1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình tìm đường đổi mới giai đoạn 1976 1986

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Tìm Đường Đổi Mới Giai Đoạn 1976-1986
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Đứng trước những thách thức khó khăn của tình hình trong nước và thế giới, Đảng ta đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đường lối đổi mới và lĩnh vực được quan tâm đến đầu tiên đó chính

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I.QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 1976-1986.2 1.1 Hoàn cảnh đất nước luc bấy giờ 2 1.2 Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) 3 1.3 Ý nghĩa của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) 5 CHƯƠNG II BÀI HỌC KINH NGHIỆM ''ĐẢNG PHẢI LUÔN LUÔN XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ KHÁCH QUAN, TÔN TRỌNG QUY LUẬT KHÁCH QUAN'' TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 6 2.1 Quan điểm của Đảng ta về thực hiện nguyên tắc ''xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan'' 6 2.2 Vận dụng bài học kinh nghiệm '' Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực

tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan'' thời kì đổi mới 10

KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kể từ khi Đảng Cộng sản đứng lên lãnh đạo Cách mạng Việt Nam ta đã giành được vô số những thắng lợi vẻ vang, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc giành lại độc lập dân tộc cùng như phát triển đất nước Từ một nước nông nghiệp nghèo lạc hậu, Việt Nam ta đã nhanh chóng trở thành một đất nước

tự do độc lập, bước vào thời kì mới công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và khẳng định được vị thế trong khu vực và thế giới Sau sự kiện giái phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm

1975, chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng, nạn đói, thiếu nguồn lương thực, lạm phát khiến đời sống người dân cực khổ Điều này

đã tạo ra thách tức lớn đỏi hỏi Đảng ta phải thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và đúng đắn, sâu sắc để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo, phát triển và xây dựng xã hội chủ nghĩa Đứng trước những thách thức khó khăn của tình hình trong nước và thế giới, Đảng ta đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đường lối đổi mới và lĩnh vực được quan tâm đến đầu tiên đó chính là đổi mới tư duy về kinh tế Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tất yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới về kinh tế cua Đảng qua ba bước đột phá tư duy về kinh tế từ năm 1976 đến năm 1986, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đảng và nhân dân

ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG I.QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 1976-1986 1.1 Hoàn cảnh đất nước luc bấy giờ

Cuối thế kỉ XX, tình hình thế giới xảy ra những chuyển biến quan trọng đặc biệt

là cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu Xu thế chung của quốc tế lúc này là hòa bình, độc lập và phát triển Lúc này các nước xã hội chủ nghĩa gặp phải những thách thức lớn, Liên Xô và các nước Đông Âu vướng phải nhiều khó khăn, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách

mở cửa đất nước, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã họi và chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt hơn bao giời hết Cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, Việt Nam ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn Nước ta đang từng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội dựa trên tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn đất nước của Đảng Tuy nhiên, Việt Nam ta vốn

là một đất nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu vưa thoát khỏi chiến tranh và bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, chúng ta gặp phải

vô vàn những thách thức về kinh kế, chính trị cũng như xã hội Các thế lực thù địch vẫn đnag tiếp tục âm mưu để gây chiến với cách mạng Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có những hướng giải quyết mới đúng đắn

Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra Qua những thành công bước đầu đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước hết

là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách

có hiệu quả hơn Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã có những chuyến "vi hành" thực sự bổ ích ở rất nhiều địa phương trong cả nước Ông đã thấy được cả cái hay lẫn cái dở của nó dưới cơ sở Đồng chí, đồng bào cả nước

Trang 4

gửi lên ông những lá thư tâm huyết, đọc mà không thể cầm nổi nước mắt Họ nói lên nỗi cơ cực của địa phương, đơn vị mình đang gặp phải Đó là những bế tắc, những rào cản của cơ chế cũ đã tỏ ra lỗi thời cần sớm thay đổi Tất cả buộc ông phải nhìn lại và cho rằng đó chính là những sai lầm tả khuynh duy ý chí của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu quá trì trệ Phát biểu tại một hội nghị cán bộ cao cấp ngày 10.7.1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh khi đó đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong lúc này chúng ta chỉ có hai khả năng lựa chọn: đổi mới để tiến lên hay đi theo con đường cũ để chết?” Rồi ông đã phân tích, chỉ ra những sai lầm: “Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội quý báu Liên Xô viện trợ trong mười năm qua hàng chục tỉ rúp, nhưng với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ăn không nên làm không ra, chúng ta cứ rút dần, rút mòn mỗi năm vài trăm triệu rúp để chi cho tiêu dùng xã hội, cho bao cấp và bù lỗ, vài trăm triệu rúp khác thì rải ra trên rất nhiều công trình xây dựng” Đại hội VI (1986) của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo và phong cách của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Đại hội VI khẳng định: Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn Đại hội đã thể hiện rõ tầm nhìn trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của Đảng ta -một Đảng chân chính cách mạng dày dặn kinh nghiệm - nên đã dũng cảm nhận

ra những sai lầm thiếu sót sau 10 năm thực hiện NQ Đại hội IV và V (1976-1986)

Trang 5

1.2 Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986)

Sau năm 1975, đất nước còn vô vàn những khó khăn Đó là: Hậu quả của 30 năm chiến tranh đối với cả nước và chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam phải giải quyết vô cùng nặng nề; miền Nam hậu quả của chiến tranh và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; miền Bắc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại năm 1964-1968 và năm 1972; Nền kinh tế quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung-cầu lương thực, sản xuất không đủ tiêu dùng Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước

ta Nhân dân Việt Nam phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc Các nước XHCN gặp nhiều khó khăn,

đã bộc lộ trì trệ, đòi hỏi phải cải cách, cải tổ

Đầu tiên là những đột phá lớn trong Hội nghị Trung ương 6 khoá IV và V đặc biệt là trong hội nghi khóa VI vào thán 8 năm 1979 Đảng ta đã đưa ra những chủ trường, biện pháp cụ thể để đưa đất nước thoát khỏi khung hoàng kinh tế nghiêm trọng sau chiến tranh, đây cũng chính là bước đột phá tư duy về kinh tế đầu tiên của Đảng ta với nội dung là làm cho sản xuất "bung ra" trong công tác kế hoạch hóa và cải tạo chính sách kinh tế Hội nghị lần này, Đảng ta tập trung vào việc tìm ra giải pháp tốt nhất khác phục những khuyết điểm trong quản lí kinh tế và cải tạo xây dựng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó đưa ra những chủ trương , phương hướng điều chỉnh nền kinh tế, phá bỏ những cản trở trong kinh tế sản xuất và mỏ ra lộ trình mới đển sản xuất trogn nước phát triển trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 Trong đó bao gồm những nhiệm vụ như giải tán kế hoạch, quan

hệ sản xuát, tư liệu sả xuất công hữu và hình thành nên hai thành phần kinh tế đó chính là quốc doanh và tư nhân, ổn định được nguồn lương thực trong vòng 5

Trang 6

năm, khuyến khích nhân dân khai hoang ruộng đất, ao hồ, tạn dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm Đảng ta cũng soạn thảo văn bản, chinh sửa lại các loại thuế và giá cả lượng thực, thực phẩm; khuyến khích nhân dân lao động tích cực tham gia phát triển…

Bước đột phá thứ hai về tư duy kinh tế được Đảng ta thực hiện qua quyết định 25/CP của Chính phủ về mở rộng và phát huy quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh và Chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Ddảng về vấn đề khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, trả lương khoán

và áp dụng việc khien thưởng bằng tiền với các đơn vị sản xuất, kinh doanh quốc doanh của Nhà nước Đây được cho là những biện pháp “xé rào” để đẩy mạnh sản xuất và giải quyết được nhu cầu về hàng hóa và lương bỏng của nhân dân Hội nghị Trung ương 8 khoá V vào tháng 6 năm 1985 đã đánh dấu bước đột phá thứ ba trong chủ trường của Đảng đã chỉ rõ việc phải xóa bỏ được những

tư duy kinh tế cũ, chấm dứt chế độ quan liêu, bao cấp, đồng thời chuyển sang việc hoạch toán kinh tế và kinh doanh theo hướng xã hội chủ nghĩa Qua hội nghị lần này Đảng ta đã dứt khoát trong việc thừa nhận tầm quan trọng của sản xuất hàng hoá và quy luật trong sản xuất hàng hoá Qua quá trình dụ thảo Báo cáo chính trị tháng 8, 9 năm 1986 để trình đại hội lần thứ VI, Bộ Chính trị đã đưa ra những kết luận về việc thực hiện chủ trường, chính sách về nền kinh tế nhiều thành phần, đây chính là đặc trưng cơ bản nhất tròg thời kì quá đọ đi lên

xã hội chủ nghĩa của nước ta, lấy nông nghiệp là yếu tố quan trong hàng đầu tong cơ cấu đầu tư kinh tế, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp, loại bỏ quan liêu, cơ chế bao cấp và thực hiện cơ chế một giá, vận dụng đúng quạn hệ hàng hóa-tiền tệ…

Trang 7

1.3 Ý nghĩa của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986)

Có thể nói, qua ba bước đột phá tư duy về kinh tế của Đảng ta giai đoạn 1976-1986, chúng ta có thể thấy được những ý nghĩa sâu sắc trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu đường lối đổi mới kinh tế Đây à ba bước quan trọng đánh dấu những bước ngoặc lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước và cũng là bước đệm quan trọng để Đảng ta thực hiện Đổi mới Nhận xét về ba bước tư duy đột phá về kinh tế của Đảng, ta có thể thấy rõ rằng đây là nước đột phá tư duy về kinh tế ban đầu và chắc chắn còn nhiều những hạn chế và chưa toàn diện Tuy nhiên đây lại chính là bước đi quan trọng để Đảng ta có cơ sở thực hiện những bước tiếp theo Nổi bật trong giai đoạn đột phá này phải kể đến việc Đảng ta tập trung tìm tòi, nghiên cứu về vấn đề “giai phóng lực lượng sản xuất”, làm cho sản xuất “bung ra”, “cởi trói”, từ đây Đảng ta đã khác phục được những yếu điểm trong quản lí kinh tế, quan hệ sản xuất và đây cũng chính là những bước đệm để Đảng thực hiện công cuộc đổi mới Tuy nhiên, xét về trình độ phát triển và tính chất, chúng ta còn gặp phải nhiều khó khắn, mặc dù đầu tư rất nhiều vào kinh tế quốc doanh và tập thể những việc hoạt động sản xuất vẫn còn yếu chưa hiệu quả Miền Bắc, tuy mở rọng quy mô hợp tác xã nông nghiệp nhưng năng suất thấp, còn ở miền Nam, nhiều tập đoàn sản xuất dược mở ra nhưng không được người lao đọng và nông dân hưởng ứng Điều này cũng xuất phát từ việc tư duy về kinh tế cũ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người, điều này cũng gây cản trở trong quá trình sản xuất hàng hóa theo hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 8

CHƯƠNG II BÀI HỌC KINH NGHIỆM ''ĐẢNG PHẢI LUÔN LUÔN XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ KHÁCH QUAN, TÔN TRỌNG QUY LUẬT KHÁCH QUAN'' TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

2.1 Quan điểm của Đảng ta về thực hiện nguyên tắc ''xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan''

“Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan” là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm thành công, thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH, Đảng chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta

ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Mặt khác, cần nhận rõ vai trò tích cực của nhân tố ý thức, tinh thần trong việc sử dụng một cách có hiệu quả nhất những điều kiện phương tiện vật chất hiện có Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,

Trang 9

của nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan, phải tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương pháp, nhiệm vụ cho thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời kỳ mới này phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu ”

Ở nước ta, trong thời kỳ trước đổi mới Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng các thành phần kinh tế Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất

Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về

lý luận, do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp

Trang 10

Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan" Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, phải thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các qui luật tự nhiên và xã hội, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan

Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống qui luật khách quan Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đó là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh

tế xã hội có tính chất quá độ

Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế khách quan của đất nước và phù hợp qui luật Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cải tạo thế giới Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung thực và sử

lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả Đồng thời cần thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế giới khách quan

Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức Đảng ta xác định

"Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan ” là xác định vai trò quyết định của vật chất (thế giới khách quan) Như vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức,

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w