1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG KIẾN THỨC BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ĐỂ PHÂN TÍCH, LÝ GIẢI VẤN ĐỀ: “PHỤ NỮ PHẢI TRẢ GIÁ CHO MỌI THỨ, ĐÚNG LÀ HỌ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU HÀO QUANG HƠN ĐÀN ÔNG CHO NHỮNG THÀNH TỰU TƯƠNG ĐƯƠNG, NHƯNG HỌ CŨNG PHẢI CHỊU NHIỀU TAI TIẾNG HƠN KHI TRƯỢT NGÃ

22 372 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng kiến thức Bất bình đẳng xã hội để phân tích, lý giải vấn đề: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ. Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã
Tác giả Hứa Mai Trúc Anh, Đoàn Đình Vân Anh, Đoàn Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Hân Di, Lâm Nhật Hoàng, Nguyễn Ngọc Nhi, Phạm Mai Phương, Đoàn Phạm Thanh Trúc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Cường
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,88 MB

Nội dung

Thực trạng bất bình đẳng ở thời đại phong kiến Lịch sử loài người đã trải qua thời kì mà địa vị của người phụ nữ được tôn vinh, có nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

Vận dụng kiến thức Bất bình đẳng xã hội để phân tích, lý giải vấn đề:

“Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh

hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ

cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã

GVHD: ThS Nguyễn Phương Cường LỚP: 222_71SOCI20252_22 Nhóm thực hiện: Nhóm Gia Đình Phép Thuật

1 Hứa Mai Trúc Anh MSSV: 2273201080039

2 Đoàn Đình Vân Anh MSSV: 2273201080035

3 Đoàn Thanh Bình MSSV: 2273201080184

4 Nguyễn Ngọc Hân Di MSSV: 2273201080241

5 Lâm Nhật Hoàng MSSV: 2273201080542

6 Nguyễn Ngọc Nhi MSSV: 2273201081174

7 Phạm Mai Phương MSSV: 2273201081362

8 Đoàn Phạm Thanh Trúc MSSV: 2273201081905

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2

Trang 3

NHẬN XÉT MỨC ĐỘ THAM GIA – ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN

Stt Họ & tên MSSV Công việc Đánh giá (%)

3 Đoàn Thanh Bình 2273201080184 Tổng hợp, Tiểu luận,

8 Đoàn Phạm Thanh Trúc 2273201081905 Tổng hợp, Tiểu luận 100%

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 TRÌNH BÀY VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 7

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM 7

1.1 Khái niệm bình đẳng giới 7

1.2 Khái niệm bất bình đẳng giới 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 7

2.1 Thực trạng bất bình đẳng ở thời đại phong kiến 7

2.2 Thực trạng bất bình đẳng giới ở hiện tại 9

PHẦN 2: LÝ GIẢI VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ PHẢI TRẢ GIÁ CHO MỌI THỨ ĐÚNG LÀ HỌ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU ÁNH HÀO QUANG HƠN ĐÀN ÔNG CHO NHỮNG THÀNH TỰU TƯƠNG ĐƯƠNG, NHƯNG HỌ CŨNG PHẢI CHỊU NHIỀU TAI TIẾNG HƠN KHI TRƯỢT NGÔ 11

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 12

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Khảo sát qua biểu mẫu (Google form) 12

1.2 Phỏng vấn trực tiếp 14

1.3 Bảng hỏi theo phương pháp Anket 16

CHƯƠNG 2: KẾT LUẬN 18

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ ĐẨY LÙI BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

4

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm “Gia đình phép thuật” của chúng em xin chân thành cảm ơn

Trường Đại Học Văn Lang và khoa Quan Hệ Công Chúng – Truyền Thông đã mang đến

cho nhóm em nói riêng và sinh viên của khoa nói chung Đây là một môn rất bổ ích đầy tính

thực tiễn và đặc biệt là nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn Xã Hội

Học thầy Nguyễn Phương Cường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu,

giúp đỡ và định hướng tư duy học tập cho chúng em về môn học này

Quá trình thực hiện bài tiểu luận cuối học kỳ là giai đoạn quan trọng nhất đối với

nhóm chúng em Tiểu luận này là tổng hợp kiến thức củng cố tiền đề cho nhóm chúng em

những kiến thức, kỹ năng, phong thái chuyên nghiệp của một người học ngành Quan Hệ

Công Chúng – Truyền Thông

Bộ môn Xã Hội Học là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao,

gắn liền với nhu cầu thực tiễn các sinh viên Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm và

vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ Nên bài tiểu luận

không thể tránh khỏi sai sót Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý từ thầy để

bài tiểu luận có thể hoàn thành tốt hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và xin kính

chúc thầy dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 TRÌNH BÀY VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dựa trên các đề tài được cung cấp, tôi chọn đề tài thứ ba làm đề tài nghiên cứu và phân

tích của mình “Vận dụng kiến thức Bất bình đẳng xã hội để phân tích, lý giải vấn đề: “Phụ

nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho

những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã”

So với những chủ đề khác, bất bình đẳng xã hội nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng là

một chủ đề đã tồn tại từ nhiều thế kỷ và vẫn tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm Do đó, chúng

tôi hy vọng rằng thông qua nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thu hút sự chú ý đến vấn đề quan

trọng này và cung cấp cái nhìn khoa học và khách quan nhất về cách chúng ta có thể tạo ra

một xã hội bình đẳng hơn cho mọi giới tính

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội khó tránh khỏi và đặc biệt là bất bình đẳng giới

đang vấn đề nổi cộm trong xã hội đương đại Vấn đề này đã xuất hiện từ thời xã hội phong

kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào tiềm thức của quá nhiều thế hệ và tạo ra

khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau Vì vậy, tôi sẽ vận dụng kiến thức của

mình về bất bình đẳng giới để phân tích nó từ nhiều góc độ Điều này có thể giúp nhiều

người nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới

6

Trang 7

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm bình đẳng giới

Bình đẳng giới (Gender Equality) Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được

tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia

đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3 - Điều 5 Luật Bình

đẳng giới) Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối phổ biến thì bình đẳng giới là “sự

thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam

giới.’ Nam giới và nữ giới đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau Hiến pháp

năm 2013 quy định quyền bìnhđẳng của công dân trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, trong

đó bình đẳng giới là vấn đề luônđược ưu tiên đặc biệt Điều 26 Hiếnpháp năm 2013 quy định: “Côngdân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt

Nhà nước nhỏ, tạo điều kiện đểnam, nữ chia sẻ công việc giađình.”

1.2 Khái niệm bất bình đẳng giới

“Bất bình đẳng giới” sẽ trái ngược hoàn toàn so với

“Bình đẳng giới” Được hiểu là sự đối xử khác biệt đối với

nam và nữ về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực của mình

cho sự phát triển của cộng đồng – xã hội, là sự đối xử khác

biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm

soát và thụ hưởng các nguồn lực Nói cách khác, theo Tổ

chức Save the Children của Mỹ thì bất bình đẳng giới là “sự

phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính khiến một giới thường

được đặc quyền hoặc ưu tiên hơn giới tính khác

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

2.1 Thực trạng bất bình đẳng ở thời đại phong kiến

Lịch sử loài người đã trải qua thời kì mà địa vị của người phụ nữ được tôn vinh, có

nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông Đó là giai đoạn mà Ph.Ăngghen

Trang 8

gọi là chế độ “mẫu quyền” Ở chế độ này người đàn bà có vai trò và địa vị quan trọng trong

gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc Vì thế, họ không những

được bình đẳng, được tôn trọng mà còn có thể được bầu làm các chức quan cao như tộc

trưởng, tù trưởng,… Nhưng rồi chế độ mẫu quyền bị lật đổ và thay vào đó là chế độ phụ

quyền, ở chế độ này địa vị trong gia đình và xã hội của người phụ nữ thấp hơn người đàn

ông, sự phân biệt đối xử diễn ra khắp mọi nơi khiến cho phụ nữ không thể tha gia vào đời

sống chính trị, gia đình xã hội như nam giới

Thời kì phong kiến ở Việt Nam, pháp luật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng

Nho giáo nên người phái nữ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới Sự bất bình đẳng này

được thể hiện rõ nhất trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong

gia đình Các gia đình ở Việt Nam lúc bấy giờ luôn quan niệm cần phải có con trai để nối

dõi tông đường, đẻ con gái nuôi tốn công vì sau này rồi cũng sẽ phải gả đi, cho rằng “nhất

nam viết hữu, thập nữ viết vô”

Nữ giới thì luôn bị gắn vớitính cách dịu dàng; là người mẹngười vợ, là con dâu, nội trợ nênphải phụ thuộc vào kinh tế củangười chồng Từ đó nam giới trởthành trụ cột về kinh tế, là tấmgương về đạo đức, lối sống, cóquyền quyết định mọi việc tronggia đình Người chồng luôn nghĩphụ nữ thấp kém hơn mình, là mộtthứ “tài sản” thuộc quyền sở hữucủa mình Điều đó dẫn đến người đàn ông có tính gia trưởng và xu hướng bạo lực gia đình

ngày càng gia tăng

Sự phục vụ của phụ nữ lúc bấy giờ bị xem như là một điều hiển nhiên, không ai cảm thấy

biết ơn vì những điều mà họ đã phải hy sinh và thậm chí, đến chính bản thân người phụ nữ

cũng dần bị tư tưởng ấy ảnh hưởng mà quên đi giá trị đích thực của mình, sống một cuộc

đời lầm lũi, khổ sở

Một vài sự kiện lớn thể hiện rõ việc phân biệt đối xử giới tại Việt Nam thời phong kiến

có thể kể đến như vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên – Mông tràn vào Thăng Long “làm cỏ

nhân dân kinh thành”, vào thành Đông Đô, giặc Minh đã cướp bắt đàn bà con gái, mổ bụng

đàn bà có thai và giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp cho chủ tướng Tướng giặc

8

Trang 9

Trương Phụ bắt phụ nữ ta đưa về nước làm tì thiếp (năm 1414) Nhà Minh ra lệnh buộc phụ

nữ Việt Nam phải bím tóc, mặc áo ngắn, quần dài theo phong tục của chúng Còn vào thế kỉ

XVIII, giặc Mãn Thanh và lũ tay sai bán nước đã trói phụ nữ vào cột ở giữa chợ, giết chết

hết đàn bà con gái vì họ đã đi theo chủ nghĩa quân Tây Sơn

Ở Trung Quốc, phụ nữ thời phong kiến đều phải tuân theo “tam tòng, tứ đức” Tam

tòng trong “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” có nghĩa là ở nhà thì phải

nghe lời cha, đi lấy chồng thì phải nghe lời chồng, chồng chết phải nghe lời con Tứ đức

gồm “Công, dung, ngôn, hạnh” ý chỉ một người phụ nữ vừa phải có sự khéo léo tinh tế, sắc

đẹp với vẻ ngoài hiền dịu ưa nhìn, vừa phải biết cách phát ngôn trong ứng xử hàng ngày

khiến ai cũng vừa lòng, và cuối cùng là phải có đức hạnh của một người con gái

Xã hội phong kiến ở đây lúc bấy giờ thì tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng

nề, phụ nữ không được quyền quyết định cuộc sống của chính mình, thậm chí họ còn bị đàn

ông coi như một món hàng để cầm cố trong hủ tục “Điển hôn” Đây là một hủ tục thường

xảy ra khi nhiều người đàn ông trong xã hội phong kiến buộc phải đưa vợ vào các tiệm cầm

đồ cấm cố như một món hàng vì gia cảnh túng thiếu Sau đó chủ tiệm cầm đồ sẽ chuyển họ

cho vị khách nào đưa ra mức giá hấp dẫn nhất

Vậy trong xã hội phong kiến của các nước châu Âu, nơi mà không bị ảnh hưởng bởi

học thuyết Nho giáo thì đã đối xử với người phụ nữ như thế nào?

Ở các nước châu Âu vẫn không có sự khác biệt lớn khi phụ nữ luôn bị coi là yếu ớt,

không thể làm việc gì ngoài xã hội mà ngay tới cả việc đi mua sắm họ cũng không thể đi

một mình và thậm chí còn không được phép vào một số nơi Ngày xưa, người ta tin rằng

phụ nữ không đủ năng lực để quyết định một việc liên quan tới chính trị Họ mặc định phụ

nữ có bộ não kém hơn nên ngăn cấm họ khỏi mọi hoạt động liên quan tới việc tham gia

tranh cử hay bỏ phiếu Một số quốc gia còn coi việc một người phụ nữ mặc quần là bất hợp

pháp Quần được coi là một dấu hiệu của sự nổi loạn và chỉ có đàn ông mới được phép sử

dụng chúng

2.2 Thực trạng bất bình đẳng giới ở hiện tại

Phụ nữ từ lâu đã phải chịu đựng sự

bất công và bất bình đẳng trong xã hội

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, những

vấn đề về bất bình đẳng xã hội đối với

phụ nữ vẫn còn rất nhiều và gây ảnh

Trang 10

hưởng đến cuộc sống của họ Một trong những vấn đề đó là phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ

nhiều hơn đàn ông

Trong công việc, phụ nữ thường phải làm việc vất vả hơn đàn ông để được công nhận

và đánh giá cao Điều này đặc biệt rõ ràng trong các ngành nghề truyền thống là đàn ông

chiếm ưu thế như kỹ sư hay giáo viên đại học, nơi mà phụ nữ vẫn chưa được đánh giá cao

như đàn ông Tại Việt Nam, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ là 62,7%, thấp

hơn so với đàn ông 75,4% Hơn nữa, phụ nữ thường phải làm việc với lương thấp hơn đàn

ông, điều này khiến cho họ phải đối mặt với các vấn đề về tài chính và các trở ngại trong

việc tạo dựng sự nghiệp của mình Trên thế giới, phụ nữ chiếm 70% số người nghèo và chỉ

kiếm được 10% thu nhập toàn cầu Tại châu Âu, có hơn 1.300 nhà tuyển dụng, tương đương

13% số nhà tuyển dụng, và điều đáng lưu ý là đa số đều dành sự ưu ái lao động nam hơn so

với lao động nữ

Không chỉ trong công việc, phụ nữ còn phải đối mặt với sự bất công và bất bình đẳng

trong cuộc sống hằng ngày Họ thường phải chịu áp lực từ xã hội về việc họ phải trở thành

người vợ tốt, người mẹ hoàn hảo và người phụ nữ đẹp Điều này tạo ra một áp lực lớn đối

với phụ nữ, khiến cho họ phải đối mặt với nhiều tai tiếng nếu mắc sai lầm Trong khi đó,

đàn ông thường không phải chịu những áp lực đó và được xã hội chấp nhận nhiều hơn Bên

cạnh đó, tâm lí trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn đọng tại nhiều gia đình, chênh lệch giới tính

khi sinh ở Việt Nam còn rất lớn, số bé trai luôn có tỉ lệ sinh cao hơn số bé gái

Tuy nhiên hiện nay, các phong trào nữ quyền (tiêu biểu là phong trào #Metoo), các tổ

chức xã hội về xử lí các vấn đề về bất bình đẳng và định kiến giới (UN Women, WISE…)

đang ngày một thực hiện các phong trào, chiến dịch nhằm đẩy lùi vấn nạn bất cập trên Theo

một báo cáo cho biết ở Ấn Độ, chiếm khoảng 20% tổng số doanh nghiệp mà chủ là phụ nữ,

và tính đến năm 2023 con số ấy đã tăng lên 1,3 triệu doanh nghiệp Bên cạnh đó, vào năm

2021, trên thế giới đã có 26 phụ nữ giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia Tất cả những số liệu

trên chính là những khởi sắc tích cực trong công cuộc đấu tranh đẩy lùi bất bình đẳng trên

thế giới Thế nhưng định kiến vẫn có thể sẽ tồn đọng, bởi vốn dĩ trong mắt của nhiều người

thì phụ nữ vẫn không uy tín bằng đàn ông, cô ta thành công có thể là do may mắn, do mưu

mô, tính toán Điển hình trong xã hội hiện nay, nếu người đàn ông khởi nghiệp thất bại,

không thành công trong công việc sẽ thường nhận được lời động viên, cổ vũ để vực dậy bắt

đầu lại hành trình mới Thế nhưng đối với phụ nữ sẽ thường đa số bị chỉ trích là vẽ chuyện,

phá của, khuyên nên từ bỏ mà an phận, về quê lấy chồng, sinh con… Ngoài ra, chính từ

những phong trào nữ quyền cũng phải nhận vô số ý kiến trái chiều, những nhận xét tiêu cực

khiến hình ảnh nữ quyền bị sai lệch Tiêu biểu có thể kể đến những nhận định như nữ quyền

là ngang nhau tức phụ nữ phải làm cả những công việc nặng nhọc của đàn ông, hay n hững

10

Trang 11

người tham gia phong trào nữ quyền là ngạo mạn, hiếu chiến và ngộ nhận và dễ kích

động…

Tình trạng bất bình đẳng xã hội đối với phụ nữ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ trong

tương lai Nếu chúng ta không có những giải pháp để giải quyết vấn đề này, thì phụ nữ sẽ

vẫn bị bỏ lại phía sau và không được đánh giá cao trong xã hội Điều này sẽ ảnh hưởng đến

sự phát triển của đất nước và những người phụ nữ sẽ không có cơ hội để tận dụng tối đa

tiềm năng của mình

PHẦN 2: LÝ GIẢI VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ PHẢI TRẢ GIÁ CHO MỌI

THỨ ĐÚNG LÀ HỌ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU ÁNH HÀO QUANG

HƠN ĐÀN ÔNG CHO NHỮNG THÀNH TỰU TƯƠNG ĐƯƠNG,

NHƯNG HỌ CŨNG PHẢI CHỊU NHIỀU TAI TIẾNG HƠN KHI

TRƯỢT NGÔ.

Nói về ánh hào quang, trên thực tế thì phụ nữ bị xem là phái yếu, nhỏ bé và năng lực

cũng như trí tuệ hạn hẹp Trong cùng một vị trí, cùng một công việc nhưng nếu người phụ

nữ càng thành công thì lại càng được xã hội xem trọng, nể phục Bởi vì dường như mọi

người đều quan niệm rằng người đàn ông sẽ làm được còn phụ nữ thì không Nam giới được

xem như là biểu tượng của phái mạnh, có thể làm được nhiều việc trọng đại Theo nhiều

nghiên cứu cho thấy bộ não của đa số đàn ông thông minh hơn phụ nữ nên hầu hết mọi

người đều nghĩ rằng một người phụ nữ làm được việc lớn mà trước giờ chỉ có đàn ông làm

được là một người phụ nữ vĩ đại Cách nhìn nhận này không chỉ dừng lại ở thực trạng bất

bình đẳng giới mà còn là định kiến giới Định kiến giới gây hại cho cả nam và nữ vì nó kìm

hãm năng lực cá nhân của cả hai giới Một người đàn ông làm chủ tịch của một tập đoàn hay

tổng thống của một nước là một điều hết sức bình thường khi so với một người phụ nữ đạt

được thành tựu đó Và rõ ràng, dù có nhiều chiến dịch diễn ra nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng

giới nhưng vấn đề này vẫn còn đang tồn tại nhưng theo hình thức khác ngay trong thế kỉ 21

mà chúng ta sống Vậy nếu khi phụ nữ trượt ngã, thất bại thì họ có chịu nhiều phần tai tiếng

hơn không?

Câu trả lời là không Trên thực tế, ngay từ khi người phụ nữ đạt được nhiều thành tựu

như đàn ông đã kéo theo nhiều tai tiếng “ngầm” chính vì sự định kiến giới đó Trong mắt

nhiều người, phụ nữ không đáng tin bằng đàn ông, và việc họ thành công có thể phần lớn là

do may mắn, hoặc là họ dùng thủ đoạn, mưu mô tính kế Nói một cách dễ hiểu hơn, khi hoạt

động trong giới showbiz thì những diễn viên, ca sĩ nam nổi tiếng sẽ được xem là đi lên bằng

thực lực, dựa vào tài sắc của chính bản thân mình Còn các diễn viên, ca sĩ nữ lại rất hay bị

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w