quyết định.

Dưới đây là những giải pháp hữu ích để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong môi trường giáo dục, mở ra những cơ hội không ngừng để học sinh và sinh viên phát triển và tỏa sáng trong thế giới đầy thách thức này.

3.1.1 Khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến

Qua tỷ trọng thống kê của hình 2.1.1 tỷ trọng thực trạng lười suy nghĩ cho thấy việc tạo ra không gian thảo luận cho học sinh và sinh viên là cần thiết Nó không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn là một cơ hội để họ phát triển những kỹ năng quan trọng như lắng nghe chủ động, đưa ra ý kiến cá nhân và phản biện Thảo luận không chỉ giúp họ mở rộng kiến thức, mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà họ có thể tự do thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình.

Trong không gian thảo luận, học sinh và sinh viên được khuyến khích để nói lên quan điểm cá nhân về các vấn đề Bằng cách này, họ không chỉ rèn luyện kỹ năng diễn đạt mà còn xây dựng khả năng phân tích và suy luận Việc đặt ra câu hỏi, chia sẻ ý kiến và tranh luận giúp họ hiểu rõ hơn về chủ đề và phát triển khả năng tư duy phản biện.

Lắng nghe cẩn thận là một phần quan trọng của quá trình thảo luận Trong khi học sinh và sinh viên đưa ra ý kiến của mình, họ cũng cần học cách lắng nghe ý kiến của người khác một cách chân thành Khả năng lắng nghe không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về quan điểm của người khác mà còn giúp họ phát triển sự tôn trọng và sự đồng cảm.

Một ưu điểm lớn của việc thảo luận là khả năng học hỏi từ sự đa dạng của quan điểm Khi học sinh và sinh viên chia sẻ ý kiến từ các góc độ khác nhau, họ có thể nhận ra rằng không có một câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối Thay vào đó, họ học được cách suy nghĩ linh hoạt và đánh giá các ý kiến dựa trên chứng cứ và lý luận.

Ngoài ra, thảo luận còn khuyến khích sự tự tin trong việc thể hiện ý kiến. Khi học sinh và sinh viên nhận thấy rằng ý kiến của họ được coi trọng và đánh giá, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động trí tuệ và tư duy khác.

Tóm lại, việc tạo không gian cho học sinh và sinh viên thảo luận không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của họ Thảo luận là một công cụ mạnh mẽ để khám phá ý kiến, xây dựng kiến thức và phát triển những kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.

3.1.2 Đẩy mạnh thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế

Hình 2.1.2 tỷ trọng thực trạng thiếu thực hành là một tín hiệu rõ ràng về sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế trong quá trình học tập Sự thiếu thực hành không chỉ đánh dấu một hiện trạng đáng chú ý mà còn đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc thúc đẩy thực hành và kết nối tri thức với thực tế Đây không chỉ là một vấn đề của hệ thống giáo dục mà còn liên quan mật thiết đến khả năng tư duy phản biện của học sinh và sinh viên. Để khắc phục tình trạng này, cần tập trung vào việc xây dựng các chương trình học tập thực hành, trong đó kiến thức được áp dụng vào các tình huống thực tế Việc này không chỉ giúp học sinh và sinh viên hiểu sâu về lý thuyết mà còn rèn luyện khả năng áp dụng và tư duy phản biện trong việc giải quyết vấn đề. Đẩy mạnh thực hành trong giáo dục và kết nối kiến thức với thực tế thông qua ví dụ và bài giảng thực tế là một phương pháp giảng dạy mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh và sinh viên Bằng cách tạo ra môi trường học tập chủ động và áp dụng, giáo dục thực hành giúp họ hiểu rõ và biết cách áp dụng kiến thức trong các tình huống thực tế, từ đó, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện.

Thực hành trong giáo dục không chỉ là việc thực hiện các bài tập hay thí nghiệm, mà còn là việc giáo viên và học sinh tạo ra các hoạt động thực tế để áp dụng kiến thức Chẳng hạn, trong môn hóa học, thay vì chỉ giảng lý thuyết về phản ứng hóa học, học sinh có thể được tham gia vào các thí nghiệm để tự tay trải nghiệm quá trình phản ứng và nhận thức được sự áp dụng của kiến thức trong thực tế Điều này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về nguyên lý mà còn khuyến khích sự tò mò và sáng tạo.

Kết nối kiến thức với thực tế thông qua ví dụ và bài giảng thực tế là một cách hiệu quả để học sinh và sinh viên thấy rằng những gì họ học không chỉ là lý thuyết trừu tượng mà còn có ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày Ví dụ, khi

Ngày đăng: 10/04/2024, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w