1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch đi toà 01 tên vụ án vụ án giết người không thành của ông nguyễn tín hưng đối với bà lê thị bích ngọc vì vấn đề liên quan đến tình cảm và tài sản

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vụ án giết người không thành của ông Nguyễn Tín Hưng đối với bà Lê Thị Bích Ngọc vì vấn đề liên quan đến tình cảm và tài sản
Tác giả Tôn Võ Cát Tường, Nguyễn Thiên Ân, Nguyễn Khánh Dung, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Khánh Linh, Dương Hồng Phúc, Trần Xuân Tín, Ngô Quang Vũ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài thu hoạch đi tòa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 186,65 KB

Nội dung

VKSND hỏi Hưng: “Khi bị cáo đâm bị hại lúc này được một người can ngăn, tiếp theo bị cáo làm gì?” => Hưng khai nhận: “Bị cáo nhìn người can ngăn rồi đâm bị hại tiếp” do lúc đó mất bình t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH ĐI TOÀ 01

Tên vụ án: Vụ án giết người không thành của ông Nguyễn Tín Hưng đối với bà

Lê Thị Bích Ngọc vì vấn đề liên quan đến tình cảm và tài sản

NHÓM 13

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

TÓM TẮT VỤ ÁN

Khoảng tháng 02 năm 2020, Nguyễn Tín Hưng quen biết và chung sống như vợ chồng với Lê Thị Bích Ngọc tại nhà trọ thuộc xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang Đến khoảng tháng 01 năm 2023, cả hai xảy ra mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc nên Ngọc chủ động chia tay và không còn chung sống với Hưng Lúc này, Hưng chuyển về sinh sống tại nhà của cha, mẹ ruột ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vẫn thường xuyên điện thoại liên lạc với Ngọc để níu kéo lại chuyện tình cảm nhưng bị Ngọc từ chối Ngày 04/04/2023, thông qua mạng xã hội Tiktok, Hưng thấy Ngọc nói chuyện tình cảm với người đàn ông khác nên đã ghen tuông gọi điện thoại cự cãi với Ngọc Hưng nảy sinh

ý định tìm gặp Ngọc nói chuyện nếu Ngọc không đồng ý trở về chung sống thì Hưng sẽ giết chết Ngọc rồi tự sát

Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 05/04/2023, Hưng về lại thành phố Châu Đốc, vào Siêu thị Coopmart mua hộp dao có 2 cây, mỗi cây dao dài 21cm (cán bọc nhựa màu đỏ, lưỡi bằng kim loại, mũi nhọn) rồi đi đến tiệm game bắn cá

“Đại Long 90” tại đường Thủ Khoa Nghĩa, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, nơi Ngọc đang làm thuê để gặp Ngọc; trên đường đi Hưng vứt bỏ 1 cây dao vào thùng rác bên đường, cây dao còn lại Hưng giấu vào trong lưng quần Đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, thấy Ngọc dẫn xe mô tô ra về, Hưng đến chặn lại và đưa Ngọc qua sân trước nhà bà Phạm Thị Tuyết (đối diện tiệm game) để nói chuyện níu kéo, hàn gắn lại tình cảm Tại đây, Hưng thấy Ngọc nghe điện thoại của 1 người nam tên Hải gọi video thông qua mạng xã hội Zalo và Ngọc nhờ Hải báo cơ quan công an về việc Hưng không cho Ngọc ra về Tức giận, Hưng giật điện thoại của Ngọc đang nghe, Ngọc giật lại dẫn đến cả hai cự cãi, xô xát, giằng co qua lại thì Ngọc bị té ngã xuống mặt đường, Hưng ngồi đè trên người Ngọc và lấy cây dao để trong lưng quần ra cầm trên tay phải đâm nhiều nhát trúng vào vùng lưng, vùng bụng, vùng đùi và vùng ngực (trái, phải) của Ngọc Thấy Ngọc bị đâm, Dương Thị Quỳnh ở nhà cặp tiệm game chạy đến can ngăn, kéo Hưng ra ngoài; Hưng cầm dao đứng nhìn làm Quỳnh hoảng sợ bỏ chạy; Hưng tiếp tục cầm dao đâm vào vùng hạ sườn trái của Ngọc làm Ngọc bất tỉnh; nghĩ Ngọc đã chết nên Hưng dừng lại bỏ đi và ném bỏ cây dao cách hiện trường khoảng 10 mét Sau đó, Hưng đến nhà Nguyễn Trần Quang (anh em họ với Hưng) ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang ngủ đến sáng ngày 06/04/2023 thì bỏ trốn đến thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Ngày 10/04/2023, Hưng đến Công an phường Châu Phú A đầu thú Còn bị hại

bà Lê Thị Bích Ngọc thì được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực

tỉnh An Giang (thành phố Châu Đốc) cấp cứu và điều trị từ ngày 05/04 đến ngày 17/04/2023 ra viện

Vật chứng thu giữ:

- 01 con dao dài 21cm, phần cán bằng nhựa màu đỏ dài 10cm, phần lưỡi dao bằng kim loại dài 11cm;

Trang 3

- 01 áo thun ngắn tay, có cổ, màu xanh nhạt, đã qua sử dụng;

- 01 nón lưỡi trai màu đen, đã qua sử dụng;

- 01 quần jean lửng màu xanh đen, đã qua sử dụng;

- 01 áo thun ngắn tay màu nâu, đã qua sử dụng;

- 01 quần dài thun màu nâu, đã qua sử dụng;

Tại Bản kết luận giám định pháp y ngày 03/05/2023 của Trung tâm pháp y tỉnh An Giang về thương tích của bà Lê Thị Bích Ngọc, sinh năm 1974, kết luận:

1 Dấu hiệu chính qua giám định

- Sẹo ngực phải;

- Sẹo hạ sườn phải: Xước gan, thủng túi mật, rách thanh mạc đại tràng ngang;

- Sẹo vùng bụng phải;

- Sẹo ngực trái: thấu ngực, tràn máu màng phổi trái;

- Sẹo ngực trái;

- Sẹo hạ sườn trái: thấu bụng, thủng bao lách, không tổn thương lách;

- 02 sẹo vùng lưng trái

- Sẹo mặt sau trong 1/3 giữa đùi trái

2 Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 47%.

(áp dụng theo phương pháp cộng của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, pháp y tâm thần)

3 Kết luận khác: Cơ chế hình thành thương tích do vật sắc nhọn gây

nên

Tại Kết luận giám định ngày 07/6/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công

an tỉnh An Giang, kết luận:

- Vết màu nâu dính trên áo thun gửi giám định là máu người, thuộc nhóm máu O;

- Vết màu nâu thu tại vị trí số 2 là máu người, thuộc nhóm O;

- Vết màu nâu dính trên lưỡi dao gửi giám định là máu người, thuộc nhóm O;

- Mẫu máu thu của bị hại Lê Thị Bích Ngọc, sinh năm 1974 thuộc nhóm máu O;

- Mẫu máu thu của Nguyễn Tín Hưng, sinh năm 1992 thuộc nhóm máu A;

Trang 4

DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA

1 Khai mạc phiên tòa

- Thời gian: 08 giờ 00 phút, ngày 30/10/2023;

- Địa điểm: Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh An Giang;

- Người tham gia phiên toà:

+ Người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Khưu Hoàng Huy;

Thẩm phán: Ông Nguyễn Quang Hải;

Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Tuấn Mạnh, Bà Phạm

Hồng Ngọc, Bà Trần Thị Thanh Tâm;

Thư ký phiên tòa: Bà Trương Kiều Nhi và bà Phạm Thị Ngọc

Oanh;

Đại diện Viện kiểm sát tỉnh An Giang tham gia phiên tòa: Ông

Nguyễn Thanh Vân và ông Nguyễn Cao Toàn

+ Những người tham gia tố tụng:

Bị cáo: Nguyễn Tín Hưng, sinh năm 1992; Nơi sinh: huyện An

Phú, tỉnh An Giang; Nơi cư trú: huyện An Phú, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: Làm thuê; trình độ văn hóa (học vấn): 5/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn Mương, sinh năm 1970 và bà Nguyễn Thị Mẫn, sinh năm 1971;

Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư Nguyễn Phú - Thuộc Đoàn

luật sư tỉnh An Giang;

Bị hại: Lê Thị Bích Ngọc, sinh năm 1974, cư trú: phường Châu

Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang;

Người làm chứng:

Bà Phạm Thị Tuyết, sinh năm 1960;

Bà Dương Thị Quỳnh, sinh năm 1971;

Ông Huỳnh Tín Trọng, sinh năm 1992;

Ông Trần Minh Hoàng, sinh năm 1968;

Ông Nguyễn Trần Quang, sinh năm 1989;

Bà Trịnh Thị Hương, sinh năm 1987;

Bà Nguyễn Thanh Tú, sinh năm 1953

2 Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử

- Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa triệu tập hoặc mời và lý do vắng mặt

Trang 5

- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa; phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự; giải thích về bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền được yêu cầu Tòa không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, gia đình, kinh doanh

- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu những người tiến hành tố tụng và hỏi Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng hay không

- Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo đã được giao nhận bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử hay chưa

Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem

có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không

3 Hỏi đáp (Tóm tắt những câu hỏi chính mang tính quyết định của Toà án)

* Đại diện VKSND tra hỏi bị cáo Hưng.

[1] Mối quan hệ giữa bị cáo và bị hại

=> “Có quan hệ tình cảm”.

[2] Bị cáo và bị hại có mâu thuẫn gì với nhau

=> “Có mâu thuẫn về tiền bạc”.

[3] Bị cáo đã có hành vi gì đối với bị hại, và tại sao

=> “Bị cáo đâm bị hại do lúc đó có mâu thuẫn về tiền bạc mà bị người yêu bỏ nên không có nhu cầu thiết sống nữa”, đồng thời mất bình tĩnh, “không kiềm chế được, nên mới dùng dao đâm bị hại.”

[4] Hung khí bị cáo đã dùng để thực hiện hành vi, và đã được chuẩn bị từ khi nào

=> Hưng khai nhận: “Từ Vũng Tàu về tới Châu Đốc, bị cáo mua dao hăm dọa bị hại nhưng tới chỗ thì bị cáo không kiềm được đâm bị hại.”

[5] Yêu cầu bị cáo thuật lại quá trình gặp gỡ bị hại

=> Hưng thuật lại: “Bị hại chưa về nên bị cáo chờ bị hại về, khoảng 9h30 thì bị hại dẫn xe ra về, bị cáo đứng trước cửa gặp Bị hại bị lên huyết áp nên bị cáo đưa bị hại vào tiệm game nghỉ ngơi Bị hại nghe điện thoại của người nam không biết là ai mà bị hại kêu báo công an nên tức giận xô xát nhau rồi bị hại

té Bị cáo không kiềm chế được nên có dùng dao đâm bị hại.”

[6] Hưng khai nhận: “Lúc đó nghĩ quẫn nên định giết xong tự sát luôn”,

nhưng sau khi đâm bị hại đến bất tỉnh, nghĩ bị hại chết rồi thì bỏ chạy vì muốn

“ngồi chờ tin tức nếu bị hại chết thì mới uống thuốc tự tử”

[7] Hỏi bị cáo cảm thấy thế nào về hành vi của bản thân

Trang 6

=> Hưng nhận thấy đó là hành vi sai trái, khai nhận “Đến gặp để níu kéo tình cảm thôi chứ không có ý định đâm bị hại”, nhưng lại nảy sinh ý định giết

hại bị cáo từ khi còn ở Vũng Tàu

[8] VKSND hỏi Hưng: “Khi bị cáo đâm bị hại lúc này được một người can ngăn, tiếp theo bị cáo làm gì?”

=> Hưng khai nhận: “Bị cáo nhìn người can ngăn rồi đâm bị hại tiếp” do

lúc đó mất bình tĩnh nên không kiềm chế được

[9] “Bị hại đòi bồi thường 55.000.000 đồng bị cáo có ý kiến gì không?”

=> Bị cáo đồng ý bồi thường

* CT hỏi bị cáo Hưng.

[1] Mâu thuẫn tiền bạc giữa hai đương sự nảy sinh trong trường hợp nào

=> Hưng khai nhận: “Do thiếu nợ bên ngoài nên bị hại mới chủ động nói chia tay.”

[2] Lý do vì sao Hưng lại đầu thú

=> Hưng khai nhận: “Biết mình phạm tội trước sau gì cũng bị bắt nên bị

cáo ra đầu thú.”

Ở điểm này, VKS đã xem xét KHÔNG áp dụng điểm r Khoản 1 Điều 51

BLHS 2015 làm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo vì sự khác biệt chính giữa tự thú

và đầu thú như sau (Căn cứ Khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015):

- Tự thú: Người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành

vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

- Đầu thú: Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của

mình

* TP Hải hỏi bị cáo Hưng: “Bị cáo cảm thấy hành vi của mình có tính

chất đê hèn là những tình tiết tăng nặng không vì người phụ nữ này cũng chung sống với mình thời gian dài?”

=> Hưng Không trả lời

* HTND Hồng Ngọc hỏi bị hại Ngọc.

[1] Thu nhập hằng tháng của bị hại và viện phí phải chịu sau khi bị đâm

=> Bị hại Ngọc hiện đi làm thuê, trông coi tiệm game cho chủ, hằng tháng chỉ nhận được 7.500.000 đồng đến 8.000.000 đồng, sau khi bị đâm, nằm viện 11 ngày và chịu viện phí lên đến 10.000.000 đồng nhưng nhờ bảo hiểm nên giảm được vài phần

Trang 7

[2] Hỏi bị hại đã sinh hoạt và đi làm lại bình thường được chưa.

=> Bị hại trả lời: “Tôi sinh hoạt bình thường nhưng nằm thì đau bên trái,

ăn nhiều không được bị nghẽn, rất là mệt và khó ngủ Sức khỏe rất là yếu,

không như trước được nữa”, và chưa thể đi làm lại bình thường, chỉ có thể

“nấu cơm nấu nước được thôi”.

[3] “Vì sao bị hại đòi bồi thường số tiền 55.000.000 đồng?”

=> Ngọc trả lời: “Tôi nghĩ lúc đó tôi sẽ khỏe lại nên yêu cầu 55.000.000 đồng còn bây giờ sức khỏe kém quá tôi không đồng ý nữa Tôi phải ở nhà thuê rồi nuôi thêm đứa con 15 tuổi nữa tôi muốn yêu cầu mức bồi thường khác.”

* HTND Tâm hỏi bị hại Ngọc.

[1] Mức bồi thường khác mà bị hại muốn đưa ra

=> Ngọc trả lời: “Tôi nghĩ là 150.000.000 đồng Vì tôi dùng tiền này để thuê nhà, nuôi con 15 tuổi và khám bệnh cho đến khi hồi phục sức khỏe.”

=> Bị cáo đồng ý với mức bồi thường này

* TP Hải hỏi bị hại Ngọc.

[1] “Chị có đề nghị gì về phần hình sự của bị cáo không, bị cáo đã đồng

ý bồi thường 150.000.000 đồng cho chị rồi nên có yêu cầu xem xét giảm nhẹ cho

bị cáo hay không hay đề nghị giải quyết theo pháp luật?”

=> Ngọc trả lời: “Tôi xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.”

4 Tranh Luận (Tóm tắt những ý chính)

* Đại diện VKSND tỉnh AG phát biểu tranh luận:

Lời khai nhận của bị cáo tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị hại, người làm chứng, kết luận giám định, giữ nguyên quyết định

truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 15, Điều 38, Điều 57 BLHS 2015; Xử phạt bị

cáo từ 12 đến 14 năm tù về tội Giết người;

Về trách nhiệm dân sự đề nghị áp dụng Điều 584, Điều 585 và Điều 590 BLDS 2015; Điều 48 BLHS 2015; công nhận sự tự nguyện của bị cáo Nguyễn

Tín Hưng bồi thường cho bị hại số tiền 150.000.000 đồng

* LS Phú phát biểu tranh luận: Mong HĐXX xem xét lại mức hình phạt

do gia đình bị cáo khó khăn, bị cáo học hết lớp 5 đã nghĩ học, chưa có tiền án tiền sự, bị cáo ra đầu thú, có thiện chí bồi thường và tại phiên tòa bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo, do đó đề nghị áp dụng điểm r, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình

sự năm 2015 cho bị cáo

* Bị hại Ngọc phát biểu tranh luận: Mức án 12 đến 14 năm tù chưa xứng đáng, chỉ xin giảm nhẹ để bị cáo không bị tử hình.

Trang 8

* Đại diện VKSND tỉnh AG phát biểu tranh luận: Vẫn không xem xét

áp dụng điểm r Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 cho bị cáo VKS đã xem xét nhân

thân và hoàn cảnh của bị cáo nên mức án 12 đến 14 năm là hợp lý

KẾT QUẢ XÉT XỬ [1] Tuyên bố bị cáo Nguyễn Tín Hưng phạm tội “Giết người”, xử phạt 20 năm tù, thời hạn tính từ ngày 10/04/2023:

- Điểm n, q khoản 1 Điều 123 BLHS 2015:

+ Điểm n: Giết người có tính chất côn đồ.

+ Điểm q: Giết người vì động cơ đê hèn.

*Nhận định của Toà:

Tuy bị hại không chết nhưng về mặt chủ quan cho thấy bị cáo muốn tước đoạt tính mạng của bị hại Hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội,

có lỗi cố ý, xâm phạm đến tính mạng của bị hại được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự an toàn xã hội; bị cáo có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi nên phải chịu trách nhiệm hình sự Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang truy tố bị

cáo về tội “Giết người” theo Điều 123 BLHS 2015 là có căn cứ.

Bị cáo đã từng chung sống như vợ chồng với bị hại, lẽ ra phải biết kiềm chế bản thân, chỉ vì không được bị hại chấp nhận hàn gắn lại tình cảm mà bị cáo dùng hung khí nguy hiểm nhằm mục đích giết bị hại Viện kiểm sát đề nghị áp

dụng tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Có tính chất côn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 123 đối với bị cáo là đúng quy định Qua xem xét lời khai của bị

cáo, bị hại có trong hồ sơ và xét hỏi tại phiên tòa, cho thấy với động cơ yêu cầu

bị hại đáp ứng về tiền bạc nhưng không được từ đó bị cáo thực hiện hành vi phạm tội Hành vi của bị cáo còn có tính chất “Vì động cơ đê hèn” là tình tiết

tăng nặng định khung theo điểm q khoản 1 Điều 123 khung theo điểm q

khoản 1 Điều 123.

- Điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS 2015:

+ Điểm s Khoản 1: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; + Khoản 2: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là Tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án".

Theo điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP, có 08 tình tiết

được xem là các TTGN khác Đối với vụ án này, tình tiết được xem xét giảm nhẹ thuộc mục 7: Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

*Nhận định của Toà:

Trang 9

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải đây là tình tiết giảm nhẹ và sau khi biết được hành vi phạm tội bị cáo ra đầu thú, tại phiên tòa tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bị hại, bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Do đó, Viện kiểm sát đề

nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo điểm s khoản 1 và khoản

2 Điều 51 BLHS 2015 là có căn cứ cứ.

- Điều 15 BLHS 2015: Phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự Phạm tội

chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

- Điều 38 BLHS 2015: Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp

hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

- Điều 57 BLHS 2015: Đưa ra các quy định bổ sung làm căn cứ để ra

quyết định trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt Nói như vậy quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt vẫn phải tuân theo căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 50 Bộ luật hình sự.

[2] Công nhận sự tự nguyện của bị cáo Nguyễn Tín Hưng bồi thường cho

bị hại Lê Thị Bích Ngọc số tiền 150.000.000 đồng

- Điều 584 BLDS 2015: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Điều 585 BLDS 2015: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có

thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015: Đối với tổn thất về tinh thần (quyền

được bồi thường thường): Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”

- Khoản 2 Điều 48 BLHS 2015: Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại

về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

[3] Tịch thu các vật chứng:

Trang 10

- Điều 106 “Xử lý vật chứng” Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015, quy định

1 Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án

đã đưa ra xét xử Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

3 Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu

và tiêu hủy.

4 Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm

quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5 Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải

quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Điều 46 “Các biện pháp tư pháp” Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định

1 Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

Ngày đăng: 08/04/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w