1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế chính trị mác lê nin đề tài thực trạng thu hút fdi của việt nam hiện nay

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Trong bối cảnh này, việc nắm bắt được tình trạng thu hút FDI ở Việt Nam cũng vô cùng quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển nền kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng, khuyến khích sự

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành viên: Đinh Lê Hồng Yến Vy_050610220730 Nguyễn Thụy Thu Ngân_050610220340 Trương Kiều Vân Anh_050610220 Châu Phương Giang_050610220 GVHD: Th.S Dương Thị Thanh Hậu

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên em xin cảm ơn cô Dương Thị Thanh Hậu đã tạo điều kiện cho chúng em nghiên cứu về đề tài FDI để hiểu rõ hơn về chính sách đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Bắt đầu từ khi chính phủ ở Việt Nam áp dụng các chính sách mở cửa đón đầu tư nước ngoài vào đất nước mình Đầu tư phát triển tại Việt Nam đang bị thu hút bởi các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) Vì vậy, FDI đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển quốc gia tại Việt Nam Trong bối cảnh này, việc nắm bắt được tình trạng thu hút FDI ở Việt Nam cũng vô cùng quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển nền kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng, khuyến khích sự chuyển đổi cơ cấu, giải quyết việc làm cho người lao động… Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này, tiểu luận dưới đây sẽ đi sâu và phân tích với đề tài: “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam” để tìm ra những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện và mang đến những hướng đi mới cho sự phát triển của đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC

I Khái quát về FDI 5

1 Khái niệm 5

2 Nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài 5

a Quy mô thị trường: 5

b Nhân tố lợi nhuận: 5

c Tốc độ tăng trưởng thị trường: 5

d Nguồn nhân lực: 5

e Kết cấu cơ sở hạ tầng: 5

f Quy hoạch và cơ chế phát triển của các địa phương trong vùng: 6

3 Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 6

a Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: 6

b Tiếp thu thành tựu công nghệ và kinh nghiệm quản lý: 6

c Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: 6

d Tăng số lượng việc làm và đào tạo người lao động: 6

e Nguồn thu ngân sách lớn: 6

4 Các hình thức FDI 6

a Thành lập các tổ chức kinh tế 100% vốn các nhà đầu tư nước ngoài: 6

b Đầu tư theo hình thức xâm nhập: 7

c Đầu tư thông qua thỏa thuận hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): 7

d Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT: 7

II Thực trạng 7

1 Những thành tựu tiêu biểu 7

2 Tác động tích cực việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI tại Việt Nam 8

2.1 “Nhìn lại” những năm đầu Việt Nam đã đạt được những gì? 8

2.2 Tác động tích cực của WTO tới thu hút FDI tại Việt Nam: 8

2.2.1 Xuất, nhập khẩu: 8

a Xuất khẩu: 8

b Nhập khẩu: 9

2.2.2 Dịch vụ: 9

2.2.3 Môi trường pháp lý được củng cố và hoàn thiện: 9

3 Việt Nam - Điểm đầu tư hấp dẫn: 10

4 Một số khó khăn 10

5 Thực trạng giải ngân vốn FDI 11

III Một số giải pháp hỗ trợ cải thiện thêm dòng vốn vào nước ta 12

Tài liệu tham khảo 14

Trang 6

I Khái quát về FDI1.Khái niệm

FDI (Foreign Direct Investment) được hiểu là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Đây là một hình thức khi nhà đầu tư là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu của một tài sản của một quốc gia khác Họ có thể thực hiện bằng cách thiết lập những cơ sở sản xuất kinh doanh, thành lập công ty mẹ hoặc công ty con, liên doanh hoặc mở chi nhánh tại các quốc gia khác

2.Nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài

(Trần Ngọc Mai, Cam Thị Diệu Linh, Phạm Mai Phương, Nguyễn Hương Giang, Đinh Phúc Hưng, 2020)

a Quy mô thị trường:

Quy mô thị trường chính là số lượng người bán và khách hàng của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trên thị trường Đây chính là nhân tố để thu hút dòng vốn FDI với mục tiêu tìm kiếm thị trường phù hợp.

Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các yếu tố của một quốc gia như thu nhập bình quân đầu người, dung lượng hay tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường khu vực các thị hiếu đặc biệt của người tiêu dùng ở quốc gia nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.

Bên cạnh việc đầu tư vào thị trường trong nước, các nhà đầu tư muốn mở rộng sản xuất kinh doanh với việc tiếp cận thị trường khu vực và thế giới Đồng thời trong xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn do các chế độ khuyến khích, hưởng chiết khấu thương mại nhiều hơn Vì vậy đây chính là một lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đang cân nhắc chọn khu vực đầu tư.

b Nhân tố lợi nhuận:

Lợi nhuận là động cơ và mục tiêu của các nhà đầu tư

c.Tốc độ tăng trưởng thị trường:

Tốc độ tăng trưởng là chỉ ra sự tăng lên về nhu cầu thị trường Khi nhu cầu của thị trường một nước nào đó tăng sẽ thu hút đầu tư vào quốc gia đó bởi các nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục tiêu đáp ứng lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu tăng lên trong nước.

d Nguồn nhân lực:

Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những quốc gia đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ thấp cùng với mức lương thấp Những điều này sẽ đáp ứng đủ các tiêu chí mà nhà đầu tư đặt ra, mang lại lợi ích kinh tế cho họ.

Ngược lại, một số ngành có đặc thù tìm kiếm những máy móc, thiết bị công nghệ cao Các chủ nhà đầu tư cần tìm kiếm những nguồn nhân lực với trình độ công nghệ cao, có công tác quản lý tốt, có trình độ chuyên môn giỏi để đáp ứng về đặc thù của công việc Vì vậy, đây cũng là một trong những yếu tố thu hút họ chọn địa điểm đầu tư.

e Kết cấu cơ sở hạ tầng:

Khi bắt đầu tìm hiểu một quốc gia để đầu tư, các nhà đầu tư thường xem xét những nhân tố về điều kiện cơ sở vật chất như các thiết bị phương tiện giao thông như đường sá, sân bay, bến cảng; các phương tiện liên lạc; phương tiện vận chuyển; các nguồn nguyên, nhiên liệu tại quốc gia này nhằm tối ưu hóa nguồn vốn, các chi

Trang 7

phí để mang lại hiệu quả tốt nhất Vì vậy, đây là một trong những yếu tố cơ bản thu hút nguồn vốn FDI, là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vốn đầu tư nước ngoài phát triển.

f Quy hoạch và cơ chế phát triển của các địa phương trong vùng:

Các công tác quản lí, hỗ trợ từ các địa phương trong vùng cũng góp phần đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư Họ cần cam kết về mặt pháp lí về mặt luật pháp như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, chính sách đất đai, chính sách thuế phù hợp Đồng thời về những quyền pháp lí như quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất kinh doanh…

3 Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

(Luatvn, không ngày tháng)

a Bổ sung cho nguồn vốn trong nước:

Việc nhận vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia nào đó sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế cho nước đó Họ sẽ huy động được nguồn vốn cần thiết hoặc đang thiếu hụt, góp phần phát huy tối đa nguồn vốn đó

b Tiếp thu thành tựu công nghệ và kinh nghiệm quản lý:

Nhiều quốc gia đang phát triển đang cần những công nghệ tiên tiến để mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, góp phần phát triển nhưng họ lại không đủ nguồn vốn để thực hiện Vì vậy, việc nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài giúp một số nước có cơ hội tiếp thu những công nghệ mới đó và những bí quyết quản lý kinh doanh từ những nước phát triển Nhờ đó, những quốc gia này có thể cải thiện được nền kinh tế, công nghệ và cơ sở vật chất.

c Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu:

Ngoài việc nhận nguồn vốn và tham gia vào quá trình hoạt động của các nước đầu tư khi quốc gia đó thu hút được FDI, các doanh nghiệp khác trong nước cũng sẽ nhận được lợi ích và có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu Do đó, quốc gia ấy sẽ thuận lợi cho việc giao thương với nhiều nước trên các khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.

d Tăng số lượng việc làm và đào tạo người lao động:

Mục tiêu chính của FDI là để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê những lao động từ các nước đầu tư Đồng thời, mức lương tối thiểu cũng sẽ được tăng thêm Điều này giúp cho các nước nhận đầu tư cải thiện được tình trạng việc làm, có mức thu nhập đáng kể, tăng lên về mức thu nhập bình quân đầu người Ngoài ra, việc tăng lên về số lượng lao động cũng giúp cho kỹ năng nghề nghiệp tăng lên, tiếp nhận các kiến thức từ các nước đầu tư mang lại nhiều lợi ích.

e Nguồn thu ngân sách lớn:

Việc thu ngân sách từ các nước đầu tư cũng chiếm tỷ trọng lớn của các quốc gia đang phát triển Họ sẽ đóng những khoản thuế suất từ hoạt động kinh doanh cho nhà nước, vì vậy đây cũng là khoản thu nhập lớn cho các quốc gia này.

4.Các hình thức FDI

(Nguyễn Thị Minh Hà, 2015)

Trang 8

a Thành lập các tổ chức kinh tế 100% vốn các nhà đầu tư nước ngoài:

Đây là một hình thức rất phổ biến của FDI Nhà đầu tư sẽ chú trọng việc khai thác địa điểm đầu tư cho dự án mới, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đem lại hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, hình thức này thường là các quy mô đầu tư nhỏ nhưng lại rất được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư với các quy mô dự án lớn.

Ưu điểm: Các nước được nhận đầu tư khi có hình thức doanh nghiệp có vốn

100% từ nước ngoài sẽ không cần đầu tư bất kì một khoảng vốn nào, hạn chế được các rủi ro xảy ra trong kinh doanh Ngoài ra, các nước được nhận đầu tư này sẽ được nhận các khoản thu nhập như tiền thuế, tiền thuê đất, cải thiện được tình trạng thất nghiệp Đồng thời họ sẽ nhận được những đầu tư về các phương tiện, máy móc thiết bị, ….

Nhược điểm: Khó tiếp cận kinh nghiệm quản lí, công nghệ; không có lợi

nhuận; không kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài.

b.Đầu tư theo hình thức xâm nhập:

Theo 3 dạng hình thức chính: - Đầu tư mua cổ phần - Mua lại.

- Sát nhập.

Ưu điểm: Giúp tích lũy được nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư một cách

nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính hoặc đang trên bờ vực phá sản.

Nhược điểm: Có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, có

thể gặp các rủi ro về các thủ tục pháp lý từ các nước nhận đầu tư.

c.Đầu tư thông qua thỏa thuận hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC):

BCC là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm cùng nhau hợp tác, phân chia lợi nhuận trong kinh doanh, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.

Ưu điểm: Tạo ra thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của

quốc gia nhận đầu tư; giải quyết được tình trạng thiếu hụt về vốn, công nghệ.

Nhược điểm: Quốc gia nhận đầu tư không được tiếp nhận những kinh nghiệm

quản lý.

d.Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT:

Cả 3 hình thức này có các đặc điểm cơ bản như: một bên ký kết là Nhà nước; lĩnh vực đầu tư như các công trình kết cấu hạ tầng; khi đến thời hạn bắt buộc phải chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước.

Ưu điểm: Thu hút vốn đầu tư từ những dự án, yêu cầu lượng vốn lớn, thu hồi

được vốn trong khoảng thời gian dài, giảm áp lực nguồn vốn cho ngân sách của nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Nhược điểm: Rủi ro về chính sách cao, nước chủ nhà gặp khó khăn trong việc

tiếp nhận những công nghệ, kinh nghiệm quản lý

II Thực trạng

1.Những thành tựu tiêu biểu

(AGROINFO, 2008)

Sau nhiều năm trôi qua, đầu tư vốn nước ngoài luôn là một trong những khu vực sôi nổi nhất trong nền kinh tế và quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội

Trang 9

của Việt Nam Sau đây là những thành tựu của FDI đã thúc đầy nền kinh tế nước nhà

Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nền cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động và giúp

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ ba, tập trung vào thị trường xuất khẩu hàng hóa, gia tăng năng suất đưa

từng bước Việt Nam vào mạng sản xuất

Thứ tư, thúc đẩy doanh nghiệp khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, phương thức kinh doanh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ năm, đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát

triển toàn xã hội và là động lực của nền kinh tế làm cho tình hình kinh tế tăng trưởng mạnh (TS Nguyễn Thị Kim Hồng, 2023)

Khẳng định FDI chính là chìa khoa then chốt mang lại cho người dân Việt Nam lúc bấy giờ có nhiều công ăn việc làm giảm được tình trạng thiếu việc làm ở những năm đầu 90 Từ một nước nông nghiệp lạc hậu khi đầu tư nước ngoài xuất hiện các nhiều công nghệ đã đem lại cho nền kinh tế nước nhà tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh trong nhiều năm liên tiếp từ giai đoạn 1989 cho đến hiện nay và cùng với đó là nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài để nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp FDI đã thành công khi đầu tư vào Việt Nam Nhờ có vốn đầu tư nước ngoài mà những ngành công nghiệp của nước Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực nhất như là đa dạng sản phẩn, nâng cao giá trị món hàng

2.Tác động tích cực việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI tại Việt Nam

II.1 “Nhìn lại” những năm đầu Việt Nam đã đạt được những gì?

(HV Trần Thị Trúc Giang, không ngày tháng)

Năm 2007, sau 1 năm gia nhập WTO, con số khổng lồ mà Việt Nam thu về là

20,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, tăng gần 70% so với năm 2006 Điều đó cũng

cho thấy rằng Việt Nam đã biết tận dụng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 1 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về kinh tế Và từ đà phát triển đó, vào năm 2021, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Những điều trên cho thấy rằng, việc gia nhập WTO là quyết định vô cùng đúng đắn với định hướng phát triển của Việt Nam.

2.2.Tác động tích cực của WTO tới thu hút FDI tại Việt Nam:

(Trịnh Minh Anh, 2011)

2.2.1 Xuất, nhập khẩu: a Xuất khẩu:

Việc gia nhập WTO đã giúp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu hàng hóa quốc tế một cách bình đẳng nhất Song song qua đó, cũng tạo nhiều điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.

Trang 10

Trong giai đoạn 2007-2020, xuất khẩu tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/ năm Năm 2007, quy mô kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 48,6 tỷ USD đã tăng lên 176,58 tỷ USD năm 2016 và 282,7 tỷ USD vào năm 2020 Xét riêng về tỷ trọng KNXK khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự đảo chiều rõ nét khi: Tỷ trọng KNXK khu vực trong nước đã giảm từ 42,8% năm 2007 xuống còn 28,2% năm 2020 Bên cạnh đó thì tỷ trọng KNXK khu vực vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã tăng từ 57,2% năm 2007 lên 71,8% năm 2020.

Việt Nam đã định hướng đi theo con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước nên sẽ không ngạc nhiên khi các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp (công nghiệp chế biến) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng của Việt Nam ( chiếm trên 80% tổng KNXK của Việt Nam năm 2020) Sau đợt bùng phát Covid thì thị trường Việt Nam có phần chững lại và có sự giảm sút vào năm 2023 so với năm 2020 khi tỷ trọng KNXK giảm còn 73,1%, nhưng nhìn chung vẫn có sự khởi sắc so với năm 2022 khi nhóm ngành công nghiệp chế biến đạt 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% vốn đăng ký, tiếp đó là kinh doanh bất động sản, phân phối điện và tài chính ngân hàng Tuy tỷ trọng KNXK giảm nhưng với con số xuất siêu đạt 48,8 tỷ USD đã bù vào phần nhập siêu 21,9 tỷ USD, đã tạo nên giá trị xuất siêu kỷ lục với con số 26,9 tỷ USD.

b Nhập khẩu:

Bên cạnh KNXK thì từ năm 2007-2020, quy mô kim ngạch nhập khẩu(KNNK) cũng có sự khởi sắc khi tăng từ 62,8 tỷ USD năm 2007 lên 262,7 tỷ USD

vào năm 2020.

Nhìn chung, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có những bước chuyển đổi tích cực Nhóm hàng cần nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại vào năm 2020 và nhập khẩu tập trung ở các nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư đã chiếm 88% toàn phần, trong khi đó nhóm hàng

không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6%.

2.2.2 Dịch vụ:

Việc gia nhập WTO cũng góp phần lớn vào việc mở rộng và đẩy mạnh ngành dịch vụ tại Việt Nam Việt Nam đã mở 11/12 ngành dịch vụ và 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó phải kể đến các ngành dịch vụ tiêu biểu như: dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, chứng khoán Ngành dịch vụ phát triển là đòn bẩy để ta thu về 2 mặt tích cực khi vừa tạo điều kiện để thu hút vốn FDI cũng như tạo “niềm tin” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Hiện nay, ngành dịch vụ đã trở thành ngành lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy được rằng thông qua việc gia nhập WTO là “bàn đẩy” vô cùng tốt khi GDP vào năm 2010 là 40,7% đã tăng lên 44,6% vào năm 2019 Đến năm 2023, ngành dịch vụ nói chung vẫn có sự tăng trưởng nhất định vốn có.

2.2.3 Môi trường pháp lý được củng cố và hoàn thiện:

Để đàm phán tham gia WTO, Việt Nam đã ban hành 65 luật và pháp lệ Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam trong việc gia nhập WTO là chất lượng pháp luật Việc gia nhập WTO không chỉ là vấn đề về kinh tế mà còn là ràng buộc nhau về những vấn đề pháp lý, đó không chỉ là “ràng buộc” mà còn là “danh dự” của một quốc gia – Hội nhập quốc tế và ràng buộc bởi Luật quốc tế.

Việt Nam đã phải bổ sung thêm 20 luật, pháp lệnh để phù hợp với 16 Hiệp định chính của WTO, điều đó cho thấy được thông qua WTO, bộ luật nước ta đã được chỉnh sửa, phát triển toàn diện và hoàn thiện hơn Tuy vẫn còn nhiều trường

Ngày đăng: 09/04/2024, 06:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w