1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế- Bài Thảo Luận Lý Luận Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Qua Các Trường Phái Trong Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế.pdf

17 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Qua Các Trường Phái Trong Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế
Người hướng dẫn Vũ Văn Hùng
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Đề tài: Lý luận vai trò kinh tế của Nhà nước qua các trường phái t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ



BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Đề tài: Lý luận vai trò kinh tế của Nhà nước qua các trường

phái trong lịch sử học thuyết kinh tế

Giáo viên: Vũ Văn Hùng Nhóm thực hiện : 06 Lớp học phần : 231_RLCP0221_03

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ 5

1.1 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Trọng thương 5

1.1.1 Đặc điểm chung của chủ nghĩa Trọng thương 5

1.1.2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa Trọng thương 5

1.2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Keynes 5

1.2.1 Đặc điểm chung của trường phái Keynes 5

1.2.2 Lý luận vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Keynes 5

1.2.2.a Chính sách đầu tư 5

1.2.2.b Sử dụng hệ thống tài chính- tín dụng, tiền tệ và thuế khóa 6

1.2.2.c Các chính sách tạo việc làm 6

1.2.2.d Khuyến khích tiêu dùng cá nhân 6

1.3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Chính hiện đại 7

1.3.1 Đặc điểm của trường phái Chính hiện đại 7

1.3.3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Chính hiện đại 7

1.3.3.a Thiết lập khuôn khổ pháp luật 7

1.3.3.b Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả.7 1.3.3.c Đảm bảo sự công bằng 8

1.3.3.d Ổn định kinh tế vĩ mô 8

1.4 Vai trò kinh tế của nhà nước trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế 8

1.4.1 Tăng trưởng kinh tế 8

1.4.2 Thương mại quốc tế 9

Trang 3

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC QUA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 2.1 Những tích cực trong việc thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam hiện nay 10 2.2 Những khuyết điểm trong việc hoàn thiện vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam hiện nay 12 PHẦN KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Lý luận vai trò kinh tế của Nhà nước qua các trường phái trong lịch sử học thuyết kinh tế”chúng em đã nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của thầy Vũ Văn Hùng, giảng viên bộ môn Lịch sử các học thuyết kinh

tế Chúng em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chúng em mong sẽ có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử các học thuyết kinh tế là bộ môn cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của khoa học kinh tế, đồng thời phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí cùng với những đóng góp của các trường phái lý luận kinh tế vào sự phát triển của khoa học kinh tế Xuyên suốt chiều dài lịch sử các học thuyết kinh tế, mọi trường phái đều có những đặc điểm lý luận riêng biệt, nó được quy định bởi phương pháp luận và điều kiện lịch sử kinh tế riêng Tuy vậy, đứng ở một góc

độ quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thì lịch sử các học thuyết kinh tế kể từ khi hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản đến hiện nay, là

sự tranh luận giữa một bên đề cao vai trò của thị trường và một bên đề cao vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Nhóm 6 chúng em gồm những thành viên: Nguyễn Văn Nguyên, Phạm Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Ái Nhi, Nguyễn Thị Quỳnh Nhung, Dương Thế Phong, Lê Hà Phong, Lê Hải Phương, Nguyễn Thanh Phương, Hoàng Minh Quang và Nguyễn Trọng Quang trong tiểu luận này sẽ trình bày về lý luận vai trò kinh

tế của nhà nước qua các trường phái trong lịch sử học thuyết kinh tế

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ

1.1 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Trọng thương

1.1.1 Đặc điểm chung của chủ nghĩa Trọng thương

Chủ nghĩa Trọng thương ra đời vào cuối thế kỷ XV, sớm nhất là ở Anh vào những năm 1450 Đây được xem là giai đoạn chuẩn bị để hình thành nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời Chủ nghĩa Trọng thương coi trọng tiền, chú trọng thương nghiệp, không chú trọng sản xuất, luôn có tư tưởng phát triển ngoại thương

1.1.2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa Trọng thương

Các nhà trọng thương đề cao vai trò của nhà nước, coi nhà nước là công cụ vạn năng để gia tăng của cải quốc gia Theo phái Trọng thương, nhà nước phải tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về càng nhiều và để cho tiền ra khỏi quốc gia mình càng ít càng tốt Họ đã sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính và các biện pháp kinh tế như: tăng cường can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế; cấm xuất khẩu tiền tệ (vàng, bạc); hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài bằng cách lập hàng rào thuế quan cao bảo vệ mậu dịch trong nước; chỉ xuất khẩu thành phẩm, không xuất khẩu nguyên liệu; thực hiện thương mại trung gian, mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác, Không chỉ vậy, các nhà trọng thương còn cho rằng nhà nước sinh ra để bảo vệ lợi ích của thương nhân, thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân, đưa ra những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp hoạt động, khuyến khích độc quyền trong thương mại Tóm lại, theo trường phái Trọng thương quan niệm rằng một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối quản lý của nhà nước Tuy nhiên, các nhà trọng thương cho rằng nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào nền kinh tế

1.2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Keynes

1.2.1 Đặc điểm chung của trường phái Keynes

Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng những năm 30 của thế kỷ XX( đặc biệt 1929- 1933) Lực lượng sản xuất phát triển và tính xã hội hóa cao; quan điểm “tự điều tiết”, lý thuyết “bàn tay vô hình”, “ Thăng bằng tổng quát” không còn hiệu nghiệm

5

Trang 6

Chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển mạnh đòi hỏi nhà nước can thiệp vào nền kinh

tế Học thuyết Keynes ra đời vì thích ứng được với tình hình mới bảo vệ CNTB

1.2.2 Lý luận vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Keynes

1.2.2.a Chính sách đầu tư

Để thoát khỏi khủng hoảng việc làm, nhà nước phải có một chương trình đầu tư lớn

và được khái quát gồm hai nội dung chính Thứ nhất, nhà nước phải là người trực tiếp đầu tư, phải thông qua việc sử dụng ngân sách đầu tư đặc biệt vào các công trình công cộng nhằm thu hút việc làm Thứ hai, nhà nước phải thông qua các chính sách và công

cụ khuyến khích tư nhân đầu tư như thông qua các đơn đặt hàng lớn và hệ thống mua của nhà nước, từ ngân sách để trợ cấp về tài chính, tín dụng, tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản Mục đích là để sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp giúp khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn chặn

1.2.2.b Sử dụng hệ thống tài chính- tín dụng, tiền tệ và thuế khóa

Theo Keynes vai trò của hệ thống tài chính- tín dụng, tiền tệ, thuế là hết sức quan trọng Đây là những công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế rất có hiệu quả nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực của nhà đầu tư Ông chủ trương thực hiện “lạm phát có kiểm soát” Một mặt là để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích doanh nhân đầu

tư mở rộng sản xuất Mặt khác, khi khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng và lạm phát thì giá cả hàng hóa tăng nên lợi nhuận của nhà tư bản sẽ tăng nếu chi phí chưa thay đổi Keynes đề cập in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách hoạt động, để bù đắp những thiếu hụt của ngân sách nhà nước khi gia tăng đầu tư Đây cũng là nguồn bổ sung cho ngân sách mở rộng đầu tư của nhà nước và đảm bảo chi tiêu Thuế để điều tiết kinh tế: tăng thuế đối với người lao động để tăng ngân sách nhà nước từ đó tăng đầu tư Còn giảm thuế đối với các doanh nhân để khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm

1.2.2.c Các chính sách tạo việc làm

Keynes ủng hộ mở rộng bất kì lĩnh vực nào tạo ra việc làm kể cả những việc làm

có tính chất ăn bám, như sản xuất vũ khí, quân sự hóa nền kinh tế hay tạo ra những công việc mà đối với nhu cầu xã hội tưởng chừng như dư thừa miễn là giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập, chống được khủng hoảng và thất nghiệp

Keynes lập luận, thất nghiệp chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụng tổng cầu Công nhân sẵn sàng chấp nhận việc tăng giá gây ra từ tăng cầu, dựa vào mức

Trang 7

lương danh nghĩa ổn định Tăng như thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩa, qua đó kích thích việc làm

Keynes lập luận trên cơ sở lý thuyết của ông cho rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn để đánh thuế và chi tiêu để ảnh hưởng chu kỳ kinh doanh Chi tiêu của chính phủ là khoản đầu tư công cộng bơm thêm vào dòng chảy thu nhập Tóm lại, chính phủ phải sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ việc làm

1.2.2.d Khuyến khích tiêu dùng cá nhân

Với tư tưởng trọng cầu, ngoài chủ trương khuyến khích gia tăng đầu tư, Keynes còn khuyến khích tiêu dùng cá nhân, đây là một giải pháp để kích cầu có hiệu quả nhằm mở rộng giới hạn của sản xuất, tăng cầu việc làm và giải quyết thất nghiệp, khuyến khích tiêu dùng cá nhân với mọi tầng lớp trong xã hội từ tư bản, tầng lớp giàu

có đến người nghèo Với tầng lớp giàu có, khuyến khích dùng hàng xa xỉ để điều tiết bớt một phần tiết kiệm của họ đưa vào ngân sách Với người nghèo, khuyến khích tiêu dùng nhưng đưa ra biện pháp nhằm “đông cứng” tiền lương và gia tăng giá cả

1.3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Chính hiện đại

1.3.1 Đặc điểm của trường phái Chính hiện đại

Sự phê phán các trường phái cổ điển và Keynes dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng (Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX) Từ đó hình thành “Trường phái chính hiện đại” Chính hiện đại vận dụng một cách tổng quát các lý thuyết và phương pháp của các trường phái trong kinh tế, công thức, đồ thị để lý giải các hiện tượng và quá trình kinh tế

1.3.3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái Chính hiện đại

Theo P.A.Samuelson, sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế thị trường như một yếu tố khách quan bởi cơ chế thị trường luôn có những khuyết tật Chính phủ có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường

1.3.3.a Thiết lập khuôn khổ pháp luật

Chính phủ đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả Chính phủ phải tuân theo thể hiện qua các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ các liên đoàn lao động, các điều luật xác định môi trường kinh tế Các quy định mang tính pháp lý của nhà nước đảm bảo môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh -> phát huy động lực và cơ chế thị trường, đồng thời

7

Trang 8

khắc phục và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh từ các quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần

1.3.3.b Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả

Thất bại về tính hiệu của nền kinh tế là do vấn đề độc quyền Các tổ chức cá nhân tận dụng ưu thế của mình đưa ra các mức giá cao để thu lợi nhuận cao phá vợ ưu thế của cạnh tranh hoàn hảo Vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thị trường là doanh nghiệp nhận được lợi ích mà họ xứng đáng được nhận, đảm nhiệm việc sản xuất hàng hóa công cộng để đảm bảo cho lợi ích của quốc gia trên những phương diện khác nhau Tiếp theo là thuế, gánh nặng thuế mà người dân phải chịu là phần hàng hóa công cộng công dân được hưởng do Chính phủ cung cấp

1.3.3.c Đảm bảo sự công bằng

Thực hiện chức năng đảm bảo sự công bằng, theo P.A.Samuelson, nhà nước cần phải có những chính sách phân phối lại thu nhập, đặc biệt là chính sách thuế, để tạo ra

sự công bằng trong xã hội, bởi vì sự phân hóa giàu nghèo, không công bằng, bất bình đẳng được sinh ra từ thị trường là một tất yếu Những chính sách mà nhà nước thường

sử dụng là: thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế, hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp người không có khả năng lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho người không có việc làm, trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp,

1.3.3.d Ổn định kinh tế vĩ mô

Về chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, ông đánh giá cao sự đóng góp trí tuệ của J.M.Keynes trong việc phân tích, chỉ ra cách sử dụng đúng đắn quyền lực về tài chính

và quyền lực về tiền tệ của nhà nước có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua ổn định sản lượng hàng hóa, giá cả, việc làm và lạm phát Trong lý thuyết của P.A.Samuelson về thất nghiệp và lạm phát, bàn tay quản lý kinh tế của nhà nước cũng được thể hiện rất rõ qua các biện pháp: cải thiện dịch vụ thị trường lao động, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, tạo ra nhiều việc làm công cộng, kiểm soát tiền lương, kiểm soát giá cả, sử dụng quy luật của thị trường

và chính sách kinh tế mềm dẻo để hạn chế tăng giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức vừa phải Còn trong lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế, hàm ý của ông là chính nhà nước là người phối hợp các ưu thế của quốc gia cũng như khắc phục hạn chế của nó tạo nên sức mạnh kinh tế thông qua các chính sách như mở cửa, tạo lập và thúc đẩy thị

Trang 9

trường xuất khẩu phát triển nhanh, xây dựng nền công nghiệp có hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn

1.4 Vai trò kinh tế của nhà nước trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế

1.4.1 Tăng trưởng kinh tế

Ở thời kì cổ điển, các nhà kinh tế học tiêu biểu là A Smith, D.Ricardo, lý thuyết tăng trưởng kinh tế cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế Trong nền kinh tế, nhà nước có chức năng là bảo vệ quyền sở hữu tư bản đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống phần tử tội phạm trong nước Ngoài ra nhà nước có nhiệm vụ kinh tế khi nhiệm vụ này vượt quá sức của một doanh nghiệp như xây dựng đường xá, cầu cống, đào sông, xây dựng các công trình lớn khác

Với sự đóng góp quan trọng của các nhà kinh tế Tân cổ điển, họ cho rằng năng suất lao động phụ thuộc vào số tư bản mà một lao động có Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá của nền kinh tế, do vậy mà theo họ vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế của một quốc gia

Học thuyết Keynes là đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô hiện đại Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu

tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng Về đầu tư nhà nước, JM.Keynes chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra

sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền Theo ông, nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh

mở rộng quy mô đầu tư

1.4.2 Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước nhưng không được chú trọng, đến thế kỉ XV khi trường phái Trọng thương ra đời và lần lượt theo sau đó là các quan điểm về thương mại quốc tế được xuất hiện Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, trở thành phương tiện làm giàu và mở rộng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản Bàn về lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, ông phê phán quan điểm của trường phái Trọng thương, và nêu lên quan điểm của mình về thương mại quốc tế là

9

Trang 10

trao đổi phải dựa trên cơ sở ngang giá, hai bên cùng có lợi A.Smith đã chỉ ra một cách nghiêm chỉnh rằng tất cả các quốc gia đều có được lợi ích từ thương mại và ủng hộ nền thương mại tự do không có sự can thiệp của chính phủ

Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được phát triển dựa trên quan điểm lợi thế tuyệt đối của A.Smith Lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ

sở để thực hiện phân công lao động quốc tế Chính phủ không can thiệp vào nền kinh

tế

Tiếp sau Ricardo có hàng loạt thuyết lợi thế so sánh và Heckscher và Ohlin (H-O)

đã tiến bộ, có tính logic và khái quát cao Nhưng hạn chế của lý thuyết H - O đã dẫn tới sự ra đời của nhiều lý thuyết mới từ những năm 50 của thế kỷ XX nhằm giải thích thực tiễn thương mại quốc tế một cách đầy đủ và thỏa đáng hơn Đặc biệt lý thuyết lợi thế canh tranh lại có sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế là một phần quan trọng và thiết yếu đối với thương mại quốc tế Chính phủ có thể thông qua những chính sách ( tỷ giá hối đoái, lãi suất, trợ cấp, thuế và các công cụ khác) để tác động đến ngành công nghiệp ( khuyến khích hoặc hạn chế trong một giai đoạn); lý thuyết giúp chính phủ định hướng xây dựng cạnh tranh và lên hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC QUA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những tích cực trong việc thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Qua sự phân tích và tìm hiểu vai trò kinh tế của nhà nước trong các nền kinh tế từ các học thuyết kinh tế tư sản, ta nhận thấy rằng trên thực tế chưa bao giờ có tồn tại một nền thị trường độc lập không cần đến sự điều tiết của nhà nước, thoát ly khỏi nhà nước Nhìn một cách khách quan, nhà nước luôn là một bộ phận hữu cơ nằm trong cấu trúc tổng thể của kinh tế thị trường, sự tồn tại của nhà nước trong cấu trúc đó là một tất yếu kinh tế, tất yếu lịch sử, ở đó nhà nước vừa có thể là một chủ thể sở hữu bên cạnh những chủ thể sở hữu khác, đồng thời là một chủ thể quản lý Mối quan hệ giữa nhà

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w