Hệ thống phanh Ford Escape gồm có phanh chân (phanh chính) và phanh tay (phanh dừng). Phanh chính và phanh dừng có cơ cấu phanh và truyền động phanh hoàn toàn riêng rẽ. Phanh chính dùng chuyển động thủy lực có trợ lực chân không, và có lắp thêm van điều chỉnh lực phanh ở cầu sau. Phanh dừng kiểu tang trống lắp ở bánh sau và dùng dẫn động bằng cơ khí
Trang 1CHƯƠNG 4.KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH
XE FORD ESCAPE
Như đã biết hệ thống phanh là một hệ thống có vai trò quyết định đến sự an toàn của người lái cũng như hành khách và hàng hóa trên xe Do đó người sử dụng xe cần chú ý kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh trước khi cho xe hoạt động, bằng mắt thường có thể kiểm tra đường ống dẫn, cơ cấu phanh, hoặc mức dầu thông qua đèn báo…
4.1.Các chú ý với người sử dụng
- Người sử dụng cần nắm rõ lịch trình bảo dưỡng xe và hệ thống phanh do nhà sản xuất quy định
- Chú ý mức độ sử dụng hệ thống phanh thực tế của xe mà có chế độ và thời gian bảo dưỡng hợp lý
- Trong quá trình vận hành xe lưu thông trên đường thì việc người lái chủ động trong các tình huống tránh phanh gấp sẽ giúp hệ thống phanh làm việc ở chế độ nhẹ nhàng cũng giúp tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh
- Tránh để dính dầu mỡ vào đĩa phanh
- Khi xe đi qua nước làm ướt cơ cấu phanh thì cần rà phanh ngay sau đó để tránh hiện tượng phanh không ăn
- Duy trì áp suất lốp các bánh theo quy định và để áp suất các bánh bằng nhau
- Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép
- Trong quá trình sử dụng, khi có chi tiết bị hư hỏng phải thay thế bằng các chi tiết tương tự do nhà máy chế tạo ô tô đó sản xuất hoặc do cơ sở chế tạo được
cơ quan có thẩm quyền cho phép không được thay thế bằng các chi tiết chế tạo tùy tiện
- Dầu phanh phải dùng đúng loại do nhà máy sản xuất hoặc loại tương tự do
cơ quan có thẩm quyền cho phép
Trang 24.2 Quy trình khai thác bảo dưỡng
4.2.1 Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh
1 Kiểm tra tổng hợp khi xe dừng
- Kiểm tra hệ thống cần bẩy chuyển động có dễ dàng không, không được vướng các nắp tôn ở buồng lái
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (đối với phanh tay) và tay kéo (đối với phanh dừng) có đúng tiêu chuẩn không
- Kiểm tra các khe hở của các bạc và trục của hệ thống đòn bẩy
- Kiểm tra các chốt hãm, chốt chẻ đã đầy đủ chưa
- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu và chứa hơi có bị hở không
- Kiểm tra áp lực dầu có phanh không và đủ áp suất không 6-7 [kg/cm2.]
- Ðạp bàn đạp phanh khi đã có dầu, giữ nguyên bàn đạp xem áp xuất dầu ở đồng hồ có xuống không Nếu có tức là hệ thống có chỗ hở, cần phát hiện và sửa chữa kịp thời
- Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh khi xe đứng rồi và thấy các yêu cầu kỹ thuật đã bảo đảm thì mới tiến hành kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy
2 Kiểm tra tổng hợp cho xe chạy
Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt đường để điều chỉnh và thử hệ thống phanh cần cho xe chạy chậm (tốc độ 10 – 15[km]/hệ thống phanh) đạp thử phanh chân bỏ hờ tay lái xem hệ thống phanh chân có ăn tốt không hệ thống tay lái có làm lệch xe khi phanh không Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo rồi tiến hành thử xe trên mặt đường
Kiểm tra hệ thống phanh chân:
Cho xe chạy một quãng dài khoảng 15 - 20 km rồi từ từ dừng lại (không sử dụng phanh chân) chạm tay vào các đĩa phanh nếu thấy nóng tức là điều chỉnh khe hở bị bó sát cần điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và đĩa phanh
Cho xe chạy với tốc độ 35 - 40 [km/h] rồi phanh đột ngột hãm xe nếu xe dừng lại hẳn với khoảng cách 5 - 8 [m] hai bánh sau ăn cháy mặt đường độ dài cháy 1 - 2[m]
Trang 3và đều nhau hai bánh trước cũng ăn đều nhau nhưng mờ hơn.
Kiểm tra hệ thống phanh tay:
Cho xe chạy lên dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về số không, kéo phanh tay, nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc thì đạt yêu cầu
Ðể kiểm tra lại cho xe xuống dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về
số không kéo phanh tay và nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc là bảo đảm yêu cầu
4.2.2 Bảo dưỡng thường xuyên
Nội dung này được thực hiện hàng ngày trước khi xe hoạt động, hay khi dừng nghỉ do lái xe trực tiếp thực hiện
- Làm sạch bên ngoài các cụm chi tiết của hệ thống
- Kiểm tra độ kín khít của hệ thống dẫn động chân không và thủy lực
- Kiểm tra độ tin cậy và sự làm việc linh hoạt của hệ thống
4.2.3 Bảo dưỡng định kỳ cấp một
Thực hiện khi xe chạy được 1800 đến 3000 km, làm hết những công việc của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm những công việc sau:
- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh
- Bổ sung dầu cho hệ thống thủy lực
4.2.4 Bảo dưỡng định kỳ cấp hai
Thực hiện khi xe chạy được 7000-12000 km, làm hết các công việc của bão dưỡng kỹ thuật hàng ngày, bão dưỡng kỹ thuật cấp một và làm thêm các công việc sau:
- Tháo phần bổ trợ chân không và xilanh chính,
- Rửa các chi tiết bằng dầu hoả
- Các chi tiết của xilanh phanh chính phải rửa bằng cồn
- Bôi trơn bằng dầu
- Tháo cơ cấu phanh để bảo dưỡng
- Tháo rời phanh dừng và làm sạch chốt, cam, rồi bôi bằng mỡ,
- Thay dầu phanh mới
Trang 44.3 Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục và cách
phát hiện sự cố Phanh không ăn Guốc phanh mòn
Má phanh mòn
Hệ thống phanh bị rò Xilanh tổng phanh bị hỏng Lọt khí trong hệ thống phanh
Xilanh phanh hỏng Vòng cao su đàn hồi (kéo quả nén) bị rách
Cơ cấu tự điều chỉnh khe hở
má phanh bị hỏng
Thay guốc phanh Thay má phanh Sửa chưa chỗ rò Sửa chữa thay tổng phanh
Xả bọt khí trong hệ thống phanh
Sửa xilanh phanh Thay vòng cao su
Sửa chữa hoặc thay thế
Bó phanh Phanh tay bị sai tự điều chỉnh
Dây cáp phanh bị tuột Đầu cần trợ lực chân không
bị sai điều chỉnh
Lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị
bị hỏng Dây phanh kẹt Guốc phanh nứt vỡ, bị vặn
Má phanh nứt vỡ, bị vặn Xilanh phanh bị kẹt
Điều chỉnh lại tổng phanh Sửa chữa nếu cần
Chỉnh lại đầu cần trợ lực chân không
Thay lò xo
Sửa chữa nếu cần Thay guốc phanh Thay má phanh Thay thế nếu cần
Trang 5Cơ cấu điều chỉnh bị hỏng Xilanh tổng phanh hỏng
Thay thế cơ cấu điều chỉnh Thay thế xilanh tổng phanh Phanh hai bên ăn
không đều nhau
Lốp non hơi Guốc, má phanh dính dầu
Guốc phanh bị vặn, mòn, má guốc trơn, lỳ
Tang trống hoặc đĩa bị méo
Lò xo phanh và hồi vị hỏng Xilanh phanh bánh xe bị hỏng
Xilanh phanh đĩa hỏng Quả nén kẹt trong xilanh
Má phanh hỏng
Bơm lốp đúng quy định Làm sạch, thay thế guốc phanh hoặc má phanh Thay guốc phanh
Thay tang trống hoặc đĩa
Thay lò xo Thay xilanh phanh bánh xe
Thay xilanh phanh đĩa Sửa chữa xilanh Thay má phanh Đạp phanh nặng
nhưng không
hiệu quả
Có dầu mỡ dính trong má phanh, guốc phanh
Guốc phanh bị vặn mòn hoặc trơn lỳ, tang trống mòn
Má phanh bị vặn, mòn hoặc trơn lỳ
Quả nén phanh kẹt Hộp trợ lực phanh hỏng Dây phanh đứt
Làm sạch thay guốc phanh và má phanh Thay guốc phanh
Thay má phanh
Thay xilanh phanh Thay hộp trợ lực phanh Sửa chữa nếu cần
Trang 6Khi phanh có
tiếng lạch cạch
Khớp nối guốc phanh trên mâm khô
Lò xo giữ guốc phanh bị hỏng hoặc bị mất
Các bu lông giữ mâm phanh
bị lỏng Tấm kẹp giữ má phanh bị tuột mất
Bu lông bắt giá xilanh bị hỏng
Ổ dẫn hướng bị mòn
Bôi trơn
Thay thế và bôi trơn
Xiết lại bu lông
Thay thế tấm kẹp giữ
má phanh Bắt lại xilanh Thay ổ dẫn hướng
Khi phanh có
tiếng cọ sát mài
Guốc phanh má phanh bị mòn
Xilanh phanh bị trạm vào đĩa phanh
Nắp che bụi chạm vào đĩa hoặc mâm chạm tang trống Chi tiết khác của hệ thống phanh bị hỏng
Thay thế gia công lại tang trống và đĩa phanh
Thay thế nếu cần
Điều chỉnh lại hoặc thay thế
Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần
Khi phanh có
tiếng ken két rít
Tang trống, guốc phanh, đĩa phanh và má phanh bị mòn Guốc phanh, má phanh không đúng chủng loại Bàn đạp và cần trợ lực phanh
bị sai điều chỉnh Thiếu hoặc mất đệm chống rít
Kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế Làm sạch hoặc thay thế
Kiểm tra điều chỉnh
Thay mới
Trang 7Má phanh mòn hoặc cữ chỉ thị mòn bị cọ vào đĩa
Xilanh phanh bị kẹt gỉ
Lò xo giữ guốc phanh bị mòn chốt lò xo hỏng, gẫy
Thay mới
Kiểm tra sửa chưa hoặc thay thế
Khi không
phanh xe cũng
có tiếng ken két
hoặc rít
Bàn đạp cần trợ phanh điều chỉnh sai
Trợ lực phanh hoặc xilanh tổng phanh không hồi lại Quả nén phanh bị kẹt, gỉ
Má phanh nằm sai vị trí so với xilanh phanh
Đĩa phanh cọ sát với vỏ xilanh phanh
Lắp sai các tấm hãm má phanh
Má phanh mòn cữ chỉ thị mòn cọ vào đĩa
Lò xo giữ guốc phanh gẫy Mâm phanh cong vênh Trục trặc ở các chi tiết khác của hệ thống phanh:
+ lắp thừa hoặc thiếu các chi tiết
+ tang trống được điều chỉnh quá chặt làm guốc phanh bị trơn lỳ
+ ổ bi bánh xe hỏng, khô mỡ
Kiểm tra, điều chỉnh
Kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế Kiểm tra và bôi trơn Lắp lại cho đúng vị trí
Kiểm tra và thay thế
Lắp lại cho đúng Thay thế
Thay thế Sửa chữa hoặc thay thế Kiểm tra, tra mỡ
Trang 8Có tiếng lạch
cạch, rung
Có sỏi đá lọt vào trong vỏ che bánh xe
Tuột đai ốc xe
Bàn đạp hoặc cần đẩy bộ trợ lực phanh điều chỉnh sai
Ổ bánh xe bị hỏng, khô mỡ
Lò xo trống rung tấm hãm
má phanh bị trượt, mất hoặc
bị kẹt vào má ngoài hỏng đệm chống rít Ống trượt dẫn hướng mòn
Bu lông giữ giá xilanh phanh bị lỏng piston phanh khó hồi vị
Các chi tiết bị lỏng, tuột hoặc lắp thừa
Kiểm tra lấy dị vật
Xiết lại đai ốc theo mômen quy định Thay thế nếu cần (các
lỗ gujông bị ô van) kiểm tra, điều chỉnh lại Kiểm tra, tra mỡ
Kiểm tra, sửa chữa, thay thế
Kiểm tra, sửa chữa, thay thế
Trang 94.4 Quy trình tháo, lắp một số cụm cơ bản
1) Tháo
cơ cấu
phanh
đĩa phía
trước
\
1 Tháo bánh trước
2 Xả dầu phanh
3 Ngắt ống mềm phía trước:
- Tháo bu lông nối và gioăng, và ngắt ống mềm ra khỏi xilanh phanh đĩa
4 Tháo cụm xilanh phanh đĩa:
- Cố định chốt trượt bằng cờlê, tháo hai bu lông và tháo xilanh phanh đĩa
5 Tháo má phanh đĩa phía trước:
- Tháo 2 má phanh ra khỏi giá bắt xilanh phanh đĩa phía trước
6 Tháo đệm chống
ồn má phanh trước:
- Tháo đệm chống ồn
số 1 và số 2 cho từng
má phanh
Trang 10- Tháo tấm báo mòn
má phanh ra khỏi các
má phanh
7 Tháo tấm đỡ má phanh đĩa phía trước:
- Tháo 4 tấm đỡ má phanh ra khỏi giá bắt xilanh phanh đĩa
8 Tháo chốt trượt xilanh phanh đĩa phía trước:
- Tháo chốt trượt (trên) và chốt trượt (dưới) ra khỏi giá bắt xilanh phanh đĩa
9 Tháo bạc trượt xilanh phanh đĩa phía trước:
- Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, tháo bạc trượt ra khỏi chốt trượt (bên dưới)
10 Tháo cao su chắn
Trang 11bụi bạc phanh đĩa phía trước
- Tháo 2 cao su chắn bụi ra khỏi giá bắt xilanh phanh đĩa
11 Tháo giá bắt xilanh phanh đĩa phía trước:
- Tháo 2 bu lông và tháo giá bắt xilanh phanh đĩa ra khỏi cam lái
12 Tháo đĩa phanh trước
- Đánh các dấu ghi nhớ lên đĩa và moay
ơ cầu xe và tháo đĩa
1 Tháo bánh xe sau
Trang 122) Tháo
cơ cấu
phanh
guốc
phía sau
2 Xả dầu phanh
3 Tháo trống phanh sau:
- Nhả phanh đỗ và tháo trống phanh sau Nếu trống phanh sau không tháo được dễ, thì tiến hành theo quy trình sau:
+) Tháo nút lỗ và cắm một tô vít qua lỗ vào tấm bắt lưng phanh, và tách cần điều chỉnh tự động ra khỏi bộ điều chỉnh +) Dùng một tôvít khác, thắt guốc phanh vào bằng cách vặn bu lông điều chỉnh
4 Tháo bộ guốc phanh sau:
- Dùng SST, tách lò
xo hồi guốc phanh ra khỏi guốc phanh trước
SST: 09921- 00010
- Dùng SST tháo lắp
Trang 13lò xo giữ guốc phanh,
lò xo, chốt, và guốc phanh trước SST: 09718- 00011
- Tháo lò xo căng
- Tháo lò xo hồi guốc phanh ra khỏi guốc phanh sau và tháo thanh giằng guốc phanh đỗ
- Dùng SST, tháo nắp
lò xo giữ guốc phanh,
lò xo, chốt và guốc phanh sau
SST: 09718- 00011
- Dùng kìm mỏ nhọn, tách cáp phanh
đỗ ra
5 Tháo cần điều chỉnh tự động phanh sau:
- Tháo lò xo căng cần điều chỉnh tự động và tháo cần điều chỉnh
tự động
6 Tháo cần phanh tay phía sau:
Trang 14- Dùng một tô vít, tháo đệm chữ C và cần guốc phanh đỗ
7 Tháo cụm xilanh phanh bánh sau:
- Dùng cờlê vặn đai
ốc nối, tách ống dầu phanh ra khỏi xilanh phanh bánh xe
- Tháo nắp nút xả khí
- Tháo nút xả khí
- Tháo bu lông và tháo xilanh phanh bánh sau
8 Tháo bộ xilanh bánh sau:
- Tháo 2 cao su chắn bụi ra khỏi xilanh phanh bánh xe
- Tháo 2 píttông
- Tháo cúppen xilanh
Trang 15bánh xe ra khỏi píttông
Quy trình lắp ngược lại so với quy trình tháo