1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Thanh toán quốc tế

45 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Lê Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Phạm Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 124,96 KB
File đính kèm Đồ Án Thanh Toán Full.rar (120 KB)

Nội dung

Tài liệu Đồ án thanh toán quốc tế là một bộ tài liệu được xây dựng để nắm bắt và trình bày thông tin về các phương pháp và quy trình thanh toán trong môi trường kinh doanh quốc tế. Tài liệu này bao gồm các nội dung như các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, quy định và thủ tục liên quan đến thanh toán quốc tế, các tài liệu và chứng từ cần thiết cho quá trình thanh toán.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAMKHOA KINH TẾ

NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

ĐỒ ÁN

THANH TOÁN QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C VÀ LẬP BỘ CHỨNGTỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

NHÓM: 28LỚP : N05

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ PHƯƠNG MAITHÀNH VIÊN: 1 NGUYỄN PHƯƠNG ANH - 76951

2 LÊ THỊ THU TRANG - 73937

HẢI PHÒNG – 2020

Trang 2

CHƯƠNG 1: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C

1.1Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ1.2 Thủ tục mở L/C tại ngân hàng thương mại

1.3 Căn cứ vào hợp đồng viết giấy đề nghị mở L/C1.4 Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

2.1 Tổng quan về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ2.2 Tiêu chuẩn lập và kiểm tra chứng từ theo UCP 600 và ISBP 745

2.3 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho2.4 Giải thích cách lập từng loại chứng từ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày nhận đề tài: 1/10/2020 Ngày hoàn thành: 15/12/2020Sinh viên: Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Phương Anh Lê Thị Thu Trang

Phạm Thị Phương Mai

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C 2

1.1 Tổng Quan Về Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ 2

1.2 Thủ Tục Mở L/C Tại Ngân Hàng Thương Mại ACB 6

1.2.1 Hồ sơ chuẩn bị 6

1.2.2 Quy trình mở L/C ngân hàng ACB 7

1.2.3 Phí mở L/C tại ACB BANK 8

1.2.4 Thủ tục ký quỹ mở L/C 9

1.2.5 Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) 10

1.3 Giấy Đề Nghị Mở L/C Của Ngân Hàng ACB 12

1.4 Giải Thích Cách Viết Giấy Đề Nghị Mở L/C 13

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA

2.4.1 Hối Phiếu (B/E) 31

2.4.2 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) 32

2.4.3 Bảo hiểm hàng hóa (INSURANCE POLICY) 33

2.4.4 Vận đơn đường biển (B/L) 35

2.4.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4 ISBP International Standard BankingPractice Tín dụng chứng từ củaphòng Thương mại

quốc tế

5 L/C Letter of Credit Thư tín dụng chứng từ

6 SWIFT Society for Worldwide Interbank

Financial Telecommunication

Thanh toán qua mạng viễn thông liên ngân hàng thế giới

8 CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành

9 UCP Uniform Customs and Pratice for

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập hiện nay, hoạt động kinh tế ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò rất quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế có vai trò thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế và sự phát triển của các ngân hàng Đề phù hợp với sự phong phú và đa dạng của các mối quan hệ ngoại thương, nhiều phương thức thanh toán đã ra đời: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ Trong cả ba phương thức thì tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm nhất, an toàn và đảm bảo được quyền lợi của tất cả các bên tham gia Chính bởi vậy, đây cũng là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong hoạt động ngoại thương.

Mặc dù, thanh toán tín dụng chứng từ khá ưu việt nhưng nó cũng không hẳn tránh được rủi ro cho tất cả các bên một cách tuyệt đối Qua những giao dịch trên thực tế, Việt Nam là đất nước còn khá thiếu kinh nghiệm trên thị trường, do vậy, các doanh nghiệp và ngân hàng phát sinh rất nhiều rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ Để tránh được điều đó, chúng ta phải nắm được những vấn đề cơ bản cũng như chuyên sâu trong hình thức khai thác tín dụng chứng từ.

Trong bài đồ án môn học “Thanh toán quốc tế” này, chúng em tìm hiểu về cách viết giấy yêu cầu mở thư tín dụng và lập bộ chứng từ thanh toán dựa trên L/C có sẵn Bài đồ án gồm 2 chương:

Chương I: Viết giấy yêu cầu mở L/C

Chương II: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C

Trang 6

CHƯƠNG 1: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C 1.1 Tổng Quan Về Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ.

a.Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- Letter Of Credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu tuân thủ những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán.

Thuật ngữ “tín dụng- credit” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào, mà chỉ cho người nhập khẩu “vay” sự tín nhiệm của mình Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ có thể xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu Như vậy, thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức TDCT chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn nhà nhập khẩu.

Như vậy, trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền

Trang 7

tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng Đồng thời, ngân hàng còn là người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra.

b.Các bên tham gia

 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho Người thụ hưởng L/C Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà nhập khẩu (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).

 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu (contractor).

 Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của Người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nêu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà Nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành.

 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu Nếu ngân hàng thông báo không có quan hệ khách hàng với nhà xuất khẩu, thì ngân hàng thông báo sẽ chuyển L/C đến một ngân hàng có quan hệ khách hàng với nhà xuất khẩu để thông báo L/C.

 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Thông thường ngân

Trang 8

hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.

 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong L/C thì:

 Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng  Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn  Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ.

Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến.

c.Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ

 Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà xuất khẩu.

 Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà nhập khẩu, NH phục vụ nhà nhập khẩu sau khi đã đồng ý, và nhà nhập khẩu đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà xuất khẩu rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà xuất khẩu (NH thông báo)

 Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải

Trang 9

xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà xuất khẩu.

 Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu.

 Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán.

 Bước 6: NH thông báo/ thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.

 Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho NH phát hành L/C và yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

 Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà nhập khẩu để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C.

 Bước 9: NH Nhập khẩu thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà nhập khẩu, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để người đó có căn cứ đi nhận hàng.

d.Đặc điểm của giao dịch L/C.

L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tế độc lập

chỉ của hai bên là NH phát hành và nhà xuất khẩu Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu do NH phát hành đại diện, do đó tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C.

L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C là một giao dịch hoàn

toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C.

L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao,

Trang 10

do đó chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu.

L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chỉ bằng

chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C.

 L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo.

e.Vai trò Thư tín dụng (L/C) trong thanh toán quốc tế.

Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do NH phát hành (NH mở L/C) mở theo chỉ thị của người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C.

Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.

Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, NH cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng hoá thực tế có khớp đúng với chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếu thấy các chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho người bán.

Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán TDCT mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong ngoại thương.

Trang 11

1.2 Thủ Tục Mở L/C Tại Ngân Hàng Thương Mại ACB1.2.1 Hồ sơ chuẩn bị

1) Hồ sơ pháp lý (có thể yêu cầu: giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép xuất/nhập khẩu, tài khoản tại ngân hàng).

2) Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư (Đơn yêu cầu mở L/C): Theo mẫu của ngân hàng ACB.

3) Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract).

4) Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với các mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch)

 Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần xuất trình thêm các chứng từ sau:  Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

 Biên bản thỏa thuận (theo mẫu của ACB)

 Đối với tín dụng thư trả chậm, cần xuất trình thêm các chứng từ sau:  Lịch chuyển tiền thanh toán tín dụng thư trả chậm

 Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước (trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm)

 Đối với thanh toán chuyển khẩu, cầu xuất trình thêm các chứng từ sau:  Cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu về ACB

 Hợp đồng xuất khẩu phải quy định rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển tiền về tài khoản thanh toán của Doanh nghiệp tại ACB

1.2.2 Quy trình mở L/C ngân hàng ACB

1) Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, Người Nhập khẩu căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng yêu cầu Ngân hàng ACB mở L/C Người Nhập khẩu cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết, đồng thời thực hiện Ký quỹ cho ngân hàng: từ 0% đến 100% trị giá lô hàng.

2) Ngân hàng ACB căn cứ vào đơn này sẽ mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông Báo Thông thường, khi có bản nháp của L/C, ngân hàng Mở L/C sẽ gửi trước cho người NK xem và kiểm tra; người Nhập khẩu sẽ gửi bản nháp cho người Xuất khẩu xem, kiếm tra.

Trang 12

 Nếu L/C có vấn đề (không đúng như hợp đồng) thì người XK sẽ tham vấn ngân hàng Thông báo bên nước xuất khẩu, sau đó yêu cầu người NK làm việc với Ngân hàng ACB để hoàn thiện, chỉnh sửa L/C cho đúng.

 Nếu L/C không có vấn đề gì thì ngân hàng tiến hành mở L/C gốc.

 Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

 Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

 Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác

 Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

1.2.3 Phí mở L/C tại ACB BANK

Thư tín dụng nhập khẩu1Phát hành thư tín dụng

1.1Ký quỹ 100% trị giá lô hàng 0,075% trị giá L/C (Min:30USD; Max:500USD)1.2Ký quỹ bằng 0% trị giá lô hàngMin:50USD

1.2.1 + Đối với thư tín dụng có thời hạn đến 90

1.30% < Ký quỹ < 100%Min: 50USD1.3.1Số tiền ký quỹ0,075% trị giá L/C1.3.2Số tiền không ký quỹ

a Đối với thư tín dụng có thời hạn đến 90

Trang 13

2.2Tu chỉnh ngày hết hiệu lực

2.2.1Thư tín dụng ký quỹ 100%20USD

2.2.2Thư tín dụng ký quỹ <100%

0,05%/tháng (tính trọn tháng từ ngày hết hiệu lực cũ cho đến ngày hết hiệu lực mới);(Min: 20USD, Max: 300USD)2.2.3Các tu chỉnh khác20USD

2.4Thanh toán thư tín dụng 0,20%-3% (Min: 20USD)

2.5Hủy thư tín dụng 20USD + Phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có phát sinh)

Ký quỹ là việc người Nhập khẩu gửi một khoản tiền vào tài khoản của mình tại ngân hàng ACB để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu trong việc chứng minh năng lực tài chính, đủ khả năng để chi trả.

Hiện nay, ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ (100% giá trị lô hàng hoặc dưới 100% hoặc không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp Nhập khẩu căn cứ vào:

 Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.

 Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng  Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp  Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.

 Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu.

Trang 14

b Cách thức ký quỹ:

Nếu số dư tài khoản ngoại tệ tiền gửi của khách hàng – công ty Nhập khẩu lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ Như vậy, số tiền ký quỹ sẽ là một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng nhằm mục đích chứng minh khả năng chi trả của doanh nghiệp Nhập khẩu.

Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách sau:

 Mua trực tiếp ngoại tệ để ký quỹ.

 Vay ngoại tệ (hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để có ngoại tệ) để ký quỹ.

1.2.5 Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) SALES CONTRACT

No : 28 – 2020Date: Sep 30th, 2020BUYER :TEA YANG VINA CO.,LTD

206 PHO NOI A ROAD, TRUNG TRAC COMMUNE, VAN LAM DIST, HUNG YEN, VIETNAM.

TEL: (84-321) 980 292-8FAX: (84-321) 980 295

Represented by Ms Nguyen Phuong Anh as CEO.

SELLER : SY ELECTRIC CO., LTD

#305 SUNGWOO B/D, 58-18 SONGPA-DONG, SONGPA-KU,

Trang 15

After dicussion, the BUYER agrees to buy and the SELLER agrees to sell the goods on the Terms and Condition as follows:1Bluetooth SpeakerSet60085.9951,594

Total600 setsUSD 51,594.00

Total Value : USD 51,594.00

Saying: Fifty one thousand five hundred ninety four US dollars.

Trade terms : CIF Haiphong Port, Vietnam (Incoterms 2010)Quality: In good working condition, full of accessoriesOrigin : China/Korea

Packing: As Exporter's Packing Standard

Article 2: PAYMENT:

The Buyer agrees to arrange the payment as follows:

By irrevocable L/C 45 days after B/L date for 100% invoice value.L/C opening date: Not later than 10th October, 2020

Require the following documents:

Full set of Clean on Board Ocean Bill of Lading made out to order and notify Applicant, endorsed blank, marked (FREIGHT PREPAID)

Signed commercial invoice in duplicate.Certificate of origin in 1 original and 1 copy.Packing List in duplicate showing the details.

 Insurance Certificate covering 110% of the contract value according to ICC 1982 (C)

Issuing Bank:ASIA COMMERCIAL BANK, VIETNAM

69 Nguyen Thien Thuat, Le Loi, Hung Yen Province, VietnamAccount Number: 0591370380173

Advising Bank:WOORI BANK, KOREA

Trang 16

1-203, Hoehyeon-dong, Jung-gu, Seoul, KoreaAccount Number: 2001453275385

Article 3: SHIPMENT:

Not later than 30th October, 2020.Mode of delivery : By sea freight

Port of loading : Any port in South Korea.Port of discharge : Haiphong Port, Vietnam.Partial shipment : Not allowed

Transshipment : Not allowed

Notice of shipment: Within 05 (five) working days of shipment, the Seller shall notifythe Buyer by fax the particulars of shipment.

Article 4: PENALTY FOR DELAYED DELIVERY:

The Buyer has right to cancel this Contract if delayed delivery exceeds 4 weeks TheSeller shall indemnify to the Buyer all damages due to delayed delivery 2% of totalcontract value within 15 days from the date of contract cancellation of Buyer.

In case the information wrongly given by the Seller and result of denied of entree todestination port then the Seller has to pay for Buyer all expenses relate to this matter.

Article 5: ARBITRATIONS:

Any disputes in connection with the contract be not settled amicable shall be referredto International Arbitration Center beside Chamber of Commerce and Industry ofVietnam The Arbitration fee and other charge shall be borne by the losing party.

Article 6: GENERAL CONDITION

The contract comes into effect from the date of signing and both parties undelay toexcecute strictly all the terms and condition During the implementation of thecontract, the two parties should regularly inform each other all the matters concerningto the contract Any change or amendment to this contract shall be made in writing andsubject to approval from parties through fax or telex.

THE SELLERTHE BUYER

Trang 17

SY ELECTRIC CO., LTDTEA YANG VINA CO.,LTD

1.3 Giấy Đề Nghị Mở L/C Của Ngân Hàng ACB.

1.4 Giải Thích Cách Viết Giấy Đề Nghị Mở L/C.

Trong giấy yêu cầu mở L/C xuất hiện các bên:

 Công ty yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu): TEA YANG VINA CO.,LTD  Người thụ hưởng (nhà xuất khẩu): SY ELECTRIC CO., LTD

 Ngân hàng mở L/C (ngân hàng phía nhà nhập khẩu): ASIA COMMERCIAL BANK – Ngân hàng ACB Việt Nam

 Ngân hàng thông báo (ngân hàng phía nhà xuất khẩu): WOORI BANK, KOREA

Công ty TEA YANG VINA viết giấy yêu cầu mở L/C cho người hưởng lợi là Công ty SY ELECTRIC với các nội dung:

1) L/C Reference No (Số L/C): Do ngân hàng phát hành L/C quy định.

2) Type of credit (Loại L/C): Theo điều 2 (Thanh toán) trong hợp đồng quy

Irrevocable – Thư tín dụng không thể hủy ngang Loại thư tín dụng này sau khi được mở, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu Người nhập khẩu không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu.

3) Issued (Phương thức phát hành): by teletransmission

Trang 18

4) Advising Bank (Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo): WOORI BANK,

KOREA Ngân hàng thông báo sẽ là đại lý của ngân hàng phát hành tại nước nhà xuất khẩu.

5) Expiry date (Ngày và nơi hết hạn L/C): 30-Nov-2020 in Korea Thời hạn

hiệu lực của L/C phải trong khoảng thời gian hợp lý (sau ngày giao hàng và trước thời hạn xuất trình chứng từ) và thường dài từ 1 đến 2 tháng Nơi hết hiệu lực L/C là Korea Nơi hết hiệu lực L/C thường được quy định tại nước xuất khẩu để nhà xuất khẩu dễ dàng kiểm soát việc giao hàng và xuất trình chứng từ

6) Applicant (Người yêu cầu mở L/C – người nhập khẩu):

TEA YANG VINA CO.,LTD

206 PHO NOI A ROAD, TRUNG TRAC COMMUNE, VAN LAM DIST, HUNG YEN, VIETNAM

7) Beneficiary (Người hưởng lợi – người xuất khẩu):

in words (bằng chữ): US dollars fifty one thousand five hundred ninety four

9) Credit available with: L/C có giá trị thanh toán bởi Bất kỳ Ngân hàng nào

tại Hàn Quốc (ANY BANK IN KOREA), theo hình thức chiết khấu (NEGOTIATION)

10) Partial shipment (Giao hàng từng phần): Theo điều 3 (Shipment) của hợp

đồng: Not Allowed

11) Transhipment (Chuyển tải): Theo điều 3 (Shipment) của hợp đồng quy

định: Not Allowed Do tuyến vận chuyển đường biển giữa Việt Nam và Hàn Quốc khá gần và thuận tiện nên không cần thiết phải sử dụng cảng chuyển tải.

Trang 19

12) Shipment from: SOUTH KOREA To: HAIPHONG PORT, VIETNAM:

Vận chuyển từ … tới … Dựa vào điều 3 (Shipment) của hợp đồng quy định: Port of loading : Any port in South Korea.

Port of discharge : Haiphong Port, Vietnam.

13) Latest shipment date (Thời hạn giao hàng muộn nhất): 30th Oct, 2020

Dựa vào điều 3 (Shipment) của hợp đồng quy định.

14) Goods (brief description) (Mô tả hàng hóa): Theo điều 1 (Commodity) trong

hợp đồng quy định Thông tin về hàng hóa phải ghi đầy đủ tên, số lượng, quy định hàng hóa có trong hợp đồng Điều kiện giao hàng: CIF

15) Packing (Quy cách đóng gói): Trong điều 1 (Commodity) của hợp đồng quy

định: As Exporter's Packing Standard – Theo tiêu chuẩn đóng gói của Người xuất khẩu.

16) Documents required (Chứng từ yêu cầu): Theo điều 2 (Payment) trong hợp

đồng có quy định các chứng từ bên xuất khẩu cần xuất trình:  Hóa đơn thương mại đã ký phát hành bởi người bán 2 bản

 Đủ bộ vận đơn gốc đường biển hoàn hảo, đã xếp hàng lên tàu, theo lệnh và thông báo cho bên yêu cầu mở L/C, ký hậu để trống và vận đơn có ghi chú “Cước phí trả ngay”

 Biên bản đóng gói hàng hóa gồm gồm 2 bản chi tiết.

 Giấy chứng nhận xuất xứ 1 bản gốc và 1 bản sao phát hành bởi cơ quan nhà nước có liên quan bên nước xuất khẩu.

 Đơn bảo hiểm 110% giá trị hợp đồng theo điều kiện C ICC 1982.

17) Other conditions (Các điều kiện khác): All document must indicate L/C no:

Các chứng từ phải chỉ ra số của L/C.

18) Charges: Trách nhiệm chi trả các loại phí đã được 2 bên đối tác thỏa thuận

khi ký kết hợp đồng.

 All charges outside Vietnam are for account of Beneficiary: Các loại phí ngoài Việt Nam do Người hưởng lợi – công ty SY ELECTRIC chi trả  Handling fee is for account of Beneficiary: Phí handling do Người hưởng

lợi chi trả

Trang 20

19) Documents to be presented within 21 days after the date of the transport

document(s) but within the validity of the credit: Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày sau giao hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của L/C.

20) Cam kết của đơn vị yêu cầu phát hành L/C:

2 đại diện của công ty yêu cầu mở L/C TEA YANG VINA CO.,LTD sẽ ký vào giấy yêu cầu phát hành L/C để chấp nhận các điều khoản và cam kết trách nhiệm với phía ngân hàng mở L/C

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

2.1 Tổng Quan Về Chứng Từ Thanh Toán Trong Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ.

2.1.1 Khái niệm, vai trò của chứng từ.

Xuất phát từ đặc điểm của thương mại quốc tế là các bên mua bán thường ở các quốc gia khác nhau, do đó, giao dịch mua bán, thực hiện hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán… thường dựa trên cơ sở chứng từ Từ đó cho thấy:

Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tinvề hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, đểnhận hàng, để thanh toán hay khiếu nại bồi thường.

Căn cứ vào chức năng, chứng từ sử dụng trong thương mại và thanh toán

quốc tế được phân thành hai nhóm chính là: Chừng từ thương mại và Chừng từtài chính Hiện nay, chứng từ rất quan trọng trong thương mại và thanh toán

quốc tế với các vai trò chủ yếu sau:

Một là, các chứng từ là những bằng chứng có giá trị pháp lý, xác nhận

việc chấp hành hợp đồng, như xác nhận việc người bán giao hàng, việc nhận hàng của người chuyên chở, việc bảo hiểm hàng hóa… Ngân hàng với tư cách là người trung gian giữa hai bên cũng căn cứ vào bộ chứng từ để kiểm tra mức độ

Trang 21

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu và tiến hành việc trả tiền cho họ cũng như xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán chưa.

Hai là, chứng từ làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan tới

quan hệ thương mại, cũng như quan hệ thanh toán quốc tế Các thông tin, quy định ghi trên chứng từ sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh và các vấn đề khiếu nại, bồi thường.

Ba là, bộ chứng từ có thể được sử dụng làm vật cầm cố, thế chấp hay

chiết khấu tại ngân hàng Do bộ chứng từ là căn cứ thanh toán giữa các bên nên có thể coi nó là đại diện của hàng hóa, người sở hữu bộ chứng từ có quyền sở hữu hàng hóa và có thể dùng nó tùy theo nhu cầu.

2.1.2 Các chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ.2.1.2.1 Hối phiếu (Bill of Exchange).

a Khái niệm.

Hối phiếu (Bill of Exchange) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu

cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

b Đặc điểm của hối phiếu.

Tính trừu tượng hay tính độc lập của khoản nợ ghi trên hối phiếu.

Thứ nhất, không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu Khi đã tách ra khỏi

hợp đồng thương mại và nằm trong tay người thứ ba, thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng thương mại Người cầm phiếu không cần quan tâm và không cần biết khoản nợ ghi trên hối phiếu phát sinh từ giao dịch kinh tế nào.

Thứ hai, hiệu lực pháp lý không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối

phiếu Khi chuyển nhượng hay thanh toán, những người liên quan đến hối phiếu không cần quan tâm đến hối phiếu được ký phát trên cơ sở nào, mà chỉ cần quan tâm tới việc ký phát, ký hậu, chuyển giao, chấp nhận, bảo lãnh, truy đòi…

Thứ ba, do có tính trừu tượng nên hối phiếu có thể bị lạm dụng ký phát

Trang 22

dưới dạng hối phiếu khống, nghĩa là việc ký phát hối phiếu không dựa trên hợp đồng mua bán thực, không có hàng hóa làm cơ sở cho hối phiếu, hoặc ký phát số tiền vượt so với giá trị giao dịch thực tế Chính vì vậy, luật các nước nghiêm cấm việc ký phát hối phiếu không trên cơ sở là hàng hóa, tức nghiêm cấm ký phát hối phiếu khống.

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.

Theo pháp luật, người bị ký phát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, không được viện bất kỳ lý do riêng hoặc chung nào để từ chối trả tiền, nghĩa là việc trả tiền không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào, trừ khi hối phiếu được lập trái với luật điều chỉnh nó.

Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.

Tính lưu thông của hối phiếu.

Hối phiếu là một chứng từ có giá tuân thủ chặt chẽ nội dung theo quy định của pháp luật, thể hiện một quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận và bảo hộ Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền, nên hối phiếu có được tính lưu thông, có thể dùng để:

 Thanh toán tiền mua hàng hóa hay trả một khoản nợ bất kỳ  Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.

 Cầm cố, thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng thương mại.

 Chiết khấu tại Ngân hàng thương mại và tái chiết khấu tại Ngân hàng trung ương.

c Nội dung của hối phiếu.

 Tiêu đề “Hối phiếu” (“Bill of Exchange”) ghi trên mặt trước chứng từ  Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất

 Tên và địa chỉ người bị ký phát: Trong phương thức ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền và nhờ thu, người bị ký phát là người nhập khẩu hàng hóa.

Ngày đăng: 08/04/2024, 09:16

w