Định nghĩa GDPTheo kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay gọi là GDP Gross Domestic Product là tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hàng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
- -
BÁO CÁO TI!U LUÂ#N
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đ Ề TÀI :
GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDPTỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY
GVHD: Bùi Thu AnhNhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Lynh Thuận mssv: 20149232
Trang 2DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 -2021
ĐỀ TÀI:
GDP của một quốc gia phản ánh điều gì? Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh điều gì? Em muốn sống ở một nước có GDP cao và tố độ tăng trưởng GDP thấp hay ơ nước có GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP cao? Em hãy cho biết tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến nay biến động như thế nào, phân tích cụ thể điều đó?
1 Nguyễn Minh Lynh Thuận 20149232 100%
Nhận xét của Giảng viên
Trang 31.2 Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh điều gì?
1.3 Em muốn sống ở một nước có GDP cao và tốc độ tăng trưởng GDP thấp hay ở nước có GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP cao?
PHẦN 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAIĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY
KẾT LUẬN TƯ LIỆU THAM KHẢO
Trang 4NÔ#I DUNG
PHẦN 1: GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP 1.1 GDP của một quốc gia phản ánh điều gì?
1.1.1 Định nghĩa GDP
Theo kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay gọi là GDP ( Gross Domestic Product ) là tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng trong ranh giới địa lý ( thông thường là quốc gia ) sản xuất trong một thời kỳ nhất định ( thông thường là khoảng một năm ).
Là một chỉ số quan trọng được dùng để tính toán quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia, GDP chiếm vị trí không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển nền kinh tế của các nước trên thế giới Tháng 12/2020, GDP Việt Nam ta đã đạt 343 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng qua từng năm là 7%.
1.1.2 Phương pháp tính GDP - Phương pháp chi tiêu
- Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí - Phương pháp giá trị gia tăng
4
Trang 51.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của GDP Ưu điểm
Biểu thị một phần trong mức sống và được đánh giá theo quy mô lớn, nhất quán và liên tục Việc cung cấp không ngừng giá trị GDP theo từng thời kỳ nhất định và mang tính chuyên ngành làm cho chỉ số GDP không khác biệt mấy giữa các nước.
Nhược điểm
GDP không phải là thước đo của mức sống, nó không phải là một tiêu chuẩn để đánh gia toàn diện mức sống của người dân, nó chỉ phản ánh một phần trong đó GDP của một nước có thể cao nhưng mức sống của người dân lại chưa chắc ổn định và ngược lại.
Kết quả GDP theo nhiều phương thức gây khó khăn khi so sánh xuyên quốc gia Nó không tính đến các loại kinh tế ngầm, phi tiền tệ hay trao đổi, các công việc tình nguyện, Do đó, ở các nước có việc kinh doanh thực thi không chính thức chiếm phần đông thì số liệu GDP sẽ ít chính xác.
1.1.4 GDP danh nghĩa và GDP thực tế GDP danh nghĩa
Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính theo giá trị hàng hóa dịch vụ ngay tại thời điểm nó được bán ra trong năm, bao gồm lạm phát và giảm phát.
GDP thực tế
Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính theo giá của một năm gốc ( năm cơ sở ) Được sử dụng nhiều hơn trong việc phản ánh sản lượng hàng hóa và dịch vụ.
Xu hướng tăng GDP khi giá cả dần tăng lên, nhưng điều này không phản ánh chính xác hòan toàn về sự thay đổi giá trị, sản lượng hàng hóa và dịch vụ Bởi vậy, khi so sánh từng năm người ta thường sử dụng GDP thực tế.
Trang 61.1.5 GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
1.1.6 Vai trò và ý nghĩa GDP
GDP trở thành tiền đề trong việc đánh giá tình trạng tăng trưởng kinh tế quốc nội của một quốc gia nào đó trong một khoảng thời gian nhất định Quốc gia đang nằm trong tình trạng suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền nếu GDP giảm Và ngược lại, GDP tăng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang trong giai đoạn cải thiện năng lực sản xuất, người dân có thêm thu nhập và chi tiêu nhiều hơn.
Dựa vào các số liệu GDP mà các tổ chức chính phủ có thể đưa ra những chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế dần chậm lại, để siết chặt lại các chính sách và ngăn chặn lạm phát trong tương lai, chính phủ sẽ nới lỏng các chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Trong bài toán kinh tế toàn cầu, GDP trở thành một chỉ số đánh giá của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những quốc gia có tiềm năng phát triển để thực hiện các thương vụ đầu tư Việc tăng trưởng GDP ngày một ổn định qua các năm và tiềm năng sản xuất sâu rộng giúp cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
6
Trang 7Qua đó, chúng ta phần nào hiểu thêm được tầm ảnh hưởng quan trọng của GDP đối với nền kinh tế Cho dù chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhoi về mặt số liệu thì GDP cũng gây ra nhiều tác động mạnh mẽ trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia cũng như đời sống của người dân.
1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh điều gì?
Tốc độ tăng trưởng GDP đo lường tăng trưởng nền kinh tế liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội GDP theo từng thời kỳ, được điều chỉnh theo lạm phát và được biểu thị theo nghĩa thực, trái ngược với các khái niệm danh nghĩa.
Tốc độ tăng trưởng GDP được tính theo tỷ lệ phần trăm, cho thấy tốc độ thay đổi GDP của một quốc gia theo từng năm.
Lợi nhuận kiếm từ các công ty nước ngoài thì không được tính vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thay đổi trong 4 giai đoạn chu kỳ kinh tế: giai đoạn hưng thịnh, suy thoái, đáy và phục hồi.
Nếu doanh nghiệp ngừng đâu tư và tuyển dụng, kinh tế sẽ tiếp tục co hẹp Điều đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ có ít tiền chi tiêu hơn bao giờ hết.
Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ánh chính xác được phúc lợi của các thành phần dân cư khác nhau trong đời sống xã hội Sự chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, bất bình đẳng xã hội, chênh lệch giữa nông thôn thành thị ngày một nâng cao
Tăng trưởng GDP có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống thì không, môi trường có thể bị hủy hoại, khai thác tài nguyên quá đà dẫn đến cạn kiệt, nguồn lực sử dụng không hiệu quả, lãng phí.
Trang 8Tốc độ tăng trưởng GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia hay sức khỏe của đời sống công dân trong quốc gia đó Đó là vì GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không xem xét đến thực trạng phát triển tổng thể của một quốc gia.
1.3 Em muốn sống ở một nước có GDP cao và tốc độ tăng trưởng GDP thấp hay ở nước có GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP cao?
Trên thực tế tốc độ tăng trưởng GDP không thể nào hoàn toàn thể hiện GGP của đất nước được, đôi khi còn trái ngược nữa Nhưng, là công dân nước Việt Nam - tất nhiên em sẽ chọn đất nước có GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP cao(hiện nay) để làm nơi mà em sinh sống Bởi vì, sau đại dịch, em thấy Việt Nam vẫn là một nơi khá lí tưởng để sinh sống chứ không cần thiết phải đi hướng đến những nơi có GDP cao như Mĩ, Trung, và em nghĩ, mọi người cũng sẽ có cảm nhận tương tự như em vậy
PHẦN 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAIĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY
2.1 Giai đoạn từ 2010-2012
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009.Tuy nhiên, từ 2010 đến 2012 thì tốc độ tăng trưởng càng ngày đi xuống , nền kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi Điển hình, năm 2012 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000, thấp hơn cả 2009, là năm Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính
Nguyên nhân: trong năm 2012, ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết Tuy nhiên, vẫn có những tăng trưởng nhất định bởi biện pháp, giải pháp đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ
2.2 Giai đoạn từ 2012-2015
Tốc độ tăng trưởng GDP xuống mức thấp nhất ở mức 5,2% vào năm 2012 và dần phục hồi trong năm 2013 và 2014 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,42% và 5,98%
8
Trang 9Đây là khoảng thời gian Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 Tốc độ tăng trưởng trong những năm này có xu thế tăng, đạt mức khá cao cùng với những chuyển biến tích cực, nền kinh tế nước nhà có sự phục hồi rõ nét
Nguyên nhân: Do sự kiên trì thực hiện linh hoạt và có hiệu quả các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá thận trọng của Chính phủ mà kinh tế vĩ mô ổn định và tiếp tục được củng cố vững chắc hơn Nền kinh tế dần đi vào ổn định, đà tăng trưởng dần được phục hồi
2.3 Giai đoạn từ 2015-2019
Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có phần giảm nhẹ 6.2% ( thấp hơn so với 2015) Nhưng, kể từ 2016-2019, tiếp tục đánh dấu khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại
Kinh tế Việt Nam “ cất cánh” trong năm 2018 Tuy ở năm tiếp theo, tăng trưởng GDP 2019 đạt 7,02% so với năm 2018 (7.08%) thì thấp hơn, nhưng vẫn tăng hơn so với các năm 2011-2017
Năm 2019 là năm mà Việt Nam đạt được số lượng lớn thành tựu, trong đó, là về việc ký kết các hiệp định thương mại tự do “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU” (EVFTA)
2.4 Giai đoạn từ 2019-2021
2.4.1 Giai đoạn 2019
Năm 2019, tình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại do sự “ căng thẳng” thương mại giữa Mỹ - Trung cùng với những vấn đề địa chính trị của hai “siêu cường” mà hệ thống thương mại toàn cầu dần trở nên bất ổn; thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế cũng chịu nhiều biến động khó lường Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức; về thời tiết, về dịch bệnh ( tả lợn châu Phi ), Cũng trong năm này, Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng, Việc kí “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU” (EVFTA) sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam sau này, nhưng bởi “ sức công phá kinh khủng” của đại dịch covid 19 từ cuối năm 2019, là làm cho tăng trưởng GDP ( kể từ 2019 ) của nước ta nói riêng và thế giới nói chung giảm mạnh
Trang 10Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và chuẩn bị và tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước, đồng thời là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào năm 2021
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 là 2.91% Nếu so với những năm trước nó thì có phần giảm sút ( thậm chí là thấp nhất từ kể từ 2011); nhưng nếu đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới
Nguyên nhân: Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
10
Trang 112.4 Giai đoạn 2021
"Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" -Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng- Kể từ cuối 2019, cả thế giới đã phải hứng chịu cơn đại dịch với sức ‘công phá kinh khủng’ và kéo dài cho tới hiện tại Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta năm 2021 khá cao (khoảng 5,9%) Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, những hạn chế, yếu kém của những năm trước; nhưng một số đã được tập trung giải quyết và đạt những kết quả bước đầu Việt Nam nếu tận dụng được những ưu thế gầy dựng trong những năm qua như các hiệp thương hội nhập, công cuộc phòng chống dịch hiệu quả, trên đà phát triển thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ ngày một tăng cao
KẾT LUẬN
Chúng ta đã thành công đưa từ một nước có thu nhập bình quân thấp đến một nước có thu nhập bình quân trung bình; chắc chắn, trong tương lai, Việt Nam ta nhất định sẽ thành công trong công cuộc đưa một nước có thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập cao so với các nước trong khu vực và cả thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
%A3n_ph%E1%BA%A9m_n%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba