1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hoá của Việt Nam - Trịnh Thị Phương Oanh

191 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam
Tác giả Trịnh Thị Phương Oanh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Ngoại giao văn hóa
Thể loại Sách
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 19,55 MB

Nội dung

Trong khoa học xã hội nhân văn, không.có khái niệm nào lại mơ hỗ và đa dạng như khái niệm văn hóa.Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa” là: “Toàn bộ những hoạt động sáng tạo và nhữn

Trang 1

TS TRINH THỊ PHƯƠNG OANH.

Trang 2

VAN HOA

HO CHI MINH

VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VAN HOA

(ỦA VIỆT NAM

Trang 3

881-2019/CXBIPH/03-68/TP.

Trang 4

TS, TRINH THỊ PHƯƠNG OANH

VAN HOA

HO CHI MINH

VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HOA

CỦA VIỆT NAM

[TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

PHÒNG MUGN _ 22.

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHAP

HÀ NỘI - 2019

Trang 5

LOI GIỚI THIEU

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học va Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là

“Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” Những

đóng góp quan trọng của Người trên các lĩnh vực văn hóa, giáo

dục và nghệ thuật chính là sự kết tỉnh của truyền thống văn hóa

hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam Tư tưởng của Người là

hiện thân cho những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốntăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc'

Để góp phần giúp bạn đọc hiểu sâu sắc văn hóa, đất nước,con người Việt Nam và thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của đất nước, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Văn hóa

Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam”

của TS Trịnh Thị Phương Oanh.

Cuốn sách là kết quả nghiên cứu bước đầu về văn hóa HồChí Minh của tác giả nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất

‘ Theo Nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hỗ Chí Minh, bản dich của Bảo tàng Hồ Chí Minh và UNESCO

Việt Nam,

Trang 6

định Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc

để tiếp tục hoàn thiện ở lần xuất bản tiếp theo

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

NHÀ XUAT BẢN TƯ PHAP

Trang 7

CHƯƠNG 1

VAN HÓA HÒ CHÍ MINH

I MOT SO KHÁI NIỆM CƠ BAN

1 Khái niệm “văn hóa”

Văn hóa là một lĩnh vực có sức hấp dẫn đặc biệt đối vớicác nhà nghiên cứu Là nhân tố quan trọng trong đời sống con người, văn hóa như chất keo kết dính các mi quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên hình hài và bản sắc mỗi quốc gia, dântộc Văn hóa có khả năng đảm bảo tính bền vững của xã hội,tính kế thừa của lịch sử và không thể bị trộn lẫn ngay cả khihội nhập vào những cộng đồng lớn hơn Tính khu biệt của vănhóa chính là điểm nhắn quan trọng mà các quốc gia, dân tộcđều chú ý gìn giữ, vun đắp để khẳng định mình trong quá trình giao lưu kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh

mẽ như hiện nay.

Chính vì lẽ đó, văn hóa là vấn đề chưa bao giờ cũ tronggiới nghiên cứu Người ta tìm đến văn hóa với tắt cả sự tìm tòi,say mê, hao hứng; với mong muốn khám phá, khẳng định, ghinhận và cảm nhận những giá trị mới Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận, những,

Trang 8

quan điểm khác nhau Trong khoa học xã hội nhân văn, không.

có khái niệm nào lại mơ hỗ và đa dạng như khái niệm văn hóa.Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa” là: “Toàn

bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một

nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất va tinh than trong

sự nghiệp dựng nước và giữ nước.”2

Nhu vậy, văn hóa không chi thu hẹp trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, mà bao trim lên toàn bộ các lĩnh vực của đời

sống xã hội; văn hóa cũng không đơn thuần phản ánh trình độhọc vấn của con người trong lĩnh vực giáo dục, mà văn hóa làthước đo trình độ phát triển của toàn xã hội loài người trong các

thời kì khác nhau.

Tuy nhiên, có thể quy các định nghĩa về văn hóa thành

hai nhóm chính: Quan niệm theo nghĩa hẹp coi văn hóa chỉ là

những hoạt động liên quan đến đời sống tỉnh thần, những quan

hệ xã hội và những sáng tạo nghệ thuật; Quan niệm theo nghĩa

rộng coi văn hóa là tắt cả những gì do con người sáng tạo ra

Tu tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tuyên ngôn của Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)gần đây có thể xếp vào nhóm quan niệm thứ hai

Đầu thế ki XXI, trong Tuyên bồ toàn cầu về Da dang hóavăn hóa (tháng 11/2001), UNESCO cho rằng:

đội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Tử điển Bách khoa Việt Nam (2005), Tir điển Bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ dién Bách khoa, Hà Nội, tr 798.

Trang 9

“Van hóa là một tng hợp các đặc điểm tinh thần, thé chất,

tri thức và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hoặc một nhóm

xã hội, bao hàm không chỉ nghệ thuật và văn học mà còn cả lốisống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyềnthống và tín ngưỡng Những đặc trưng của các yếu tố cấu thành

đó giúp ta phân biệt được một xã hội (hoặc một nhóm xã hội)

với các xã hội (hoặc nhóm xã hội khác)”.

Với định nghĩa nay, UNESCO đã chỉ ra vai trò của văn hóa

trong việc giúp một xã hội khẳng định sự hiện diện của mìnhtrên thé giới và đảm bảo sự tôn tại của xã hội đó theo dong thờigian Ở khía cạnh khác, “đa dạng văn hóa” còn 4n chứa một sứcmạnh bên trong nó, bởi về bản chất, “đa dạng văn hóa” chính

là sy khác biệt giữa các nền văn hóa với nhau và chính sự khácbiệt này tạo nên sự hấp dẫn, sự thu hút của một nền văn hóavới thế giới bên ngoài Đây cũng có thể coi là thứ “quyền lựcmềm” của văn hóa Theo đó, UNESCO đã chỉ ra vai trò của vănhóa trong việc giúp một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) khẳngđịnh sự hiện diện của mình trên thé giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội (hoặc nhóm xã hội) đó bằng những đặc trưng riêng

của mình.

Van hóa là tat cả những sáng tạo của một cộng đồng người

vì mục đích tồn tại và phát triển, nghĩa là văn hóa cũng được quan niệm theo nghĩa rộng Ngay từ năm 1943, Hé Chí Minh đãkhẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,

> UNESCO (2001), Tuyên bồ toàn câu về da dạng văn hóa, UNESCO, 02/11/2001.

Trang 10

loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo

đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những

công cụ cho sinh hoạt hing ngày về mặc, ăn, ở và các phương,

thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là

văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt

cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm

thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”*

Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa rất gần với quanđiểm hiện đại về văn hóa khi coi văn hóa không chỉ là một hiệntượng tỉnh thần không thể tách rời đời sống vật chất mà baogồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra trong quá trình lịch sử Văn hóa thể hiện trình độphát triển của con người và xã hội loài người trong quá trình tổchức đời sống và hưởng thy các giá trị vật chất và tinh thần docon người tạo ra, bao gồm “phương thức sinh hoạt” và “phươngthức sử dụng” Theo Hồ Chi Minh, văn hóa được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, trong xuhướng vươn tới cái tiến bộ, chân, thiện, mĩ và văn minh Vănhóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá

trình xã hội hóa và văn minh hóa.

Như vậy, văn hóa được hiểu là tất cả những giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tao ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu

vật chất và tinh thần của con người trong quá trình hình thành

và phát triển

*Hồ Chi fh (2011), Toàn sập, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, tập 3, tr 458.

Trang 11

“Văn hóa là sự kết tỉnh những giá trị cao quý nhất, đẹp

48 nhất của con người, của đời sống một dân tộc, một xã hội

Có thể nói, văn hóa nói chung là trình độ “Người”, trình độ

“Người” của những quan hệ xã hội, bao gồm tắt cả những gìliên quan đến sáng tạo của con người, được hun đúc qua các thế

hệ, biến thành truyền thống bền vững, thành bản sắc của dântộc, của xã hội, thành động lực phát triển của con người, của

dân tộc và của xã hội loài người.”5

Vain hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con

người trong hành trình đi tới việc hoàn thiện mình, hướng tới

những giá trị tốt đẹp hơn Đó cũng là lí do làm cho văn hóa

là một khái niệm được nhiều người quan tâm và đến nay vẫn

là một khái niệm mở Việc đưa ra một khái niệm có tính tổng quát được thế giới chấp nhận là tương đối khó Chính vì lẽ đó, tác giả không đưa ra quan điểm riêng của mình về văn hóa mà

sử dụng định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh làm nền tảngchính dé nghiên cứu.

2 Khái niệm “văn hóa Hồ Chí Minh”

Cho đến nay, người ta đã nghiên cứu, bàn luận nhiều về HồChí Minh với tư cách là nhà văn hóa kiệt xuất, tư tưởng Hồ ChíMinh về văn hóa, phong cách, nhân cách của nhà văn hóa lớn

Hồ Chí Minh, nhưng chưa có một định nghĩa mang tính thốngnhất về văn hóa Hồ Chí Minh

* Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2000), Tư tướng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 291

Trang 12

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo:

“Văn hóa Hồ Chí Minh, ngoài cốt yếu tư tưởng lý luận

về văn hóa còn là thực tiễn văn hóa sông động trong đời sống

và hoạt động của Người với tính biểu cảm chân thực da

thuyết phục Đó là sự nêu gương, là mẫu mực trong lối sống,

hành vi, trong ứng xử vô cùng tỉnh tế, lòng nhân ái, tính vịtha và tỉnh thần khoan dung của Người Người chẳng những

có sức sáng tạo lớn về văn hóa mà còn thể hiện một năng lựccảm thụ vô cùng tỉnh tế, sâu sắc, bởi Người không chỉ là nhà

tư tưởng mà còn là một nhà thơ lớn, một nhà báo tai hoa, nhà chính luận và nghệ sĩ đa tài”.*

sức.

Khi bàn đến văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả cũng đưa ra

“những mối liên hệ, những mối quan hệ tạo nên chủ thé vănhóa Hồ Chí Minh, tạo nên Hồ Chí Minh như một hiện tượng

văn hóa độc đáo.

Đó là những mối liên hệ, quan hệ sau đây:

Mối liên hệ giữa Con người - Cuộc đời và Sự nghiệp

Mối quan hệ giữa Tư tưởng - Phương pháp và Phong cách.Mối quan hệ giữa Dao đức - Lối sống và Nhân cách.”

* Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia (2010), Di sản Hé Chí Minh trong thời đại ngày nay, Ki yêu hội thảo khoa học quốc tế: Ki niệm 120 năm ngày sinh Chủ

tịch H Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), Nxb Chính trị - Hành chính, tr 578.

7 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia (2010), Di sản H Chi Minh trong thời đại ngày nay, Ki yêu hội thảo khoa học quốc tế: Ki niệm 120 năm ngày sinh Chủ

tịch Hồ Chi Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), Sdd, tr 574 - 575.

Trang 13

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm trong “Tìm vềbản sắc văn hóa Việt Nam” cho rằng: văn hóa Hé Chí Minh là

sự “tích hợp các giá trị văn hóa Đông - Tây với tỉnh hoa của chủ nghĩa Mác”,

Trong “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”, nhà nghiêncứu Song Thành đã đưa ra một quan điểm về “văn hóa Hồ ChíMinh”: “Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuầnnhuyễn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc với nhữngyếu tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, văn hóa dân chủ -cách mạng phương Tây, văn hóa mác xít, để trở thành vănhóa tiên tiến, mang những giá trị nhân văn sâu sắc, vốn là nộidung cốt lõi của văn hóa nhân loại”

Nha nghiên cứu Nguyễn Thế Thắng cho rằng: “Văn hóa

Hồ Chí Minh là sự kết tỉnh những giá trị tốt đẹp nhất của vănhóa Việt Nam với tư tưởng, trí tuệ, tâm hon, tình cảm, dao đức

và lối sống, nhân cách và bản lĩnh Hồ Chi Minh Ở Hồ Chí

Minh có sự tích hợp văn hóa Việt Nam với văn hóa phương

Đông và phương Tây tạo thành văn hóa Hỗ Chí Minh tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dan tộc Việt Nam”,

* Tran Ngọc Thêm (2001), Tim vẻ bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố

Hồ Chi Minh, tr 569.

* Song Thành (2010), Hé Chi Minh nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr 26 - 27.

'° Nguyễn Thế Thắng (2014), “Văn hóa Hồ Chi Minh - văn hóa đạo đức, văn hóa

chính trị, văn hóa ứng xử”, Tài liệu học tập dành cho lớp bôi dưỡng dự ngudn cắn

bộ lãnh dao, quản Ij tỉnh Lào Cai, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 74.

Trang 14

Quan điểm của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở việcnhìn nhận văn hóa Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho những giá trịvăn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, được thé hiện thông

qua tư tưởng, đạo đức, phong cách, cuộc đời của Người Trong

quá trình hoạt động văn hóa, Hồ Chí Minh không chỉ là hiện

than của những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, mà còn sang

tạo ra những giá trị văn hóa rất riêng và độc đáo Văn hóa HồChí Minh là một phần không thể thiếu của nền văn hóa mớiViệt Nam thời hiện đại, đồng thời cũng là định hướng cho sựphát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay

Từ những nghiên cứu trên đây, tác giả bước đầu đưa raquan điểm về “văn hóa Hồ Chí Minh” như sau:

Văn hóa Hỗ Chi Minh là sự kết tinh các giá trị văn hóa tot

đẹp của dân tộc và nhân loại, thể hiện trong tư tưởng, tài năng,

đạo đức, phong cách và những hoạt động sảng tạo của Người,

tiêu biểu cho những giá trị văn hóa mới Việt Nam và đồng thời

phân ánh xu thế phát triển văn hóa của thời đại Văn hóa Hồ

Chi Minh là sự định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa mớiMiệt Nam, tăng cường vị thế của văn hóa Việt Nam trong quátrình giao lưu, tiếp bién văn hóa

Van hóa Hồ Chí Minh là tổng hợp các giá trị văn hóa củadân tộc, nhân loại kết tỉnh trong tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệtxuất, tắm gương đạo đức lớn, định hướng xây dựng nền vănhóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường

sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc

Trang 15

3 Khái niệm “ngoại giao văn hóa”

Theo Từ điển ngoại giao văn hóa của Viện ngoại giao văn

hóa Đức: “Ngoại giao văn hóa là những phương thức ma một

quốc gia sử dụng để quảng bá các giá trị văn hóa và chính trị

ra thé giới”";”Ngoại giao văn hóa là tổng thé các hoạt độngđược triển khai bằng và trên cơ sở trao đổi, giao lưu các giá trị, tư tưởng, truyền thống, phong tục, bản sắc và các loại hình khác của văn hóa, nhằm mục tiêu tăng cường mối quan hệ, đâymạnh hợp tác văn hóa - xã hội hoặc thúc đây các lợi ích quốcgia; ngoại giao văn hóa có thé được triển khai bởi khu vực Nhà

nước, khu vực tư nhân và xã hội din sự""?.

Theo Cummings Milton: “Ngoại giao văn hóa là sự giao

lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệgiá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhaucủa văn hóa nhằm thúc day sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc

gia và dân tộc”,

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcova, Liên bang Nga cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được

" Institute for Cultural Diplomacy (2013), Cultural Diplomacy Dictionary,

Trang 16

những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia,

tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngônngữ quốc gia trên thé gigi”

Những quan niệm trên phan lớn tiếp cận ở góc độ “phương,thức ngoại giao văn hóa”, đó là sự trao đổi, giao lưu văn hóagiữa các quốc gia với nhau, chưa có khái niệm nào nêu đượctổng quát 4 thành tố cơ bản, quan trọng của ngoại giao văn hóa,gồm: chủ thể, phương thức/hình thức, nội dung và mục tiêu,mặc dù những quan niệm đó đều liên quan chặt chẽ với “quyềnlực mềm” mà Joseph S Nye đã nêu ra trước đó.

Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa là một kháiniệm được quan tâm trong những năm gần đây Các học giả,các nhà hoạch định chính sách đều có những định nghĩa riêngcủa mình về ngoại giao văn hóa Ngay trong “Chiến lượcngoại giao văn hóa đến năm 2020” ban hành theo Quyết định

số 208/QD - TTg ngày 14/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ

cũng nêu rõ: “Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm

mới, nội hàm đang trong giai đoạn xác định”!”, Tuy nhiên, hau

hết các học giả đều công nhận rằng, ngoại giao văn hóa là một

trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam.

'* Dẫn theo: Bộ Ngoại giao, Vu Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hỏa bình, hội

nhập và phái triển bén vững ", Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 68.

'* Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, Ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011 của Thủ tướng Chính

phủ, Hà Nội, tr 4

Trang 17

Dưới góc độ quan hệ quốc tế, tác giả Phạm Thủy Tiên cho rằng:

“Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua

công cụ văn hóa dé thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đốingoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia

là phát triển an ninh và ảnh hưởng Hiểu theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao văn hóa có thé bao gồm cả việc giới thiệu các thành

tựu khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, khoa học xã hội không chỉ

của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ

lợi cho cả hai phía

Tác giả Trần Trọng Toàn cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là

một lĩnh vực hay hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn

hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển,

an ninh và mở rộng ảnh hưởng quốc tế",

'* Phạm Thủy Tiên (2016), Ngoại giao văn hóa, tại trang http://nghiencuuquocte.

.org/2016/01/23/ngoai-giao-van-hoa-cultural-diplomaey/,[truy cập ngày 27/9/2016]

'” Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), “Ngoại giao văn hóa

vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc té, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát

triển bén vững ”, SA, tr 32.

'* Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), “Ngoại giao văn hóa

vì một bản sắc Vigt Nam trên trường quốc té, phục vụ hỏa bình, hội nhập và phát

triển bén vững ”, SA, t 68.

TRUNG TAM THONG Tit) THU VIỆN|

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI 17

Trang 18

Ông Nguyễn Khánh (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) phát biểu ngắn gọn: “Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoạigiao vì văn hóa và bằng văn hoa”.

Nam 2008, Ông Pham Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ đối ngoại

và UNESCO khẳng định: “Ngoại giao văn hóa là một hoạt độngđối ngoại được Nhà nước tỏ chức, ủng hộ và bảo trợ Hoạt độngnày được triển khai trong một thời gian nhất định, nhằm đạt

được những mục tiêu chính trị, đối ngoại, được xác định bangcác hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền

thống, âm thực, phim, ấn phẩm, văn học ” 2,

Đối tượng hướng tới của ngoại giao văn hóa là Chính phủ

và nhân dân các quốc gia khác Không nhằm lợi nhuận, ngoại

giao văn hóa quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của đấtnước, dân tộc Mục tiêu của ngoại giao văn hóa là góp phần

đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao

vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộngđồng người Việt ở nước ngoài Cùng với ngoại giao chính trị,ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột

của Ngoại giao Việt Nam.

Xét về bản chất, “Ngoại giao văn hóa” là một khái niệm đa

'° Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), “Ngoai giao vấn hóa

vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát

triển bén ving”, Sad, tr 25,

* BG Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), “Ngoai giao vẫn hóa

vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát

triển bên ving", Sd, tr.10.

Trang 19

lĩnh vực mang tính liên ngành, trong đó cần có sự phân định rõ

“ngoại giao” và “văn hóa” Về khái niệm “văn hóa”, cuốn sáchnay đã trên tinh thần khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh, vềkhái niệm “ngoại giao”, tác giả chọn khái niệm tương đối phd biến, được nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế sử dụng:

“Ngoại giao là công cụ để thực hiện chính sách đối ngoại củaquốc gia bằng những biện pháp hòa bình”?!; Từ điển Ngoại

giao của Liên Xô (cñ) nhận định: “Ngoại giao là công cụ thực

hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện

pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng

có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu, nhiệmvụ; là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước,

Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện,

Bộ Ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghịquốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đốingoại của quốc gia, bảo vệ quyển và lợi ích quốc gia, phápnhân và công dân mình ở nước ngoài Đồng thời, ngoại giao

là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp nhữngxung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp có thểđược các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cốhợp tác quốc tế”.22

| Satow E (1957), A Guide to Diplomatic Practice, 4 Edition, Longmans Green, London, tr 3.

® Dẫn theo: Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đổi ngoại va UNESCO (2008), “Ngoại.

giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bén vững ”, Sdd, tr T2.

Trang 20

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, ngoại giao: “Là hoạt

động chính thức của các cơ quan làm công tác đối ngoại va các

đại diện có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đối

ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của nước.mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân nước mình ở nước

ngoài, góp phần giải quyết các vấn để quốc tế bằng con đường

đàm phán và các hình thức hòa bình khác” Cũng như văn

hóa, ngoại giao văn hóa là một khái niệm có nhiều cách hiểu

khác nhau.

Nhu vậy, ngoại giao văn hóa là công cụ dé thực hiện chínhsách đối ngoại cùng với các công cụ ngoại giao chính trị, ngoạigiao kinh tế để thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của Nhà

nước Tuy nhiên, ngoại giao văn hóa không phải là công cụ

ngoại giao đơn thuần mà là công cụ liên ngành, bởi nó có sựgắn kết chặt chẽ, hữu cơ với văn hóa, sử dụng văn hóa và quavăn hóa để thực hiện những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.Mục tiêu cao nhất của ngoại giao văn hóa là góp phần thựchiện thắng lợi các mục tiêu của chính sách đối ngoại Nhà nước,trong đó mục tiêu rõ nét nhất là tăng cường hiểu biết lẫn nhau,tạo cơ sở nền tảng cho xây dựng lòng tin, qua đó duy trì mốiquan hệ 6n định và lâu bền giữa các quốc gia.

Trong “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020(Ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011

?* Hội đồng quốc gia chi đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tic

điền Bách khoa Việt Nam 3, Sđd, tr 119.

Trang 21

của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định: Ngoại giao văn hóa

của Việt Nam được xác định là việc triển khai các hoạt động

văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo nhằm đạt được những mụctiêu chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung củacông tác đối ngoại Nội ham của ngoại giao văn hóa bao gồm

năm hoạt động chính là mở đường, khai thông quan hệ với các

nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ với ta; xúc tiến, tăngcường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hìnhảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vậnđộng để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận

và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại dé làm giàu bản sắc văn

hóa dân tộc.

Hiện nay, bên cạnh chủ thể chính và quan trọng nhất củangoại giao văn hóa là Nhà nước, còn có sự xuất hiện và tham gia ngày càng rõ nét của một số chủ thẻ khác của quan hệ quốc

tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên

quốc gia, các trung tâm, viện, cơ sở văn hóa, nghệ thuật tư

nhân hoặc không thuộc cơ quan Nhà nước, các tập đoàn, doanh

nghiệp hoạt động trong và ngoài lĩnh vực văn hóa Sự xuất hiệncác chủ thé đa dạng, đồng thời cũng đi kèm với các phương,

thức hoạt động khác nhau, tạo nên sự phong phú của hoạt động ngoại giao văn hóa.

Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước

và ngoài nước, có thé thay:

Ngoại giao văn hóa là hình thức ngoại giao do Nhà nước

Trang 22

làm chủ đạo, điều phối thông qua các hoạt động văn hóa đadạng, nhằm quảng bá, giới thiệu, giao lưu và tăng cường ảnhhưởng các giá trị văn hóa giữa một quốc gia với một hoặcnhiều quốc gia trên thê giới để đạt được mục tiêu chính sáchđối ngoại của Nhà nước.

II CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HÓA HO CHÍ MINH

1 Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triểnnhững giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trong hành trình trở thành vĩ nhân của dân tộc, Hồ Chí Minh

mang theo hành trang là nền văn hóa và những giá trị truyền

thống tốt đẹp của đân tộc Việt Nam Là nhà văn hóa kiệt xuất,

Hồ Chi Minh chính là biểu tượng cao đẹp nhất của bản sắc vănhóa Việt Nam, là tượng trưng cho tâm hỗn, tính cách và trí tuệ

của người Việt Nam.

'Hồ Chí Minh đã kế thừa lòng yêu nước, tinh thần bat khuất,

quật cường của dan tộc Chính chủ nghĩa yêu nước tạo nên tình

cảm gắn bó mật thiết của con người với quê hương đất nước.Chủ nghĩa yêu nước cũng chính là chất keo kết dính con ngườitrong cộng đồng dân tộc, là khởi phát cho lòng tương thân tương.

ái, đùm bọc lẫn nhau Đó cũng là đặc trưng của nền văn hóakhông phải dựa trên lợi ích cá nhân, mà lấy ý thức của cá nhânđối với cộng đồng làm nền tảng, Điều này ảnh hưởng rat lớn đến

tư tưởng, tình cảm và hành động của Hồ Chí Minh Từ người

thanh niên rời quê hương mang theo hành trang là tỉnh yêu nước

Trang 23

với mục đích tìm đường giải phóng cho đân tộc, đến khi là ngườiđứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Hồ Chí Minh luôn tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính.

Văn hóa Việt Nam còn nổi bật ở tỉnh thần nhân ái,khoan dung, hòa đồng Tắt cả những giá trị này cũng được HồChí Minh kế thừa một cách trọn vẹn và nâng lên một tầm caomới Từ tình yêu quê hương, gia đình, yêu dat nước, Người còndành tình cảm cho những người cùng khổ, giai cấp cần lao trêntoàn thế giới Chủ nghĩa nhân văn cách mạng của Hồ Chí Minh

không chỉ thể hiện ở khát vọng giải phóng con người, bằng mọi

giá mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, mà cònthể hiện ở niềm tin mãnh liệt vào con người, dù là những ngườiđang chênh vênh giữa ranh giới sự sống và cái chết, giữa còn vàmắt nhân cách: “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực

hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em””* Chính niềm

tin mãnh liệt đối với con người đã khiến Hồ Chí Minh luôn đặtvấn đề con người lên hang đầu và sáng tạo nên các giá trị văn

hóa vi con người.

Việt Namở vi trí địa - chính trị trọng yếu, bên cạnh những,yếu tố thuận lợi, Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ xâmlược về lãnh thổ, xâm lăng về văn hóa của ngoại bang Bên

cạnh tinh thần kiên cường, không chịu khuất phục làm nô lệ,

cưỡng lại mọi chính sách đồng hóa của kẻ thù, người Việt Namlại sẵn sàng thâu hóa, tiếp nhận những giá trị văn hóa phù hợp,

?* Hồ Chi Minh (2011), Toàn sáp, Sdd, tập 2, tr 138.

Trang 24

cần thiết cho sự phát triển của mình, làm phong phú thêm cho

văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh chính là một minh chứng cho tinh thần tiếpbiến văn hóa một cách sáng tạo Hồ Chí Minh xuắt thân từ conmột nhà Nho, nhưng Người không kì thị, định kiến với bất kìmột học thuyết, một tôn giáo nao, ma tiếp thu một cách có chọnlọc Do đó, Hồ Chí Minh có thể viết văn, viết báo như một nhàbáo phương Tây thực thụ, nhưng khi can, Người có thể tự bạchbằng những van thơ chữ Hán khiến người Hán cũng phải khâmphục Và đó cũng là nền tảng để Người đến với chủ nghĩa Mác -Lênin - một học thuyết khoa học, cách mạng một cách tự nhiên

và đầy sáng tạo

HO Chí Minh còn chịu ảnh hưởng từ văn hóa truyền thốngViệt Nam tinh than lac quan, yêu đời, luôn tin tưởng và hướngtới tương lai tươi sáng, Trong điều kiện còn là một nước nghèo,luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa, nhưng trong muôn

nguy, ngàn khó, người Việt Nam vẫn tự động viên nhau: “Ché

thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “không ai giàu ba họ, chẳng aikhó ba đời” Chính điều này đã luôn in sâu vào ý thức và cáchứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh Trong những tình huốngkhó khăn nhất, dễ ngã lòng nhất, Hồ Chí Minh vẫn giữ đượctinh thần bình tĩnh, vững vàng Đó không chi là bản lĩnh củamột người đứng đầu, mà đó chính là cốt cách văn hóa của mộtnhà văn hóa kiệt xuất Người có một niềm tin mãnh liệt ở con người, tin ở ngày mai, tin ở chân lí, chính nghĩa và vì thế mà

Trang 25

luôn chủ động trong mọi tình thé Người luôn tin tưởng: “Vũthiên chi hậu tat tình thiên; (Hết mưa là nắng hửng lên thôi;),

“Khổ tận cam lai, lý tự nhiên” (Hết khé là vui vốn lẽ đời) Truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam chính

là hành trang đầu tiên của Hồ Chí Minh trong hành trình trởthành nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa,

mà còn làm phong phú, sinh động và phát triển các giá trị vănhóa đó bằng những hoạt động thực tiễn và những đóng góp của Người trong việc khẳng định bản sắc của một nền văn hóa

tự chủ.

2 Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển các

giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây

2.1 Văn hóa phương Đông

Là một người phương Đông, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh

đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị văn hóaphương Đông, chủ yếu tập trung trong ba học thuyết lớn nhất

ở phương Đông là: Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo Người đã

kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa phương Đông một cách

sáng tạo trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

H6 Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Phật giáonhư tư tưởng: từ bi, hi xả, cứu khô cứu nạn, thương người nhưthể thương thân; nếp sống trong sạch, giản dị, chăm lo làm điềuthiện; tỉnh thần hiếu học và tỉnh thần dân chủ, bình đẳng

** Hỗ Chi Minh (2011), Toản tap, Sdd, tập 3, tr 450.

Trang 26

Người cũng đánh giá cao những mặt tích cực của Nho giáo

như: tinh thin nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, cáchđối nhân xử thế có lí có tình Là con một nhà Nho, ngay từ nhỏ,'Hồ Chí Minh đã được tiếp thu một vốn Nho học khá vững vàng

va cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những yếu tố tích cực của

Nho giáo Người nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho

An Nam Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phảilàm việc gì Thanh niên trong những gia đình ấy thường họcKhổng giáo, đồng chí chắc biết Không giáo không phải là tôngiáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phépứng xử”?5 Người cũng đồng tình với triết lí “theo tự nhiên” củaLão tử, tạo nên nếp sống hài hòa với thiên nhiên: “Riêng phantôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc đểcâu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ gia hái củi, em

trẻ chăn trâu, không dính liu gì với vòng danh lợi”.

Đối với các học thuyết, các tôn giáo, Hồ Chí Minh không

hề có thái độ nhất loạt bài bác, phủ định, mà trong khi phê

phán những mặt tiêu cực không tránh khỏi của các tôn giáo,

Người vẫn đánh giá cao và lựa chọn những mặt tích cực dé kế

thừa, vận dụng Chính vì lẽ đó, dù theo lí tưởng cộng sản và có

nhiều năm sống ở phương Tây, nhưng văn hóa Hồ Chí Minhvẫn mang đậm chất phương Đông Trong tư tưởng và ứng xửhàng ngày, Hồ Chí Minh đã luôn kết hợp yếu tố “tu thân” của

28 Hồ Chí Minh (2011), Todn tap, Sđủ, tập 1, tr 461

” Hé Chi Minh (2011), Toàn tập, Sad, tập 4, tr 187.

Trang 27

Nho giáo với yếu tố “tâm từ” của Phật giáo một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên.

2.2 Văn hóa phương Tây

Van hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam cùng với công

cuộc truyền bá thiên chúa giáo của các giáo sĩ phương Tây,nhưng ảnh hưởng ban đầu không nhiều, do vấp phải phản ứngcủa tỉnh thần yêu nước Việt Nam (công cuộc truyền bá thiên

chúa giáo đi cùng với sự bành trướng và xâm lược của thực dân).

Hồ Chí Minh thực sự đến với văn hóa phương Tây từ truyềnthống dân chủ và cách mạng của văn hóa Pháp

Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây đến Hồ Chí Minh, trướchết là tư tưởng dan chủ và cách mạng của phương Tây “Khi tôi

độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do,Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng

là người Pháp Người Pháp đã nói thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những

gi an dang sau những chữ ấy”?* Trong hành trình đi tìm đườngcứu nước, Hồ Chí Minh đã có cơ hội tiếp cận với những tư tưởng dân chủ thông qua việc nghiên cứu trực tiếp các tác phẩmcủa những lí luận gia như: “Tỉnh thần pháp luật” của Mông-tex-i-0, “Khé ước xã hội” của Rút-xô Khi đọc “Tuyên ngôn độclập” của Mĩ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp,H6 Chí Minh lại càng tâm đắc với những tư tưởng tiến bộ

2° Hỗ Chi Minh (2011), Toản tap, Sdd, tập 1, tr 461

Trang 28

Những tư tưởng này đã tác động rất lớn đến Người, đặc biệt là

tư tưởng dân chủ, nhân quyền, dân quyển và pháp quyền

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng bởi tínhdân chủ thực tiễn, từ đó hình thành phong cách dân chủ, cách

làm việc dan chủ Thông qua các hoạt động thực tiễn, việc

tham gia các diễn đàn, các câu lạc bộ ở Pháp và các nước

phương Tây, Người đã có cơ hội có một môi trường hoạt động

dân chủ hơn ở trong nước, từ đó có thể học tập và hình thành

cách làm việc dân chủ của mình Đây cũng là điều kiện thuận

lợi để Hồ Chí Minh thực hành và sáng tạo ra các sản phẩm văn

hóa mang đậm chất phương Tây

“Người ta cũng thấy rõ những thủ pháp biểu hiện đa dạng,linh hoạt, biến hóa không lặp lại trong truyện ngắn của Nguyễn

Ái Quốc, từ bút pháp hiện thực cách mang của H Barbusse,cách dùng yếu tố kì ảo của Shakspeare đến hình thức viễn tưởng,

chính trị của A France

Người ta cũng thấy kết tỉnh trong văn chính luận của anhNguyễn cái phong vị humour của Anh, cái trong sáng của Pháp.

với cái cô đọng, hàm súc của phương Đông”.?

Văn hóa phương Tây đã đem đến văn hóa Hồ Chí Minh

một hơi thở mới, một luồng gió mới, làm phong phú thêm cáinền văn hóa dân tộc và nét sâu đậm của văn hóa phương Đông

® Song Thành (2010), HG Chi Minh nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc.

gia, 1.70

Trang 29

mà Hồ Chí Minh đã có trước đó Và đây cũng là cơ hội đểH6 Chí Minh có thẻ đến gần với chủ nghĩa Mác - Lênin.

3 Văn hóa Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn

của Việt Nam

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã mang đến cho văn hóa Hồ Chí

Minh một bước ngoặt quan trọng với tính khoa học, cách mạng

và thời đại Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan,phương pháp luận của văn hóa Hồ Chí Minh Nhờ có thế giớiquan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ ChíMinh đã chuyển hóa được những tỉnh hoa của dân tộc, thời đạithành những giá trị văn hóa sáng tạo và độc đáo Đến với chủnghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh từ người yêu nước trở thànhngười cộng sản, được trang bị thêm nền văn hóa cộng sản chủ nghĩa Đồng thời, trong quá trình vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn, Người đã không ngừng sángtạo và làm phong phú học thuyết này vào thực tiễn cách mạng,

Việt Nam.

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin khi mangtrong mình vốn học van chắc chắn, năng lực trí tuệ sắc sảo và

hành trang văn hóa vững vàng Trong hành trình di tìm đường

cứu nước, Hồ Chí Minh đã không ngừng làm giàu tri thức củamình bằng vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú Đây là nền tảng để Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa

Mác - Lênin một cách hoàn toàn chủ động và đây cũng là lí do

Hồ Chí Minh có thể lựa chọn những yếu tố phủ hợp từ chủ nghĩaMac - Lénin dé làm giàu có vốn văn hóa của mình

Trang 30

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từnhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và bằng phươngpháp duy vật biện chứng, do đó, Người có thé vận dụng mộtcách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào xây dựng nền văn hóamới Việt Nam, đem đến cho văn hóa Việt Nam một sinh khímới, một giá trị mới, nhưng vẫn mang đậm chất dân tộc.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo nên bước ngoặt quan trọng

trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh, quyết định đếntính cách mạng, khoa học của văn hóa Hỗ Chí Minh Hồ Chí

Minh đã có thêm động lực và sự chỉ dẫn quan trọng trong hành.trình đi đến sự nghiệp giải phóng, sự nghiệp văn minh và cao

cả mà Người theo đuổi Từ chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã

sáng tạo và làm giàu có nền văn hóa của dân tộc theo hướng

tích cực và tươi sáng.

Van hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân

tộc, tinh hoa văn hóa thời đại và chủ nghĩa Mác - Lênin Trong

đó, văn hóa truyền thống Việt Nam là nền tảng vững chắc, làhành trang đầu tiên để từ đó, Hồ Chí Minh có thẻ thâu thái

những tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây và những

giá trị văn hóa mới từ chủ nghĩa Mác - Lênin Văn hóa Hồ ChíMinh là sự kết tỉnh tỉnh hoa của dân tộc và thời đại, cùng vớiảnh hưởng sâu sắc từ chủ nghĩa Mác - Lênin, như nhà văn kiêm

nhà báo phương Tây Heslene Tourmaire nhận xét: “Hình ảnh

của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoancủa Đức Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài

Trang 31

cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tắt

cả bao bọc trong một dáng đắp tự nhiên”,

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Hồ Chi Minh là

tinh hoa, khí phách của cả dân tộc và thời đại” Đó là một khái

quát rat điển hình, nêu được tầm vóc tư tưởng và ảnh hưởng lớnlao của nhân cách Hồ Chí Minh đối với dân tộc Người là sựkết tỉnh những gì ưu tú nhất, quy tụ những giá trị tốt đẹp nhất

làm nên văn hóa của dan tộc Việt Nam, từ tư tưởng và trí tuệ,

tâm hỗn và tình cảm, dao đức và lối sống, cốt cách và bản lĩnh Trong hành trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh

đã không ngừng thâu thái tỉnh hoa của tri thức và văn hóa Đông

Tây, kim cổ, những trải nghiệm thực tiễn phong phú và sinh động trên những miền đất mà Người đã đi qua dé hoàn thiệnnên văn hóa Hồ Chí Minh độc đáo và đặc sắc

II VAN HOA HO CHÍ MINH - NHỮNG NOI DUNG

CƠ BAN

Trong toàn văn “Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”

(Vietnamese hero of national liberation and great man of culture)

với nội dung:

“Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự

* Dẫn theo: Nhiều tác gia (1997), Hồ Chí Minh - tác giả, tác phẩm, nghệ thuật

ngôn từ, Nxb, Giáo dục, Hà Nội, tr 13.

Trang 32

khẳng định dân tộc, đã cống hiển trọn đời mình cho sự nghiệpgiải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộcđầu tranh chung của các dan tộc vì hòa bình, độc lập dan tộc,

dân chủ và tiến bộ xã hội; những đóng góp quan trọng vềnhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa,

giáo dục và nghệ thuật chính là kết tỉnh của truyền thông văn

hóa hàng ngàn năm của dan tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc

mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong,muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”."!

Trước đó, năm 1983, trong “Văn hóa thé kỷ XX”- một cong

trình có tính chất từ điển, các nhà khoa học Anh, Mỹ đã nhất trí

tôn vinh Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế kỷ XX, bỏqua những định kiến về quan điểm chính trị

Trước khi khép lại thế ky XX, tap chí Zime cùng với hãng

truyền hình CBS đã đưa ra bảy triệu phiếu bau, gửi đi khắp cácnước để bau chọn 100 nhân vật nổi tiếng có ảnh hưởng nhất của

thế kỷ Hồ Chí Minh thuộc danh sách 20 nhà lãnh đạo có uy tínnhất thé giới trong 100 nhân vật của thé ky XX được tạp chí Timecông bố vào cuối tháng 12 năm 1999

'Những sự thừa nhận về “nhà văn hóa kiệt xuất” Hồ Chí Minhtrong những thời điểm khác nhau đã khẳng định rõ nét về vai trò

*! Mạch Quang Thắng, Bùi Đình Phong, Chu Đức Tính (đồng chủ biên) (2013),

UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch H Chi Minh - Anh hùng giải phóng dâm tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, tr 71 - 72.

Trang 33

nhà văn hóa Hồ Chí Minh cùng với danh hiệu anh hùng giảiphóng dân tộc Đây là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có nhiều anh hùng giải phóngdan tộc, có nhiều nhà văn hóa, nhưng không phải ai cũng đượcthé giới thừa nhận đồng thời cả hai danh hiệu này.

Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, cũng cần làm

rõ, không phải ai hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa

cũng đều được coi là nhà văn hóa, mà chỉ được thừa nhận là nhàvăn hóa khi chủ thể hoạt động và sáng tạo đó vươn tới tầm cao

của tri thức văn hóa, khoa học của thời đại, có khả năng sáng

tạo ra giá trị văn hóa góp phần vào sự phát triển của văn hóa

dân tộc và nhân loại.

Hồ Chí Minh ngay từ rất sớm đã nhìn thấy và đánh giá caovai trò của văn hóa đối với công cuộc giành lại và chấn hưngnền độc lập dân tộc Người cho rằng văn hóa - tư tưởng khôngphụ thuộc một cách máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất,

mà có khi cách mạng tư tưởng- văn hóa phải đi trước một bước

để dọn đường cho cách mạng công nghiệp Từ sau cách mạngtháng Tám, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sốngtỉnh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóađược đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thànhbốn vấn dé chủ yếu của đời sống xã hội: “Van hóa, nghệ thuật

cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải

ở trong kinh tế và chính trị”? Từ việc khẳng định vai trò của

lồ Chi Minh (201 1), Toản tap, Sdd, tập 11, tr 246.

Trang 34

văn hóa, Hồ Chí Minh đã phát huy tối đa chức năng của vănhóa trong thực tiễn xây dựng đất nước.

Khi nước nhà độc lập, một trong những nhiệm vụ đầu tiên

Hé Chí Minh quan tâm là nâng cao dân trí, trình độ nhận thức

trong nhân dân:

“Muốn giữ vững nên độc lập,

Muốn làm cho dan mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,bổn phận của mình, phải có kiến thức mới dé có thể tham gia

vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc,

biết viết chữ quốc ngữ”

Khi miền Bắc quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Người nói:

“Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nướcvăn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.”%

Van hóa không chỉ được thể hiện trong tư tưởng, tình cảm,

sự hiểu biết và trình độ dân trí mà còn thể hiện thông qua nhữngcách ứng xử văn hóa Muốn có những ứng xử văn hóa phù hợpthì cần phải có những phẩm chất tốt đẹp, những phong cáchlành mạnh Phẩm chất và phong cách được hình thành trongđạo đức, lối sống của con người và xã hội, trong thói quen của

cá nhân và trong phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc

D6 cũng là quá trình tạo ra những giá trị văn hóa cho xã hội và

> Hồ Chi Minh (2011), Toàn tập, Sđd, tập 4, tr 40.

> Hồ Chí Minh (2011), Toàn tp, Sđd, tập 11, tr 92.

Trang 35

biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hóa của loài người Văn hóa giúp con người phân biệt giữa cái xấu - cáitốt, sự cao thượng - sự hèn hạ, cái tiến bộ - cái lạc hậu từ đó

hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ.

Trong bat kỳ điều kiện nào, Hồ Chí Minh cũng luôn chủtrương phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức và nâng cao nhân cách cho nhân dan Nền văn hóa mà Người chủtrương xây dựng là sự kết hợp giữa kế thừa, phát huy những giá

trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa.

văn hóa nhân loại, thám nhuan sâu chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lạimọi biểu hiện của chủ nghĩa kỳ thị - độc tôn về văn hoá

-“Hồ Chí Minh là một hiện tượng văn hóa có sức lôi cuốn

và thu hút con người”5, Ngoài sự tích hợp văn hóa Đông - Tây,

kim - cổ, văn hóa Hỗ Chí Minh còn tiêu biểu cho các đặc trưng,

dễ nhìn thay của văn hóa: sự hấp dẫn, sự thấu hiểu, đồng cam,tính đa diện Văn hóa Hồ Chí Minh, bên cạnh những lí luận

về văn hóa còn là thực tiễn văn hóa sống động trong đời sống,

và hoạt động của Người với tính biểu cảm chân thực đầy sứcthuyết phục Đó là sự nêu gương, là mẫu mực trong lối sống,hành vi, trong ứng xử vô cùng tỉnh tế, lòng nhân ái, sự vị tha

và tỉnh thần khoan dung của Người Hồ Chí Minh không chỉ

có sức sáng tạo lớn về văn hóa mà còn thể hiện một khả năng,

°SHoe viện Chính Hành chính quốc gia (2010), Di sản Hồ Chi Minh trong thời đại ngày nay, Ki yếu hội thảo khoa học quốc tế: Ki niệm 120 năm ngày sinh Chủ

tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), Nxb Chính trị - Hành chính, tr 578.

Trang 36

cảm thụ vô cùng tỉnh tế, sâu sắc, bởi Người không chỉ là một

nhà tư tưởng, mà còn là một người nghệ sĩ hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau của văn hóa: nhà thơ, nhà báo, nhà văn, nhà

chính luận, nhà viết kịch “Hồ Chí Minh đã hóa than vào dân

tộc - nhân dân và nhân loại, đã làm ¿hăng hoa chính dan tộc va

thời đại mình, đã để lại dầu ấn không phai mờ trong lịch sử thé

Trong quá trình hoạt động văn hóa, Hồ Chí Minh đã tạo

nên những giá trị văn hóa riêng rất đặc trưng, bao gồm: văn hóa

chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ngoại giao, văn hóa ứng xử, văn hóa hòa bình.

1 Văn hóa chính trị

Là một nhà chính trị, một “anh hùng giải phóng dân tộc”,

Hồ Chí Minh không chỉ đề ra những kế sách, phương hướng,đường lối để dẫn dắt thực tiễn cách mạng, đất nước, dân tộc,

mà Người còn để lại những dấu 4n riêng, mang đậm chất vănhóa Nỗi bật lên ở tư tưởng và phong cách Hỗ Chí Minh là văn

hóa chính trị.

“Văn hóa chính trị” là một khái niệm mới được nhắc đến

nhiều trong những năm gần đây ở Việt Nam “Văn hóa chínhtrị là một bộ phận cầu thành của văn hóa, kết tinh trong đó cả

tri thức, lý tưởng, đạo đức và năng lực hoạt động chính trị, có

**Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia (2010), Di sản Hé Chí Minh trong thời

đại ngày nay, Kì yêu hội thảo khoa học quốc tế: Ki niệm 120 năm ngày sinh Chủ

tịch Hé Chi Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), Nxb Chính trị - Hành chính, tr 571

Trang 37

ảnh hưởng đến thái độ, hành vi chính trị của cá nhân hay mộtcộng déng xã hội nhất định Văn hóa chính trị được hình thành

từ kinh nghiệm lịch sử của dân tộc vả tiếp thu tỉnh hoa văn hóa chính trị hiện đại, đưới sự chỉ phối của hệ tư tưởng chính trị giaicấp hay đảng cằm quyền”?” Văn hóa chính trị có thể gồm: tri

thức chính trị, hệ tư tưởng chính trị, năng lực hoạt động chính tri, đạo đức chính trị vv

Van hóa chính trị Hồ Chí Minh là phương diện nổi bậtcủa văn hóa Hồ Chí Minh bao gồm tổng hòa các giá trị về tư

tưởng và hành vi chính trị mang tính chân, thiện, mĩ mà Người

sáng tạo ra trong suốt quá trình dau tranh cho sự nghiệp giảiphóng dan tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên lập trường giai cắp công nhân; là sự tích hợp, vận dung, pháttriển các giá trị văn hóa chính trị của dân tộc, nhân loại và chủnghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đượcbiểu hiện ở tư tưởng, chuẩn mực và nhân cách chính trị mangđặc trưng riêng, có giá trị, ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cáchmạng của nhân dân Việt Nam và góp phần làm phong phú thêm

các giá trị văn hóa chính trị của nhân loại.

'Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được hình thành từ nhữnggiá trị văn hóa chính trị truyền thống của dân tộc Việt Nam như:chủ nghĩa dân bản (day thuyền, lật thuyền đều là dân), demđại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân, thay cường bạo, nớisức dan, khoan thư sức dân dé làm kế sâu rễ bền gốc; cùng với

* Song Thành (2010), Hô Chi Minh nhà văn hóa kiệt xuất, Sđủ, tr 86.

Trang 38

những giá trị văn hóa chính trị mới mẻ và tiến bộ của phươngTay như: công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do, pháp quyền,

nhân quyền

Nội dung dễ nhìn thấy nhất trong văn hóa chính trị Hồ

Chi Minh là quan điểm gần dân, coi “dân là gốc”, “dân là chu”

và “đân làm chủ” Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển tư

tưởng chính trị của ông cha, các triết gia lớn của phương Đông,

phương Tây và lý luận, phương pháp luận chủ nghĩa Mác

-Lênin để hình thành nên tư tưởng chính trị gan dân, tin dân,

trọng dân của mình Khi nói về dân, Hồ Chí Minh có những

câu danh ngôn ít ai sánh kịp: “Trong bầu trời không gì quýbằng nhân dân Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng

đoàn kết của nhân din”; “thực hành dân chủ là cái chìa khóavạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” ?°, Người là lãnh tụcủa dân, gần dân, thương dân, tin dân và trọng dân Dân chủ

là những điểm lấp lánh, nổi bật trong tư tưởng và hành động

của Người Vì thế, Người biểu đạt chân thực và cảm động của

cuộc sống của dân, khát vọng giải phóng, quyển dan chủ và

làm chủ của dân Người thể hiện những giá trị cơ bản ma nhân

dan hướng tới: Độc lập, tự do, hạnh phúc Người chính là cuộc

sống của dân, trong lòng dân Người là niềm hi vọng, là bat tử

va vĩnh hing Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn của nhữnglời kêu gọi nhân dân đấu tranh giành độc lập do Hồ Chí Minh

khởi thảo.

** Hỗ Chí Minh (2011), Toàn tdp, Sdd, tập 10, tr 453.

'% Hồ Chí Minh (2011), Toàn sập, Sad, tập 15, tr 325.

Trang 39

Xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, “dân là chủ”, khinước nhà gianh được độc lập, mối lo canh cánh trong lòng của

Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao giữ được mối quan hệ máu

thịt giữa Dang và dân, lo làm sao dé Dang cam quyền không xa

dân, không rơi vào thoái hóa, biến chất Người đã viết rất nhiều

thư, bài báo xoay quanh chủ đề “sao cho được lòng dân”, vạch

ra những lỗi lầm nặng nề, những căn bệnh rất nghiêm trọng

của cán bộ ta như: lên mặt quan cách mạng, độc đoán, chuyên

quyền, di công vi tư vv Theo Người: “Muốn được dân yêu,

muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợicủa dân trên hết thay, phải có một tinh than chí công vô tu’.Tiếp đến, Người cho rằng: “Làm cán bộ là suốt đời làm day

tớ trung thành của nhân dân May chữ a, b, c này không phải ai

cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được *!,

Ban thân Người suốt cuộc đời đã thực hành điều đó nghiêm túc

và trung thành hơn ai hết, gần dân, tin dân, coi trọng nhân dân

và được nhân dan tin tưởng rat mực

Từ chỗ coi trọng nhân dân, văn hóa chính trị Hồ Chí Minh

còn thể hiện ở việc thi hành một nên chính trị trong sạch, liêmkhiết, kết hợp giữa đạo đức và pháp luật Từ xưa, người phương

Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng rất trọng chữ

“liêm” Ở thời kì xây dựng một chế độ mới “xưa nay chưatừng có” trong thời đại đầy rẫy thách thức thì chữ “liêm” càng

*% Hồ Chí Minh (2011), Toản :áp, Sđủ, tập 4, tr 52.

** Hồ Chí Minh (2011), Toàn tdp, Sdd, tập 15, tr 670.

Trang 40

được coi trọng Những nỗ lực của Hỗ Chí Minh trong việc thihành một nền chính trị trong sạch, hiệu quả đã thể hiện mộtcách ứng xử chính trị rất văn hóa Văn hóa chính trị, nói mộtcách ngắn gọn là văn hóa của người làm chính trị, văn hóacầm quyền Người có quyền lực trong tay giống như cầm condao hai lưỡi, biết sử dụng sẽ xử lý công việc rất nhanh gọn vàhiệu quả, nhưng nếu lạm dụng sẽ có thể bị đứt tay Làm quantrong môi trường đầy cám dỗ, người cán bộ rất dễ mắc phải

những căn bệnh như: tham nhũng, lãng phí, quan liêu, độc

đoán, chuyên quyền.

Hồ Chí Minh đã dự cảm điều này từ rất sớm, đồng thờicũng ra sức cảnh báo, ngăn ngừa các căn bệnh dé mắc phải đốivới những người cằm quyền Mỗi người giữ được chữ “Liêm”

đã khó, tạo lập một nền chính trị liêm khiết còn khó hơn nhiều.Chữ “Liêm” mà Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh là trong sạch,

“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, củanhân dân; 2.Người cho rằng:

“Đạo nghĩa, là chính sách của chính phủ đối với dân chúng chính sách này phải hợp với nguyện vọng và quyền lợi của đânchúng Đối với dân, chính phủ phải thi hành một nền chính trịliêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thấtnghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá,v.v Có như thé, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chínhphủ, mới vì quyền lợi thiết thân của minh mà hi sinh, sống

-** Hỗ Chí Minh (2011), Toản ráp, Sđủ, tập 13, tr 70,

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w