1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Tác giả Lê Văn Như, Nguyễn Ken Win, Nguyễn Văn Hải, Phạm Anh Vũ, Lại Hùng Minh
Người hướng dẫn ThS. Trương Quang Đức
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạn

Trang 1

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH

TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

GVHD TH.S: TRƯƠNG QUANG ĐỨC SVTH:

1 Lê Văn Như 22842141

2 Nguyễn Ken Win 22842179

3 Nguyễn Văn Hải 22842126

4 Phạm Anh Vũ 22842177

5 Lại Hùng Minh 22842139

Mã lớp học: 22LC42SP3L

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2023

Trang 2

Trang ii

LỜI MỞ ĐẦU Sau khi được học tập, nghiên cứu dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn tận tình của ThS Trương Quang Đức , tự bản thân chúng em đã hiểu hơn những tinh hoa của môn học trong việc lý giải, chứng minh và làm nền tảng ứng dụng cho việc xử lý những vấn đề trong công việc, cuộc sống

Trên cơ sở thực hiện bài tiểu luận được giao với chuyên đề “ Hội nhập kinh

tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.” Chúng

em đã có dịp được đọc, tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan để thực hiện chuyên đề này Kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường, lớp và cả những tìm tòi, nghiên cứu riêng của bản thân em và sự chỉ dạy tận tình của người đã trực tiếp hướng dẫn em trong môn học này

Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt Chính những thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua những năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay

Để thực hiện được chuyên đề này, với tất cả sự kính trọng, chúng em xin được kính gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Trước Quang Đức đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức chuyên sâu về Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin, giúp chúng em nhận ra đây không phải là một môn học nhàm chán như những gì chúng tôi đã cảm nhận khi còn là sinh viên Đại Học, mà nó là một môn khoa học ứng dụng trong việc giải quyết những hiện tượng thế giới quan, hay đơn giản chỉ là những vấn đề xã hội thường gặp

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Trang iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

……

Điểm: ………

Ký tên

Trang 4

Trang iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2

1.1 Khái niệm cạnh tranh 2

1.2 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.3 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.4 Những vấn đề chung của hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.5 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay 5

1.6 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế của Việt Nam 7

1.6.1 Tác động tích cực – lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế 7

1.6.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 11

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 14

2.1 Thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay 14

2.2 Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế trước sức ép hội nhập 20 KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 5

Trang 1

MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập.Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường

ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh

tế trong nước Việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Để tìm hiểu vấn đề trên, nhóm em chọn: “Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài tiểu luận

Trang 6

Trang 2

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là đặc trưng nền kinh tế thị trường khi cung - cầu hàng hóa và giá cả hàng hóa là yếu tố quyết định Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có các điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất, như: tối thiểu hóa chi phí đầu vào (chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp, chi phí nhân công rẻ)… điều này làm cho các doanh nghiệp có sự “tìm kiếm”, “ganh đua” nhau để đi tìm những điều kiện thuận lợi nhất Doanh nghiệp phải tìm nguồn nguyên liệu rẻ, nâng cao nâng suất lao động, cải tiến máy móc thiết bị… Chính điều này thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo ra nhiều lợi ích hơn cho xã hội, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ hơn và được sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn

Theo nhà kinh tế học Michael Poter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả

có thể giảm đi

1.2 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát tri ển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới

Trang 7

Trang 3

Trong hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế là giai đoạn phát triển cao mà mỗi quốc gia sẽ tham gia vào quá trình áp dụng, xây dựng các quy tắc và luật lệ của cộng đồng Khi đó các thành viên sẽ chịu sự ràng buộc theo các quy định chung của cả khối kinh tế Nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp và đạt lợi ích cho dân tộc mình

1.3 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũ nệ là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trờ thành tất yếu khách quan:

Toàn càu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đôi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh

tế toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm

vi toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo

ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phố biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triền trong điều kiện hiện nay

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và

Trang 8

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư

Tuy nhiên, điều càn chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước đang và chưa phát triển phải đôi mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đồi mậu dịch - thương mại giữa các nước đang phát triền và phát triển Bởi vậy, các nước dang và kém phát triền phát triền cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý 1.4 Những vấn đề chung của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp

Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là:

Trang 9

Trang 5

Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực màu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CT)

Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế – tiền tệ

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ

1.5 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở

FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: AHKFTA (đối tác ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)), ký tháng 11/2017; AHKFTA (đối tác ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc), ký tháng 11/2017

Trang 10

Trang 6

Kết thúc đàm phán nhưng chưa kí: EVFTA (đối tác Việt Nam, EU (28 thành viên)), Kết thúc đàm phán tháng 2/2016

FTA đang đàm phán: RCEP (đối tác ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn

Độ, Úc, New Zealand), Khởi động đàm phán tháng 3/2013; Việt Nam - EFTA FTA (đối tác Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein), Khởi động đàm phán tháng 5/2012; Việt Nam - Israel FTA (đối tác Việt Nam, Israel) Khởi động đàm phán tháng 12/2015 (http://www.trungtamwto.vn)

Trong 16 Hiệp định thương mại tự do, có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam

- EU và Hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP) Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư… Có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA) Theo lộ trình cam kết giai đoạn 2016 -2020, phần lớn các hiệp định thương mại tự do

mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu Trong đó:

Xét về mức độ cam kết, hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ tự do hóa

về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%

Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), tiếp đó là ACFTA (2020) và AKFTA (2021) Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN

- Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN - Hàn Quốc 78% và ASEAN - Nhật Bản 62% Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỉ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa

bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế, cụ thể như sau:

Với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm

là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU Đối

Trang 11

Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế theo các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vực cam kết, từ thấp tới cao về mức

độ cam kết Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh

và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan

hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha

1.6 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế của Việt Nam

1.6.1 Tác động tích cực – lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương

Trang 12

Trang 8

Sau hơn 35 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt Nam đã tham gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO, ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội

mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội

để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…

Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại

để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 480 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2020

và chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới Trong đó, xuất khẩu đạt 212,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu; nhập khẩu đạt 267,2 tỷ USD, tăng 26,7%, chiếm 80% kim ngạch nhập khẩu Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương

Trang 13

Trang 9

mại với thế giới của Việt Nam hằng năm Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã

và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn

Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc

tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn

mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính…) sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa

Không chỉ là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế,

bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, FDI còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam: trong những năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam trước đây được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phám song phương Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước

Trên cơ sở các cam kết hội nhập, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng ngày gần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông

Trang 14

Trang 10

lệ quốc tế nhằm làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển; đó là điều kiện bắt buộc và cũng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới đường lối và chính sách đối ngoại, tham gia ngày càng sâu và rộng vào sân chơi quốc tế Việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong những năm qua còn góp phần tích cực hoàn thiện thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường; nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Đây là thành tựu quan trọng và nổi bật của việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới, được cộng đồng doanh nghiệp thừa nhận Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, khi thể chế trong nước được đổi mới càng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì càng trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả Qua đó mà các

kỹ thuật và công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kỹ thuật công nghệ quốc gia

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC…Chính vì thế

mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày

Trang 15

Trang 11

càng được nâng cao trên trường quốc tế Tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện; thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội

và phát triển bền vững Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ

để phát triển giáo dục Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng

ta đã có thêm những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn di sản văn hóa Việt Nam Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta ra nước ngoài

1.6.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Bên cạnh những thành quả và ưu điểm nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế và bất câp Những hạn chế và bất cập này đã được nêu lên trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị -

xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cũng như trong nhiều công trình nghiên cứu và trên các diễn đàn kinh tế Những hạn chế, bất cập chủ yếu là:

Ngày đăng: 10/04/2024, 21:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w