1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc nhtm ở việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Tác giả Tô Thanh Hương
Người hướng dẫn GS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh doanh Thương mại
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 659,09 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --- TÔ THANH HƯƠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2020... TRƯỜN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

TÔ THANH HƯƠNG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

TÔ THANH HƯƠNG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Mã số: 934.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS ĐINH VĂN SƠN

2 PGS.TS LÊ THỊ KIM NHUNG

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc

lập của riêng tôi Các số liệu trong Luận án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2020

Tác giả luận án

Tô Thanh Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS Đinh Văn Sơn và PGS,TS Lê Thị Kim Nhung đã đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành Luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong trường Đại học Thương mại trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án Tiến sĩ

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận án

Tô Thanh Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8

1.1.1 Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng 8

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng 10

1.1.3 Kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu 19

1.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án 21

1.2.1 Quy trình nghiên cứu 21

1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 21

1.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 24

Tóm tắt chương 1 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 25

2.1 Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 25

2.1.1 Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt động chủ yếu 25

2.1.2 Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 29

2.1.3 Phân loại tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 35

2.1.4 Vai trò của hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 38

2.2 Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 40

Trang 6

2.1.1 Quan niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc

ngân hàng thương mại 40

2.1.2 Nội dung phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 41

2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 49

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 52

2.3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho Việt Nam 61

2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng 61

2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 65

Tóm tắt chương 2 67

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 68

3.1 Tổng quan về các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 68

3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam 68

3.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 70

3.2 Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 72

3.2.1 Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 72

3.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 85

3.2.3 Kết quả phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 91

3.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 97

3.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 97

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 104

Tóm tắt chương 3 117

Trang 7

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở

VIỆT NAM 119

4.1 Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 119

4.1.1 Phân tích SWOT của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại trong phát triển tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 119

4.1.2 Dự báo xu hướng phát triển CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2020-2025 và định hướng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc 127

4.2 Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 130

4.2.1 Nhóm giải pháp chuyển dịch kinh doanh số 130

4.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD 139

4.2.3 Nhóm giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM 147 4.3 Một số kiến nghị 151

4.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm 151

4.3.2 Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện 151

4.3.3 Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử 152

Tóm tắt chương 4 153

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM 164

PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM 167

PHỤ LỤC 03: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM 170

PHỤ LỤC 04: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM 173

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng CTTC ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2019 68

Bảng 3.2 Sự phát triển sản phẩm TDTD mới của CTTC trực thuộc 72

Bảng 3.3 Nhóm sản phẩm TDTD được triển khai năm 2019 73

Bảng 3.4 Tỷ trọng dư nợ theo nhóm sản phẩm TDTD năm 2019 74

Bảng 3.5 Sự phát triển kênh phân phối trong giai đoạn 2014-2019 77

Bảng 3.6 Mức độ tăng trưởng POS giai đoạn 2014-2019 78

Bảng 3.7 Mức độ tăng trưởng DSA giai đoạn 2014-2019 80

Bảng 3.8 Mức độ tăng trưởng thị trường về mặt địa lý giai đoạn 2014-2019 82

Bảng 3.9 Kênh xúc tiến bán hàng quan trọng giai đoạn 2014-2019 83

Bảng 3.10 Lãi suất cho vay gaii đoạn 2014-2019 84

Bảng 3.11 Quy trình TDTD chung của các CTTC trực thuộc 89

Bảng 3.12 Các khâu trong Quy trình tín dụng áp dụng AI 90

Bảng 3.13 Quy mô và mức độ tăng trưởng dư nợ TDTD giai đoạn 2014-2019 91

Bảng 3.14 Thị phần và mức độ tăng trưởng thị phần giai đoạn 2014-2019 93

Bảng 3.15 Lợi nhuận và mức độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2014-2019 94

Bảng 3.16 Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014-2019 95

Bảng 3.17 Hệ số an toàn vốn CAR trong giai đoạn 2014-2019 96

Bảng 3.18 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ TDTD trong giai đoạn 2015-2019 98

Bảng 3.19 Đánh giá của khách hàng về chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC 110 Bảng 3.20 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ chăm sóc sau vay 111

Bảng 3.21 Hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm TDTD 114

Bảng 3.22 Hiểu biết của khách hàng về quản lý tài chính cá nhân 115

Bảng 3.23 Đánh giá của khách hàng về trách nhiệm khi vay vốn CTTC 115

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu 21 Hình 4.1 Phân tích thu nhập của dân số Việt Nam 123 Hình 4.2 Tháp dân số Việt Nam năm 2019 124

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời của tín dụng tiêu dùng là kết quả của quá trình phát triển của nền kinh

tế xã hội Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy gia tăng tiêu dùng, tạo lực đẩy cho các nền kinh tế phát triển Sự liên thông giữa TDTD và chu kỳ của nền kinh tế được thể hiện qua hành vi của người tiêu dùng, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân có việc làm và thu nhập thì mức độ sẵn sàng vay vốn để chi tiêu cao hơn và ngược lại, từ đó thúc đẩy quy mô sản xuất và tăng trưởng kinh tế Hoạt động TDTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước đã phát triển như Mỹ, Châu Âu trong thế kỷ 20 và có tốc độ tăng trưởng chậm dần trong giai đoạn 2007-2012 Trái lại, các thị trường mới nổi lại chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động TDTD như các nước Mỹ La tinh, các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2012 tới nay Điều này cho thấy TDTD vẫn đang là phân khúc thị trường rất hấp dẫn với các quốc gia đang phát triển

và có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động tăng nhiều lần so với số người phụ thuộc,

có nhu cầu tiêu dùng tỷ lệ thuận với nguồn thu nhập ngày càng tăng

Tín dụng tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua được hai chủ thể chính trên thị trường tài chính cung ứng hợp pháp tới khách hàng bao gồm CTTC và NHTM Mặc

dù cả hai chủ thể đều tiến hành cung ứng TDTD nhưng phân khúc khách hàng lựa chọn có sự khác biệt rõ nét, trong đó các NHTM tập trung cung ứng TDTD đối với các khách hàng tiêu chuẩn đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng, trong khi các CTTC chủ yếu tiếp cận các phân đoạn khách hàng khó tiếp cận khoản vay từ NHTM hay còn gọi là khách hàng dưới chuẩn Thực tế phát triển TDTD tại các quốc gia cho thấy, phần đông dân số sống ở khu vực thành thị nghèo và khu vực nông thôn

có mức thu nhập không ổn định và thấp hơn mặt bằng xã hội, có lịch sử tín dụng hạn chế và không có tài sản bảo đảm Đây chính là điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dưới chuẩn Chính nhờ sự phân lớp khách hàng rõ nét giữa CTTC và NHTM đã dẫn tới sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của hai chủ thể cho vay và đem lại lợi ích cho khách hàng Các khách hàng vay vốn ở mọi tầng lớp đều được tiếp cận loại hình dịch vụ tài chính hợp pháp, minh bạch, các giao dịch vay vốn được thực hiện trên cơ

sở các quy định của pháp luật, đặc biệt đối với các khách hàng, hoạt động của CTTC giúp hạn chế tín dụng đen, bảo vệ quyền lợi của khách hàng dưới chuẩn trong các giao dịch vay vốn và chống các tiêu cực trong xã hội Đối với các CTTC trực thuộc được hậu thuẫn bởi NHTM mẹ, vai trò đối với nền kinh tế và khách hàng được thể hiện rõ

Trang 12

nét hơn ở năng lực và quy mô TDTD lớn, sản phẩm TDTD đa dạng luôn đi đầu trong chuyển dịch số, các chương trình xúc tiến bán hàng liên tục với quy mô lớn và ưu đãi, hoạt động kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo vệ hình ảnh và thương hiệu của NHTM mẹ Bên cạnh những lợi ích của TDTD đối với khách hàng, chủ thể cho vay và nền kinh tế, việc phát triển TDTD quá đà, thiếu chiến lược và không được kiểm soát trong khung khổ pháp lý an toàn có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế trong phạm vi quốc gia và toàn cầu Minh chứng rõ nét là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 xuất phát từ Bắc Mỹ có nguồn gốc từ sự phát triển tín dụng dưới chuẩn tràn lan Đây cũng là bài học đối với các thị trường mới nổi còn nhiều dư địa để phát triển TDTD và có nguy cơ tăng trưởng TDTD nóng, cần có sự kiểm soát chặt chẽ và các giải pháp phát triển TDTD an toàn, bền vững

Hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Các khoản TDTD dành cho KHCN tiêu chuẩn đã được các NHTM triển khai rộng rãi, trở thành mảng hoạt động sinh lời cho NHTM trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khó khăn từ nhóm khách hàng tổ chức Với cơ cấu dân số vàng (69% người dân đang trong độ tuổi lao động), thu nhập bình quân và mức sống ngày càng tăng, các hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực, TDTD tại Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 10 năm vừa qua và

dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm cho tới năm 2025 Các NHTM nội địa Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi tham gia vào mảng thị trường TDTD và tìm kiếm các cơ hội phát triển mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mình trên thị trường

Trước giai đoạn 2014-2015, thị trường TDTD dành cho các khách hàng tiêu chuẩn chủ yếu do các NHTM triển khai, thị trường TDTD dành cho các khách hàng dưới chuẩn do các CTTC có vốn đầu tư nước ngoài cung ứng Trong giai đoạn này, các CTTC trong nước do các Tập đoàn kinh tế thành lập không triển khai TDTD tới các khách hàng cá nhân, chủ yếu tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ trong giai đoạn này bao gồm sản phẩm tài trợ thương mại, cho vay nhà cung cấp và các đối tác của Tập đoàn kinh tế, hoặc cho vay hợp vốn các dự án do Tập đoàn kinh tế triển khai như các dự án xi măng, điện, xây dựng Giai đoạn 2014-2015 chứng kiến 9 ngân hàng thương mại yếu kém bị tái cơ cấu và sự xuất hiện của hai CTTC trực thuộc NHTM (gồm FE Credit và HD Saison) Hai CTTC này tập trung toàn bộ nguồn lực vào hoạt động TDTD với đối tượng cho vay là các KHCN khó tiếp cận khoản vay NHTM Thực tiễn phát triển hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM giai đoạn 2014-2019 đã có những đóng góp lớn vào các chỉ tiêu hợp nhất của NHTM mẹ

Trang 13

Cùng với chủ trương của Chính phủ và NHNN về việc củng cố hoạt động TDTD của các CTTC trong nước và hạn chế cấp phép mở mới các CTTC, nhiều NHTM đang nhìn nhận việc sở hữu CTTC triển khai hoạt động TDTD đối với các khách hàng dưới chuẩn là mảnh đất màu mỡ để khai thác tối đa lợi thế về vốn, mạng lưới, kinh nghiệm quản trị và góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược của NHTM trong giai đoạn 2020-2025 Vì vậy, giai đoạn 2017-2019 chứng kiến hàng loạt sự sáp nhập giữa các NHTM và các CTTC, 02 CTTC trực thuộc NHTM bao gồm MCredit và

HD Saison chính thức đi vào hoạt động trong năm 2017 và 2018 Một số NHTM đã hoàn tất thủ tục mua lại CTTC trong năm 2018-2019 như Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và Ngân hàng TMCP Tiên Phong Đồng thời, nhiều NHTM khác cũng đang lập đề án trình NHNN về việc mua lại các CTTC cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng gắt gao trên thị trường TDTD

Trong giai đoạn đầu triển khai hoạt động TDTD, một số lợi thế giúp CTTC trực thuộc NHTM cạnh tranh với các CTTC độc lập xuất phát từ hậu thuẫn của NHTM mẹ như kinh nghiệm phát triển tín dụng, mạng lưới, công nghệ thông tin của NHTM mẹ Tuy nhiên, các CTTC trực thuộc NHTM cũng phải đối mặt với giai đoạn phát triển đầy thách thức đến từ: (i) Áp lực chuyển đổi mô hình kinh doanh nền tảng số theo xu thế 4.0; (ii) Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực TDTD khi có sự gia nhập của các công ty Fintech, đặc biệt hình thức cho vay qua APP nở rộ do nhiều đối thủ từ Trung Quốc và Indonesia chuyển sang Việt Nam sau sự đổ vỡ của thị trường cho vay ngang hàng; iii) Khung pháp lý ngày càng hoàn thiện theo hướng kiểm soát chặt hoạt động của CTTC và hạn chế cho vay tiền mặt tín chấp theo lộ trình; và (iv) Quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN trong nhiều năm qua

Được sở hữu bởi các NHTM nội địa hàng đầu ở Việt Nam, các CTTC trực thuộc được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào chủ trương hạn chế tín dụng đen, góp phần đưa các giao dịch cho vay dân sự vào khuôn khổ các giao dịch pháp lý, triển khai các hoạt động cho vay có trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng, giữ gìn và củng cố uy tín thương hiệu của NHTM Các CTTC trực thuộc NHTM cần xác định được mô hình kinh doanh nào phù hợp, cần có các giải pháp nào để tồn tại và phát triển cho hợp lý, cân bằng các mục tiêu lợi nhuận, an toàn, uy tín trong mối tương quan với chiến lược chung của NHTM mẹ, thực hiện tốt chủ trương hạn chế tín dụng đen, bảo vệ uy tín thương hiệu của NHTM mẹ và CTTC trực thuộc thông qua các

hoạt động cho vay có trách nhiệm Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn “Phát

triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam” làm

đề tài luận án của mình

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w