1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu
Thể loại Dự án đầu tư
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

Hotline:09187553560936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn lập dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Tư vấn các thủ tục môi trường http:lapduandautu.vn http:duanviet.com.vn

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 14

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 15

5.1 Mục tiêu chung 15

5.2 Mục tiêu cụ thể 16

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 17

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 17

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 17

1.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án 23

1.3 Huyện Sóc Sơn 25

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 26

2.1 Ngành Nhựa Việt Nam: Triển vọng và Xu hướng phát triển 26

2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam tháng 4/2022 29

2.3 Ngành bao bì có nhiều triển vọng tăng trưởng 33

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 35

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 35

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 36

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 39

4.1 Địa điểm xây dựng 39

4.2 Hình thức đầu tư 39 V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.39

Trang 4

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 39

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 39

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 40

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 40

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 41

2.1 Tái chế nhựa 41

2.2 Tái chế bìa carton 45

2.3 Sản xuất bao bì nilon 48

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 50

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 50

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 50

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 50

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 50

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 50

2.1 Các phương án xây dựng công trình 50

2.2 Các phương án kiến trúc 51

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 52

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 52

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 52

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 54

I GIỚI THIỆU CHUNG 54

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 54

III SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 55

IV NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 56

4.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 56

Trang 5

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 57

V PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 59

VI BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 60

6.1 Giai đoạn xây dựng dự án 60

6.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 61

VII KẾT LUẬN 62

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 64

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 64

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 66

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 66

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 66

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 66

2.4 Phương ánvay 67

2.5 Các thông số tài chính của dự án 67

KẾT LUẬN 70

I KẾT LUẬN 70

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 70

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 71

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 71

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 72

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 73

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 74

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 75

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 76

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 77

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 78

Trang 6

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 79

Trang 7

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:

Họ tênMÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:

“Đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu”

Địa điểm thực hiện dự án:, thành phố Hà Nội.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 5.000,0 m2 (0,50 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 10.311.453.000 đồng

(Mười tỷ, ba trăm mười một triệu, bốn trăm năm mươi ba nghìn đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (40%) : 4.124.581.000 đồng + Vốn vay - huy động (60%) : 6.186.872.000 đồng Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Sản lượng từ sản xuất nhựa500nămtấn/Sản lượng từ sản xuất bìa

Ngành nhựa là một ngành có tính thiết thực gắn liền với nhu cầu đời sống Sản phẩm ngành nhựa với các đặc tính bền, nhẹ, chịu lực, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường và khí hậu khác nhau, giá thành sản phẩm hợp lý nên luôn được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng

Trang 8

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của ngành nhựa luôn đạt trên 11%/năm, có giai đoạn 12-15% Trong thời gian tới, ngành nhựa được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng cao vì những lý do sau:

Ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử…), vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…) Do đó, khi các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trên 6% trong 10 năm trở lại đây Các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, xây dựng…đều tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm nói chung và đặc biệt là sản phẩm nhựa – sản phẩm có vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế – tăng mạnh Trong thời gian tới, dự kiến tiêu dùng, xuất khẩu và xây dựng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, khiến cho nhu cầu các sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, xây dựng được dự kiến tăng tương ứng.

Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, giúp tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm nhựa của Việt Nam.

Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các thị trường này.

Dù trong hệ thống các siêu thị của cả nước có đến 85-90% các sản phẩm nhựa mang thương hiệu Việt Nam, tuy nhiên công nghệ thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đều về mặt chất lượng Tiềm lực tài chính còn hạn chế cũng khiến các doanh nghiệp nhựa gia dụng đối mặt với sức ép cạnh tranh từ đối thủ ngoại, nhất là ở phân khúc sản phẩm cao cấp.

Phát triển kinh tế tuần hoàn

Trang 9

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.

So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích.

Cụ thể, đối với quốc gia, phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Đối với xã hội, kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân

Đối với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng

Trên phạm vi toàn cầu, các Hiệp định, Thỏa thuận toàn cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiều quy định về tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Viện Tài nguyên Thế giới, Quỹ

Trang 10

Ellen MacArthur, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và hơn 40 đối tác đã khởi xướng Diễn đàn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với các sáng kiến đẩy mạnh mô hình kinh tế này, bao gồm: tăng cường các mô hình tài chính hỗn hợp thúc đẩy các dự án kinh tế tuần hoàn ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi; tạo các khung chính sách để tháo gỡ rào cản để đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy đối tác công - tư cho kinh tế tuần hoàn.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới, như Liên minh châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch), Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn Bài học thành công của các quốc gia này là kinh nghiệm để Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như thúc đẩy hợp tác nhằm tiếp nhận chuyển giao các công nghệ về thiết kế, chế tạo, chuyển đổi số.

Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận và chuyển đổi mô hình phát triển sang phát triển kinh tế tuần hoàn.

Về chủ trương, chính sách

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

Đến nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi

Trang 11

Dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa dùng một lần sau năm 2030:

Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Chính phủ mới ban hành đã đề ra lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Theo đó, từ ngày 1-1-2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ny-lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải.

Sau ngày 31-12-2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy (gồm túiny-lông khó phân hủy, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Trên cơ sở lộ trình này, UBND cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa, bảo đảm sau năm 2025 không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam:

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 687/QĐ-TTg 2022 Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Đề án nêu rõ, phát triển kinh tế tuần hoàn phải dựa trên cách tiếp cận mở, hướng nhiều hơn đến tạo dựng không gian và thuận lợi cho phát huy hiệu quả kinh tế, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả tri thức nhân loại, các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, các nguồn lực cần thiết từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài.

Trang 12

Đồng thời, cần bảo đảm khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, có kế thừa những thực tiễn tốt ở các nước và trong nước, và mạnh dạn thử nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Song song với đó là tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển phát triển kinh tế tuần hoàn, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương; tránh áp dụng rập khuôn, đồng nhất phát triển kinh tế tuần hoàn cho toàn bộ nền kinh tế Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Đề án cũng hướng tới mục tiêu tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh ứng dụng mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế

Theo đó, đến năm 2025, các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỷ lệ che phủ rừng, tăng cường tỷ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu

Đến năm 2030, các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, và trong tăng cường tỷ lệ che phủ rừng.

Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn hỗ trợ xây dựng lối sống xanh, khuyến khích phân loại rác thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu

Trang 13

chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn đạt 50% Đặc biệt, 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn ở đô thị; tối đa hóa tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định ở các khu đô thị.

Nhựa tái chế - chìa khóa mở ra nền kinh tế tuần hoàn

Lựa chọn mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng tuyến tính truyền thống, gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nền kinh tế tuần hoàn vận hành như một chu trình khép kín, trong đó những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt được phân loại, tái chế, tái sử dụng,… Loại bỏ việc tạo ra rác thải làm cho mục tiêu phát triển kinh tế có thể song hành với mục tiêu bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững Nền kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế – xã hội và môi trường, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến từ các nhà cung cấp, gia tăng tính đổi mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm Theo Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn có thể đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.

Trang 14

Nền kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp cho bao bì sau sử dụng Trong đó, vỏ chai nhựa có thể được thu gom và tái chế thành chai hoàn toàn mới và an toàn để sử dụng cho lần tiếp theo Với mô hình này, chai nhựa không những không bị thải bỏ ra môi trường mà còn trở thành nguồn nguyên liệu giá trị.

Tác hại của rác thải nhựa, bìa carton, bao bì nilon

Trung bình, người Việt Nam hiện đang thải khoảng 2 triệu tấn nhựa, rác thải mỗi năm và phải mất đến 450 năm để các chai nhựa này được phân huỷ hoàn toàn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường Một điều nguy hiểm khác là nhựa dễ dàng nóng chảy trong khoảng 80-800 độ C Khi bị phân hủy, các chất độc trong nhựa đi vào đất, nguồn nước của chúng ta, từ đó xâm nhập vào các loại động vật, thực vật và tấn công cơ thể con người Các sản phẩm từ nhựa tự tiêu huỷ bằng cách phân ra thành các hạt nhỏ chứ không hề tiêu biến hết Các hạt nhựa tiến vào nguồn nước, ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật sinh sống dưới nước không hô hấp được Đã có rất nhiều trường hợp sinh vật biển chết vì chất thải nhựa của con người Trong khi đó, con người hoàn toàn có thể giảm thiểu những nguy hại này bằng cách hạn chế thải rác nhựa và sử dụng nhựa tái chế Tái chế nhựa là quá trình thu thập phế liệu hoặc nhựa phế thải và tái chế vật liệu đó thành các vật dụng hữu ích Việc tái chế là một phần nỗ lực của toàn thế giới vì phần lớn nhựa không phân hủy được nên để giảm lượng nhựa trong dòng chất thải, đặc biệt là khoảng 8 triệu tấn nhựa thải đi vào đại dương mỗi năm Tuy nhiên, việc tái chế polyme nhựa thường khó khăn hơn vì mật độ tái sử dụng thấp và giá trị thấp.Nếu không tái chế nhựa thì số lượng rác thải nhựa xả ra môi trường ngày càng nhiều nhưng không thể phân hủy và có thể sẽ phải ở xung quanh đống rác toàn chai nhựa bẩn Không những thế, còn làm hại đến canh tác hoặc cây trồng vì nhựa có thành phần độc hại rất cao nếu để trong thời gian lâu dài Môi trường nước như sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt và chăn nuôi Ngoài ra, việc không tái chế nhựa còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và biến đổi khí hậu Qua một số những lí do chính được nêu, Cleanipedia tin rằng, đã tìm được đáp án tại sao phải tái chế nhựa của riêng

Túi nilon là một trong những sản phẩm độc hại song lại được cả thế giới sử dụng vì giá thành rẻ và sự tiện lợi Tuy nhiên, có mấy ai để ý rằng túi nilon

Trang 15

độc hại tới mức đủ để gây ra mưa axit, ô nhiễm môi trường đất hay thậm chí giết chết các loài sinh vật cũng như chính con người.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Đầu tư

dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu”tại thành phố Hà Nội nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhcông nghiệp sản xuấtcủa thành phố Hà Nội.

II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch

Trang 16

xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021.

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu ”

theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhcông nghiệp sản xuất,phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực thành phố Hà Nội.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của thành phố Hà Nội.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

III.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhcông nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, bìa carton, ni long chuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩ chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.

 Cung cấp sản phẩm công nghiệp nhựa bao bì cho thị trường khu vực thành phố Hà Nội và khu vực lân cận.

 Hình thành khucông nghiệp sản xuấtchất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Trang 17

Sản lượng từ sản xuất nhựa500nămtấn/Sản lượng từ sản xuất bìa Sản lượng từ sản xuất ni long500,0nămtấn/

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và thành phố Hà Nộinói chung.

Trang 18

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆNDỰ ÁN

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Vị trí địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ 105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của

Trang 19

Đồng bằng sông Hồng Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Địa hình

Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Địa hình Hà Nội có thể chia ra làm hai bộ phận.

Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng sông cổ) Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông Hệ thống đê điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.

Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m) Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Trang 20

Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội.

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được nêu trên trang web chính thức của Hà Nội Tuy nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu Köppen, trang web ClimaTemps.com lại xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Humid Subtropical) với mã Cwa

Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 tới tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 3), Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng 10 Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,4 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C) Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 42,8 °C) Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6 °C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.800mm đến 2.000mm Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C

Trang 21

Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên mặt nước:

Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 -1,6 km/km2 (kể cả kênh mương) Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây

Trang 22

dựng Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.

Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.

 Tài nguyên đất

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26% Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.

 Tài nguyên sinh vật

Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.

Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật

Trang 23

trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.

 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hà Nội, đã phát hiện được 82 mỏ và điểm quặng với 8 lao khác nhau Chiếm ưu thế hơn cả là sét các loại, kaolin Sét- Kaolin, cát xây dựng và than bùn; các khoáng sản khác nhưa đá xây dựng, đá ôog, sét dung dịch ít qua triển vong.

Vật liệu xây dựng có cát đen: với trữ lượng 48,506 m3 Cát vàng có nhiều ở sông Cà Lồ và sông Công, trữ lượng 53,76m3

Đá xây dựng trachit phân bố ở Minh Phú – Sóc Sơn Đá ong ở Sóc Sơn, chiều dày trung bình 1,5m.

Sét gạch có 2 loai: sép phân hóa ở Soc Sơn, trữ lượng 36.82 m3và sét trầm tích Đế Tứ ở Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lam, Thành Trù, trữ lượng 223.45 m3

 Tài nguyên du lịch

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống, Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.

Trang 24

Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao Một trong các bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan nhất là Bảo tàng dân tộc học Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.

I.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án.

Phát triển kinh tế

Kinh tế - xã hội TP Hà Nội quý III và 9 tháng năm 2022 tiếp tục phát triển tích cực, nhiều ngành tăng trưởng ấn tượng Tổng thu ngân sách nhà nước hơn 244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng năm 2022, Hà Nội chủ động tích cực thực hiện tốt việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Các hoạt động thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần tăng trưởng ngành dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý III ước tăng 0,9% so với quý trước và tăng 82,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, trong 9 tháng, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực, chuyển biến rõ nét Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III tăng cao so với quý trước và cùng kỳ năm trước, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 4,1%) Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,2%; khai khoáng giảm 5,7%.

Trong 9 tháng năm nay, đa số các ngành đều có sản lượng hàng hóa tăng do doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh công suất hoạt động để nối lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Nhiều ngành tăng trưởng ấn tượng, góp phần nâng cao chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp 9 tháng.

Trang 25

Cụ thể: Sản xuất đồ uống tăng 18%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 17%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 16,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 16%; sản xuất, lắp ráp xe máy, phụ tùng xe máy và các phương tiện vận tải tăng 13,1%

Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt 13,1 tỷ USD, tăng 19,6% so cùng kỳ năm 2021; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6 tỷ USD, tăng 21,1% Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 9 tháng năm nay gồm: Hàng dệt may đạt 2,04 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi đạt 1,775 tỷ USD, tăng 26,4%; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,516 tỷ USD, tăng 3,5%

Tính chung 9 tháng qua, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.697 nghìn lượt khách, gấp 2,3 lần cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đón khách du lịch năm nay của TP.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022 ước thực hiện 244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021 TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy mạnh công tác quyết toán những dự án hoàn thành; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên trong đó ưu tiên các nhiệm vụ chi phục hồi kinh tế.

Dân cư

Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người, trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là 4.061.744 người, chiếm 50,4% Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8% Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người).

Trang 26

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm) Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng nhanh: từ 36,8% năm 1999 lên 41% năm 2009 và 49,2% năm 2019.

Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.

I.1 Huyện Sóc Sơn

Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía bắc của Hà Nội, Việt Nam.

Huyện được đặt tên theo núi Sóc nằm trên địa bàn huyện và là một ngọn núi quan trọng trong văn hóa người Việt.

Huyện Sóc Sơn là huyện cực bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25 km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận:

Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới tự nhiên là sông Cầu) và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Phía tây giáp huyện Mê Linh (với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Phía nam giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ Phía bắc giáp thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Dân số năm 2020 là 357.652 người 3,2% dân số theo đạo Thiên Chúa Địa bàn huyện Sóc Sơn nằm trong khoảng tọa độ từ 21°10'45''B (trên sông Cà Lồ (thuộc thôn Yên Phú, xã Xuân Thu) đến 21°23'10''B ở ngòi nước

Trang 27

Cầu Trên (thuộc thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn) và từ 105°43'20"Đ trên sông Cà Lồ gần cánh đồng Lò (xã Tân Dân) đến 105°56'15''Đ trên sông Cầu (thuộc thôn Đông Đoài, xã Việt Long).

Thủy văn

Bề mặt của Sóc Sơn được bao phủ bởi 3 con sông Sông Công ở phía Bắc, sông Cà Lồ ở phía Nam và sông Cầu ở phía Đông Bắc Các con sông tạo nên phần lớn ranh giới tự nhiên của huyện Ngoài ra còn có các hệ thống ngòi lớn như ngòi Kim Anh và ngòi Lương Châu đều là các chi lưu cũ của sông Cà Lồ hiện đã bị chặn dòng.

Trên địa bàn huyện có nhiều hồ, hồ thủy lợi và đầm nhỏ, trong đó hồ Đồng Quan là hồ lớn nhất của huyện.

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Ngành nhựa là một ngành có tính thiết thực gắn liền với nhu cầu đời sống Sản phẩm ngành nhựa với các đặc tính bền, nhẹ, chịu lực, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường và khí hậu khác nhau, giá thành sản phẩm hợp lý nên luôn được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng

I.3 Ngành Nhựa Việt Nam: Triển vọng và Xu hướng phát triển

Triển vọng

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của ngành nhựa luôn đạt trên 11%/năm, có giai đoạn 12-15% Trong thời gian tới, ngành nhựa được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng cao vì những lý do sau:

Ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử,…), vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…) Do đó, khi các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trên 6% trong 10 năm trở lại đây Các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, xây dựng…đều tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và sử

Trang 28

dụng các sản phẩm nói chung và đặc biệt là sản phẩm nhựa – sản phẩm có vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế – tăng mạnh Trong thời gian tới, dự kiến tiêu dùng, xuất khẩu và xây dựng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, khiến cho nhu cầu các sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, xây dựng được dự kiến tăng tương ứng.

Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, giúp tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm nhựa của Việt Nam.

Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các thị trường này.

Xu hướng phát triển

Đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa Việt Nam có xu hướng gia tăng giúp giảm chi phí đầu vào cho ngành nhựa

Sau nhiều biến động của thị trường thế giới (do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do nhiều nước lớn bắt đầu các kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu … ), Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến ổn định và thuận lợi có thể bổ sung cho Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của một số lĩnh vực trong đó có nhựa.

Hơn nữa, việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA) Ngành nhựa cũng không nằm ngoài cơ hội này.

Thêm vào đó, ngành nhựa của Việt Nam có nhiều tiềm năng, đầu tư nước ngoài trong ngành này trong những năm qua cũng chưa nhiều, dư địa cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn.

Trang 29

Theo xu hướng này thì ngành nhựa Việt Nam có thể sẽ phát triển sôi động và cạnh tranh hơn trong thời gian tới Với tiềm lực về tài chính và công nghệ của khối ngoại có thể sẽ giúp giải quyết một phần bài toán về thiếu hụt nguyên liệu và máy móc dây chuyền sản xuất trong nước, từ đó giảm chi phí đầu vào cho ngành nhựa.

Nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao được dự kiến gia tăng

Ngành nhựa phụ thuộc rất lớn vào các ngành khác mà nhựa là một trong những nguyên liệu đầu vào như ngành điện tử, viễn thông, xe đạp – xe máy… Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm này ngày càng tinh vi và hiện đại, đòi hỏi nhựa nguyên liệu sử dụng cũng phải có chất lượng tương ứng Vì vậy, nhu cầu đối với nhựa kỹ thuật cao được dự kiến sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, một mặt nhiều doanh nghiệp nhựa trong nước cũng đã bắt đầu đầu tư lớn cho công nghệ để cho ra nhiều sản phẩm nhựa chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu Mặt khác khối FDI đang từng bước thâm nhập thị trường nhựa Việt Nam với tiềm lực vốn, công nghệ và quản lý hiện đại giúp nâng cao năng lực và kỹ thuật của ngành nhựa Việt Nam Vì thế, khi nhu cầu gia tăng và nguồn cung bắt đầu đáp ứng được thì thị trường nhựa kỹ thuật cao sẽ có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.

Các sản phẩm nhựa chất lượng cao, tái chế, thân thiện môi trường sẽ ngàycàng được ưa chuộng

Đối với các sản phẩm nhựa tiêu dùng cuối cùng, do tình hình kinh tế thế giới khó khăn sau đại dịch COVID-19, các sản phẩm nhựa bình dân được dự đoán sẽ có nhu cầu cao hơn trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn, với thu nhập ngày càng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị Việt Nam và tại các nước xuất khẩu phát triển, nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa chất lượng cao (nhẹ, bền, an toàn cao…) sẽ gia tăng, đặc biệt để thay thế các sản phẩm từ vật liệu truyền thống như sắt thép, thủy tinh….

Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước phát triển, ngày càng được nâng cao, khiến họ chuyển hướng sang những sản phẩm nhựa thân thiện môi trường như nhựa tái chế, nhựa có thể phân hủy Để các sản phẩm nhựa Việt Nam tiếp tục duy trì xuất khẩu đi các thị trường lớn

Trang 30

như EU, Mỹ, Nhật thì các doanh nghiệp nhựa cũng phải thay đổi để đáp ứng xu hướng này.

I.4 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Namtháng 4/2022

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 4/2022 đạt 521,5 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng 3/2022 nhưng tăng 28,3% so với tháng 4/2021 Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa cũa Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 1,92 tỷ USD tăng trên 25% so với năm 2021.

Túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa và đổ dùng trong xây lắp là 3 sản phẩm nhựa xuất khẩu lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2022, chiếm 54% tổng kim ngạch xuấ't khẩu Nhìn chung, xuất khẩu một số chủng loại sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2021 là do các sản phẩm nhựa này xuất khẩu tăng mạnh đến thị trường Mỹ do nhu cầu của thị trường này tăng mạnh ở một số sản phẩm nhựa dùng cho xây dựng và trang trí nhà cửa như sàn nhựa, rèm cửa, màn sáo, tấm trải sàn

3 tháng đầu năm 2022, giá nguyên liệu hạt nhựa tăng mạnh theo giá dầu của thế giới khiến cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều khó khăn Ngoài ra, tại thị trường Trung Quốc, các biện pháp Covid-19 nghiêm ngặt hơn theo chính sách Zero-Covid của thị trường này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu nội địa mà còn ảnh hưởng đến giao thông vận tải và hoạt động cảng Điều này đã khiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sang thị trường này trở nên khó khăn hơn và không xác định được thời gian giao hàng.

Dự kiến, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu một sô' mặt hàng túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa ở các thị trường ở mức cao Ngoài ra, một sô' sản phẩm nhựa như sàn nhựa, rèm của nhựa, tấm trải sàn nhựa xuất khẩu ngày càng tăng trưởng mạnh sang thị trường Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2021 - 2022 (Đvt: Triệu USD)

Trang 31

Nguồn: Tổng cục Hải quan Chủng loại nhựa xuất khẩu

3 tháng đầu năm 2022, trong 21 chủng loại sản phẩm nhựa Việt Nam được xuất khẩu có 5 sản phẩm nhựa đạt kim ngạch trên 100 triệu USD Ba sản phẩm nhựa lớn nhất xuất khẩu đều đạt trên 200 triệu USD là túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa và đổ dùng trong xây lắp với tổng kim ngạch xuất khẩu của 3 sản phẩm nhựa này chiếm tới 54% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa.

3 tháng đầu năm 2022, túi nhựa vẫn là sản phẩm nhựa xuất khẩu lớn nhất, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, đạt 263,6 triệu USD So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng 28,3% Túi nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới 5 thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hà Lan và Anh trong 5 tháng với kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 15 triệu USD.

Cơ cấu sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2022

Tấm, phiến, màng nhựa là sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều thứ hai trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 261,9 triệu USD, chiếm 19,1% tổng kim ngạch xuấ't khẩu sản phẩm nhựa, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021 Sản phẩm

Trang 32

nhựa này được xuấ't khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ, Hàn Quốc, An Độ và một sô' thị trường thuộc khối ASEAN trong 3 tháng.

Đặc biệt, nhu cầu đối với mặt hàng sàn nhựa của thị trường Mỹ tăng mạnh nên sản phẩm nhựa đổ dùng trong xây lắp vẫn xuất khẩu tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 216 triệu UsD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng 129,2% Sản phẩm này được xuất khẩu chủ yếu đến thị trường Mỹ Ngoài ra, đổ dùng trong xây lắp còn được xuất khẩu nhiều đến thị trường Nhật Bản và Bỉ, tuy nhiên kim ngạch thấp hơn rất nhiều so với xuất khẩu đến thị trường Mỹ.

Sản phẩm nhựa gia dụng xuất khẩu lớn thứ 4 trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 119,5 triệu USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng 19,2% Sản phẩm nhựa này xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Mỹ và Nhật Bản trong 3 tháng.

Một sản phẩm nhựa khác xuất khẩu tăng trong 3 tháng đầu năm 2022 là vải bạt, đạt 115,5 triệu USD, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa vải bạt tăng 20,3% Sản phẩm này xuất khẩu nhiều nhất đến thị trường Mỹ và Nhật Bản trong 3 tháng.

Ngoài ra, còn một sô sản phẩm nhựa khác xuất khẩu tăng khá mạnh trong 3 tháng đầu năm 2022 là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và các loại ô'ng, phụ kiện; tượng nhỏ, chậu hoa và các đổ trang trí khác; vỏ mỹ phẩm Các sản phẩm nhựa này có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa trong năm 2022.

Tham khảo xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022

Trang 34

I.5 Ngành bao bì có nhiều triển vọng tăng trưởng

Trong năm 2021, bức tranh ngành bao bì là sự phân hóa theo nhóm ngành hàng và vật liệu đóng gói Xét theo nhóm ngành hàng, các ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến phân khúc bao bì đóng gói dược phẩm, thực phẩm đóng gói, dán nhãn chất khử trùng, bao bì xà phòng, chất tẩy rửa và nước rửa tay hiện có nhu cầu cao Mặt khác, nhu cầu về bao bì cho các sản phẩm sang trọng và công nghiệp lại có xu hướng giảm.Xét theo tính chất vật liệu, bao bì mềm là một trong những lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất do bao bì thực phẩm chiếm tỷ trọng cao, đang được duy trì tốt Bao bì nhựa cứng cũng có sự phát triển tốt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhưng ở lĩnh vực khác bao gồm bao bì nhựa công nghiệp, đồ trang điểm/mỹ phẩm và hàng tiêu dùng khác đã gặp khó khăn hơn.

Do nhu cầu đóng gói các sản phẩm phụ trợ, phục vụ việc bán hàng online và phân phối trực tiếp cùng hoạt động xuất khẩu tăng trưởng, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử… giúp cho phân khúc giấy bao bì, hộp giấy, thùng carton có sự tăng trưởng mạnh mẽ Bao bì kim loại cũng ghi nhận những kết quả tích cực khi người tiêu dùng chuyển sang tích trữ thực phẩm lâu dài do hậu quả của đại dịch Bao bì thủy tinh đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa khách sạn và nhà hàng, và chỉ được bù đắp ở một mức độ nào đó bằng doanh số bán đồ uống thông qua bán lẻ cao hơn Ở phân khúc cao cấp, bao bì thủy tinh đã bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm lớn về nhu cầu từ ngành mỹ phẩm như nước hoa.

Nhiều động lực thúc đẩy ngành bao bì trong thời gian tới Cụ thể, Việt Nam và nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp bao bì cũng chuyển sang chiến lược sống chung với COVID-19, nền kinh tế có nhiều triển vọng phục hồi trong năm 2025, cùng với đó là nhiều người có việc làm và mua nhiều hàng hóa tiêu dùng hơn sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng của ngành bao bì.

Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do như: EVFTA, CPTPP, RCEP được ký kết và đi vào hiệu lực sẽ tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì như: nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến…, cùng với nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới rất lớn như giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), điều đó mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì của Việt Nam.Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới

Trang 35

vẫn còn lớn Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, các nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm/hàng hóa có trách nhiệm đóng góp tài chính vào quỹ Bảo vệ môi trường nhằm mục đích để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì Theo đó, các nhà sản xuất và nhập khẩu phải có trách nhiệm tự kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải có kèm theo mẫu kê khai trước ngày 31/3 hàng năm Đồng thời, các đơn vị này sẽ phải thực hiện nộp tiền đóng góp và hỗ trợ xử lý chất thải vào quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước thời điểm 20/4 hàng năm Như vậy, năm 2022 chính là mốc đầu tiên mà các nhà sản xuất và nhập khẩu tuân thủ và thực hiện trách nhiệm này Do đó, các chuyên gia dự báo, xu hướng ngành bao bì 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.

Trong khi đó, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam dự báo, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng bao bì giấy dự báo tăng trưởng 14%-18%/năm Nguyên nhân do sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với bao bì làm từ sợi phù hợp với các mục tiêu bền vững của chủ sở hữu thương hiệu; sự điều tiết của chính sách môi trường là tập trung vào việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn; sự gia tăng doanh số thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch.

Trước chủ trương của Chính phủ giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhằm hướng tới phát triển bền vững và vai trò triển khai chiến lược phát triển bền vững trong nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, có 40% doanh nghiệp bao bì trong khảo sát của Vietnam Report cũng lựa chọn thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua tăng sử dụng nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế như thu gom bao bì giấy, xây dựng nhà máy tái chế; nâng cao công tác quản trị; liên kết hợp tác trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải carbon…

Tại Việt Nam, thống kê sơ bộ cho thấy bao bì đóng gói thực phẩm chiếm 30-50%; điện - điện tử chiếm 5-10%; hóa dược phẩm từ 5-10% Sự phát triển của ngành hàng thực phẩm của Việt Nam là tác nhân thúc đẩy lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%/năm, riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm và chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu ngành nhựa (38 - 39%).

Trang 36

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

TTNội dungDiện tíchTầngcaoDiện tíchsànĐVT

Trang 37

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

Trang 38

TTNội dungDiện tíchTầngcao

Trang 39

TTNội dungDiện tíchTầngcao

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021,Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 40

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu ” được thực hiệntại,

thành phố Hà Nội.

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

TTNội dungDiện tích (m2)Tỷ lệ (%)

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w