Chúng ta cần phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là những hiện tượng ý thức, hành vi cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn
LÝ LU N V TÔN GIÁO Ậ Ề
Quan điểm của đảng và nhà nước ta về tôn giáo
Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng khẳng định những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo và chủ nghĩa xã hội Nghị quyết 25 chỉ rõ: "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung" Đây là luận điểm mới, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa, đạo đức của các tôn giáo với mục tiêu xây dựng xã hội mới ở nước ta Quan điểm này ngăn chặn và làm thất bại những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo, vi phạm nhân quyền, dân chủ, đồng thời phát huy mặt tích cực của các tôn giáo, tạo cơ sở cho sự đồng thuận xã hội
Hai là, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo Nếu như trước đây, tôn giáo thường chỉ được tiếp cận hạn chế từ góc độ tư tưởng triết học và chính trị, với định nghĩa mang tính kinh điển "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"; tín ngưỡng thường được gắn liền với hủ tục, mê tín dị đoan…, thì giờ đây, tôn giáo tín ngưỡng đã được nhìn nhận là một phần của lịch sử dân tộc, văn hóa và đạo đức và hơn thế, là thực thể xã hội có khả năng cố kết cộng đồng và ổn định trật tự, an toàn xã hội Quan điểm mới này đặt nền móng cho sự quản lý của các cấp chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo trong việc thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ, tương tự như việc bảo đảm các quyền khác của con người như ăn, mặc, cư trú, nhân quyền, dân chủ…
Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong thời kỳ Đổi mới
Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực Trước đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ con người Theo quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tôn giáo
Bên cạnh những hạn chế, tôn giáo tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân văn, hướng thiện của nó, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới Quan điểm nêu trên của Đảng khơi dậy, động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo
Bốn là, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân ⇒ Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
LIÊN HỆ THỰC TẾ
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
2.1.1 Khái quát tình hình tôn giáo ởViệt Nam hi n nay ệ
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á, ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ dàng cho việc thâm nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thủy (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tôtem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm đường hướng mới cho phù hợp Ước tính, năm 2020 ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số Cụ thể:
- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, Trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng - Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…
- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kom Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, TP
Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long An Giang, Cần Thơ…
- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…
- Phật giáo Hòa Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long
- Đạo Tin lành: Khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước… và một số tỉnh phía Bắc
- Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái Tin lành
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể nói riêng
Thông qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn của Đảng và Nhà nước hoạch định chủ, chính sách đối với tôn giáo ở tầm vĩ mô
Trong b i c nh các sinh hoố ả ạt tôn giáo được kh i s c, nhi u phong t c, tở ắ ề ụ ập quán chứa đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được ph c h i tr lụ ồ ở ại và được thực hành sống động trong đời sống xã hội Các phong tục như đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh gắn với những biến đổi của Phật giáo là những ví dụ điển hình Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn xưa Sau lễ giao thừa, người dân lên chùa cầu cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc, đất nước được thái hòa, Những năm gần đây, cùng với đà phát triển của đất nước, nhiều ngôi chùa được trùng tu và xây mới khang trang ở khắp các tỉnh, thành Người đi lễ chùa vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng, vào dịp lễ tết ngày càng đông hơn Sau nghi lễ giao thừa chào đón năm mới, đền, chùa và các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian luôn nườm nượp khách dâng hương Không khí nhộn nhịp này diễn ra từ ngày đầu năm mới đến hết tháng Giêng Ăn chay (Chữ chay nguyên âm là Trai, dịch từ nguyên nghĩa chữ Phạn - Upavasatha, có nghĩa là Thanh tịnh), theo quan niệm của đại đa số tín đồ Phật giáo (Bắc tông) Việt Nam, ăn chay mang đến cho con người thân tâm thanh tịnh và lòng từ bi với chúng sinh Ngày nay, số người theo Phật giáo và thực hành ăn chay ngày càng nhiều Để đáp ứng nhu cầu của Phật tử, nhiều chùa thường tổ chức nấu cơm chay phục vụ tín đồ đi lễ vào các ngày rằm, mùng một Bên cạnh đó, có khá nhiều quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đồ chay cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông của người dân Tuy nhiên, không phải 100% số người ăn chay ở Việt Nam hiện nay đều là tín đồ Phật giáo, nhưng đa phần trong đó đều có ảnh hưởng từ niềm tin Phật giáo
Tục phóng sinh (bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc) cũng mang ý nghĩa sâu xa nhằm chuyển tải thông điệp từ bi và tôn trọng sự sống muôn loài của Đức Phật Phong tục này đã có ảnh hưởng từ lâu trong dân gian Việt Nam và những năm gần đây cũng được một số nhà tu hành Phật giáo quan tâm phục hồi trở lại
Có thể nói, đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh là những phong tục đẹp được duy trì trong sinh hoạt Phật giáo ở Việt Nam, đã góp phần giáo dục tinh thần hướng thiện cho con người Việt Nam từ xưa đến nay
Với đạo Tin lành, sự hiện diện của tôn giáo này cùng với những giáo lý, luật lệ, lễ nghi của nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Từ niềm tin vào thế giới đa thần, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chuyển sang niềm tin vào thế giới độc thần với sự sáng tạo của Chúa Sự thay đổi thế giới quan này đã kéo theo nhiều thay đổi về lối sống, nếp sống của đồng bào Khi theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số được giải phóng khỏi những ràng buộc của các lễ nghi phiền toái, tốn kém và những kiêng cữ lạc hậu, dần dần hình thành trong cộng đồng một nếp sống mới Thực tế tại khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên cho thấy, ở làng bản nào có đông người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành thì ở đó lối sống của đồng bào có nhiều mặt tiến bộ hơn như: ăn ở hợp vệ sinh hơn, khu vực nhà ở và nguồn nước sinh hoạt được quan tâm hơn; đường vào các làng bản được dọn dẹp sạch sẽ; các hủ tục lạc hậu giảm bớt, trai làng không uống rượu, không hút thuốc; khi ốm đau đã không còn tin vào việc cúng ma, trừ tà mà đã biết đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh; đã không còn để người chết ở lâu trong nhà gây ô nhiễm như trước; cưới xin, tang ma không tổ chức dài ngày mà tiết kiệm hơn, tang ma không phải mổ trâu, mổ bò cúng tế linh đình; việc học hành của con cái cũng được quan tâm hơn,
Trước đây, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các dân tộc thiểu số thường chỉ khép kín trong nội bộ dòng họ, làng bản, tộc người thì từ khi theo đạo Tin lành, quan hệ giao lưu được mở rộng ra với đồng đạo bên ngoài phạm vi dòng họ, làng bản và với cộng đồng các tộc người khác Ngoài ra, sinh hoạt tôn giáo cũng là môi trường để các tín đồ học hỏi, tăng cường hiểu biết những kiến thức mới giúp đồng bào có thêm tri thức về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán và trở nên năng động hơn đối với sự phát triển kinh tế xã hội Có thể nói, đạo - Tin lành đã đem đến cho một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số lối sống mới có nhiều yếu tố tích cực
Bên cạnh tác động tích cực, biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng có tác động tiêu cực không nhỏ tới phong tục, tập quán của người Việt Nam, để lại những hệ lụy cho văn hóa dân tộc Cùng với sự sôi động của đời sống tôn giáo, nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu cũng có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ
* Tín ngưỡng tôn giáo bị biến tướng, lệch lạc:
Những chính sách của đảng, nhà nước trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
2.2.1 Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách c a tôn giáo và công tác ủ tôn giáo
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín - ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi Đảng mới thành lập Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nhiệm vụ công dân" Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân"
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân tôn giáo được "phần hồn thong dong, phần xác ấm no"
2.2.2 Tăng cường đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào các tôn giáo và m r ng các hoở ộ ạt động đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà còn được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày
Cho đến nay, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo và tiếp tục xem xét theo tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Có thể khẳng định, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam
Cùng với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia tôn giáo cũng như bảo đảm cho sự phát triển của mỗi tôn giáo, Đảng và Nhà nước còn tăng cường đầu tư và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào các tôn giáo.-
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là khi có Nghị quyết 25/NQ-TW cũng như Chương trình hành động của Chính phủ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và chương trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác tôn giáo
Các bộ, ngành, trung ương trong quá trình hướng dẫn địa phương xây dựng định hướng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội - của các vùng, các địa phương đều đã gắn với kế hoạch chung của cả nước về chính sách hỗ trợ đất và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; về công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông các đồng bào tôn giáo khó khăn, các xã, bản nghèo,…Trên cơ sở đó, tham mưu cho Chính phủ cân đối nguồn lực bảo đảm thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chăm sóc sức khỏe, Phát triển giáo dục, Văn hóa thông tin…Các chương trình này được chú trọng và ưu tiên đã tạo điều kiện tốt cho việc bố trí nguồn lực ở các xã, thôn, bản có đông đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo Quá Trình triển khai thực hiện chính sách tôn giáo trong các vùng, miền trọng điểm như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ đã mang lại những kết quả ban đầu quan trọng, tạo lập được niềm tin của đại đa số đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào theo đạo nói riêng đối với Đảng và Nhà nước Điều này đã góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội, an ninh chính trị ở các vùng; đồng thời, tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm, đoàn kết dân tộc được củng cố
Kết quả thực hiện các chương trình kinh tế xã hội thời gian với số vốn hàng - trăm tỉ đồng đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào nói chung, đồng bào các tôn giáo nói riêng, góp phần ổn định và phát triển, làm cho đồng bào an tâm, đoàn kết xây dựng đời sống "tốt đời, đẹp đạo" Một bộ phận lớn đồng bào dân tộc, tôn giáo được giao đất ở, đất sản xuất; được hướng dẫn kỹ thuật, được vay vốn, nhận các điều kiện hỗ trợ cần thiết để sản xuất, tăng thu nhập; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội vùng giáo, vùng đồng bào dân tộc
Trong những năm đổi mới, Chính phủ, các bộ, ngành, thành phố trực thuộc trung ương đã thực sự quan tâm đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại tôn giáo thông qua kênh Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân tôn giáo và liên quan đến tôn giáo ở trong nước và nước ngoài; các cuộc hội thảo chuyên đề do các tổ chức phi chính phủ tổ chức, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có dịp tiếp cận với thực tế ở các vùng, miền nhạy cảm về tôn giáo, các nhân vật tôn giáo đã làm cho dư luận dư luận quốc tế hiểu rõ hơn tình hình và chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam Đặc biệt, các tín đồ tôn giáo là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được các tỉnh, thành phố tạo điều kiện giúp đỡ địa điểm sinh hoạt, được các tổ chức tôn giáo cử chức sắc hướng dẫn việc đạo Các kênh đối ngoại tôn giáo được tăng cường như: trao đổi đoàn; tham dự các diễn đàn, hội thảo đối ngoại về nhân quyền, tôn giáo với các nước EU, Hoa Kỳ, Australia, với ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (Mỹ), diễn đàn nhân dân ASEM hàng năm, hội thảo về pháp luật tôn giáo các nước Đông Nam Á, các cuộc tiếp xúc giữa sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, phóng viên, báo chí nước ngoài với các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố một cách thường xuyên, thân tình, khách quan đã mang kết quả quan trọng tạo được niềm tin, sự hiểu biết, chia sẻ của các nước, các tổ chức về chính sách tôn giáo, cũng như những vướng mắc trong công tác xử lý một số vấn đề tôn giáo của Việt Nam
2.2.3 Vấn đề đấu tranh phòng, chống âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách m ng Vi t Nam c a các th lạ ệ ủ ế ực đếquốc, phản động
Với dã tâm thâm độc và lòng hận thù dân tộc, các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm kích động tín đồ, nhân dân tham gia các hoạt động gây rối, biểu tình và coi đó như “ngòi nổ” để mở đường thúc đẩy hoạt động phá hoại trên các lĩnh vực khác Họ luôn cố tình xuyên tạc các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta Họ dựng lên rằng, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách “độc tài cai trị”, “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”, đòi “quyền tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi là
“Vương quốc Mông tự trị” ở Tây Bắc; “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên với “Tin lành Đề ga” làm quốc đạo… hòng kích động, chia rẽ các tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn này là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc” Cụ thể:
Một là, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo Từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật về tôn giáo cũng như hướng dẫn về thực hiện công tác tôn giáo đối với từng địa bàn cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới Đồng thời, phải tiến hành có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại những vùng trọng điểm: - Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo nhằm tạo ra môi trường ổn định và nền tảng vững chắc cho việc thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong đồng bào các tôn giáo
Đề xuất của nhóm về việc nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên trong vấn đề tôn giáo ở đất nước hiện nay
trong vấn đề tôn giáo ở đất nước hiện nay:
Một là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên Theo Lênin: “Đây là vũ khí vạn năng chống lại tín ngưỡng tôn giáo, vũ khí ấy sẽ đuổi tín ngưỡng tôn giáo ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng khỏi chốn thâm sơn cùng cốc của nó” Đây là một nội dung hết sức quan trọng và rộng lớn, nó bao gồm việc giáo dục nâng cao lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường - lối quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước nói chung và về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nói riêng; âm mưu chống phá của kẻ thù Thông qua đó, hình thành ở sinh viên thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, khắc phục mọi khó khăn vươn lên làm chủ mình, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và
“miễn dịch” với ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo
Hai là, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cho sinh viên
Giáo dục một số vấn đề cơ bản về chủ nghĩa vô thần khoa học cho sinh viên, làm cho sinh viên có sự hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo Vạch ra tính chất duy tâm thần bí, phản khoa học của hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo điều của tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan Trong giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cho sinh viên, cần phải giáo dục những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, quan - điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Nói rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta mà tập trung chủ yếu là kích động chia rẽ đồng bào có đạo và đồng bào không theo đạo nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan cộng sản cho sinh viên.
Đề xuất của nhóm về hành động của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở đất nước hiện nay
vấn đề tôn giáo ở đất nước hiện nay:
Là một sinh viên, với tư cách là một trong những hạt mầm tương lai của đất nước chúng ta cần tự nhận thấy bản thân có vai trò, trách nhiệm góp phần xây dựng khối đoàn kết của dân tộc ta trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Sinh viên phải nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Cách mạng Việt Nam là cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt và lâu dài Các thế lực thù địch vô cùng thủ đoạn, gian xảo, mà hiện nay chúng đang nhắm tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; lợi dụng, lừa gạt học sinh, sinh viên – những người năng động, sáng tạo, mong muốn cống hiến cho đất nước nhưng chưa có nhiều trải nghiệm
Do đó chúng ta cần phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với những hành động sai trái của các thành phần biến chất
Phải sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh khối đoàn kết dân tộc Không những vậy, sinh viên còn cần tích cực học tập nâng cao trình độ, chú trọng học tốt môn học Giáo dục quốc phòng an ninh; quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của Đất nước cũng như Thế giới về nhiều mặt đời sống - xã hội; đẩy mạnh tham gia các cuộc thi, hội thảo liên quan đến vấn đề tôn giáo, lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương.