543.3.1 Trình tự thực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với một số trường hợp đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La 543.3.2.. Ý kiến đánh giá của người sử dụ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Ngọc Việt Khoa NGUYỄN NGỌC VIỆT KHOA
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH: 8850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS XUÂN THỊ THU THẢO
Hà Nội, 2020
LV quản lý đất đai
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Xuân Thị Thu Thảo đã không ngại vất vả, tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phòng đào tạo sau đại học, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Thuận Châu và các phòng ban khác đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Ngọc Việt Khoa
LV quản lý đất đai
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai 3
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và vai trò của đất đai 3
1.1.2 Đăng ký đất đai 5
1.2 Văn bản pháp luật liên quan đến đăng ký biến động đất đai 21
1.2.1 Các văn bản Luật 21
1.2.2 Các văn bản dưới Luật 21
1.3 Vấn đề đăng ký đất đai tại một số nước trên thế giới và Việt Nam 23
1.3.1 Đăng ký đất đai tại Mỹ 23
1.3.2 Đăng ký đất đai tại Úc 24
1.3.3 Tại Thụy Điển 24
1.3.4 Tại Trung Quốc 26
1.4 Khái quát về vấn đề đăng ký đất đai tại Việt Nam 27
1.4.1 Sơ lược về lịch sử đăng ký đất đai tại Việt Nam 27
1.4.2 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Sơn La 30
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.2 Phạm vi nghiên cứu 32
LV quản lý đất đai
Trang 42.3 Nội dung nghiên cứu 33
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thuận Châu 33
2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 33
2.3.3 Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu 332.3.4 Một số giải pháp khắc phục khó khăn và nâng cao kết quả công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Thuận Châu 46
3.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Thuận Châu 46
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thuận Châu 52
3.3 Tình hình thực hiện đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn la 54
3.3.1 Trình tự thực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với một số trường hợp đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La 543.3.2 Nguồn nhân lực phục vụ công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La 56
3.3.3 Trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La 57
3.3.4 Kết quả thực hiện đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu 57
LV quản lý đất đai
Trang 53.3.5 Ý kiến đánh giá của người sử dụng đất và cán bộ chuyên môn về công tác đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 70
3.4 Giải pháp khắc phục khó khăn và nâng cao kết quả công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO………83 PHỤ LỤC
LV quản lý đất đai
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Châu năm 2019 52 Bảng 3.2 Kết quả đăng ký biến động về chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017-2019 59 Bảng 3.3 Kết quả đăng ký biến động do chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2016-2018 63 Bảng 3.4 Kết quả đăng ký biến động do thu hồi đất tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017 - 2019 65 Bảng 3.5 Kết quả đăng ký biến động đất đai do thế chấp và xóa thế chấp tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017-2019 66 Bảng 3.6 Tổng hợp số liệu kết quả đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu 68 Bảng 3.7 Kết quả điều tra sự hiểu biết của người sử dụng đất về công tác đăng ký biến động đất đai tại địa phương 70 Bảng 3.8 Kết quả điều tra khó khăn của người sử dụng đất trong quá trình thực hiện ĐKBĐ tại địa phương 72 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của người sử dụng đất về cán bộ chuyên môn thực hiện công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 74 Bảng 3.10 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu 76
LV quản lý đất đai
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Thuận Châu 37 Hình 3.2 Kết quả biến động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2017-2019 theo đơn vị hành chính 61 Hình 3.3 Cơ cấu các loại biến động chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017-2019 62 Hình 3.4 Kết quả đăng ký biến động với trường hợp cấp đổi, cấp lại GCN và tách thửa, hợp thửa tại huyện Thuận Châu 68 Hình 3.5 Tổng hợp các trường hợp đăng ký biến dộng đất đai tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017 -2019 69 Hình 3.6 Tổng hợp các trường hợp đăng ký biến dộng đất đai tại huyện Thuận Châu giai đoạn 2017 -2019 theo đơn vị hành chính 70
LV quản lý đất đai
Trang 9MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên có hạn của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong ngành sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và cũng là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống đồng thời cũng là địa bàn phân bố dân cư, phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng Mặt khác, đất đai là tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian với các điều kiện về địa chất, địa hình, khí hậu, thời tiết, hết sức phong phú và đa dạng Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững
Khi xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì nhu cầu sử dụng đất ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực ngày càng tăng Hiện nay, nhiều địa phương việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao và chưa bảo đảm tính bền vững, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến giá trị của đất Thực tế khi dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất thì hạn hẹp gây nên tình trạng người dân thiếu đất sinh sống, sản xuất Vì thế công tác đăng ký đặc biệt là công tác đăng ký biến động đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho Nhà nước quản lý đất đai một cách có hiệu quả, đồng thời cho các chủ thể sử dụng đất khác sử dụng có hiệu quả
Luật đất dai 2013 được ban hành đã kế thừa Luật đất đai 2003 và bổ sung thêm một số điều luật mới tạo ra bước tiến lớn đối với công tác đăng ký biến động đất đai đặc biệt là công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng ký đất đai là 1 trong 15 nội dung đăng ký biến động đất đai và được phân thành 2 giai đoạn: đăng ký ban đầu và đăng ký biến động Với tốc độ phát triển như hiện nay các địa phương trên địa bản cả nước tình hình đăng ký biến động đang diễn ra với các hình thức khác nhau
Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La Phía Đông giáp
LV quản lý đất đai
Trang 10thành phố Sơn La và huyện Mường La; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn; phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai Với diện tích đất tự nhiên là trên 150.000 ha có 29 đơn vị hành chính xã, thị trấn Trong những nằm gần đây với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất tại địa phương, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế Hiện nay, việc sử dụng đất có những thay đổi, đặc biệt là công tác đăng ký biến động được thực hiện với các hình thức đa dạng: chuyển nhượng, thừa kế tặng cho, tác thửa, gộp thửa Vì vậy, việc đánh giá công tác đăng ký biến động đất đai đang trở thành vấn đề rất quan trọng trong sự phát triển của địa phương Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý hiệu quả công tác đăng ký biến động đất đai tại huyện Thuận Châu trong thời gian tới, đồng thời hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện cơ sở lý luận và pháp lý trong công tác kê khai đăng ký và quản lý biến động đất đai
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống đăng ký biến động đất đai tại địa phương đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương và những đại phương có điều kiện tương đồng
LV quản lý đất đai
Trang 11Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và vai trò của đất đai
Đất là các vật chất nằm trên bề mặt trái đất có khả năng hỗ trợ cho sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sống của nhiều loài động thực vật, vi sinh vật Với mỗi con mắt của các Nhà khoa học khác nhau thì có quan điểm về đất khác nhau
- Theo Đokuchaev nhà khoa học đất người Nga năm 1870 cho rằng Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết Đất được hình thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian Sự thạo thành đất theo Đokuchaev là kết quả tác động của thể tự nhiên sống và chết (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000)
Trong xã hội con người đất có những vai trò khác nhau như:
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng cao Trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp do chuyển sang mục đích khác Sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực hướng tới là một trong những nước có nền nông nghiệp vào tốp đầu của thế giới
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai
LV quản lý đất đai
Trang 12đóng vai trò quyết định cho tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Các Mác viết:
“Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều
kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình thủy lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Bởi vậy, tại một số địa phương, mặc dù sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp nhưng người dân vẫn giữ quan điểm giữ đất là giữ được nguồn thu nhập
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội, mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế - xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản xuất công nông nghiệp, môi trường sinh thái Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau Trong công nghiệp và các
LV quản lý đất đai
Trang 13ngành khác (trừ ngành nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng) đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm Trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động
1.1.2 Đăng ký đất đai
1.1.2.1 Khái niệm
Đăng ký đất đai bao gồm 2 giai đoạn: đăng ký lần đâu và đăng ký biến động Theo khoản 2 Điều 3 thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 3 cũng quy định vê đăng kí biến động đất đai: Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật
1.1.2.2 Các trường hợp được đăng ký biến động đất đai
Theo Khoản 4, Điều 95, Luật Đất đai 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất; d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký; đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
LV quản lý đất đai