một cách thuận lợi.Có thể nói rằng bao bì TP được yêu cầu một cách nghiêm khắc về cấu tạo và chất lượng thông tin cấu tạo gắn liền với phương pháp đóng bao bì.Hình 1.1:Các dạng bao bì củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BÁO CÁO BAO BÌ THỰC PHẨM CHỦ ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM ĐẾN
SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
GVHD: TS.Hoàng Văn Chuyển SVTH:
Phạm Đạt Thành 19116129Dương Thiên Phú 21116104Phạm Ngọc Quỳnh Đan 21116120Trương Thị Thanh Trúc 21116379
Trang 2
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10 Tháng 05 năm 2023
DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023
1 Mã môn học: FOPA421250
2 Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Văn Chuyển
3 Tên đề tài: Ảnh hưởng của bao bì thực phẩm đến sức khoẻ con người.
4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:
ST
T HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
TỈ LỆ % THAM GIA
Ghi chú:
- Tỉ lệ % = 100%: mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia được đánh giá bởi nhóm trưởng và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm
Nhận xét của giảng viên
TP HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2023
Trang 3TS Hoàng Văn Chuyển
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trườngĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhất là khoa công nghệ hóa học – thực phẩm đãcho chúng em được học môn học này, để được hiểu thêm nhìều kiến thức hơn về cácloại hình bao bì thực phẩm , những loại vật liệu bao bì mà chúng ta thường sử dụngtrong đời sống hằng ngày Và đặc biệt là giảng viên bộ môn trực tiếp giảng dạy mônBao Bì Thực Phẩm – Thầy Hoàng Văn Chuyển đã giảng dạy nhiệt tình, tận tâm truyềnđạt cho chúng em những kiến thức sâu rộng bổ ích trong môn học suốt thời gian họctập vừa qua, giúp chúng em có đủ kiến thức để vận dụng vào bài tiểu luận này Đâychắc chắn sẽ là những kiến thức vô cùng quý báu, là hành trang để chúng em dễ dàngtiếp thu thêm những môn học về chuyên ngành sau này
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn hẹp và khả năng tiếp thu còn hạn chế Do vậy,trong quá trình thực hiện bài tiểu luận sẽ khó có thể tránh khỏi những sơ sót Nhóm emrất mong được cô đóng góp thêm ý kiến để có thể hoàn chỉnh hơn những chỗ kiến thứccòn thiếu sót và chưa chính xác khi chúng em thực hiện bài tiểu luận
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
Trang 6MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG 8
PHẦN GIỚI THIỆU 1
NỘI DUNG 2
1.Tổng quan 2
1.1.Khái niệm về bao bì thực phẩm 2
1.1.2.Lịch sử phát triển bao bì thực phẩm 4
1.1.3.Vai trò của bao bì trong việc bảo quản thực phẩm 10
1.2.Phân loại bao bì thực phẩm 11
1.3.Tiêu chuẩn liên quan đến bao bì thực phẩm 13
1.3.1.Chất lượng bao bì thực phẩm 13
1.3.2.Tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm 14
2.Ảnh hưởng của bao bì thực phẩm đến sức khỏe con người 14
2.1.Thành phần, tính chất, ứng dụng và ảnh hưởng của từng loại bao bì tới sức khỏe con người 14
2.1.1.Bao bì giấy 14
2.1.2.Bao bì thủy tinh 16
2.1.3 Bao bì Polystyrene (PS) 17
2.1.4 Polypropylene (PP) 17
2.1.5 Polyethylene (PE) 18
2.1.6.Bao bì kim loại 20
2.2.Các tương tác giữa bao bì và thực phẩm gây ra hư hỏng thực phẩm 23
2.2.1.Chuyển hóa từ bao bì nhựa đến thực phẩm 24
2.2.2.Chuyển hóa từ các loại bao bì khác 28
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển hóa từ vật liệu tiếp xúc với thực phẩm .31
2.2.4 Lựa chọn vật liệu đóng gói để tránh quá trình chuyển hóa và tránh hiện tượng ôi thiu trong sản phẩm thực phẩm 32
2.3 Các chất độc hại có thể có trong bao bì thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe 32
2.3.1.Bisphenol A (BPA) 32
2.3.2.Phthalates 37
3.Tác động của vật liệu làm bao bì thực phẩm ảnh hưởng đến môi trường 39
3.1.Việc sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm 39
3.2.Vận chuyển bao bì thực phẩm 40
Trang 73.3.Xử lý chất thải bao bì 41
4.Giải pháp để giảm thiểu tác động của bao bì thực phẩm đến sức khỏe con người và môi trường 43
5 Xu hướng bao bì thực phẩm đối với thế giới ngày nay 45
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 8PHỤ LỤC HÌ
Hình 1.1:Các dạng bao bì của đơn vị sản phẩm 2Hình 1.2:Bao bì chia môi trường thành hai phần: môi trường bên trong bao bì và môitrường bên ngoài bao bì 3Y
Hình 2.1:Quy trình sản xuất BPA 33Hình 2.2:Tác dụng của Phthalates với cơ thể con người 38Hình 3.1: Thời gian phân hủy của các vật liệu bao bì 42
Trang 9PHỤ LỤC BẢ
Y
Bảng 2.1:Bảng mức độ những chất chuyển hóa cụ thể trong thực phẩm 24Bảng 2.2:Bảng nồng độ ngưỡng nhận biết mùi vị đối với styrene 25
Trang 10PHẦN GIỚI THIỆU1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, có thể nói việc sử dụng bao bì thực phẩm của người tiêu dùng đangtrở nên rất phổ biến Các loại vật liệu bằng túi giấy, bọc nilon, chai nhựa, lon thủy tinhđược sử dụng rất nhiều Tuy nhiên, điều đó cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏecủa chúng ta Khi chúng ta sử dụng quá mức, đồng nghĩa là lượng rác thải ra ngoàimôi trường cũng nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và gián tiếp đến sứckhỏe của chúng ta Môi trường bị ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm dẫn đếnbầu không khí và nguồn nước chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ mang đến những nguồnbệnh, mối nguy hại ấp ủ từ bên trong
Và hiện nay, khoa học phát triển, thì người ta đang dần tìm ra các loại bao bì tốtvới sức khỏe con người, tiện lợi và thân thiện với môi trường
Để tiếp cận cũng như là hiểu rõ hơn, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài tiểuluận “Ảnh hưởng của bao bì thực phẩm đến sức khỏe con người.”
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu rõ tổng quan về bao bì thực phẩm và những ảnh hưởng của bao bì thựcphẩm
- Nêu ra được các ảnh hưởng của bao bì đến sức khỏe con người
- Đánh giá ưu, nhược điểm của các loại bao bì
3.Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu và nghiên cứu giáo trình liên quan đến bao bì thực phẩm
- Tham khảo nguồn tài liệu internet
- Thảo luận nhóm,tư duy,tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm
Trang 11NỘI DUNG1.Tổng quan
1.1.Khái niệm về bao bì thực phẩm
Định nghĩa: Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị Bao bì có thểbao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sảnphẩm Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểmtra và thương mại một cách thuận lợi
Có thể nói rằng bao bì TP được yêu cầu một cách nghiêm khắc về cấu tạo và chấtlượng thông tin (cấu tạo gắn liền với phương pháp đóng bao bì)
Hình 1.1:Các dạng bao bì của đơn vị sản phẩm
Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian chung quanh vậtphẩm thành hai môi trường
Môi trường bên trong bao bì: là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.Môi trường bên ngoài: là không gian bên ngoài bao bì, sẽ hoàn toàn không tiếpxúc với thực phẩm trong trường hợp bao kín
Bao bì kín ngăn cách môi trường ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trongchứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốtthời hạn bảo quản
Trang 12Hình 1.2:Bao bì chia môi trường thành hai phần: môi trường bên trong bao bì và môi
trường bên ngoài bao bìLoại bao bì kín hoàn toàn được dùng bao bọc những loại thực phẩm chế biến côngnghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gianlưu hành trên thị trường, cho đến tay người tiêu dùng
Bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm là loại bao bì kín một lớp sẽ tiện lợi, đạt hiệu quảkinh tế cao trong công đoạn đóng bao bì (vì tiết kiệm được thời gian, công sức
và tự động dễ dàng)
Nhưng thông thường một lớp bao bì chỉ cấu tạo bằng một loại vật liệu thì không đảmbảo độ kín hoàn toàn do mỗi loại vật liệu đều có khuyết điểm Do đó bao bì một lớpthường được cấu tạo dạng ghép của nhiều loại vật liệu để khắc phục khuyết điểm củatừng loại vật liệu riêng lẻ
Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm): thành phẩm được tiếp xúc với môitrường ngoài Bao bì hở gồm có hai dạng:
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực phẩmkhông bảo quản lâu, hoặc chế biến ăn ngay Các loại rau, hoa, quả tươi sau thu hoạch,chưa chế biến thì vẫn còn hô hấp và cần được duy trì quá trình hô hấp hiếu khí mộtcách thích hợp (có điều chỉnh), để có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trongquá trình chuyên chở tới nơi sử dụng, thì bao bì bao để đóng gói rau quả tươi được làm
bao bì để thoát khí CO , hơi nước và cung cấp O ở mức độ cần thiết cho rau quả tươi;2 2duy trì được quá trình hô hấp hiếu khí, tránh không xảy ra quá trình hô hấp yếm khígây hư hỏng rau quả tươi
Trang 13Bao bì hở còn có thể là lớp bao bì bọc bên ngoài lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thựcphẩm, có nhiệm vụ quan trọng là tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trongvận chuyển, phân phối, kiểm tra, lưu kho
Đối với các loại thực phẩm không được chế biến theo qui mô công nghiệp, hoặc nhữngthức ăn thức uống được bao gói sẵn chỉ có thể tiêu dùng trong vòng 24 giờ, thì bao bìcủa chúng không thuộc phạm vi qui định trong định nghĩa bao bì trên đây
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì, và phương phápđóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì Vật liệu của bao bì kínphải đáp ứng tính chống thấm tất cả các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng như bên ttrong bao bì:
- Sự xâm nhập của không khí, oxy, CO2, hơi nước, nước, các loại khí hơi, mùi hương,chất béo
- Phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì, kiểu dáng bao bì, cách hàn ghép mí bao bìlại phụ thuộc vật liệu bao bì được chọn
1.1.2.Lịch sử phát triển bao bì thực phẩm
a) Lịch sử phát triển vật liệu bao bì
Từ thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ rỗng,những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc Sau đó con người đã biết dùng một số bộ phậncủa thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng , Bên cạnh đó, họ cũng biếtdệt lông thú hoặc cành nho, cỏ lác thành tấm và tạo thành túi chứa đựng Đến thời kỳ
đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạng nhưchiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm Hơn 4000 năm trước, ngườiMoenjo-Daro (thuộc vùng đất Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bịt kín các lọ,bình bằng gốm để giữ ẩm cho lúa mì, lúa mạch được chứa đựng trong đó Khoảng 530năm trước công nguyên, người dân Ba Tư đã biết dùng bình gốm sứ đựng rượu vang
và nước Bên cạnh đó, thủy tinh cũng đã được con người phát hiện rất sớm Khoảng
1500 năm trước công nguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chấtlỏng Năm 79 sau công nguyên, người La Mã đã sử dụng các bình lọ thủy tinh làm vậtchứa đựng đồng thời với đồ gốm sứ Trong thời kỳ này, hàng hóa như rượu vang xuấtkhẩu cũng được chứa đựng trong bình to bằng đất sét nung Những vùng dân cư như
Trang 14bộ tộc Sepape đã phát minh ra thùng tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng nhữngmảnh gỗ theo lỗ mọng, có nắp đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt.
Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc đã thiết lập trung tâmtrao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập Cũng vào thời kỳnày, các vùng dân cư đã vượt đường xa để đến trao đổi lương thực, hàng hóa Do đó,các phương pháp bao gói để bảo quản lương thực, đáp ứng yêu cầu vận chuyển trongthời gian dài qua những vùng khí hậu khắc nghiệt, đã bắt đầu được phát hiện và biếtđến Lương thực như ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và làm ẩm trong suốt quá trìnhvận chuyển trong những túi da có pha cát, và xoắn miệng túi lại để đạt độ kín
Các loại vật liệu bao gói
Giấy
Vào năm 105, người Trung Quốc là người đầu tiên phát minh ra giấy viết để nhằmmục đích thay thế cho đá, gỗ, các loại vỏ cây và da thú mà con người đã từng viết lêntrước đó Giấy được làm từ sợi lanh Đến năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy được mởrộng sang Tây Á và dần phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ
Đồ gốm
Thông thường, đồ gốm là món đồ gia dụng phổ biến dùng để làm chén dĩa ăn uống,đựng thực phẩm, mỹ phẩm,… Trước khi tồn tại công nghệ đóng bao bì chân không vàthiết bị lạnh vào thế kỷ 19, những đồ dùng bằng gốm màu xám hoặc nâu, được trangtrí bằng các oxyt kim loại màu, thường được dùng để chứa mọi thứ từ bơ và thịt muốiđến rượu quả Các thương nhân cũng dùng các bình bằng gốm để chứa nhựa thông,axit và các loại chất lỏng công nghiệp khác; họ đã sử dụng hình ảnh trang trí trên cácbình gốm để quảng cáo cho sản phẩm
Thủy tinh
Vật liệu bằng thủy tinh, những chai lọ thủy tinh được phát hiện và chế tạo vào năm
1550 trước công nguyên Cho đến năm 1200 sau công nguyên, người ta vẫn dùng thủytinh làm chất men để phủ lên bề mặt các sản phẩm bằng gốm sứ Năm 1200 sau côngnguyên, con người ta đã khắc vẽ trên khuôn đúc để tạo ra vật dụng bằng thủy tinh cóhình ảnh
Trang 15Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ cao, nhưng giáthành sản phẩm vẫn còn đắt Từ thế kỷ 18 bước sang thế kỷ 19, nền khoa học kỹ thuậtthế giới tiến bộ và phổ biến nhanh nên giá thành sản phẩm thủy tinh đã hạ xuống thấp.Cũng trong thời kỳ này, xuất hiện yêu cầu sản xuất chai thủy tinh đựng rượu Whisky
và các thức uống khác, đó chính là tác nhân đã đưa công nghệ sản xuất thủy tinh đạtđỉnh cao
Sắt tráng thiếc
Vào năm 1200, những người thợ thủ công ở Bohemia đã tìm ra phương pháp mạ thiếclên những miếng sắt mỏng Và phát minh này được giữ bí mật trong suốt 400 năm.Đến năm 1620, Công tước xứ Saxony đã biết và lấy được bí mật này Thời kỳ đồ sắtmang lại những nguyên liệu và máy móc mới cho việc cuộn thép tấm và tráng thiếc
Sự kiện thép thay thế sắt và những hợp kim cứng khác, đã tạo điều kiện sản xuất các
cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng Từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo lon,hộp bằng thép tấm, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay
Ngoài ra còn có các vật liệu bao gói khác như: Nhôm, Chất dẻo, Thiết, Chì và các kim loại khác,…
Sự phát triển của các loại hình bao bì
Các loại thùng chứa, hộp làm từ gỗ, bình bằng sứ, các loại túi da, bao vải đều đã được
có từ rất lâu đời Dưới đây là những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của cácloại hình bao bì mà đang phổ biến hiện nay
Chai và lọ thủy tinh
Vào thế kỷ 17 và 18, những chai lọ thủy tinh được sản xuất từ loại máy Owen – mộtloại máy rất hiện đại vào thời điểm này, có thể sản xuất lên đến 20.000 chai/ ngày.Chiếc máy đúc chai lọ tự động đầu tiên được sản xuất vào năm 1889
Những sản phẩm nước uống đóng chai có nắp vặn bằng nhựa hoặc bằng kim loại; loạichai miệng rộng được đóng bằng giấy sáp hoặc bằng lá kim loại Các loại nắp chặt hơnđược làm bằng kim loại có đệm cao su Ngày nay, đa số các loại chai miệng rộng cónắp bằng thép vặn ren, và được bọc lớp platis dạng màng co nhằm khằng sản phẩm
Hộp bằng kim loại
Trang 16Từ sự phát minh ra thép tráng thiếc vào năm 1200, người ta đã có thể tạo ra các loạihộp kim loại Nhưng mãi cho tới năm 1764 mới xuất hiện ở Luân Đôn các loại hộpnhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá Đầu những năm 1830, diêm và bánh bích quy đềuđược chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc Một vài loại hộp được thiết kế với cácloại hình đặc biệt có ký tự nổi, những loại khác có nhãn hiệu được in trên giấy rồi dánvào hộp Khoảng giữa năm 1850 và 1900, kỹ thuật in trên kim loại được phát triển.Những chiếc hộp ban đầu được thiết kế với 8, 9 màu so với ngày nay là 4¸6 màu Ngàynay các loại hộp không được in nhiều hơn năm màu do chi phí cao.
Lon kim loại
Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810 Những chiếc hộpđầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3¸4cm trên đỉnh Saukhi thực phẩm được đưa vào qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn một miếng thép
Có những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thoát khí trong quá trình nấu vàsau đó được hàn lại Những người thợ có thể làm được 60 cái/ngày bằng phương phápthủ công Nhiều loại dụng cụ và kỹ thuật lắp ráp được phát minh để làm cho công việcchế tạo lon được dễ dàng hơn Vào năm 1868, các loại verni được chế tạo để phủ bêntrong lon sắt, chống lại sự ăn mòn lon bởi thực phẩm được chứa đựng và sự hư hỏngthực phẩm do nhiễm kim loại từ bao bì Phương pháp ghép mí lon có dùng các hợpchất hàn của Max Ams được giới thiệu năm 1888, và vào năm 1900, đã ra đời các loạimáy ghép mí lon sắt có công suất 2.500 lon/giờ, từ đó lon được sản xuất theo phươngpháp ghép mí Các loại lon có nắp đậy có thể đã xuất hiện từ năm 1922 Bên cạnh đó,loại lon hàn đáy và nắp vẫn được dùng cho đến ngày nay Lon nhôm được chế tạo đểđựng các loại dầu nhờn vào năm 1957, và được dùng làm bao bì cho sản phẩm bia kể
từ năm 1963
Những chiếc lon đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa Chiếc khóa mở đồ hộp(khui hộp) đầu tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên nguyên tắc đòn bẩy được giớithiệu năm 1875 Các loại nắp có thể xé được, được làm bằng giấy nhôm đã xuất hiệnvào những năm 1950 Ngày nay, các loại hộp đóng gói chân không có loại nắp nàythường được làm từ plastic cho phép hàn kín và mở dễ dàng
Giấy gói và nhãn hiệu
Trang 17Từ xa xưa, người ta chọn cách bao gói bằng lá cây để ngăn ngừa đất, nước và các tácnhân gây ra hư hại đối với thực phẩm Vào năm 1550, các loại giấy gói đã được in tênngười sản xuất Vào đầu những năm 1770, người ta đã có thể mua đinh ghim, thuốc lá,trà và các chất dạng bột trong các hộp giấy Với sự xuất hiện của giấy làm bằng máy
và thuật in đá, các nhãn hiệu được in và áp dụng cho hộp, chai, lọ, lon chứa đựng cácloại sản phẩm Chẳng bao lâu sau đó, các sản phẩm thực phẩm được phân biệt bằngnhãn hiệu thuận tiện trong phân phối lưu kho tiêu thụ
Những người làm kẹo thủ công ở Paris đã biết cách bao gói sản phẩm của họ trong cácgiấy màu và xoắn lại hai đầu vào năm 1847
Giấy sáp ra đời từ ý tưởng của một người thợ làm nến, ông không muốn mang con cámới câu được về nhà được bọc bằng giấy báo thấm ướt nước Vào năm 1877, ôngthành lập một công ty sản xuất giấy sáp Đến năm 1894, giấy phủ paraffin được lót bêntrong thùng carton đựng bánh quy để chống thấm chất béo ra thùng giấy và chống hút
ẩm vào bánh Sau đó vào những năm 1900 giấy phủ paraffin được dùng gói kẹo, bánh
mì và một số thức ăn khô một cách phổ biến
Giấy sáp xuất hiện làm thành một loại vật liệu cách ẩm tốt trước khi có sự xuất hiệncủa cellophane và nhôm vào năm 1912 Chẳng bao lâu sau đó, giấy sáp và các lá kimloại được kết hợp để sản xuất ra một loại bao bì tốt hơn Vào cuối những năm 1950xuất hiện các loại màng chất dẻo có thể hàn bằng nhiệt và co dãn được nhưpolyvinylchloride, polyvinylidene chloride, polyethylene và polypropylene Nhữngnăm 1960 đến 1970, là thời gian xuất hiện các chất loại polyme - nhựa nhiệt dẻođồng trùng hợp đưa công nghệ bao bì lên đỉnh cao
Túi
Việc sản xuất các loại túi được bắt đầu vào những năm 1618 - 1648 Cơ sở sản xuất túigiấy đầu tiên ở Anh đã thành lập năm 1844 ở Bristol Ở thời kỳ này, việc in ấn trên túigiấy được thực hiện bằng các máy in đá chạy bằng hơi nước Chiếc máy làm túi đầutiên được phát minh năm 1852, bởi Francis Wolle ở Mỹ, tuy nhiên cho tới năm 1902,nhiều loại túi vẫn được làm bằng tay Vào những năm 1870, những bao bì bằng giấy cókích thước lớn được xếp, dán keo đã được thay thế bởi các bao bằng bông vải để đựngcác khối lượng lớn như ngũ cốc, lương thực, các loại bột Năm 1905, các loại túi giấy
Trang 18có in nhãn được sản xuất theo dây chuyền tự động và tiếp theo là túi bằng plastic(nhựa nhiệt dẻo) ra đời, rất thông dụng so với túi giấy.
Bên cạnh đó, các loại vật liệu còn được sử dụng nghệ thuật tạo hình rất độc đáo.b) Sự phát triển chung của bao bì và thiết bị
Kỹ thuật đóng gói phát triển rất nhanh, về nguyên liệu và máy móc Những chiếc máyđầu tiên được chế tạo cho quá trình làm bao bì hoặc in ấn được vận hành bằng sứcngười hoặc dùng năng lượng hơi nước, đều đóng góp vào sự tăng sản lượng và giảmchi phí Bên cạnh đó một vài loại máy móc được kết hợp vào trong sản xuất để choquá trình vận hành dây chuyền được hiệu quả hơn
Các loại thiết bị cán mỏng, thiết bị làm giấy sáp, máy làm hộp và máy dán nhãn.v.v được phát triển trong nhiều thập niên trước và sau Thế chiến thứ I Những máy tựđộng phết keo lên các nhãn hiệu được chế tạo bởi tập đoàn New Jersey ở Mỹ khoảngnăm 1918
Máy đùn ép (extruder) vật liệu plastic để chế tạo bao bì đang được sử dụng rộng rãihiện nay, đã được phát minh đầu tiên vào khoảng năm 1840 để sản xuất các ống chì.Khoảng giữa năm 1840 và 1860, máy đùn ép được dùng để bao bọc nhựa các sợi dâycáp điện Chiếc máy đùn ép đầu tiên dùng lực đẩy của pittông chỉ thích hợp cho những
bộ phận nhỏ nhưng không thích hợp cho các tấm hoặc ống dài Máy đùn ép dùng trụcvít được phát minh ra năm 1879 Vào năm 1912, máy đùn ép có trục vít lớn hơn và cóthùng chứa được chế tạo, tỷ lệ chiều dài so với đường kính trục (l/d) khoảng 10 vàđược kết hợp với hệ thống làm lạnh Ngành plastic đạt được một số thành công trongviệc ép nhựa cho tới những năm cuối của thập niên 50 Sau đó trục vít lại được cảithiện hiệu quả hơn đáp ứng với nguyên liệu được nấu chảy đồng nhất nhò vào tỷ lệ l/dđược tăng lên Đây là loại trục vít có hai kênh với hai bộ phận trộn và nấu chảy khácnhau, có trang bị các thiết bị đo Một vài loại máy đùn ép không có trục vít đượcnghiên cứu để cạnh tranh với các máy dùng trục vít Theo sự cải tiến của máy đùn épdẫn tới những thay đổi trong vật liệu làm bao bì, nhiều sự kết hợp giữa các nguyên liệutạo vật liệu ghép và lớp phủ bên ngoài, thích hợp để bao gói, đáp ứng những yêu cầucủa nhiều loại thực phẩm khác nhau Trong những năm gần đây, máy đùn ép đã phát
Trang 19triển đến mức có thể ép hai loại chất dẻo nóng chảy qua một khuôn để sản xuất màngmỏng có cấu trúc hỗn hợp.
Đến cuối thế kỷ 19, vật liệu làm bao bì được chế tạo bằng hệ thống trang thiết bị tựđộng và theo đó là sự ra đời các thiết bị định lượng thực phẩm để đóng thực phẩm vàobao bì một cách tự động
Thiết bị cân, đo và đếm đã được chế tạo hoàn chỉnh từ năm 1900, cùng lúc với thiết bịlàm thùng carton, dán keo và làm túi Trong thập niên sau đó (khoảng 1910), máy mócđược phát triển để bao gói các loại thực phẩm có kích thước rất nhỏ như các loại kẹo,
và đóng kiện hàng hóa vào các thùng carton Khoảng sau năm 1913, máy móc đượcphát triển để gấp các thùng carton đựng sản phẩm từ các băng chuyền Có sựchuyển biến rất lớn của kỹ thuật bao bì và đóng gói thực phẩm ở thời kỳ giữa hai cuộcthế chiến: thực phẩm được chuyển hướng từ dạng đóng gói khổ lớn sang đóng góithành những đơn vị nhỏ với tốc độ cao, đồng thời, các nhà sản xuất máy móc đãthuyết phục các nhà sản xuất thực phẩm thay đổi những thiết bị cũ để thích hợp vớicác kỹ thuật mới Những thiết bị đóng gói chân không xuất hiện giữa những năm
1950 Ngày nay, nếu thiếu các hệ thống trang thiết bị đóng gói tự động trong sản xuấtthực phẩm thì chi phí bao gói có thể cao đến mức không chấp nhận được và mức độ hưhỏng sản phẩm cũng rất lớn vì không đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm
1.1.3.Vai trò của bao bì trong việc bảo quản thực phẩm
- Vai trò ngăn cách: Bao bì thực phẩm có vai trò ngăn không cho sản phẩm bị bám bụibẩn hay dính nước Đồng thời, tránh cho sản phẩm không bị nhiễm khuẩn hay gặp phảitình trạng oxy hóa
- Hỗ trợ cho quá trình vận chuyển được diễn ra dễ dàng hơn: Trên thực tế, có rất nhiềusản phẩm không thể vận chuyển được nêu không được bao bọc bên ngoài, điển hìnhnhư: cafe rang xay, muối, đường, hạt nêm, Trong trường hợp này, bao bì thực phẩmchính là lựa chọn tối ưu, đơn giản và hiệu quả nhất
- Truyền tải thông tin: Một trong những vai trò quan trọng tiếp theo của bao bì chính làtruyền tải thông tin Nhà sản xuất sẽ tiến hành in lên bao bì thực phẩm những thông tincần thiết như: ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên sản phẩm, thành phần chế biến, chức
Trang 20năng sản phẩm, thông tin nhà sản xuất, Qua đó, có thể truyền tải thông tin hiệu quả,giúp người tiêu dùng tìm hiểu cụ thể hơn về sản phẩm.
- Công cụ marketing hiệu quả: Bao bì thực phẩm nói riêng và các loại bao bì khác nóichung từ lâu đã là một vũ khí bí mật, đầy mạnh mẽ trong marketing Chúng có chứcnăng tạo nên các tác động nhất định đến người mua, kích thích hành vi mua hàng Ngày nay, bao bì ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác xây dựng mộtthương hiệu nhất quán, mạnh mẽ
Cung cấp tính tiện lợi:Các sản phẩm được bảo quản bên trong bao bì thực phẩm sẽđược vận chuyển, phân phối hay bày bán trên kệ hàng một cách dễ dàng Đặc biệt, vớimột số thiết kế, người dùng có thể mở ra, đóng vào tùy ý, vô cùng tiện lợi, có thể sửdụng nhiều lần
1.2.Phân loại bao bì thực phẩm
- Phân loại bao bì theo loại thực phẩm
Nhìn vào thực phẩm chứa đựng bên trong, ta có thể nghĩ rằng bao bì chứa đựng cácloại thực phẩm khác nhau thì khác nhau về cấu trúc, đặc tính vật liệu Các loại thựcphẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc,màu mùi vị, hàm ẩm, hàm lượng axit khác nhau do đó khả năng xâm nhập, sinhtrưởng của vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác Sản phẩm thực phẩm vô cùng đadạng về chủng loại Có thể chia thực phẩm thành những nhóm theo đặc trưng riêngnhư sau:
Tất cả các loại sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ rau quả tươi sống, đều thuộc loại thựcphẩm đã được chế biến, chất lượng ổn định, không thay đổi, không tiếp xúc với môitrường ngoài: nước, đất, bụi, hơi nước O và vi sinh vật Chính tác nhân vi sinh vật có2thể xâm nhập vào thực phẩm bằng con đường xâm nhập của đất, bụi, hơi nước, vàkhông khí (chứa O2)
Trang 21Vì vậy các loại thực phẩm đã chế biến phải được đóng bao bì kín Những vật liệu nào
có tính chống thấm, khí, hơi nước cao thì đều có thể ngăn cản được môi trường ngoàixâm nhập vào thực phẩm
.Sự phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện được tính năng đặc trưng củatừng vật liệu bao bì
- Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì
Sự phân loại này cũng đặt trên cơ sở của tính chất đặc trưng của thực phẩm, từ đó chỉ
ra tính cần thiết, đặc dụng của bao bì bao gói loại thực phẩm đó Có thể thấy sự phânloại bao bì kín theo tính năng kỹ thuật:
- Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không
- Bao bì chịu nhiệt độ thấp, chống ánh sáng
- Bao bì chống côn trùng
- Bao bì chống nước
Theo sự phân loại này, bao bì được nhấn mạnh tính chất ưu thế, trong khi các chứcnăng yêu cầu khác đối với thực phẩm đều đã đáp ứng Tính chất yêu cầu về chịu chânkhông và bến cơ đi đôi với tính mềm dẻo để bao bì có thể áp sát bề mặt thực phẩm,
thời gian vẫn đảm bảo độ chân không cao
- Phân loại theo vật liệu bao bì
Vật liệu bao bì gồm các loại:
- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín)
- Thủy tinh
- Thép tráng thiếc, nhôm
- Các loại plastic nhựa nhiệt dẻo như PE, PP, OPP, PET, PA, PS, PC
- Bao bì ghép nhiều loại vật liệu
Trang 22Từng loại vật liệu sẽ có đặc tính rất khác nhau, do đó phương pháp chế tạo, kiểu dángbao bì và phương pháp đóng ghép mí bao bì theo từng loại vật liệu sẽ khác nhaunhưng luôn luôn phải đảm bảo độ kín cho sản phẩm đã chế biến.
Như vậy việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện hơn cáccách phân loại khác vì đã bao hàm ý nghĩa đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, nóilên kiểu dáng và phương pháp đóng bao bì
Qua ba cách phân loại trên chúng ta có thể thấy rằng việc phân loại bao bì theo loạithực phẩm cũng không rõ ràng vì rất nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau được baogói bởi bao bì cùng loại vật liệu, cùng cấu trúc bao bì Sự phân loại theo đặc tính bao
bì cũng phụ thuộc vào đặc tính vật liệu bao bì và cấu tạo bao bì
Do đó sự phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo bao bì là thuận lợi và rõ ràng hơn hết,không phải nhắc lại nhiều lần các đặc tính, các yêu cầu trùng lắp của các sản phẩm
1.3.Tiêu chuẩn liên quan đến bao bì thực phẩm
1.3.1.Chất lượng bao bì thực phẩm
_ An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu bao bì, vậtchứa đựng thực phẩm cũng là một phần quan trọng đối với tiêu chuẩn an toàn vệ sinhthực phẩm, là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng toàn phần của thực phẩm Vấn
đề liên quan mật thiết đến chất lượng bao bì chứa đựng thực phẩm bao gồm:
_ Vật liệu làm bao bì cho đối tượng thực phẩm, dựa trên đặc tính của vật liệu bao bì ta
có phương pháp đóng bao bì tương ứng và phải đồng thời phù hợp với phương phápchiết rót thanh trùng, tiệt trùng bảo quản thực phẩm Vật liệu chế tạo có độ tinh sạchcao hay thấp sẽ đưa đến điều kiện công nghệ chế tạo thay đổi
_ Vệ sinh bao bì trước khi chiết rót thực phẩm được quan tâm đặc biệt đối với nhữngbao bì tái sử dụng như chai lọ thủy tinh Những loại bao bì plastic, kim loại không tái
sử dụng nên không đặt vấn đề quan tâm nặng đến việc vệ sinh bao bì
_ Sự nhiễm hóa chất từ bề mặt bao bì vào thực phẩm cần đặc biệt quan tâm đối với bao
bì bằng vật liệu plastic tái sinh, và sự in ấn lên bao bì Bao bì thủy tinh trơ đối với môitrường thực phẩm, không có sự hòa tan khuếch tán các chất từ thủy tinh vào môitrường thực phẩm Lớp vec-ni phủ bề mặt trong của lon thép tráng thiếc hay nhôm
Trang 23luôn luôn được thử nghiệm đối với từng loại thực phẩm về sự thay đổi chất lượng sảnphẩm để tìm thấy loại vec-ni thích hợp đạt yêu cầu an toàn vệ sinh.
_ Bao bì plastic không tái sử dụng nhưng nếu chế tạo bằng vật liệu tái sinh thì có thểnhiễm độc, do việc sử dụng các loại phụ gia tạo sự mềm dẻo, ổn định nhiệt độ chảymềm của plastic để dễ dàng chế tạo Nếu cơ sở sản xuất có sử dụng phụ gia thì phảitheo đúng tiêu chuẩn quy định của ngành nhựa
1.3.2.Tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm: Căn cứ điều 18 luật ATTP số 55/2010/QH1 yêucầu đối với bao bì thực phẩm gồm:
- Bao bì được sản xuất từ các nguyên liệu an toàn: Không nhiễm các chất độc
hại, mùi vị lạ trong thực phẩm, đảm bảo chất lượng trong thời hạn sử dụng.Chất liệu làm bao bì phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y Tế Phẩm màu in ấnphải được kiểm tra và đảm bảo không nhiễm vào sản phẩm
- Bao bì đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật ATTP: Bao bì chứa đựng thực phẩm phải
đáp ứng quy chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành và cấp phép, một vài quychuẩn kỹ thuật của bao bì thông dụng như sau:
bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc với thực phẩm
với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
với bao bì, dụng cụ bằng cao su tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Trang 242.Ảnh hưởng của bao bì thực phẩm đến sức khỏe con người
2.1.Thành phần, tính chất, ứng dụng và ảnh hưởng của từng loại bao bì tới sức khỏe con người
2.1.1.Bao bì giấy
Tất cả các loại bao bì đều có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm cả bao bìgiấy Bao bì giấy được sản xuất từ sợi giấy, đây là một vật liệu tái chế và thân thiện vớimôi trường Tuy nhiên, để giấy có thể được sử dụng làm bao bì, nó phải được xử lýbằng các hóa chất và quá trình sản xuất này có thể tạo ra các hợp chất độc hại có ảnhhưởng khác nhau đối với sức khỏe con người
Thành phần của bao bì giấy thường bao gồm cellulose (chất bột giấy), hỗn hợp khoángchất (ví dụ như CaCO3) và các chất hóa học như lưu huỳnh dioxit và chất tạo độ bền.Những hóa chất này có thể bị thoát ra khỏi bao bì giấy và tiếp xúc với thực phẩm, gâynguy hiểm cho sức khỏe con người Ngoài ra một số loại bao bì giấy có thể được tẩytrắng bằng hóa chất, làm tăng độ trắng của giấy nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơgây hại cho sức khỏe con người
Một số hóa chất có thể được sử dụng để xử lý giấy, bao gồm phthalates và Bisphenol A(BPA) Phthalates là một loại hóa chất được sử dụng để tạo độ bền cho giấy, nhưng cóthể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em BPA là mộtchất bảo quản được sử dụng trong nhiều sản phẩm, bao gồm cả bao bì giấy, và đã đượcliên kết với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn nội tiết tố và ung thư
Ngoài ra, các chất tạo màu và chất phụ gia khác cũng được sử dụng trong sản xuấtgiấy bao bì Các chất tạo màu có thể chứa các hợp chất độc hại và có thể gây kích ứngcho da và mắt Các chất phụ gia khác có thể được sử dụng để tạo độ bóng hoặc chốngthấm nước, nhưng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu được tiếp xúc vớithực phẩm
Tính chất của bao bì giấy là kháng ẩm và thoáng khí, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơntrong một thời gian dài Tuy nhiên, nếu sử dụng bao bì giấy không phù hợp, thì giấy cóthể thấm nước hoặc bị rách, gây mất vệ sinh và độ an toàn thực phẩm
Ứng dụng của bao bì giấy rất đa dạng, từ đựng thực phẩm, đồ dùng gia đình đến cácsản phẩm công nghiệp Bao bì giấy còn được sử dụng để làm vật liệu đóng gói cho các
Trang 25sản phẩm y tế, thuốc và hóa chất Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe conngười, cần phải chọn loại giấy phù hợp với loại thực phẩm hoặc sản phẩm cần đónggói.
Tác động của bao bì giấy đến sức khỏe con người phụ thuộc vào các hóa chất sử dụngtrong quá trình sản xuất và xử lý Một số chất hóa học, như phenol, xyanua hay dioxin,
có thể được sử dụng để tẩy trắng giấy và làm tăng độ bền của giấy, nhưng cũng có thểgây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều Do đó, cần lưu ý khi sử dụng bao bì giấy
và chọn loại giấy an toàn để đảm bảo sức khỏe con người
2.1.2.Bao bì thủy tinh
Bao bì thủy tinh là một loại bao bì đặc biệt được sản xuất từ các nguyên liệu thủy tinh
tự nhiên Loại bao bì này được ưa chuộng bởi tính chất không thấm khí và không thấmnước, cùng với độ bền cao và khả năng tái sử dụng Dưới đây là thông tin chi tiết vềthành phần, tính chất, ứng dụng và ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến sức khỏe conngười
Thành phần: Bao bì thủy tinh được sản xuất từ các nguyên liệu chính là các loại cát,soda, đá vôi và những chất khác như độc tố chì, Asen, các tinh thể quartz, feldspar,thạch anh, các tạp chất hữu cơ và không hữu cơ khác
Tính chất:
hoặc lạnh
Ứng dụng:
và đồ uống, chất lỏng y tế, sản phẩm hóa chất và dược phẩm
dễ bị ô nhiễm như các loại dầu, các chất hoá học và các loại thực phẩm có hàmlượng muối cao
Trang 26Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
trong đó, tuy nhiên, khi bị va chạm hoặc bị nghiến nát, các mảnh thủy tinh nhỏ
có thể bị trộn lẫn vào thực phẩm hoặc chất lỏng và gây nguy hiểm đến sức khỏecon người
sử dụng để làm sạch, tạo màu và giữ cho sản phẩm không bị nứt Những hóachất này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu được tiếp
2.1.3 Bao bì Polystyrene (PS)
Bao bì Polystyrene (PS) là một loại bao bì nhựa được sản xuất từ polystyrene, một loạinhựa dẻo chịu nhiệt và có độ trong suốt cao Dưới đây là chi tiết về thành phần, tínhchất, ứng dụng và ảnh hưởng của bao bì Polystyrene đối với sức khỏe con người.Thành phần: Bao bì Polystyrene chủ yếu được làm từ polystyrene, một loại nhựa dẻochịu nhiệt và có độ trong suốt cao Polystyrene thường được sản xuất từ dầu và khí đốtbằng phương pháp polymer hóa
phẩm để đựng thực phẩm đông lạnh, các loại đồ uống, thực phẩm nhanh
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Polystyrene có thể tiết ra các chất hóa học có hại, đặc biệt là khi tiếp xúc vớithức ăn nóng, axit hay chất béo
Trang 27 Các chất hóa học này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gâyđau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trungương.
Vì vậy, việc sử dụng bao bì Polystyrene cần được hạn chế, đặc biệt là trong việc đựngthực phẩm và đồ uống, và nên tìm kiếm các loại bao bì an toàn hơn như bao bì thủytinh, bao bì giấy hoặc bao bì tái chế
2.1.4 Polypropylene (PP)
Bao bì Polypropylene (PP) là một trong những loại bao bì nhựa được sử dụng phổ biếnhiện nay Dưới đây là một số thông tin về thành phần, tính chất, ứng dụng và ảnhhưởng của bao bì PP tới sức khỏe con người
nước, dầu, axit và kiềm
hơi và bảo vệ sản phẩm khỏi bụi và độ ẩm
Trang 28 PP được coi là một loại nhựa an toàn với sức khỏe con người và thường khônggây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng.
ở nhiệt độ cao, nó có thể phát sinh các chất độc hại và gây hại cho sức khỏe conngười
có thể gây ung thư
2.1.5 Polyethylene (PE)
Bao bì Polyethylene (PE) là một loại bao bì nhựa phổ biến được sử dụng rộng rãi trongcác ngành công nghiệp thực phẩm, y tế, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác Dướiđây là chi tiết về thành phần, tính chất, ứng dụng và ảnh hưởng của bao bìPolyethylene đối với sức khỏe con người
Thành phần: Polyethylene là một polymer tổng hợp được sản xuất từ các hợp chất dẫnxuất của etylen Nó có thể được chia thành hai loại chính: Polyethylene thấp áp suất(LDPE) và Polyethylene cao áp suất (HDPE) LDPE có tính chất dẻo, co giãn tốt, dễuốn và dễ dàng đúc thành các hình dạng khác nhau Trong khi đó, HDPE có độ cứngcao hơn, khó uốn và thường được sử dụng cho các sản phẩm cần độ bền cao.Tính chất: Bao bì Polyethylene có các tính chất sau:
rách hay vỡ
phẩm bên trong khỏi ẩm ướt và hư hỏng
-50 đến 80 độ C
Ứng dụng:
phẩm, y tế, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác, bao gồm:
phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, cá,…
Trang 29 Bao bì y tế: túi chứa chất lỏng y tế, bao đựng các sản phẩm y tế và dụng cụ y tế.
áo,…
Ảnh hưởng của PE tới sức khỏe con người:
như bisphenol A (BPA) và phthalates, có thể gây hại đến sức khỏe nếu được tiếpxúc trong thời gian dài
thực phẩm nếu không được xử lý và tái chế đúng cách
2.1.6.Bao bì kim loại
Bao bì kim loại là các loại bao bì được sản xuất từ các loại kim loại như nhôm, thép,sắt, đồng, kẽm, thiếc, vv Chúng được sử dụng để đóng gói các sản phẩm như thựcphẩm, đồ uống, thuốc, vv Dưới đây là thông tin chi tiết về thành phần, tính chất, ứngdụng và ảnh hưởng của từng loại bao bì kim loại đối với sức khỏe con người
Nhôm (Aluminum):
Hiện nay, túi bao bì giấy nhôm composite được sử dụng rộng rãi trong các phân khúcthị trường khác nhau và chất liệu làm ra chúng cũng rất đa dạng Nhưng tất cả nhữngvật liệu đóng gói lá nhôm này đều có một điểm chung: vật liệu composite Trước khinói về tính chất vật liệu của túi bao bì giấy nhôm, trước tiên chúng ta phải hiểu cấutrúc của chúng
Thành phần:
Nhôm là một kim loại nhẹ, có độ bền cao và khá dẻo Nó thường được hợp kim vớicác kim loại khác để tạo ra những loại hợp kim nhôm Cấu trúc ba lớp là một lớp in, lánhôm hoặc lớp aluminium hóa và lớp kín nhiệt Cấu trúc bốn lớp là lớp in, lớp lá nhômhoặc lớp aluminium, lớp chống thủng và lớp niêm phong nhiệt
Tính chất:
Bao bì nhôm có tính chất chống oxi hóa và không thấm nước tốt, giúp bảo vệ sảnphẩm bên trong khỏi ánh sáng, độ ẩm và vi khuẩn