1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập ngành kế toán neu

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hài
Người hướng dẫn PGS.TS. Đào Thanh Bình
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH (11)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (11)
    • 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty (13)
    • 1.3 Các dịch vụ cung cấp và Khách hàng chủ yếu của Công ty (16)
      • 1.3.1 Các dịch vụ cung cấp chủ yếu (16)
      • 1.3.2 Khách hàng chủ yếu của Công ty (20)
      • 1.3.3 Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty (20)
      • 1.3.4 Thông tin về tình hình tài chính (21)
  • Phần 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA (24)
    • 2.1 Giới thiệu bộ phận kiểm toán của Công ty (24)
    • 2.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động phát triển kiểm toán viên (27)
      • 2.2.1 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp Công ty áp dụng (27)
      • 2.2.2 Chương trình kiểm toán chung áp dụng tại Công ty (27)
      • 2.2.3 Mức độ tin học hóa hoạt động kiểm toán của Công ty (28)
      • 2.2.4 Hoạt động phát triển nhân viên (29)
    • 2.3 Kiểm toán một số phần hành cơ bản trong kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện (29)
      • 2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán (30)
      • 2.3.2 Thực hiện kiểm toán (40)
    • 2.4 Lập báo cáo kiểm toán và tổ chức hồ sơ kiểm toán (54)
      • 2.4.1 Quy trình lập, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý (54)
      • 2.4.2 Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán (55)
  • Phần 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP (10)
    • 3.1 Đánh giá chung về hoạt động kiểm toán của Công ty (58)
      • 3.1.1 Ưu điểm (58)
      • 3.1.2 Hạn chế (59)
    • 3.2 Xây dựng đề cương sơ bộ của đề tài tốt nghiệp dự kiến (60)
  • KẾT LUẬN (33)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty, và các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán trong Phòng nghiệp vụ 2 - phòng Kiểm toán báo cáo tài chính KiT BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán VAC

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

a Tên, địa chỉ Công ty

- Tên tổ chức kiểm toán được chấp nhận: Công ty TNHH Kiểm toán VACO

- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 12A, tòa nhà Tổng công ty 319, số 63 đường Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên b Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán VACO là một trong những Công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, thẩm định giá, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam

Hoạt động của VACO tuân thủ Chuẩn mực nghề nghiệp, chịu sự quản lý của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Bộ tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

• Các mốc thời gian quan trọng

Bảng 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Thời gian Sự kiện quan trọng

13/5/1991 Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập thành lập 2 công ty kiểm toán, kế toán và dịch vụ tài chính đầu tiên của Việt Nam là Công ty Kiểm toán Việt Nam (tên gọi tắt là VACO) và Công ty TNHH Hãng Kiểm tóan AASC Trong đó, thương hiệu và nhãn hiệu VACO được đưa ra thị trường là hình ảnh quả địa cầu và nét gạch màu đỏ đầy nhiệt huyết

Tháng 4/1994 VACO liên doanh với Deloitte thành lập Công ty liên doanh VACO –

Deloitte, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Kiểm toán Việt Nam

1/10/1997 VACO chính thức trở thành thành viên của Deloitte và là đại diện hợp pháp duy nhất của Deloitte tại Việt Nam

Tháng 6/2003 VACO chuyển đổi từ mô hình Doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn theo quyết định số 1297/QĐ/TC/BTC

Năm 2007 VACO là công ty kiểm toán duy nhất trong 5 công ty của Bộ Tài chính chuyển đổi thành công mô hình sở hữu và quản lý, trở thành Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Cùng năm này, Công ty TNHH Kiểm toán VACO được tách ra khỏi Deloitte Việt Nam và vẫn sử dụng nhãn hiệu dưới sự sở hữu của Deloitte Việt Nam Từ ngày 27/11/2007 đến nay, công ty chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102546856 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp

2007 - 2017 VACO đã mở rộng quy mô hoạt động từ 1 văn phòng duy nhất tại Hà

Nội vào ngày 27/11/2007, đến năm 2017 VACO đã có hệ thống văn phòng đặt tại các thành phố lớn của Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng,

Hồ Chí Minh, Đồng Nai

07/05/2021 Deloitte chính thức chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho VACO, có hiệu lực kể từ ngày ký Sự kiện chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu VACO đánh dấu bước ngoặt cho giai đoạn phát triển tiếp theo của công ty

(Nguồn: Hồ sơ công ty TNHH Kiểm toán VACO-2021) c Quy mô hiện tại của Công ty:

Về số lượng nhân viên, tính đến thời điểm hiện tại, công ty có 180 cán bộ nhân viên, trong đó có 24 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề Kiểm toán Việt Nam, 5 người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế

Là công ty 100% vốn đầu tư Việt Nam với số vốn điều lệ 6.000.000.000 VND theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102546856 Hiện nay, Công ty có 1 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện:

• Chi nhánh Hồ Chí Minh: đơn vị trực thuộc

• Văn phòng đại diện tại Đồng Nai: đơn vị trực thuộc

Nhận xét : Như vậy, công ty TNHH Kiểm toán VACO là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có quy mô vừa tại Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

- Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề

- Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán

- Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết

- Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán: có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán

- Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán

- Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật

- Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính

- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán VACO được tổ chức theo mô hình chức năng, được thể hiện qua sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Kiểm toán VACO (Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH Kiểm toán VACO – 2020)

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán VACO được tổ chức như sau: đứng đầu là hội đồng thành viên, thực hiện chức năng quản lý, và kiểm soát trực tiếp mọi hoạt động của Công ty Hội đồng thành viên sẽ nắm bắt tình hình dựa trên hoạt động của Ban giám đốc Ban giám đốc sẽ quản lý hoạt động của ban Kiểm soát chất lượng và hệ thống các chi nhánh và các văn phòng đại diện Ban Kiểm soát chất lượng có chức năng hỗ trợ cho Ban giám đốc và quản lý các bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh của Công ty (phòng Kiểm toán dự án; phòng Kiểm toán Tài chính; phòng Tư vấn thuế và tư vấn tài chính; phòng Thẩm định giá; phòng Dịch vụ kế toán và trung tâm đào tạo) Và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban là khối Văn phòng của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng thành viên (số lượng: 7)

Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Được phân công, đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty

Ban giám đốc (số lượng: 7)

- Tổng giám đốc: trực tiếp điều hành tình hình kinh doanh hàng ngày của c ông ty, chỉ huy trực tiếp toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận khác của công ty, giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý các phòng và các chi nhánh/ văn phòng đại diện

Ban kiểm soát chất lượng (số lượng: 7)

Quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động và làm việc tại công ty; báo cáo và tư vấn tình hình công ty cho Hội đồng thành viên

Phòng Kiểm toán dự án (số lượng: 34)

Cung cấp dịch vụ báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành…được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên cũng như kỹ sư xây dựng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm

Phòng Kiểm toán tài chính (số lượng: 68)

Thực hiện kiểm toán BCTC cho mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…

Phòng dịch vụ kế toán (số lượng: 29)

Cung cấp dịch vụ hạch toán kế toán cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài VACO có dịch vụ hạch toán kế toán từ xa cho các doanh nghiệp nước ngoài

Phòng thẩm định giá (số lượng: 10)

Cung cấp các dịch vụ về thẩm định giá Với đội ngũ nhân viên xuất sắc và nhiều kinh nghiệm, Phòng thẩm định giá được cho là một trong những phòng đạt nhiều thành công tại VACO

Phòng tư vấn thuế và tư vấn tài chính (số lượng: 15)

Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn tài chính, quản lý doanh nghiệp cho mọi loại hình doanh nghiệp trên cả nước cũng như nước ngoài

+ Dịch thuật, in ấn BCTC và trình Ban Giám đốc ký, đóng dấu dựa theo quyền hạn của mỗi người

+ Thực hiện lưu trữ các hồ sơ của đơn vị: hồ sơ của các nhân viên tại công ty; các báo cáo kiểm toán đã phát hành; các quyết định, quy định chung của ban giám đốc về hoạt động của công ty,…

+ Tiếp nhận, xử lý các vấn đề nội bộ trong công ty

+ Tiếp nhận, xử lý các văn bản do các đơn vị bên ngoài gửi tới

+ Đảm bảo vệ sinh và các vấn đề về an toàn tại nơi làm việc

+ Đăng thông tin tuyển dụng của chi nhánh và liên hệ với các ứng viên

Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và phản ánh những thông tin tài chính lênksổksách, báo cáo để Ban giám đốc có thể theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của công ty trên cả góc độ thông tin tài chính và phi tài chính, từ đó đưa ra đánh giá và và có quyết định phùkhợp cho công ty trong tương lai

• Bộ phận tin học (IT)

Các dịch vụ cung cấp và Khách hàng chủ yếu của Công ty

1.3.1 Các dịch vụ cung cấp chủ yếu

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp trên giấy phép đăng ký kinh doanh:

- Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;

- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác

- Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;

- Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

- Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;

- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;

- Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật;

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;

- Dịch vụ thẩm định giá

- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức

Thực tế, công ty hiện nay cung cấp 7 dịch vụ chính: Dịch vụ Kiểm toán, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý; Dịch vụ thẩm đinh giá và xác định giá trị doanh nghiệp, Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS) và Dịch vụ đào tạo, quản lý nguồn nhân lực Trong các dịch vụ mà Công ty cung cấp thì dịch vụ Kiểm toán là dịch vụ mang lại nhiều doanh thu nhất cho Công ty

- Dịch vụ kiểm toán: Với slogan “Vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên” VACO luôn hướng thể hiện là đối tác tin của mỗi khách hàng Dịch vụ kiểm toán là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu VACO, đặc biệt là kiểm toán BCTC và kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng Hiện nay, phòng nghiệp vụ 2 (phòng kiểm toán BCTC) có hơn

100 nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế Phòng nghiệp vụ 1 (phòng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành) có hơn 20 nhân viên xuất sắc, không những có hiểu biết về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính mà còn có kiến thức sâu rộng về xây dựng, các dự án bất động sản Hàng năm, công ty nhận rất nhiều hợp đồng kiểm toán cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, trong đó có rất nhiều các tập đoàn kinh tế lớn, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên khắp cả nước Các dịch vụ kiểm toán bao gồm:

+ Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

+ Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích thuế và đặc biệt

+ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

+ Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính

+ Kiểm tra thông tin trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

- Dịch vụ tư vấn thuế : là một trong những dịch vụ phát triển mạnh mẽ tại công ty VACO có riêng một bộ phận chuyên về tư vấn thuế với những chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp Bên cạnh đó, hằng năm VACO thường tuyển thêm những nhân viên xuất sắc, và có những buổi đào tạo nhằm cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực thuế cho nhân viên, nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng Dịch vụ tư vấn thuế của công ty bao gồm:

+ Hoạch định chiến lược thuế

+ Tư vấn lập kế hoạch thuế, lập tờ khai/ báo cáo các loại

+ Tư vấn về hoàn thuế, ưu đãi thuế

+ Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

+ Tư vấn cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế

+ Các dịch vụ tư vấn thuế khác như giải đáp các tình huống, các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách thuế, cung cấp văn bản, cập nhật kiến thức thuế…

- Dịch vụ kế toán : là một trong những lĩnh vực VACO có đội ngũ nhân viên đông đảo và nhiều kinh nghiệm Hằng năm, VACO cung cấp dịch vụ kế toán cho rất nhiều công ty trên khắp cả nước và luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng

+ Xây dựng/tư vấn thiết lập hệ thống kế toán quản trị và tài chính

+ Hướng dẫn lập chứng từ kế toán

+ Lập báo cáo tài chính

+ Soát xét công tác kế toán, hệ thống kế toán

- Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý : là lĩnh vực VACO nhận được nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, VACO thực hiện nhiều dịch vụ tư vấn như tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tư vấn mô hình doanh nghiệp, tư vấn xây dựng chiến lược,…Đội ngũ chuyên gia của VACO đã khảo sát, nghiên cứu nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp hướng dẫn về chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, phân cấp tài chính phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp

+ Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp

+ Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp

+ Tư vấn và định giá giá trị doanh nghiệp

+ Tư vấn mô hình doanh nghiệp

+ Tư vấn xây dựng chiến lược

+ Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị

+ Tư vấn huy động vốn, đầu tư

+ Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp

- Dịch vụ thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp: Với mục đích tư vấn cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư về lĩnh vực thẩm định giá tài sản cũng như là xác định giá trị doanh nghiệp, công ty đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn và nhận được sự đánh giá cao của khách bởi dịch vụ mà VACO cung cấp Dịch vụ thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty gồm:

+ Xác định giá trị doanh nghiệp

+ Thẩm định giá bất động sản

+ Thẩm định dự án đầu tư

+ Tư vấn đầu tư dự án

+ Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa

- Dịch vụ soát xét rủi ro doanh nghiệp (ERS): đây được xem là dịch vụ mới ở VACO Với một doanh nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán thì đây được cho là một lĩnh vực mới và nhiều thách thức tại VACO Tuy nhiên, trong những năm qua VACO đã làm rất tốt và nhận được sự tin tưởng của khách hàng Dịch vụ này ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công Các dịch vụ Công ty cung cấp bao gồm:

+ Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin

+ Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác

- Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực: VACO đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các trường đại học, các ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế, mở các khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư, chứng khoán, về thuế và bảo hiểm cho hàng trăm kế toán viên, kế toán trưởng và kiểm toán nội bộ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

+ Tổ chức hội thảo, tập huấn, cập nhật kiến thức tài chính – kế toán – kiểm toán – thuế + Quản lý nguồn nhân lực

+ Đào tạo về kế toán, tài chính, thuế

Trong thời gian tới, VACO vẫn tiếp tục chú trọng vào dịch vụ kiểm toán- dịch vụ cốt lõi tạo nên thương hiệu VACO, cùng với dịch vụ kế toán và tư vấn Bên cạnh đó, VACO tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS), dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực nhằm tạo được thế mạnh, nhận được sự tin tưởng của khách hàng Trong tương lai, hoàn toàn có thể tin tưởng VACO có thể tiếp tục duy trì vị trí của mình trong thị trường kiểm toán và có thể vươn xa hơn nữa, trở thành công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam

Nhận xét: Như vậy, các dịch vụ hoạt động của công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 và Nghị định số 7/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của chính phủ, được ghi rõ tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số

0102546856 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 27/11/2007, thay đổi lần thứ 18 ngày 25/11/2016

1.3.2 Khách hàng chủ yếu của Công ty

Với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Kiểm toán VACO đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, với nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ những Doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề thuộc Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Công ty Cổ phần, các Công ty TNHH, các Dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt chất lượng và tín nhiệm cao Khách hàng của VACO rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, trong đó có rất nhiều các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn như VNPOST, PVC, Vingroup,… VACO còn mở rộng dịch vụ đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) như: MCC, PPCC,…; các dự án quốc tế như UNDP, IMF,… Theo như báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 của Bộ tài chính, số lượng khách hàng của VACO là 524 khách hàng và thuộc top 25 doanh nghiệp kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất

(Tham khảo phụ lục số 01)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA

Giới thiệu bộ phận kiểm toán của Công ty

Với dịch vụ Kiểm toán, Công ty cung cấp 2 dịch vụ là Kiểm toán dự án và Kiểm toán tài chính (tương ứng là phòng nghiệp vụ 1 và phòng nghiệp vụ 2)

Sơ đồ tổ chức 2 phòng kiểm toán (phòng kiểm toán dự án và kiểm toán tài chính) tại VACO

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán tại VACO

(Nguồn: Phòng hành chính – Công ty TNHH Kiểm toán VACO) Để thực hiện và hoàn thành một cuộc kiểm toán, bộ phận Kiểm toán được xây dựng theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán tại VACO

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán tại VACO

(Nguồn: Phòng hành chính – Công ty TNHH Kiểm toán VACO)

Chuyên gia tư vấn độc lập

Giám đốc kiểm toán (Director)

Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)

Trợ lý kiểm toán (Junior) Để hoàn thiện một cuộc kiểm toán cần có sự tham gia của các bộ phận: Ban giám đốc; ban KSCL, KTV ký báo cáo KiT, trưởng nhóm KiT, các trợ lý KiT và các chuyên gia (nếu cần) Trong đó, Ban giám đốc sẽ quản lý trực tiếp hoạt động của trưởng nhóm KiT, ban KSCL và xem xét về ý kiến của chuyên gia (nếu có) Ban KSCL, sẽ kiểm soát hoạt động của nhóm KiT, ý kiến chuyên gia và giải trình với ban giám đốc Trưởng nhóm KiT và chuyên gia sẽ giải trình vấn đề với KTV kí báo cáo KiT Trưởng nhóm KiT sẽ trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán, thông qua việc quản lý các trợ lý KiT Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau:

- Ban giám đốc của Công ty gồm 1 Tổng giám đốc và 6 Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Và Phó Tổng giám đốc thực hiện nhiệm vụ do Tổng giám đốc đưa ra và truyền đạt xuống cấp dưới

- Thực hiện các nhiệm vụ: Phê duyệt hợp đồng kiểm toán sau khi tham vấn ý kiến Ban kiểm soát chất lượng về các rủi ro và các phương pháp loại trừ rủi ro; Bổ nhiệm trưởng nhóm và các thành viên thuộc nhóm kiểm toán; Phó Tổng Giám đốc chuyên trách phê duyệt kế hoạch kiểm toán sau khi tham vấn ý kiến Ban kiểm soát chất lượng (nếu cần) về các rủi ro ảnh hưởng đến tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán; Thực hiện soát xét báo cáo kiểm toán dự thảo và yêu cầu Trưởng nhóm giải trình bổ sung, sửa đổi Thực hiện ký báo cáo kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán

• Ban kiểm soát chất lượng:

- Thực hiện kiểm soát, rà soát lại tình hình chất lượng dịch vụ do Công ty cung cấp cho đơn vị khách hàng để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng và đem lại vị thế, uy tín cho Công ty trên thị trường

- Bao gồm các công việc: soát xét giấy tờ làm việc của nhó KiT, soát xét báo cáo kiểm toán dự thảo và yêu cầu Trưởng nhóm giải trình bổ sung, sửa đổi các vấn đề còn thiếu, tiềm ẩn rủi ro; giải trình với Ban giám đốc

- KTV ký báo cáo soát xét giấy tờ làm việc, báo cáo kiểm toán dự thảo và yêu cầu Trưởng nhóm giải trình bổ sung, sửa đổi theo mẫu

- KTV ký báo cáo có trách nhiệm soát xét lại BCKiT phát hành trước khi ký và thông báo cho Ban Giám đốc mọi vấn đề thay đổi phát sinh (nếu có)

- Chịu trách nhiệm giải trình với Ban Giám đốc toàn bộ những nội dung liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả, lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình KTV ký báo cáo soát xét, Trưởng nhóm chịu trách nhiệm giải trình với Kiểm toán viên ký báo cáo về các nội dung liên quan Sau đó, điều chỉnh báo cáo, lập dự thảo (Ver.2) trình Ban kiểm soát chất lượng

- Trưởng nhóm chịu trách nhiệm giải trình với Ban KSCL toàn bộ những nội dung liên quan Trưởng nhóm giải trình ý kiến của Ban KSCL và điều chỉnh báo cáo, lập dự thảo (Ver.3) trình Ban Giám đốc

- Trưởng nhóm trao đổi thống nhất với khách hàng trước khi phát hành BCKiT chính thức Trưởng nhóm có trách nhiệm thông báo và giải trình mọi sự thay đổi so với báo cáo đã được Ban giám đốc soát xét, thu hồi bản lưu BCKiT đã phát hành và lưu trữ theo quy định của Công ty

• Trợ lý kiểm toán viên (Junior)

Là những người kiểm toán theo các phần hành đã được phân công, thu thập bằng chứng kiểm toán để làm căn cứ đưa ra báo cáo kiểm toán Ở VACO, trợ lý kiểm toán viên thường chia làm 3 cấp:

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (hay còn gọi là Junior 0) là những sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm ít hơn 1 năm Trợ lý kiểm toán cấp 1 thường được giao những phần hành đơn giản và thường không tham gia vào các hợp đồng kiểm toán phức tạp với quy mô lớn

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 (hay còn gọi là Junior 1) là những nhân viên đã có từ 1-2 năm kinh nghiệm trong nghề Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 thường được giao những công việc với tính chất khó hơn và tham gia vào các hợp đồng kiểm toán phức tạp hơn

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (hay còn gọi lag Junior 2) là những nhân viên có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 là trợ lý đắc lực của trưởng nhóm kiểm toán Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 có thể tự chịu trách nhiệm về một số phần hành khó

Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động phát triển kiểm toán viên

2.2.1 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp Công ty áp dụng

Tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO, áp dụng đầy đủ hệ thống 39 chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam được ban hành từ năm 2012 tới năm 2015 qua 03 thông tư bao gồm các thông tư sau: Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 ban hành 37 chuẩn mực; Ngày 08 tháng 05 năm 2015 ban hành Thông tư số 67/2015/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và Thông tư số 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Trong 39 chuẩn mực nêu trên có chuẩn mực đạo đức nghề nhiệp kế toán, kiểm toán là không có số hiệu của Chuẩn mực

Trong đó, hệ thống 37 chuẩn mực theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập

(Tham chiếu phụ lục số 02) 2.2.2 Chương trình kiểm toán chung áp dụng tại Công ty

Chương trình kiểm toán chung áp dụng tại Công ty được xây dựng và tổ chức hoàn toàn tuân theo chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành năm 2019 Để thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, Công ty tuân thủ quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính gồm 3 giai đoạn chính là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc cuộc kiểm toán

Mức độ chi tiết của chương trình kiểm toán mẫu mà công ty đang áp dụng tuân theo chương trình kiểm toán chi tiết do VACPA ban hành Nhưng do tính đa dạng của mỗi cuộc kiểm toán nên tùy vào độ phức tạp của từng khách hàng cụ thể mà trong quá trình thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Hài - 20182235 chương trình kiểm toán chi tiết có thể thay đổi, cập nhật và chỉnh sửa 1 phần để cho phù hợp với từng đối tượng

Bảng 2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO

Xem xét chấp nhận và đánh giá rủi ro hợp đồng Hợp đồng kiểm toán

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Tìm hiều chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh Phân tích sơ bộ BCTC trước kiểm toán Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro gian lận Xác định mức trọng yếu

Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán

Kiểm tra hệ thống kiểm soát Thực hiện các bước phân tích Thực hiện kiểm tra chi tiết

Thực hiện việc xoát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáo Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc

Lập bản tổng hợp kết quả kiểm toán Soát xét, kiểm soát và hoàn thiện giấy tờ làm việc Lập báo cáo kiểm toán

Tổng kết cuộc kiểm toán Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Giữ mối quan hệ với khách hàng

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn kiểm toán của VACO) 2.2.3 Mức độ tin học hóa hoạt động kiểm toán của Công ty

Với định hướng và mục tiêu chiến lược được duy trì trong suốt thời gian hình thành và phát triển, VACO luôn luôn định cho mình những hướng đi cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ

Là một công ty kiểm toán, VACO đã thực hiện quy trình hoạt động kiểm toán của mình chủ yếu dựa trên phương pháp kiểm toán AS/2

AS/2 là công cụ, phương tiện kiểm toán tiên tiến nhất, VACO có được nhờ sự trợ giúp của Deloitte Công ty luôn xác định cho nhân viên của mình “công cụ này chỉ thực sự hiệu quả giúp kiểm toán viên giảm nhẹ một phần lao động, tránh được rủi ro nghề nghiệp khi sử dụng thành thạo AS/2 cộng với năng lực hiểu biết và sự năng động trong mỗi nhân viên”

Hệ thống kiểm toán AS/2 bao gồm:

• Hệ thống phương pháp kiểm toán

• Hệ thống hồ sơ kiểm toán

( Tham chiếu phụ lục số 03)

2.2.4 Hoạt động phát triển nhân viên

- Đào tạo cập nhật kiến thức theo quy định: Các kiểm toán viên hành nghề của VACO tham gia chương trình đào tạo cập nhật kiến thức do VACPA tổ chức đầy đủ số giờ theo quy định Cụ thể: phải tham gia cập nhật kiến thức tại các khóa học do VACPA, cơ sở đào tạo hoặc Công ty tự tổ chức được Bộ Tài chính chấp thuận, với thời lượng tối thiểu

40 giờ/năm, trong đó, tối thiểu 20 giờ về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và

04 giờ về đạo đức nghề nghiệp

( Tham chiếu phụ lục số 04)

- Đào tạo nội bộ: Ban đào tạo lập kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo nội bộ hàng năm, đặc biệt là mùa đào tạo cho từng cấp bậc nhân viên, trong đó, có chương trình đào tạo tập trung và đào tạo theo công việc thực tế (training on job) Kế hoạch đào tạo này được thành viên Ban Giám đốc giám sát, kiểm tra theo quy trình, đảm bảo các chương trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất Nội dung đào tạo:

+ Cập nhật kiến thức kiểm toán, kế toán quản trị và kế toán tài chính nâng cao; + Cập nhật chính sách thuế, tài chính; cập nhật kiến thức về thẩm định giá; + Quy chế đạo đức nghề nghiệp & quy chế kỷ luật về đạo đức nghề nghiệp; + Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ

+ Cập nhật chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) + Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, bán hàng, văn hóa DN…

- Đào tạo từ bên ngoài: VACO cử nhiều nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, cụ thể: hỗ trợ nhân viên duy trì chất lượng bằng cấp, giấy phép hành nghề thông qua các lớp học đào tạo, cập nhật kiến thức theo quy định tại Thông tư số 150/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính, do VACPA tổ chức, theo dõi, giám sát.

Kiểm toán một số phần hành cơ bản trong kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện

Để làm rõ quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán VACO, em xin đưa ra một ví dụ cụ thể về thực hiện kiểm toán BCTC trong kiểm toán các chu trình TSCĐ, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tại công ty NTH từ giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

Công ty NTH là khách hàng kiểm toán lâu năm và nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu của công ty Do đó việc phân tích các giai đoạn kiểm toán BCTC của khách hàng này sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về quy trình kiểm toán được thực hiện bởi công ty TNHH Kiểm toán VACO

Nguyễn Thị Thanh Hài - 20182235 a Giới thiệu chung

- Tên đơn vị khách hàng: Công ty NTH

- Loại hình: Công ty TNHH một thành viên

- Vốn điều lệ: vốn điều lệ của Công ty là 16.040.000.000 VND, tương đương 700.000 USD

- Nguồn vốn góp: 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Địa chỉ: Cẩm Thượng, Hải Dương

- Năm bắt đầu hoạt động: 2012

- Năm kiểm toán đầu tiên: 2015

- Năm tài chính kết thúc: 1/1/2021 – 31/12/2021

- Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính

• Ngành nghề kinh doanh của Công ty là: Sản xuất kinh doanh hàng thêu ren, may mặc xuất khẩu

• Hoạt động chính của Công ty là: Thực hiện gia công mũ lưỡi trai như thêu mũ lưỡi trai, may mũ lưỡi trai, giặt mũ lưỡi trai, cắt laze vải, sản xuất mũ len b Tổ chức công tác kế toán

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND);

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực Kế toán, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực Kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy

2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Ở giai đoạn này, KTV sẽ sử dụng phần mềm kiểm toán để tiến hành các thủ tục phân tích, thu thập bằng chứng

2.3.1.1 Xem xét chấp nhận và đánh giá rủi ro hợp đồng – A100 a Chiến lược kiểm toán – A130

▪ Các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán cần xem xét như:

- Các yếu tố bên ngoài: nhìn chung các chính sách kế toán chủ yếu được thực hiện theo chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chung, không có khác biệt quan trọng

- Các xét đoán quan trọng: các ghi nhận kế toán hàng ngày kế toán thực hiện đầy đủ dựa trên chứng từ phát sinh Trong năm không có sự thay đổi ước tính kế toán

- Thông tin về cuộc kiểm toán trước: Đây là khách hàng VACO đã kiểm toán lâu năm, KTV đã nắm rõ các quy trình kiểm soát và các rủi ro có thể có

- Các vấn đề trong kỳ hiện tại: trong năm không có sự thay đổi về chính sách kế toán cũng như ước tính kế toán, các cam kết với khách hàng như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán vẫn duy trì như trước

- Đánh giá sơ bộ kiểm soát nội bộ:

+ Giám đốc công ty được giao quyền quyết định các vấn đề như mua sắm, thanh lý tài sản và một số giao dịch khác trong công ty theo quy chế nội bộ của công ty

+ Các quy trình kiểm soát nội bộ được thiết kế và thực hiện tương đối chặt chẽ, nhất quán so với các năm trước

+ Công ty có quy định cụ thể nhiệm vụ chức năng các phòng ban trong điều lệ công ty và thực hiện nghiêm túc theo những quy định này

- Kỳ vọng của ban giám đốc và những người quản lý về dịch vụ kiểm toán

+ Phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời hạn + Phát hiện ra các vấn đề của sổ sách và điều chỉnh đúng + Tư vấn các trường hợp kế toán chưa rõ cách xử lý + Phát hiện điểm yếu, thiếu trong HTKSNB để công ty chấn chỉnh

▪ Các quyết định lập kế hoạch kiểm toán

- Đánh giá sơ bộ rủi ro hợp đồng: rủi ro hợp đồng được đánh giá ở mức trung bình bởi: nhìn chung qua kiểm toán 6 tháng và tìm hiểu cuối năm, các quy trình kiểm soát trong công ty đều được thiết lập và thực hiện tốt, hồ sơ chứng từ tương đối đầy đủ Chính sách bán hàng và chiết khấu không có sự thay đổi so với các năm trước, không phát sinh các loại hình kinh doanh mới nên đánh giá rủi ro ở mức trung bình

- Lựa chọn nhóm kiểm toán

Cơ sở của quyết định chọn nhóm kiểm toán: dựa trên kinh nghiệm làm việc và năng lực làm việc qua các năm

Bảng 2.2 Phân công nhóm kiểm toán cho khách hàng NTH

Họ tên Chức vụ Kinh nghiệm/năng lực Nhiệm vụ

Nguyễn Đức Tiến Partner Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán

Phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán

Nguyễn Phương Lan Manager Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán

Kiểm soát chất lượng, chỉ đạo và giám sát thực hiện Trần Thành Tú Trưởng nhóm Thực tế đã đi các kỳ soát xét intern và kiểm toán, có kinh nghiệm làm khách hàng này

Phạm Ngọc Linh Trợ lý KTV cấp 3 Thực tế đã đi các ký soát xét intern và kiểm toán, có kinh nghiệm làm khách hàng này

Ngô Thị Thùy Trợ lý KTV cấp 2 Thực tế đã đi các ký soát xét intern và kiểm toán, có kinh nghiệm làm khách hàng này

Bùi Trung Hiếu Trợ lý KTV cấp 1 Thực tế đã đi các ký soát xét intern và kiểm toán, có kinh nghiệm làm khách hàng này

(Nguồn: Chương trình kiểm toán khách hàng NTH) b Đánh giá rủi ro hợp đồng, chấp nhận và giữ khách hàng cũ – A120

Trong việc đánh giá rủi ro hợp đồng, có chấp nhận và giữ khách hàng cũ không, KTV đã chấp nhận duy trì kiểm toán BCTC năm cho khách hàng, sau khi đã thực hiện đánh giá các nội dung sau:

- Xem xét năng lực chuyên môn, khả năng thực hiện hoạt động kiểm toán, tính chính trực của đơn vị được kiểm toán/khách hàng và các vấn đề trọng yếu khác: dựa trên các thông tin cơ bản về khách hàng, KTV đánh giá rằng DN có đủ năng lực chuyên môn, khả năng thực hiện hoạt động kiểm toán, vấn đề về tính chính trực của khách hàng và các vấn đề trọng yếu khác được đảm bảo, tuân thủ theo các quy định của chuẩn mực

(Tham chiếu phụ lục số 05)

- Rủi ro được xác định: dựa trên các thông tin thu thập được từ việc đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan, KTV đánh giá rằng không có rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Đánh giá chung về hoạt động kiểm toán của Công ty

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH Kiểm toán VACO đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Với một cơ cấu tổ chức phù hợp, dịch vụ cung cấp đa dạng, tổ chức nhân sự cho một cuộc KiT hợp lý đã giúp Công ty duy trì được doanh thu ổn định và không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng KiT của mình Tuy nhiên, để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp của Công ty hơn nữa em xin nhận xét về những ưu điểm và hạn chế trong cơ cấu tổ chức và chương trình KiT của công ty như sau:

- Hệ thống KSCL cuộc KiT: Công ty đã xây dựng và thực hiện các chính sách, thủ tục KSCL nhằm đảm bảo tất cả các cuộc KiT đều được tiến hành phù hợp với hệ thống chuẩn mực và thông lệ Quốc tế Công việc KiT luôn có sự hướng dẫn, soát xét, giám sát chặt chẽ ở mọi cấp đảm bảo mọi vấn đề phát sinh đều được xử lý kịp thời Quy trình KSCL cuộc KiT qua 3 cấp: trưởng nhóm KiT, ban KSCL, và BGĐ giúp Công ty hạn chế được tối đa rủi ro liên quan đến chất lượng của BCKiT trước khi phát hành Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành KiT

- Kế hoạch KiT tổng thể: Công ty đã xây dựng được kế hoạch KiT tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực KiT số 300: “Lập kế hoạch KiT” Kế hoạch KiT đưa ra được nội dung, lịch trình, phạm vụ, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm KiT một cách chặt chẽ từ khâu Lập kế hoạch KiT đến Kết thúc cuộc KiT Việc phân công công việc trong mỗi cuộc kiểm toán luôn được trưởng nhóm cân nhắc, giao những công việc phù hợp với năng lực của từng thành viên Các KTV chưa có nhiều kinh nghiệm thường được giao những phần hành ít rủi ro, ngược lại với những KTV có nhiều kinh nghiệm sẽ được đảm nhiệm những phần hành rủi ro cao hơn Đối với khoản mục trọng yếu, rủi ro cao luôn được giao cho những KTV đã có kinh nghiệm Thông thường, KTV sẽ được giao những phần hành liên quan đến nhau để tạo thuận lợi trong quá trình kiểm toán Ví dụ: Khoản mục DTBH và CCDV thường được giao chung với phần hành phải thu khách hàng, giá vốn hàng bán…

- Soát xét hệ thống Kế toán và hệ thống KSNB: Công ty đã xây dựng giấy tờ làm việc mẫu để KTV có thể dễ dàng thực hiện soát xét hệ thống kế toán và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng Từ đó KTV có thể nhanh chóng đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống KSNB Từ đó có cơ sở khi tư vấn cho BQT công ty khách hàng trong thư quản lý

- Chương trình KiT mẫu: Công ty đã xây dựng chương trình KiT mẫu cho tất cả các khoản mục trên BCTC Đây là quá trình của việc đúc kết kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện đến từ các KTV của Công ty Thực hiện theo chương trình KiT này giúp công việc KiT trở nên khoa học và bài bản Đặc biệt, đối với nhân viên mới chưa có kinh nghiệm, chương trình KiT giúp họ có những định hướng cơ bản về những bước công việc cần thực hiện lên quản đến khoản mục được giao

- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu CMA đã giúp KTV tiết kiệm được thời gian thực hiện phần hành và đảm bảo tính độc lập

- Tổ chức quy trình KiT: Với chương trình KiT mẫu được Công ty dựng sẵn, tuy nhiên bị KTV lạm dụng, thực hiện quy trình một cách máy móc, giảm đi các xét đoán nghề nghiệp của KTV Ngược lại, trong những thời gian cần thực hiện nhiều cuộc KiT với các khách hàng, do công việc yêu cầu lớn KTV không đánh giá thứ tự ưu tiên cho các thủ tục KiT, dẫn đến tiến hành phân bổ thời gian cho các thủ tục KiT không hợp lý Làm giảm tác dụng của chương trình KiT mẫu đã xây dựng

- Đánh giá mức trọng yếu: KTV chỉ đánh giá mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC sau đó phân bổ mức trọng yếu cho tất cả các khoản mục là như nhau Do đó, có thể tăng rủi ro trong quá trình kiểm toán, đặc biệt khoản mục DTBH và CCDV là khoản mục quan trọng, cốt lõi trong BCTC của mỗi doanh nghiệp

- Thực hiện KiT: Việc thực hiện công tác KiT của Công ty chủ yếu thực hiện các thử nghiệm cơ bản mà chưa chú trọng đến đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng Bảng câu hỏi tìm hiểu về HTKSNB thiết lập chung cho tất cả khách hàng hầu hết là những câu hỏi đóng Tuy nhiên, mỗi khách hàng lại có đặc điểm kinh doanh, hoạt động khác nhau nên KSNB cũng khác nhau Vì vậy, bảng câu hỏi sẽ thiếu giá trị trong một số trường hợp cũng như không đi sâu tìm hiểu được về điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB của khách hàng

- Phương pháp chọn mẫu: Việc sử dụng chọn mẫu theo CMA , có thể làm giảm thời gian kiểm toán trong mùa bận Tuy nhiên sẽ mất đi năng lực xét đoán chuyên môn của KTV vào các nghiệp vụ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro

- Tổng hợp ý kiến kiểm toán: việc tổng hợp kiểm toán chưa chú trọng đến hạn chế của hệ thống KSNB đối với các khoản mục KTV ít khi đề cập đến hạn chế của hệ thống KSNB trong tổng hợp kiểm toán của mình

Nguyễn Thị Thanh Hài - 20182235 c Đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán phần hành Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện”.

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w