Đề tài tìm hiểu các danh thủ nam nữ cờ vua thế giới và việt nam

94 0 0
Đề tài tìm hiểu các danh thủ nam nữ cờ vua thế giới và việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 1980, anh trở thành Đại kiện tướng trẻ nhất thế giới, đoạt chức vô địch thiếu niên thế giới môn cờ vua ở Dortmund và tốt nghiệp trung học với Huy chương vàng.Năm 1981, vô địch Liên X

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3(CỜ VUA)

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÁC DANH THỦ NAM NỮ CỜ VUA THẾGIỚI VÀ VIỆT NAM

GVHD: TS Nguyễn Đức Thành

NHÓM : 2

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2023

Trang 3

DANH SÁCH THAM GIA LÀM BÀI TIỂU LUẬN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI CAM ĐOAN 5

Phần 1 Các danh thủ cờ vua trên thế giới: 6

I Kiến thức cơ bản về cờ vua: 6

1 Cờ vua là gì: 6

2 Sơ lược về lịch sử của môn cờ vua: 7

3 Danh thủ cờ vua là gì? 8

4 Các loại danh hiệu trong môn cờ vua: 8

II Các danh thủ (nam/nữ) cờ vua thế giới : 10

1 Các danh thủ (Nam) có xếp hạng, đánh giá là hay nhất thế giới: .102 Các danh thủ (nữ) cờ vua hay trên thế giới: 28

PHẦN 2: CÁC DANH THỦ NAM, NỮ CỜ VUA VIỆT NAM 38

I CÁC DANH THỦ NAM VIỆT NAM 38

1 Lê Quang Liêm 38

Trang 5

II CÁC DANH THỦ NỮ CỜ VUA VIỆT NAM 69

1 Hoàng Thị Bảo Trâm 69

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Cờ vua là một môn thể thao trí tuệ, ít đòi hỏi về mặt thể lực nhưng lại cần

phải có đôi chút sự bền bỉ và tập trung chuyên sâu, có đôi chút sự thông minh và sáng tạo trong lối chơi Cờ vua không yêu cầu sân bãi hay đòi hiểu nhiều về dụng cụ chơi, chỉ đơn giản là một bàn cờ và gồm 32 quân cờ và cũng không cần quá nhiều người Ngoài ra các hình thức cờ vua cũng khá phong phú và đa dạng , có thể nghiên cứu sách báo , qua internet ,… Chính vì thế cờ vua được yêu thích bởi nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam ) Cờ vua mạng lại cho chúng ta khá là nhiều lợi ích: phát triển tư duy logic, luyện trí thông minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình tĩnh … Nó còn giúp nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, thực hiện việc trao đổi văn hoá thể thao với các quốc gia trên thế giới Đối với học tập, rèn luyện cờ vua giúp học sinh và sinh viên tiếp thu các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tốt hơn

Trong cờ vua không thể thiếu người chơi cờ Còn trong thi đấu người ta gọi là danh thủ Danh thủ là danh hiệu cao quý nhất của FIDE, dành cho kỳ thủ cờ Vua giỏi nhất thế giới Cả nam và nữ đều có thể đạt được danh hiệu này nếu như thật sự kiệt xuất Danh hiệu WCC lần đầu tiên được giới thiệu năm 1886 Đây là danh hiệu mà bất cứ kỳ thủ cờ Vua nào đều khao khát cháy bỏng để có được nó.

Sau đây là một số danh thủ nổi tiếng trên Thế Giới và Việt Nam.

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

“Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Đức Thành đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận: “Tìm hiểu các danh thủ cờ vua nam nữ Thế Giới và Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của toàn thể nhóm Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Trang 9

Phần 1 Các danh thủ cờ vua trên thế giới:

I Kiến thức cơ bản về cờ vua:1 Cờ vua là gì:

-Cờ vua (tiếng Anh: chess), đôi khi còn được gọi là cờ phương Tây hoặc cờ quốc tế để phân biệt với các biến thể như cờ tướng, là một trò chơi board game dành cho hai người Sau thời gian phát triển từ các trò chơi cổ tương tự có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư, hình thức chơi hiện tại của cờ vua bắt đầu xuất hiện ở Nam Âu ở nửa sau của thế kỷ 15 Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới, được hàng triệu người trên toàn thế giới chơi tại nhà, ở câu lạc bộ, trên trực tuyến, qua thư từ, và trong các giải đấu Cờ vua được yêu thích ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nga

Trò chơi sử dụng một bàn cờ hình vuông chia thành 64 ô vuông nhỏ hơn với 8 hàng ngang và 8 hàng dọc Mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 16 quân cờ, bao gồm 8 con , 2 tốt mã, 2 tượng, 2 , 1 xe hậu và 1 vua Mục tiêu của người chơi là cố gắng chiếu hết vua đối phương Vua được gọi bị "chiếu hết" khi đang bị chiếu mà không có cách nào thoát ra Khi một người chơi bị chiếu hết, trò chơi kết thúc hay nói cách khác người chơi đó đã thua Cũng có một số trường hợp mà trò chơi có thể kết thúc với tỷ số hòa Trong suốt ván cờ, hai người chơi thay phiên nhau di chuyển một quân cờ của mình đến một vị trí khác trên bàn cờ Một người chơi sẽ cầm quân cờ màu trắng và người còn lại sẽ cầm quân cờ đen Có các quy tắc nhất định về việc di chuyển các quân cờ cũng như việc ăn quân của đối thủ Người chơi cầm quân cờ trắng sẽ đi trước Do đó, người chơi cầm quân trắng thường sẽ có một lợi thế nhỏ và có tỷ lệ thắng cao hơn.

-Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi, nó dựa thuần túy vào chiến thuật

Trang 10

người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt xa cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ

Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật khoa học, và thể thao Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn thế giới Trong số đó phổ biến nhất theo trật tự giảm dần về số người chơi là cờ tướng (ở Trung Quốc Việt Nam, ), shōgi (ở Nhật Bản janggi), (ở Triều Tiên) và makruk (ở Thái Lan).

2 Sơ lược về lịch sử của môn cờ vua:

-Các tài liệu sớm nhất đề cập đến nguồn gốc của cờ vua có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 7: ba bản được viết bằng tiếng Pahlavi (tiếng Ba Tư trung đại) và một bản bằng tiếng Phạn là Harshacharita Trong những văn bản này, Chatrang-namak là đại diện cho một trong những tài liệu viết về cờ vua sớm nhất Bozorgmehr giải thích rằng Chatrang, từ Pahlavi để chỉ cờ vua, đã được du nhập vào Ba Tư bởi 'Dewasarm, một nhà cai trị vĩ đại của Ấn Độ' dưới thời trị vì của Khosrau I Đến thế kỷ 20, đã có một sự đồng thuận lớn từ

thời Đế chế Gupta vào thế kỷ thứ 7 Gần đây, sự đồng thuận này đã trở thành một chủ đề được xem xét kỹ lưỡng hơn

Hình thức cờ vua ban đầu ở Ấn Độ có tên là chatura gaṅ (tiếng Phạn: ), một từ tiếng Phạn để chỉ quân đội Các quân cờ Gupta

Trang 11

được chia giống như quân đội của họ thành bộ binh kỵ binh voi, , và chiến xa Theo thời gian, những quân cờ này trở thành quân tốt, tượng, mã và xe Chaturanga được chơi trên một bảng 8 × 8 không được đánh dấu, được gọi là ashtāpada Trò chơi lan rộng theo hướng đông và tây dọc theo con

tên chatrang Chatrang được đưa vào thế giới Hồi giáo sau cuộc chinh phục Ba Tư của người Hồi giáo (633–51), và được đặt tên là shatranj Trong tiếng Tây Ban Nha, "shatranj" được viết dưới dạng ajedrez ("al-shatranj"), trong tiếng Bồ Đào Nha là xadrez và trong tiếng Hy Lạp là ζατρίκιον (zatrikion, xuất phát trực tiếp từ chatrang trong tiếng Ba Tư), nhưng ở phần còn lại của châu Âu, nó được thay thế bởi các phiên bản của shāh trong tiếng Ba Tư ("vua").

3 Danh thủ cờ vua là gì?

- Danh thủ cờ vua có thể hiểu là các danh hiệu được dùng cho những người đạt thành tích xuất xắc trong các cuộc thi đấu cờ vua.

4 Các loại danh hiệu trong môn cờ vua:

-World Chess Champion (WCC) – Vô địch thế giới:

là danh hiệu cao quý nhất của FIDE, dành cho kỳ thủ cờ Vua giỏi nhất thế giới Cả nam và nữ đều có thể đạt được danh hiệu này nếu như thật sự kiệt xuất Danh hiệu WCC lần đầu tiên được giới thiệu năm 1886 Đây là danh hiệu mà bất cứ kỳ thủ cờ Vua nào đều khao khát cháy bỏng để có được nó.

-Women’s World Chess Champion (WWCC) – Vô địch thế giới nữ: Đây

là danh hiệu cao nhất mà FIDE trao cho một nữ kỳ thủ Danh hiệu này chỉ dành riêng cho nữ.

Trang 12

-Grand Master (GM): Grand Master là “Đại kiện tướng quốc tế” Đôi khi còn được gọi là International Grandmaster (IGM) Đây là danh hiệu của FIDE dành cho những kỳ thủ (bất luận là nam hay nữ), có Elo từ 2500 trở lên trong thời điểm xét và đạt 3 chuẩn trong các giải tiêu chuẩn quốc tế mà FIDE đưa ra Một kỳ thủ sau khi vô địch thế giới thì hiển nhiên kỳ thủ đấy sẽ được phong tặng danh hiệu GM

-International Master (IM): International Master là “kiện tướng quốctế” Danh hiệu này xuất hiện vào năm 1950 Thường thì những IM đều có Elo

từ 2400-2500 Tuy nhiên, có những kỳ thủ đạt Elo trên 2500 vẫn chưa được xem là IM vì chưa đủ chuẩn Cả nam và nữ đều có thể đạt được danh hiệu này Để được xét, kỳ thủ đó phải đạt tối thiểu Elo là 2400 Sau khi có được danh hiệu này thì kỳ thủ đó sẽ tiếp tục con đường chinh phục danh hiệu GM Có những trường hợp chưa đạt IM nhưng lại đạt được GM, ví dụ như Larry Christiansen của Mỹ (1977), Boris Gelfand của Israel (1988), và cựu vô địch thế giới Vladimir Kramnik của Russia.

- FIDE Master (FM): Đây là danh hiệu xuất hiện từ năm 1978, dành cho

những kỳ thủ có Elo tối thiểu là 2300 Đây là một danh hiệu cao quý mà người chơi cờ Vua đạt được Tất nhiên phải vượt qua được những kiểm tra trong những giai đoạn nhất định của cơ quan đánh giá của FIDE Những kỳ thủ đạt danh hiệu GM, IM đều có thể gọi là FM Danh hiệu này xếp dưới IM nhưng trên CM (Candidate Master).

Những danh hiệu dành cho nữ:

Danh hiệu cờ vua dành cho nữ, danh giá nhất, gồm có 3 danh hiệu mà bất kỳ

nữ kỳ thủ nào đều ao ước đạt được, đó là: Đại kiện tướng quốc tế nữ (WGM– Woman Grandmaster ), kiện tướng quốc tế nữ (WIM –Woman International Master) Kiện tướng FIDE (WFM – Woman

Trang 13

Fide Master) Tất cả các danh hiệu cao quý này là của liên đoàn cờ vua thế

giới (FIDE) dành cho nữ và là danh hiệu được giữ đến trọn đời cho đến khi kỳ thủ đó mất Một nữ kỳ thủ có thể đạt được cả danh hiệu dành cho nam giới học cờ vua ở đâu

Vào năm 1978, nữ kỳ thủ Nona Gaprindashvili (Georgian) trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên đạt danh hiệu GM (dành cho nam) từ một quyết định khá đặc biệt từ FIDE Tuy nhiên, người phụ nữ đầu tiên đủ điều kiện được phong tặng danh hiệu GM là Susan Polgar (chị được FIDE phong tặng danh hiệu vào năm 1991).

*Phân loại cấp độ danh hiệu và Elo tương ứng (theo quy định của FIDE hiện nay):

1/ GM: Grandmaster– Đại kiện tướng quốc tế (Elo từ 2500 trở lên)2/ IM: International Master – Kiện tướng quốc tế (từ 2400 trở lên)3/ WGM: Woman Grandmaster – Đại kiện tướng quốc tế nữ (Elo từ 2300 trở

4/FM: FIDE Master–Kiện tướng FIDE (Elo từ 2300 trở lên).5/ WIM: Woman International Master – Kiện tướng quốc tế nữ (Elo từ 2200 trở lên)

6/ CM: Candidate Master – Dự bị kiện tướng (Elo từ 2200 trở lên)7/ WFM: Woman FIDE Master – Kiện tướng FIDE nữ (Elo từ 2100 trở lên)8/ WCM: Woman Candidate Master – Dự bị kiện tướng nữ (Elo từ 2000 trở

II Các danh thủ (nam/nữ) cờ vua thế giới :

1 Các danh thủ (Nam) có xếp hạng, đánh giá là hay nhất thế giới:

Trang 14

Garry Kimovich Kasparov (tiếng Nga: Га¢рри Ки¢мович Каспа¢ров; phát âm như kas-PA-rov với trọng âm ở âm tiết thứ hai) sinh ngày 13 tháng 4 năm 1963, là siêu

là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử Hệ số ELO 2851 của Kasparov vào tháng 7 năm 1999 trong bảng xếp hạng của Liên đoàn

năm 1985 đến năm 2005, Kasparov đã từng là nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến 1993 Năm 1993, khi Nigel Short người Anh lọt vào trận chung kết thế giới, trở thành người thách thức Kasparov, thì cả Short và Kasparov cùng quyết định ly khai khỏi FIDE để lập ra 1 tổ chức mới là Hiệp hội Cờ vua Chuyên nghiệp (PCA) và tổ chức riêng trận chung kết thế giới Trong trận đấu này, Kasparov đã giành phần thắng và giữ ngôi vô địch Trong khi đó, FIDE khai trừ Kasparov và Short ra khỏi tổ chức của mình và chỉ định Karpov và Timman (người Hà Lan) đấu trận chung kết (Karpov thắng trận này).

Trong nhiều năm, PCA và FIDE hoạt động song song nhau, Kasparov chỉ thi đấu trong khuôn khổ PCA nhưng vẫn được FIDE tính điểm và xếp hạng, hệ số ELO của Kasparov đứng vững ở vị trí số 1 thế giới nhiều năm liền Năm 2000, đối thủ trong trận chung kết của Kasparov là Vladimir

danh hiệu vô địch PCA vào tay Kramnik.

Kasparov đã 11 lần giành giải thưởng Oscar cờ vua trong các năm: 1982 1983 1985 1986 1987 1988 1995 1996 1999 2001, , , , , , , , , và 2002.

Trang 15

Kasparov tuyên bố ngừng thi đấu cờ vua chuyên nghiệp vào ngày 10 tháng 3 năm 2005 vì cảm thấy không có đối thủ ngang tầm.

Sau khi giải nghệ, ông tham gia các hoạt động chính trị Ông chủ trương đường lối dân chủ, ủng hộ phe đối lập ở Nga và chống lại tổng thống Putin Ông cũng dự định sẽ tranh cử tổng thống Kasparov đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm phản đối chính quyền của Putin, điển hình là các cuộc biểu tình Trong một cuộc biểu tình năm 2007, ông bị bắt và giam giữ trong vài ngày Năm 2014, Kasparov có quốc tịch Croatia Ông sống ở thành phố New York và thường xuyên đi khắp nơi

- Tiểu sử: Cha, Kim Moiseevich Weinstein (gốc Do Thái), kỹ sư năng lượng, và mẹ, Klara Shagenovna Kasparian (gốc Armenia), kỹ sưchuyên giatự động hóa và cơ khí truyền thông, đã dạy Garry chơi cờ Garry bắt đầu học cờ vua thường xuyên ở Cung Đội viên Baku năm 7 tuổi (cũng là năm cha cậu mất vì ung thư bạch cầu),[4] vài năm sau mẹ cậu đã lấy họ của mình đặt cho con.

Từ năm 10 tuổi, Kasparov đã học trong trường cờ vua của nhà cựu vô địch thế giới Mihail Botvinnik Năm 15 tuổi, anh đã trở thành trợ lý của Botvinnik Năm 1975, trong buổi biểu diễn chơi cờ với nhiều người của nhà vô địch thế giới môn cờ vua Anatoly Karpov ở Cung Đội viên Leningrad, Kasparov đã hòa với Đại kiện tướng.

Năm 1976, Kasparov chiến thắng giải vô địch thiếu niên Liên Xô môn cờ vua Năm 1978, Kasparov thắng giải cờ vua tưởng nhớ Sokolsky Minsk ở và nhận danh hiệu Kiện tướng thể thao môn cờ vua.

Trang 16

Năm 1980, anh trở thành Đại kiện tướng trẻ nhất thế giới, đoạt chức vô địch thiếu niên thế giới môn cờ vua ở Dortmund và tốt nghiệp trung học với Huy chương vàng.

Năm 1981, vô địch Liên Xô môn cờ vua, trở thành nhà vô địch môn cờ vua trẻ nhất của Liên Xô.

Năm 1984, sau khi đã loại bỏ các đấu thủ khác, Kasparov trở thành người thách đấu với đương kim vô địch thế giới Anatoly Karpov Trận chung kết giữa Karpov và Kasparov đã không thể kết thúc do không bên nào thắng trước được 6 ván theo quy định Sau 48 ván, trận đấu tranh chức vô địch buộc phải bị hủy bỏ để đấu lại theo quy cách mới.

Năm 1985, trong trận đấu tranh chức vô địch theo các quy định mới của FIDE, Kasparov đã đoạt ngôi vua cờ thế giới từ tay Anatoly Karpov Trận đấu kéo dài 24 ván, kết thúc với tỷ số 13-11 nghiêng về Kasparov.

- Kasparov đánh với máy tính:

+ Trận đấu giữa Kasparov và máy tính Deep Thought của hãng IBM diễn ra trong 2 ván Ván thứ nhất máy tính chơi quân Trắng, ván thứ hai máy tính chơi quân Đen Cả hai ván cờ Deep Thought đều bị Kasparov đánh bại Ván thứ nhất Kasparov từng bước dồn máy tính vào thế cờ thua cuộc Ván thứ 2, Deep Thought mắc sai lầm trong khai cuộc và bị Kasprov tận dụng bắt Hậu, sau đó máy đã phải đầu hàng sớm.

Sau trận đấu này, Kasparov đánh giá trình độ của máy tương đương với một kiện tướng trung bình Nhưng ông khẳng định máy tính sẽ không bao giờ có khả năng đạt trình độ chơi cờ của con người.

Trang 17

+ 2.1996, Deep Blue của IBM đã đánh bại Kasparov ván đầu sử dụng đồng hồ đếm thời gian bình thường Tuy nhiên, sau đó Kasparov đã thắng nó với 3 ván thắng và 2 ván hòa, giành chiến thắng chung cuộc.

+ Tháng 5 năm 1997, công ty IBM cùng với bản nâng cấp mới của Deep Blue quyết tâm đánh bại Kasparov một lần nữa Họ tung ra phiên bản phần mềm mới đã được cải tiến nhiều cùng với hệ siêu phần cứng gồm nhiều bộ vi xử lý cùng chạy song song Chuyên gia cờ vua người Mỹ Joel Benjamin là người phân tích và cố vấn các nước đi khai cuộc cho Deep Blue Quyết tâm của IBM ở chỗ Deep Blue được thiết kế chuyên để "đấu với Kasparov", tất cả những nước đi khai cuộc mà Kasaprov đã từng sử dụng đều được cài trong từ điển của máy Và lần này họ đã thành công, trong trận đấu 6 ván Deep Blue đã hạ Kasparov với tỷ số 3,5-2,5 Tại ván đấu cuối cùng, Deep Blue phát hiện sai lầm của Kasparov từ nước đi khai cuộc và quyết định thí quân phá vỡ thế trận của Kasparov ngay từ đầu ván cờ khiến chung cuộc Kasparov phải đầu hàng sớm.

Thành công của Deep Blue cũng là khởi đầu của thời đại máy tính thống trị cờ vua, con người khó có khả năng thi đấu cùng với máy tính.

+ 11.2003, đánh 4 ván hòa cả bốn với X3D Fritz.

Kasparov hòa với X3D fritz với 2 ván hòa và 1 ván thắng cho mỗi bên

Anatoly Evgenyevich Karpov: (tiếng Nga: Анатолий Евгеньевич Карпов; sinh 23 tháng 5 năm 1951) là một đại kiện tướngcờ vua người Nga và là cựu vô địch cờ vua thế giới Ông là nhà vô địch thế giới từ năm 1975 đến 1985, tham gia vào các trận chung kết để giành lại ngôi vô địch từ 1986 đến 1990 (tuy

Trang 18

nhiên đều thất bại trước Garry Kasparov), sau đó là nhà vô địch thế giới của FIDE từ 1993 đến 1999 (khi có sự chia tách trong làng cờ vua thế giới) Ông từng vô địch (hoặc đồng vô địch) 161 giải đấu trong sự nghiệp Sự nghiệp thi đấu cờ chuyên nghiệp của ông theo thống kê có 1.118 trận thắng, 287 trận thua và 1.480 trận hoà trong 3.163 trận đấu, với hệ số Elo cao nhất là 2780 Theo bảng xếp hạng mới nhất của FIDE, Karpov không còn nằm trong 100 kì thủ hàng đầu thế giới.

- Thành tích: Karpov được người cha dạy cờ từ năm lên 4 tuổi, và sau đó tiến bộ rất nhanh: trở thành ứng cử viên cho chức kiện tướng năm 11 tuổi, kiện tướng chính thức năm 15 tuổi và đại kiện tướng năm 19 tuổi.

Năm 18 tuổi Karpov giành chức vô địch Cờ vua trẻ.

Vào các năm 1971, 1972, Karpov liên tục đạt số điểm đồng hạng nhất trong ba giải đấu (Moskva Hastings Texas, , )

Năm 1973, tại Leningrad, Karpov đạt cùng số điểm hạng nhất với Viktor Korchnoi.

Trong giải vô địch thế giới năm 1974, ở vòng loại Karpov thắng Lev

kim vô địch Bobby Fischer đã không diễn ra theo kì vọng của khán giả Do những đòi hỏi từ phía Fischer mà FIDE cho là quá đáng, tháng 4 năm 1975 FIDE đã quyết định truất ngôi vua cờ của Fischer và phong danh hiệu này cho Karpov Anatoly Karpov chính thức trở thành vua cờ mới của thế giới kể từ tháng 4 năm 1975.

Năm 1978, tại Baguio, Karpov bảo vệ thành công ngôi vô địch khi thắng Korchnoi (thắng 6, thua 5, hòa 21 ván).

Trang 19

Năm 1981, tại Merano, một lần nữa Korchnoi là ứng cử viên đấu chung kết với Karpov Lần này Karpov đã thắng dễ dàng (thắng 6, thua 2, hòa 10).

Năm 1985, sau 10 năm giữ chức vô địch thế giới, Karpov đã phải nhường lại ngôi vô địch cho Garry Kasparov (thắng 3 thua 5 hòa 16).

Karpov còn giành lại chức vô địch FIDE (năm 1993) và giữ ngôi vị này cho đến tận năm 1999 (thua Aleksandr Khalifman).

Tháng 9 năm 2009, Karpov và kình địch Kasparov đã có trận đấu biểu diễn tại Valencia Với 4 ván cờ nhanh và 8 ván cờ chớp, Karpov thua với tỉ số 3–9 (+2 =2 –8).

Theo đánh giá của Samuel Reshevsky[3], Karpov là kì thủ có khả năng công thủ toàn diện và tốc độ chơi cờ rất nhanh với một phong thái điềm tĩnh Karpov có kiểu chơi giống như Mikhail Botvinnik.

Sven Magnus Qen Carlsen (tiếng Na Uy: Sven Magnus Øen Carlsen, IPA: [sv n m ŋn sɛ ˈ ɑ ʉ ø n kː ˈ ɑːɭns ]) sinh ngày 30 tháng 11 năm 1990[1][2]) là một đại kiện tướng cờ vua người Na Uy, từng là nhà vô địch cờ vua thế giới, nhà vô địch cờ vua nhanh thế giới và nhà vô địch cờ vua chớp thế giới Carlsen lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng FIDE thế giới năm 2010 và chỉ thua Garry Kasparov về thời gian là kỳ thủ có ELO cao nhất trên thế giới (elo 2881) Hệ số

ELO cờ tiêu chuẩn đỉnh cao của anh là 2903, cao nhất trong lịch sử.

Là một thần đồng cờ vua, Carlsen giành danh hiệu đồng giải nhất trong Giải

Trang 20

đã hoàn thành đầu tiên trong nhóm C của giải đấu cờ vua Corus và giành được danh hiệu đại kiện tướng vài tháng sau đó Năm 15 tuổi, anh đã thắng giải Giải vô địch cờ vua Na Uy, và năm 17 tuổi, anh đã đứng đồng giải nhất trong nhóm hàng đầu của giải cờ Corus Anh đã vượt qua mức ELO 2800 ở tuổi 18 và đạt vị trí số một trong bảng xếp hạng FIDE thế giới ở tuổi 19, trở thành người trẻ nhất từng đạt được những chiến công đó.

Carlsen trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới năm 2013 bằng cách đánh bạiViswanathan Anand Năm sau, anh bảo vệ thành công danh hiệu của mình trước Anand, vô địch cả Giải vô địch nhanh thế giới 2014 và Giải vô địch blitz thế giới 2014, do đó trở thành kỳ thủ đầu tiên đồng thời giữ cả ba danh hiệu; một kỳ tích anh đã lặp lại vào năm 2019 Anh bảo vệ danh hiệu vô địch thế giới cờ tiêu chuẩn của mình sau khi đánh bại Serge Karjakin vào năm 2016, Fabiano Caruana vào năm 2018 và Ian Nepomniachtchi vào năm 2021 Được biết đến với phong cách tấn công khi còn là thiếu niên, Carlsen đã phát triển thành một kỳ thủ toàn diện Anh sử dụng nhiều kiểu khai cuộc khác nhau để khiến đối thủ khó chuẩn bị hơn khi thi đấu và làm giảm hiệu quả của phân tích cờ trên máy tính Anh đã tuyên bố trung cuộc là giai đoạn yêu thích của anh khi chơi cờ vì nó "trở lại với cờ vua thuần túy" Khả năng chơi cờ thế trận (positional play) và năng lực chơi cờ tàn của Carlsen đã khiến anh được so sánh với những cựu vô địch thế giới Bobby Fischer Anatoly Karpov Vasily, , Smyslov và Jose Raúl Capablanca.

- Thời thơ ấu Carlsen sinh ra ở Na Uy vào ngày 30 tháng 11 năm 1990, là con của Sigrun Øen, một kỹ sư hóa học và Henrik Albert Carlsen, nhà tư vấn trong lĩnh vực IT Gia đình cậu sống một năm ở Espoo Phần Lan, , sau đó chuyển đến Brussels, Bỉ rồi trở về Na Uy vào năm 1998 và định cư

Trang 21

khiếu với những thử thách trí tuệ: khi mới 2 tuổi, cậu có thể giải trò chơi xếp hình 50 miếng, khi 4 tuổi, cậu chơi Lego với hướng dẫn dành cho trẻ em từ 10-14 tuổi Carlsen được bố dạy chơi cờ vua năm 5 tuổi mặc dù cậu không thấy hứng thú với cờ vua Carlsen có ba người chị, và năm 2010, Carlsen nói rằng một trong những điều làm cho anh có động lực chú tâm vào cờ vua xuất phát từ mong ước đánh bại chị của mình Cuốn sách đầu tiên mà cậu đọc là của Bent Larsen: Find the Plan Carlsen tự phát triển các kỹ năng cờ vua của mình bằng cách chơi cờ vua một mình hàng giờ liền – di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, tìm các đòn phối hợp và chơi lại các trận đấu hoặc một thế trận nào đó được bố mình dạy Cậu tham dự giải đấu đầu tiên – hạng đấu trẻ nhất

Carlsen sau đó được huấn luyện tại Trường Trung học Thể thao Chuyên nghiệp Na Uy (Norwegian College of Elite Sport) bởi kỳ thủ hàng đầu quốc gia, Đại kiện tướng Simen Agdestein Vào năm 2000, Agdestein giới thiệu Carlsen với Torbjørn Ringdal Hansen, một Kiện tướng Quốc tế (IM) và cựu vô địch trẻ của Na Uy Họ bắt đầu tập luyện hàng tuần vào tháng 3 Carlsen thăng tiến rất nhanh với Hansen, giành được hơn một nghìn điểm elo trong vòng chưa đầy một năm Giải đấu đánh dấu bước ngoặt của cậu là Giải Vô địch Cờ vua Na Uy trẻ vào tháng 9, năm 2000, khi Carlsen giành được 3½/5 trước các kỳ thủ trẻ hàng đầu Na Uy và Rating Performance (PR) khoảng 2000 Ngoài việc chơi cờ mà Carlsen học từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày, cậu thích chơi bóng đá, trượt tuyết và đọc truyện tranh Donald Duck

Từ mùa thu năm 2000 đến cuối năm 2002, Carlsen chơi khoảng 300 giải đấu tính elo, vài giải cờ chớp và một vài giải đấu nhỏ khác Cậu đạt 3 chuẩn Kiện tướng Quốc tế gần như liên tiếp: lần đầu vào tháng 1 năm 2003 tại giải Gausdall Troll Masters (7/10 điểm, 2345 PR); lần thứ hai vào tháng 6 năm 2003 tại giải Salongernas IM ở Stockholm (6/9, 2470 PR); lần thứ ba vào

Trang 22

tháng 7 năm 2003 tại Cúp Politiken ở Copenhagen (8/11, 2503 PR) Cậu được chính thức phong là Kiện tướng Quốc tế vào ngày 20 tháng 8 năm 2003 Sau khi học xong tiểu học, Carlsen nghỉ một năm để tham dự các giải đấu quốc tế tổ chức ở châu Âu trong suốt mùa thu năm 2003 Cùng năm đó, cậu đồng hạng 3 tại giải Vô địch U14 châu Âu

- Carlsen giành Oscar Cờ vua vào các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 Oscar Cờ vua được tạp chí cờ vua Nga "64" trao cho kỳ thủ xuất sắc nhất năm thông qua các phiếu bầu từ những nhà phê bình cờ vua, phóng viên và tác giả Tờ báo Na Uy "Verdens Gang" đã trao tặng danh hiệu Årets navn ("Người của năm") cho Carlsen 2 lần, vào năm 2009 và 2013 VG cũng trao tặng anh danh hiệu "Vận động viên của năm" vào năm 2009 Trong cùng năm đó, anh được trao tặng danh hiệu Folkets Idrettspris – một danh hiệu do các độc giả tờ Dagbladet bình chọn Vào năm 2011, anh được trao giải thưởng Peer Gynt, một giải thưởng của Na Uy nhằm vinh danh người hoặc tổ chức đã có những thành tích xuất sắc và vượt trội trong năm vừa qua Năm 2012, anh tiếp tục được trao tặng giải "Folkets Idrettspris" Năm 2013, tạp chí Time vinh danh Carlsen là một trong 100 người ảnh hưởng nhất đến thế giới.

- Thành tích vào tháng 1 năm 2009, theo bảng xếp hạng của FIDE, với 15 tuổi, 32 ngày, Carlsen đạt elo 2625, trở thành kỳ thủ trẻ nhất từng vượt qua mốc 2600 (kỷ lục này sau đó bị phá vỡ bởi Wesley So ở 14 tuổi, 358 ngày) Vào tháng 7 năm 2007, ở 16 tuổi, 213 ngày, Carlsen đạt elo 2710, trở thành kỳ thủ trẻ nhất từng vượt qua mốc 2700 Vào tháng 5 tháng 9 năm 2008, sau khi thắng vòng 4 tại Giải Bilbaol Carlsen, chỉ mới 17 tuổi, 280 ngày đã trở thành số 1 thế giới trên bảng xếp hạng chưa chính thức Chức vô địch Giải Nanjing Pearl 2009 giúp cho elo của Carlsen tăng lên 2801, khiến anh trở thành người trẻ nhất từng vượt qua mốc 2800 (18 tuổi, 336 ngày) Người trẻ nhất trước đó là Kramnik ở tuổi 2 Trước Carlsen, chỉ có Kasparov,

Trang 23

Topalov, Kramnik và Anand từng vượt qua mốc 2800 Sau Giải Tưởng niệm Tal (tháng 11 năm 2009) anh trở thành số 1 thế giới trên bảng xếp hạng không chính thức với mức elo mới là 2805.7, 0.6 điểm nhiều hơn kỳ thủ số 2, Veselin Topalov

Theo bảng xếp hạng FIDE tháng 1 năm 2010 (tính 16 trận tại Giải Tưởng niệm Tal và Giải London Chess Classic), Elo của Carlsen đạt mốc 2810 Điều này đồng nghĩa với việc Carlsen trở thành số 1 trẻ nhất trong lịch sử thế giới (19 tuổi, 32 ngày) và là kỳ thủ số 1 đầu tiên không thuộc Nga và các nước Đông Âu kể từ Bobby Fischer năm 1971

Theo bảng xếp hạng FIDE tháng 3 năm 2010, Carlsen đạt mức elo cao mới trong sự nghiệp là 2813 – chỉ sau Kasparov Vào tháng 1 năm 2013, theo bảng xếp hạng FIDE< Carlsen đạt elo 2861, vượt qua kỷ lục el 2851 của Kasparov lập được vào tháng 7 năm 1999.

Wilhelm (sau đổi thành William) Steinitz (17 tháng 5 năm 1836 – 12 tháng 8 năm 1900) là một kỳ thủ cờ vua

người Áo và sau này là người Mỹ, và nhà vô địch cờ vua thế giới được thừa nhận đầu tiên từ năm 1886 đến năm 1894 Ông cũng là một tác giả và lý thuyết gia cờ vua có ảnh hưởng lớn.

Khi thảo luận về lịch sử cờ vua từ năm 1850 trở đi, các nhà bình luận đã tranh luận liệu Steinitz có thể được coi là nhà vô địch thế giới từ một quãng thời gian trước đó, có lẽ

sớm nhất là năm 1866 Steinitz mất danh hiệu của mình vào tay Emanuel

Trang 24

Steinitz sinh ngày 17 tháng 5 năm 1836, trong khu ổ chuột của người Do Thái ở Praha (thời điểm đó thuộc Bohemia, một phần của Đế quốc Áo) Wilhelm là con út còn sống trong mười ba con trai của một thợ may Ông học chơi cờ vua ở tuổi 12 Ông tập trung chơi cờ vua ở tuổi 20, sau khi rời Praha năm 1857 để học toán tại Viên, tại trường Bách khoa Viên Steinitz đã học đại học hai năm Sự nghiệp cờ vua đến năm 1881: Steinitz cải thiện nhanh chóng lối chơi vào cuối thập niên 1850, từ hạng ba ở Giải vô địch thành phố Viên năm 1859 lên ngôi vô địch năm 1861, với điểm số 30/31 Trong thời kỳ này, ông được mệnh danh là "Morphy người Áo" Điều này có nghĩa ông đã trở thành kỳ thủ mạnh nhất Áo.

Steinitz được đại diện cho Áo tham dự Giải cờ vua London 1862 Ông chỉ về hạng sáu, nhưng ván thắng trước Augustus Mongredien được trao giải thưởng ván đấu xuất sắc Ngay sau đó ông có trận đấu tay đôi với kỳ thủ hạng năm giải này, kỳ thủ lão luyện người Ý Serafino Dubois Steinitz đã chiến thắng với kết quả 5 thắng, 1 hòa và 3 thua Những kết quả này đã khích lệ ông chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp Ông chuyển đến sống ở London Trong thời gian 1862–63 Steinitz đã có trận thắng áp đảo trước kỳ thủ Anh Joseph

hàng đầu thế giới trong vòng 20 năm nhưng ở thời điểm đó mới chỉ bắt đầu chơi cờ được hai năm Steinitz tiếp tục chiến thắng những trận đấu trước các kỳ thủ Anh hàng đầu: Frederic Deacon và Augustus Mongredien năm 1863, Valentine Green năm 1864 Đạt được những thành tích này ông cũng phải trả giá: vào tháng 3 năm 1863 Steinitz đã phải viết thư xin lỗi Ignác Kolisch vì không trả được nợ, bởi trong khi Steinitz bận đánh bại Blackburne, Daniel Harrwitz đã "cuỗm mất" tất cả khách hàng của ông ở Câu lạc bộ cờ London, là nguồn thu nhập chính của Steinitz.

Trang 25

José Raúl Capablanca yGraupera (19 tháng 11 năm 1888 – 8 tháng

3 năm 1942) là một kỳ thủ cờ vua người Cuba và là nhà vô địch cờ vua thế giới từ năm 1921 đến 1927 Capablanca được đánh giá là một trong những kỳ thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, ông nổi tiếng với kĩ năng cờ tàn xuất chúng và tốc độ chơi nhanh Trong suốt sự nghiệp cờ vua, xét những ván đấu ở đẳng cấp hàng đầu, Capablanca chỉ để thua 35 ván,

điều này là minh chứng cho việc ông là kỳ thủ rất khó bị đánh bại.

Capablanca sinh ra ở Havana Cuba, Ở tuổi 13 ông đánh bại nhà vô địch cờ vua người Cuba Juan Corzo trong một trận đấu kéo dài 13 ván Sau chiến thắng trước Frank Marshall trong trận đấu năm 1909, ông nhận được lời mời tham dự giải San Sebastian năm 1911 Tại đây ông đã qua mặt một số kỳ thủ danh tiếng như Akiba Rubinstein Aron Nimzowitsch, và Siegbert Tarrasch để lên ngôi cao nhất Giai đoạn tiếp theo là những nỗ lực không thành của Capablanca trong việc giành quyền có mặt ở trận đấu tranh chức vô địch thế giới với nhà đương kim vô địch khi đó là Emanuel Lasker, dù vậy ông vẫn đạt được kết quả tốt tại các giải đấu khác Cuối cùng thì vào năm 1921 ông cũng đã giành được danh hiệu vô địch từ tay Lasker Từ ngày 10 tháng 2 năm 1916 đến ngày 21 tháng 3 năm 1934 Capablanca bất bại, trong đó có bao gồm trận tranh chức vô địch thế giới với Lasker.

Vào năm 1927 Capablanca đánh mất danh hiệu vô địch vào tay Alexander

thành trong nhiều năm nhằm sắp xếp một trận tái đấu, mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng Trong giai đoạn này Capablanca tiếp tục gặt hái được

Trang 26

những thành tích xuất sắc tại các giải đấu cho tới khi rút lui vào năm 1931 Năm 1934 Capablanca có sự trở lại và đạt được một số kết quả tốt, tuy nhiên ở ông bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh huyết áp cao Capablanca qua đời năm 1942 vì xuất huyết não gây ra bởi chứng tăng huyết áp.

Capablanca nổi trội trong cờ tàn và những thế cờ đơn giản, ông có thể chơi chiến thuật khi cần và có kỹ thuật phòng thủ tốt Trong sự nghiệp của mình Capablanca viết vài cuốn sách, trong đó cuốn Chess Fundamentals đã được Mikhail Botvinnik mô tả là cuốn sách hay nhất về cờ vua từng được viết Capablanca không thích đi phân tích chi tiết mà tập trung vào những tình huống then chốt của ván đấu Phong cách của ông đã ảnh hưởng đến lối chơi của các nhà vô địch thế giới sau này là Bobby Fischer và Anatoly Karpov.

Robert James "Bobby" Fischer (9 tháng 3 năm 1943 – 17 tháng 1

năm 2008) là một Đại kiện tướng cờ vua người Mỹ và là nhà vô địch thế giới thứ 11 Nhiều người đã nhận định ông là kỳ thủ cờ vua vĩ đại nhất mọi thời đại

Ở tuổi 13 Fischer giành chiến thắng ngoạn mục trong một ván đấu nổi tiếng được biết đến với tên gọi Ván cờ thế kỷ Kể từ năm 14 tuổi,

Fischer 8 lần tham dự Giải Vô địch Cờ vua Mỹ và vô địch toàn bộ với ít nhất một điểm dư Tuổi 15, ông trở thành đại kiện tướng trẻ nhất cho đến thời điểm đó đồng thời là ứng viên trẻ nhất cho danh hiệu vô địch thế giới Năm 20 tuổi, Fischer giành chiến thắng tại giải vô địch cờ vua Mỹ với số điểm 11/11, điểm

tài liệu về cờ vua

Trang 27

Vào những năm đầu thập niên 1970, Fischer "thống trị những địch thủ đương thời đến một mức độ chưa từng thấy trước hoặc sau đó".Trong giai đoạn này ông vô địch giải Interzonal 1970 với kỷ lục dư 3½ điểm và thắng 20 ván liên tiếp, bao gồm hai trận chưa từng có tiền lệ với tỷ số 6-0 tại Giải Candidates Tháng 7 năm 1971, ông trở thành kỳ thủ số một chính thức đầu tiên trong danh sách của Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE) và giữ vị trí này trong vòng tổng cộng 54 tháng Năm 1972, ông giành lấy chức vô địch thế giới từ

tại Reykjavík Iceland, , trận đấu công khai đại diện cho sự đối đầu của hai cường quốc trong chiến tranh Lạnh đã thu hút sự chú ý của thế giới hơn bất kỳ sự kiện tương tự nào trước đây

Vào năm 1975, Fischer từ chối bảo vệ danh hiệu vô địch khi ông không đạt được sự đồng thuận với FIDE về một trong những điều kiện để tổ chức trận đấu Sau đó, Fischer trở nên ít xuất hiện, biến mất trong mắt công chúng cho đến năm 1992, thời điểm mà ông chiến thắng trong một trận tái đấu không

đang đặt dưới lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc Sự tham dự của Fischer dẫn tới một cuộc xung đột giữa ông và chính phủ Mỹ, họ đòi hỏi thuế thu nhập cho trận thắng của Fischer và cuối cùng ban hành lệnh bắt giữ ông Trong thập niên 1990, Fischer được cấp bằng sáng chế về một sửa đổi trong hệ thống định giờ, theo đó sau mỗi nước đi mỗi kỳ thủ sẽ được thêm một khoảng thời gian Đây là một yếu tố tiêu chuẩn trong thực tiễn các trận đấu và giải đấu hàng đầu hiện nay Ngoài ra ông còn sáng tạo một biến thể cờ vua được gọi là Chess960

Cũng trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Fischer định cư tại Hungary, Đức, Philippines, Nhật Bản, Iceland và ông ngày càng có nhiều

Trang 28

nhận xét bài Mỹ và bài Do Thái trên các đài phát thanh khác nhau Có thể vì lý do này mà ông đã bị thu hồi hộ chiếu Mỹ Fischer, do không biết việc hộ chiếu của mình bị thu hồi, đã đến Nhật Bản, tại đây ông bị các nhà chức trách nước này bắt giữ và giam trong vòng 8 tháng (từ 2004 đến 2005) đồng thời đe dọa trục xuất Vào tháng 3 năm 2005, Iceland đã cấp quyền công dân đầy đủ cho Fischer dẫn tới việc các nhà chức trách Nhật trả tự do cho ông Sau đó Fischer đến Iceland và sống quãng đời còn lại tại đây cho đến khi qua đời vào Khi vào tuổi 22, ông đã thuộc nhóm những kỳ thủ mạnh nhất thế giới Trong suốt thập

kỉ 1920, ông vô địch phần lớn các giải đấu mình tham dự Năm 1927, ông trở thành vua cờ thứ tư sau khi đánh bại José Raúl Capablanca Đó là trận tranh ngôi vô địch thế giới kéo dài nhất cho đến năm 1985.

Vào đầu thập niên 1930, Alekhine thống trị các giải đấu cờ và vô địch ở hai giải hàng đầu với số điểm cách biệt Ông cũng ngồi bàn đầu tiên của đội

huy chương cá nhân và một giải thưởng đặc biệt) Alekhine từng đề nghị Capablanca một trận tái đấu với những điều kiện như Capablanca đã đặt ra

Trang 29

cho ông, nhưng thương lượng không đi đến kết quả và trận tái đấu đó đã không xảy ra Trong khi đó, Alekhine bảo vệ thành công danh hiệu vô địch một cách khá dễ dàng trước Bogoljubov năm 1929 và 1934 Ông thất bại trước Euwe năm 1935, nhưng sau đó đã lấy lại ngôi vua cờ vào năm 1937 Tuy nhiên, ở thời điểm đó, kết quả đấu giải của ông thất thường và các ngôi sao trẻ mới nổi như Keres Fine, và Botvinnik đã có ý định trở thành nhà thách đấu Các cuộc đàm phán về một trận tranh ngôi vua cờ với Keres hoặc Botvinnik đã bị hoãn lại do Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại châu Âu năm 1939 Khi cuộc thương thuyết về trận tranh ngôi vua cờ với Botvinnik đang diễn ra năm 1946 thì Alekhine qua đời tại Bồ Đào Nha với nguyên nhân không rõ ràng.

- Thời thơ ấu Alekhine sinh ra trong một gia đình khá giả ở Moskva, Nga Cha ông Alexander Ivanovich Alekhine là một điền chủ và cũng là Privy Councilor to the conservative legislative Fourth Duma Mẹ ông, Anisya Ivanovna Alekhina (nhũ danh Prokhorova), là con gái của một kỹ nghệ gia giàu có Alekhine được mẹ, và sau đó là các anh chị (Alexei và Varvara), hướng dẫn chơi cờ

- Khời nghiệp: Ván đấu đầu tiên được biết đến của Alekhine là tại một giải cờ thư tín bắt đầu từ 3 tháng 12 năm 1902, khi ông mới là một cậu bé 10 tuổi Ông còn tham gia vài giải cờ thư tín khác trong khoảng thời gian 1902– 11 Năm 1907, Alexander thi đấu tại một giải cờ truyền thống đầu tiên Đó là Giải Mùa xuân của câu lạc bộ cờ Moskva Vào cùng năm đó, Alexander đồng hạng 11–13 tại giải cờ Mùa thu của câu lạc bộ Anh trai của ông Alexei đứng đồng hạng 4–6 ở giải này Năm 1908, Alexander vô địch giải cờ Mùa xuân khi mới chỉ 15 tuổi Năm 1909, ông vô địch Giải nghiệp dư toàn Nga

lượng hơn, một số giải ở nước ngoài Ban đầu thì kết quả có thắng có thua,

Trang 30

nhưng đến tuổi 16 thì ông đã khẳng định được mình là một trong những kỳ thủ Nga hàng đầu Ông ngồi bàn đầu tiên ở hai trận đấu đồng đội giao hữu giữa hai câu lạc bộ cờ vua Moskva và Sankt Peterburg năm 1911 và 1912 (cả hai ván đều hòa với Eugene Znosko-Borovsky) Đến cuối năm 1911, Alekhine chuyển tới Sankt Peterburg vào Trường Luật Hoàng gia dành cho quý tộc Vào thời điểm 1912, ông là kỳ thủ mạnh nhất trong cộng đồng cờ vua ở Sankt Peterburg Tháng 3 năm 1912, ông vô địch Giải cờ mùa đông của câu lạc bộ Sankt Peterburg Tháng 4 năm 1912, ông vô địch Giải cờ phân hạng đầu tiên của câu lạc bộ Sankt Peterburg Tháng 1 năm 1914, Alekhine vô địch giải cờ vua lớn đầu tiên tại Nga khi đồng hạng nhất với Aron

nhau trong một trận đấu nhỏ để tranh giải nhất (mỗi kỳ thủ thắng một ván) Alekhine còn chơi một số trận đấu trong giai đoạn này và kết quả thường là có thắng có thua ban đầu nhưng sau thì chiếm ưu thế trước đối thủ.

Alekhine được biết tới với phong cách tấn công sáng tạo và sắc bén, kết hợp với kĩ năng cờ vị trí và tàn cuộc bậc thầy Alekhine còn là một tác giả sách cờ và nhà lý thuyết được đánh giá cao, có nhiều sáng tạo đóng góp cho khai cuộc, được đặt tên cho Phòng thủ Alekhine và một số biến khai cuộc khác Ông cũng là tác giả của một số bài tập tàn cuộc.

Vào thời gian tháng 4-5 năm 1914, một giải cờ vua Sankt Peterburg quan trọng được tổ chức tại thủ đô của Đế quốc Nga Alekhine về thứ ba giải này sau Lasker và Capablanca Theo một số tài liệu thì Nga hoàng Nikolai II đã phong tặng danh hiệu "Đại kiện tướng cờ vua" cho năm kỳ thủ dẫn đầu (Lasker, Capablanca, Alekhine, Tarrasch và Marshall) Tuy nhiên, sử gia cờ

cập đến là một bài báo của Robert Lewis Taylor tận 15 tháng 6 năm 1940 trên tạp chí The New Yorker và tự truyện của Marshall My 50 Years of Chess (Năm

Trang 31

mươi năm chơi cờ của tôi) (1942) Thành công bất ngờ của Alekhine đã đưa ông vào danh sách ứng viên tranh ngôi vua cờ Dù có hay không việc chính thức được phong danh hiệu, "Nhờ vào màn trình diễn đó, Alekhine trở thành một đại kiện tướng từ góc nhìn của bản thân và trong con mắt của khán giả" Tháng 7 năm 1914, Alekhine đồng hạng nhất với Marshall tại một giải ở Paris.

2 Các danh thủ (nữ) cờ vua hay trên thế giới:

- Có 39 nữ kỳ thủ cờ vua đạt danh hiệu Đại kiện tướng (Grandmaster -GM), danh hiệu cao nhất do Liên đoàn cờ vua quốc tế (FIDE) trao tặng Danh hiệu Đại kiện tướng được FIDE chính thức thiết lập năm 1950 Quy định hiện đại thường yêu cầu kỳ thủ phải có hệ số Elo tối thiểu 2500 và dành ba chuẩn GM giải đấu bao gồm chỉ số thi đấu cấp GM là 2600 để giành được danh hiệu, tuy vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ Từ năm 1993, các kỳ thủ giành chức vô địch cờ vua nữ thế giới được trao trực tiếp danh hiệu Đại kiện tướng Giống như tất cả các danh hiệu FIDE, Đại kiện tướng là danh hiệu trọn đời, không yêu cầu kỳ thủ duy trì phong độ hay phải tiếp tục thi đấu sau khi nhận.

Năm 1978, vận động viên cờ vua Gruzia Liên Xô Nona Gaprindashvili là phụ nữ đầu tiên trở thành Đại kiện tướng Chủ yếu do bà cũng là phụ nữ đầu tiên đạt chuẩn GM một năm trước đó Năm 1991, Susan Polgár là phụ nữ đầu tiên đạt danh hiệu Đại kiện tướng thỏa mãn điều kiện 3 chuẩn dựa trên chỉ số thi đấu Cuối năm đó, em gái bà Judit Polgár 15 tuổi trở thành đại kiện tướng trẻ nhất trong lịch sử cả nam lẫn nữ, phá kỷ lục trước đó của Bobby Fischer Đến năm 2000 chỉ có 6 nữ đại kiện tướng và số lượng nữ chưa bao giờ vượt quá vài phần trăm tổng số các đại kiện tướng Nhưng bước sang thế kỷ mới, số lượng phụ nữ đạt danh hiệu đã gia tăng vượt bậc Sự tăng trưởng này giúp tổ chức các giải đấu vòng tròn chỉ dành cho nữ như FIDE Women's Grand

Trang 32

Prix chủ yếu là các đại kiện tướng tham gia Đồng thời, khi mà danh hiệu này không còn quá quan trọng trong việc chỉ thị đẳng cấp cao trong cờ vua nói chung, tính từ năm 2000 đến nay, Hầu Dật Phàm là nữ kỳ thủ duy nhất lọt vào 100 kỳ thủ hàng đầu, giống như Judit Polgár và Maia Chiburdanidze trước đó Tính đến năm 2022, tất cả nữ đại kiện tướng đều còn sống và phần lớn những nữ kỳ thủ nhận danh hiệu từ sau năm 2000 vẫn đang thi đấu Trung Quốc và Nga có nhiều nữ đại kiện tướng nhất và 6 quốc gia có nhiều hơn một nữ đại kiện tướng Gần như tất cả nữ đại kiện tướng đều đến từ châu Âu hoặc châu Á, chỉ có Irina Krush của Hoa Kỳ là người duy nhất đến từ châu lục khác Kỷ lục nữ đại kiện tướng trẻ nhất của Judit Polgár đã bị Humpy Koneru lật đổ năm 2002, rồi tiếp tục bị xô ngã một lần nữa vào năm 2008 khi Hầu Dật Phàm nhận danh hiệu lúc mới 14 tuổi.

Hầu Dật Phàm (tiếng

Yìfán phát âm ) (sinh ngày 27 tháng 2 năm 1994, tại Hưng Hóa, Thái Châu, Giang Tô) là một Đại kiện

vô địch nữ thế giới thứ 13 Cô là kỳ

thủ nữ trẻ nhất từng đạt được danh hiệu này và cũng là kỳ thủ nữ đạt chuẩn Đại kiện tướng trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới, khi mới 14 tuổi Năm 12 tuổi, Hầu trở thành vận động viên trẻ nhất trong lịch sử từng tham gia một Giải vô địch cờ vua nữ thế giới của FIDE tổ chức tại Yekaterinburg Liên, bang Nga và Olympiad Cờ vua tổ chức tại Torino Ý, Tháng 6 năm 2007, Hầu Dật Phàm trở thành nhà vô địch Giải cờ vua T rung Quốc ít tuổi nhất trong

Trang 33

lịch sử Hầu Dật Phàm đạt chuẩn Kiện tướng nữ FIDE tháng 1 năm 2004, Đại

khi lọt vào trận chung kết Giải vô địch cờ vua thế giới năm 2008 Năm 2010, Hầu Dật Phàm trở thành nhà vô địch thế giới trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới (cả nam và nữ) sau khi đánh bại người đồng hương Nguyễn Lộ Phỉ trong trận chung kết Giải vô địch cờ vua nữ thế giới tổ chức tại Hatay Thổ Nhĩ Kỳ, , khi đó Hầu mới 16 tuổi.

Trong Giải vô địch thế giới 2012 cô đã bị loại sớm, nhưng cô lấy lại được danh hiệu trong năm 2013 nhờ đánh bại Anna Ushenina Sau đó, cô bị mất danh hiệu vô địch thế giới vì không chơi ở giải vô địch năm 2015 vì lý do lịch thi đấu Năm 2016, cô lấy lại danh hiệu vô địch thế giới sau khi đánh

Hầu Dật Phàm vượt được Judit Polgár, chiếm vị trí số 1 nữ trong bảng xếp hạng FIDE lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2015 và từ đó đến nay chỉ mất vị trí này một lần duy nhất khi Polgár lấy lại vị trí số 1 ở bảng xếp hạng cuối cùng một năm sau khi chị giải nghệ vào tháng 8 năm 2015 Hầu là kỳ thủ nữ thứ 3 (sau Judit Polgár và Humpy Koneru) từng có Hệ số Elo vượt quá 2600 điểm Tháng 1 năm 2011, Hầu Dật Phàm được tôn vinh là Vận động viên của năm tại Trung Quốc cho các môn thể thao nằm ngoài chương trình Thế vận hội Hầu bắt đầu chơi cờ vua thường xuyên từ năm lên 6, nhưng cô bé đã bắt đầu làm quen và yêu thích môn này từ năm lên 3 Chỉ sau khi tập chơi vài tuần, Hầu đã có thể đánh bại cả bố và bà nội, vì vậy khi cô bé lên 5, bố cô đã mời một giảng viên cờ vốn là Kiện tướng quốc tế là Đồng Uyên Minh để giúp cô bé được học hành bài bản Sau này Đồng kể lại rằng Hầu Dật Phàm có một tài năng khác thường, cô bé rất tự tin, có trí nhớ thiên bẩm, khả năng tính toán và phản xạ nhanh Tài năng của Hầu đã gây ấn tượng cho nhiều người

Trang 34

Năm 2003, Hầu được thi đấu với huấn luyện viên trưởng đội tuyển cờ vua Trung Quốc là Hiệp Giang Xuyên Ông Hiệp đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng cô bé 9 tuổi đã phát hiện được hầu hết các nước đi yếu của ông Trong năm này Hầu trở thành thành viên trẻ nhất của đội tuyển quốc gia và đã ngay lập tức giành vị trí quán quân trong Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới cho nữ hạng tuổi dưới 10 Tháng 6 năm 2007 ở tuổi 13, Hầu Dật Phàm trở thành nhà vô địch quốc gia trẻ nhất trong lịch sử cờ vua Trung Quốc

Judit Polgár (sinh ngày 23 tháng 7

năm 1976) là một đại kiện tướng cờ vua người Hungary Cô được nhìn nhận là kỳ thủ nữ mạnh nhất thế giới từ trước tới nay Năm 1991, Polgar đạt danh hiệu kiện tướng lúc 15 tuổi 4 tháng, vào thời điểm đó là kỳ thủ trẻ nhất đạt được danh hiệu này, phá vỡ kỷ lục trước đó do cựu vô địch thế giới Bobby

của FIDE, được xếp thứ 55 trong danh sách tháng 1 năm 1989, ở tuổi 12 Cô là người phụ nữ duy nhất được chọn để tham gia một giải đấu vô địch thế giới, vào năm 2005 Cô là người phụ nữ đầu tiên, và cho đến nay, là người duy nhất có hệ số ELO vượt qua 2700, với đỉnh cao sự nghiệp là 2735 - xếp hạng 8 thế giới, tại thời điểm năm 2005 Cô là người phụ nữ có hệ số ELO đứng đầu trên thế giới từ tháng 1 năm 1989 cho đến tháng 3 năm 2015, khi kỳ thủ Trung Quốc Hầu Dật Phàm thế chỗ; cô tiếp tục xếp số 1 một lần nữa trong tháng 8 năm 2015 trong bảng xếp hạng nữ, và đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của cô trong bảng xếp hạng của FIDE toàn cầu.

Trang 35

Cô đã vô địch hoặc đồng vô địch các giải đấu cờ vua của Hastings năm 1993, Madrid 1994, León 1996, Mỹ mở rộng 1998, Hoogeveen 1999, Sigeman & Co 2000, Japfa 2000, và Giải tưởng niệm Najdorf 2000

Polgar là người phụ nữ duy nhất đã giành được một trận thắng trước đương kim vô địch thế giới, và đã đánh bại mười một nhà vô địch thế giới hiện tại hay trước đây trong hoặc cờ nhanh hoặc cờ tiêu chuẩn: Magnus Carlsen, Anatoly Karpov Garry Kasparov Vladimir Kramnik, , , Boris Spassky, Vasily Smyslov Veselin Topalov Viswanathan Anand, , , Ruslan

Xie Jun (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1970) là một đại kiện tướng cờ vua Trung Quốc và là người phụ nữ châu Á đầu tiên trở thành đại kiện tướng cờ vua Cô đã có hai lần đăng quang Nhà vô địch cờ vua nữ thế giới riêng biệt, từ 1991 đến 1996 và một lần nữa từ 1999 đến 2001 Xie là một trong ba phụ nữ có ít nhất hai lần đăng quang riêng biệt, bên cạnh Elisaveta Bykova và Hou

Yifan Xie Jun là chủ tịch hiện tại của Hiệp hội Cờ vua Trung Quốc Năm 2019, cô được giới thiệu vào Đại sảnh Vinh danh Cờ vua Thế giới.

Mặc dù sinh ra ở Bảo Định, Hà Bắc vào năm 1970 và lớn lên ở Bắc Kinh, quê hương của Xie và cha mẹ cô là Liaoyuan, Cát Lâm.[3] Năm 6 tuổi, Xie bắt đầu chơi cờ tướng, và đến năm 10 tuổi, cô đã trở thành nhà vô địch cờ tướng nữ của Bắc Kinh Trước sự thúc giục của chính quyền, cô sớm bắt đầu chơi cờ vua quốc tế Bất chấp các cơ hội tập luyện thờ ơ, Xie đã trở thành nhà vô địch cờ vua nữ Trung Quốc năm 1984 Năm 1988, cô giành vị trí thứ hai-thứ tư tại

Trang 36

Giải vô địch nữ trẻ thế giới ở Adelaide; với tư cách là tay vợt châu Á có thứ hạng cao nhất trong giải đấu, cô đã giành được danh hiệu Giải vô địch trẻ em gái châu Á.

Ở tuổi 20, Xie giành quyền thách đấu cho danh hiệu vô địch thế giới dành cho nữ, và vào năm 1991, cô đánh bại Maia Chiburdanidze của Georgia, người đã giữ danh hiệu này từ năm 1978, với tỷ số 8½–6½ Năm 1993, cô bảo vệ thành công danh hiệu của mình trước Nana Ioseliani (thắng trận 8½–2½) Vào mùa hè năm 1994, cô đã được trao danh hiệu Grandmaster đầy đủ;[6] người phụ nữ thứ sáu từng được trao danh hiệu đó Cô thua Susan Polgar của Hungary (8½–4½) tại Giải vô địch cờ vua thế giới nữ năm 1996 nhưng giành lại danh hiệu vào năm 1999 bằng cách đánh bại một người vào chung kết chức vô địch khác, Alisa Galliamova (8½–6½), sau khi Polgar từ chối chấp nhận các điều kiện thi đấu và bị tước danh hiệu.Năm 2000, FIDE thay đổi thể thức của giải vô địch thế giới sang thể thức loại trực tiếp và Xie lại giành được danh hiệu này, đánh bại tay vợt đồng hương Trung Quốc Qin Kanying 2½–1½ trong trận chung kết.

Tại Quảng Châu vào tháng 4 năm 2000, nhà vô địch nữ Xie đấu với nhà cựu vô địch thế giới Anatoly Karpov Được coi là "cuộc thi cờ vua giữa nữ và nam", trận đấu bao gồm bốn ván ở điều khiển thời gian bình thường và hai ván cờ nhanh Karpov thắng phần 4 ván với tỷ số 2½–1½ (1 thắng, 3 hòa), và phần cờ nhanh cũng thuộc về Karpov, 1½–½ (1 thắng, 1 hòa).

Một anh hùng ở Trung Quốc, Xie được biết đến rộng rãi nhờ sự lạc quan và phong cách tấn công sống động Thành công của cô đã góp phần phổ biến cờ vua quốc tế ở đất nước cô và phần còn lại của châu Á Xie Jun đã chứng tỏ là người đầu tiên trong số các nữ kỳ thủ mạnh của Trung Quốc, những người khác là Zhu Chen, Xu Yuhua và Wang Lei Cô cũng là nhân tố quan trọng

Trang 37

giúp đội tuyển nữ Trung Quốc giành huy chương vàng tại Olympic Cờ vua 1998 tại Elista ở Kalmykia, Nga.

Tháng 7 năm 2004, cô được trao danh hiệu Trọng tài viên quốc tế và Huấn luyện viên cấp cao của FIDE.Vào tháng 4 năm 2019, Xie Jun được bổ nhiệm làm chủ tịch mới của Hiệp hội Cờ vua Trung Quốc.

Susan Polgar (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1969, tên khai sinh: PolgárZsuzsanna và thường được gọi là Zsuzsa Polgár) là một kỳ thủ cờ

Trong danh sách xếp hạng FIDE tháng 7 năm 1984, ở tuổi 15, Polgar đã trở thành tay vợt nữ được xếp hạng hàng đầu trên thế giới Năm 1991, cô trở thành người phụ nữ thứ ba được FIDE trao tặng danh hiệu Grandmaster Cô đã giành được mười hai huy chương tại Thế vận hội cờ vua nữ (5 vàng, 4 bạc và 3 đồng).

Với tư cách là một huấn luyện viên, nhà văn và nhà quảng bá, Polgar tài trợ cho các giải đấu cờ khác nhau dành cho các cầu thủ trẻ và là người đứng đầu Viện Susan Polgar for Chess Excellence (SPICE) tại Đại học Webster Cô từng là Chủ tịch (hoặc đồng chủ tịch) của Ủy ban cờ vua phụ nữ từ năm 2008 đến cuối năm 2018.

- Đời tư: Polgar sinh ra và lớn lên tại Budapest Hungary, , trong một gia đình Do Thái gốc Hungary Năm 1994, Polgar kết hôn với cố vấn máy tính

Trang 38

Jacob Shutzman và chuyển đến New York Họ có hai con trai, Tom (sinh năm 1999) và Leeam (sinh năm 2000) Cô sau đó đã ly hôn Vào tháng 12 năm 2006, cô kết hôn với người quản lý doanh nghiệp lâu năm và người bạn của mình, Paul Truong Hiện cô sống ở ngoại ô St Louis, Missouri

- Sự nghiệp cờ vua: Polgar và hai em gái của cô, Đại kiện tướng Judit và International Master Sofia, là một phần của một thí nghiệm giáo dục được cha của họ László Polgár thực hiện Laszlo đã tìm cách chứng minh rằng trẻ em có thể đạt được những thành tích đặc biệt nếu được đào tạo trong một chuyên ngành từ khi còn rất nhỏ "Thiên tài được tạo ra, không phải được sinh ra", là luận điểm của László Ông và vợ Klara đã giáo dục ba cô con gái của họ ở nhà, với cờ vua là môn chính Năm 2007, National Geographic đã phát hành một bộ phim tài liệu dài một giờ mang tên "Bộ não xuất sắc của tôi" với chủ đề chính là Susan (được phát hành lại dưới dạng DVD ở nhiều quốc gia bằng nhiều ngôn ngữ cho đến năm 2010) Người cha cũng dạy ba cô con gái tiếng Esperanto Hầu hết gia đình cô cuối cùng đã di cư sang Israel, nhưng Susan Polgar chuyển đến New York sau khi kết hôn với

người Do Thái, đã thiệt mạng trong Holocaust, và cả hai bà của cô đều là những người sống sót trong trại Auschwitz

Năm 4 tuổi, Susan Polgar đã giành chiến thắng trong giải cờ vua đầu tiên của mình, Giải vô địch thiếu nữ dưới 11 tuổi của Budapest, với số điểm 10-0 Năm 1981, khi mới 12 tuổi, cô đã giành giải vô địch nữ dưới 16 tuổi Bất chấp những hạn chế về quyền tự do chơi trong các giải đấu quốc tế, vào tháng 7 năm 1984, ở tuổi 15, Polgar đã trở thành tay cờ nữ được đánh giá cao nhất trên thế giới Năm 1986, ở tuổi 17, cô suýt đủ điểm vượt qua vòng loại cấp vùng, bước đầu tiên trong chu kỳ vô địch thế giới của nam giới

Trang 39

Vào tháng 11 năm 1986, FIDE quyết định tặng 100 điểm xếp hạng Elo cho tất cả những người chơi nữ tích cực, ngoại trừ Polgar, và việc này đã đánh bật cô khỏi vị trí hàng đầu trong danh sách xếp hạng FIDE tháng 1 năm 1987 Lý do là xếp hạng phụ nữ của FIDE không tương xứng với xếp hạng của nam giới vì phụ nữ có xu hướng chơi trong các giải đấu chỉ dành cho nữ, Polgar là một ngoại lệ vì cho đến thời điểm đó, cô chủ yếu chơi với các kỳ thủ nam Vào tháng 1 năm 1991, Polgar trở thành người phụ nữ thứ ba được FIDE trao danh hiệu Đại kiện tướng, sau Nona Gaprindashvili và Maia Chiburdanidze Vào năm 1992, Polgar đã giành được cả Giải vô địch thế giới dành cho nữ và Giải vô địch thế giới cờ nhanh dành cho nữ.

Trước năm 1992, Polgar có xu hướng tránh các giải đấu chỉ dành cho nữ Cô bước vào vòng đua của các ứng cử viên cho Giải vô địch thế giới dành cho nữ năm 1993 và bị loại sau trận đấu cuối cùng của các ứng cử viên với Nana Ioseliani Trận đấu được rút ra tại bàn cờ và người chiến thắng tiến đến chức vô địch dựa trên rút thăm Cô đã trở thành Nhà vô địch Thế giới Phụ nữ ở lần thử thứ hai vào năm 1996 Trận bảo vệ danh hiệu của cô chống lại Xie Jun của Trung Quốc đã được lên kế hoạch diễn ra vào năm 1998 nhưng FIDE đã không thể tìm được một nhà tài trợ thỏa đáng Đầu năm 1999, một trận đấu đã được sắp xếp, nhưng Polgar phản đối các điều kiện đưa ra Do đó, Polgar đã yêu cầu hoãn lại vì cô đang mang thai và sẽ sinh ra một đứa trẻ, Tom, vào tháng 3 năm 1999 Cô cảm thấy rằng mình không có đủ thời gian để hồi phục, và thứ hai là vì trận đấu sẽ được tổ chức hoàn toàn ở Trung Quốc, quê hương của kỳ thủ thách đấu Cô cũng muốn có một quỹ giải thưởng lớn hơn phù hợp với ít nhất là mức tối thiểu theo quy định của FIDE tại thời điểm đó (200000 CHF).

Trang 40

Khi Polgar từ chối thi đấu dưới những điều kiện này, FIDE tuyên bố rằng cô đã bỏ chức vô địch, và thay vào đó đã tổ chức một trận đấu tranh chức vô địch giữa Xie Jun và Alisa Galliamova, với người thắng là Xie Jun Polgar đã đâm đơn kiện tại Tòa án Trọng tài Thể thao ở Lausanne Thụy Sĩ, để được bồi thường bằng tiền và yêu cầu khôi phục danh hiệu của cô Vào tháng 3 năm 2001, vụ kiện đã được giải quyết, với việc Polgar rút lại các yêu cầu của mình và FIDE đồng ý trả phí luật sư của Polgar với số tiền 25.000 đô la Vì Xie Jun đã lên ngôi vô địch thế giới cho nữ, FIDE không thể khôi phục danh hiệu cho Polgar Polgar đã không tham gia vào các chu kỳ Giải vô địch thế giới phụ nữ tiếp theo.

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan